Luận án Ðào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam
Các loại BMVN sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam nằm rải rác khắp nơi trong môi trường đất và nước để lại hậu quả nặng nề đối với phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, dân cư, đời sống và trật tự an ninh xã hội.Theo điều tra sơ bộ của BQP, BMVN chiếm hơn 20% diện tích toàn quốc ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội. Hầu hết các khu vực phát triển kinh tế, các công trình trọng điểm hiện nay đều là những địa điểm có giá trị về mặt quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, các đầu mối giao thông. bị đánh phá nhiều lần hoặc xảy rachiến sự ác liệt trước đây. ðể sử dụng đất đai ở những khu vực này đều phải thực hiệncông tác DTXL BMVN. Tiến độ giải phóng mặt bằng luôn bị ảnh hưởng vì phải mất thời gian DTXL BMVN và Nhà nước phải chi phí hàng trăm triệu USD mỗi năm để thực hiện công tác này. Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2000 của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (TTCNXLBM), về con người, chỉ tính từ khi hết chiếntranh (tức là năm 1964 đối với miền Bắc và từ năm 1975 đối với miền Nam) đến tháng 12/2000, đã có 42.135 người chết và 62.163 người bị thương do bom mìn sótlại. Từ năm 2001 đến nay, toàn quốc chưa có số liệu điều tra thống kê chính xác nhưng theo thông tin chung, vẫn xảy ra hàng trăm vụ tai nạn nổ bom mìn mỗi năm.ða số trong số nạn nhân này là những người trong độ tuổi lao động và trẻ em. Vềxã hội, người dân luôn tìm cách rời bỏ các vùng bị ô nhiễm bom mìn nặng, di chuyển tới các vùng khác để làm ăn sinh sống, gây ra sự xáo trộn xã hội. BMVN còn tạo ra tâm lý hoang mang, không yên tâm lao động, sản xuất và phát triển kinhtế trong từng địa phương. Về môi trường, các loại thuốc nổ cũng như bom đạn có chứa chất độc hoá học phân tán ra môi trường, gây ô nhiễm cho đất, nguồn nước và ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ cộng đồng. Dò tìm xử lý (DTXL) BMVN là ngành nghề đặc thù, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng- an ninh theo chủ trương của ðảng và Nhànước. Theo kế hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, từ năm 2010 đến năm 2020 mỗi năm Việt Nam cần làm sạch từ 100.000 ha đến 200.000 ha đất bị ô nhiễm bom mìn để phục vụ 2 cho các dự án. Tuy nhiên, năng lực thực tế của toànngành DTXL BMVN hiện nay mỗi năm chỉ có thể làm sạch khoảng 20.000 ha. ðiều này cũng có nghĩa là với năng lực hiện tại toàn ngành DTXL BMVN mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước. Chính vì vậy, nâng cao năng lực của toàn ngành DTXL BMVN tối thiểu lên gấp 5 lần so với hiện tại là yêucầu cấp bách. ðể thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư rất lớn về con người, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, đầu tư cho con người đóng vai trò quyết định. Ngành DTXL BMVN là ngành kinh tế- kỹ thuật đặc biệt, do Bộ Quốc phòng quản lý, có quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, thiết bị và công nghệ hiện đại. ðây là ngành đặc thù, nguy hiểm đến tính mạng con người, do đó đòi hỏi phải có quy trình đào tạo cơ bản, tập huấn đầy đủ, chặt chẽ, nghiêm ngặt về CMKT, các quy định, quy tắc an toàn để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho con người trong quá trình thực hiện công việc. Mặt khác, do trang bị công nghệ trong lĩnh vực này liên tục phát triển, có nhiều chủng loại mới, hiện đại, quy trình công nghệliên tục thay đổi nên đòi hỏi liên tục phải đào tạo lại đội ngũ cán bộ CMKT. Hiện tại nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lựcCMKT DTXL BMVN còn thiếu về số lượng, cơ cấu không đồng bộ, chất lượng không cao do không được đào tạo cơ bản. Lực lượng cán bộ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực DTXL BMVN hiện nay cũng rất thiếu. Do vậy việc ðT&PT NNLcho lĩnh vực này là hết sức cấp thiết. Trên thực tế, ðT&PT nguồn nhân lực CMKT cho ngành DTXL BMVN chưa được phát triển đúng mức, mới chỉ đáp ứng được yêu cầu công việc trước mắt, chưa tính đến sự phát triển lâu dài của toàn ngành. Những tồn tại có thể kể đến là: (i) Chưa có kế hoạch, chiến lược ðT&PT nguồn nhân lực cho ngành; (ii) Công tác đào tạo còn manh mún, thiếu tập trung; (iii) Chưa có cơ sở đào tạo chuyên trách; (iv) Cơ chế, chính sách đào tạo chưa hợp lý; (v) Chưa có mô hìnhtổ chức quản lý đào tạo và chương trình đào tạo được chuẩn hoá; (vi) Các đơn vị DTXL BMVN sử dụng lao động CMKT về dò tìm xử lý bom mìn vật nổ cũng chưa xác định được nhu cầu và kế hoạch đào tạo NNL của đơn vị. 3 Do đó việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng đề tài: “ðào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam”là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển. ðồng thời đề tài góp phần xây dựng ngành DTXL BMVN ở Việt Namngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, củng cố và phát triển Quốc phòng- An ninh- Kinh tế của đất nước.