Luận án Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam

Bất kỳ một nền kinh tế nào, muốn phát triển, tăng trưởng nhanhchóng và bền vững, trước hếtphải đáp ứng nhu cầu về vốn. Chính vì lẽ đó, người ta cho rằng, vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ đóng vai trò như là yếu tố mở đầu, yếu tố tham gia, yếu tố điều chỉnh mà còn là yếu tố quyết định đối với mọi quá trình sản xuất từ hình thái kinh tế đơn giản nhất đến hình thái kinh tế hiện đại, tinh vi và phức hợp nhất. Điều đó không chỉ đúng đối với các nước phát triển mà còn đúng đối vớicác nước đang phát triển, được mô tả bằng sơ đồ vòng tròn sau đây: VỐN (1) ĐẦU TƯ (2) TÍCH LUỸ (5) SẢN LƯỢNG (3) THU NHẬP (4) Sơ đồ trên cho ta thấy,một nền kinh tế phát triển, tăng trưởng nhanh chóng và bền vững thì sau mỗi chu kỳ sản xuất, từng yếu tố trong sơ đồ vòng tròn đều lớn hơn trước và do vậy, vòng tròn sẽ giãn nở không ngừng, và ngược lại. Từng nguồn vốn cho phát triển đều được hình thành từ nguồn vốn trong nước, tức từ bản thân nền kinh tế tạo ra và huy động được, và nguồn vốn từ bên ngoài, thông qua các hình thức vay nợ và viện trợ 4 Chúng ta cho rằng, nguồnvốn có từ trong nước là chủ yếu nhưng đồng thời, cũng đánh giá rằng nguồn vốn bên ngoài là rấtquan trọng, bên cạnh vốn bằng tiền còn có nguồn vốn về sức lao động, đất đai và công nghệ Hơn nữa, bất kỳ sự tăng trưởng cơ bảnnào vẫn xuất phát từ nộilực, nhưng các nguồn tài chính nước ngoài đóng góp rất nhiều cho tăng trưởng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở thời kỳ đầu cấtcánh. Lợi ích mang lại của các nguồn tài chính nước ngoài không chỉ ở quy mô về vốn thu nhận được mà chính là ở vai trò tác động lan tỏa của nó khi chuyển giao và tiếp nhận công nghệ hiện đại, kể cả công nghệ vào thế hệ đời chót, nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong nước, cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo sức ép cải thiện về thể chế. Nguồn vốn nước ngoài thường bao gồm vốn phát triển chính thức (Official Development Finance - ODF) và dòng vốn tư nhân. ODFlại bao gồm chủ yếu phần cho vay chính thức giữa các quốc gia và viện trợ, trong đó ODA là nguồn vốn quan trọng cho các nước đang phát triển trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên nguồn ODA hiện nay đang có xu hướng giảm tại các nước đang phát triển do áp lực cân đối ngân sách của các nước viện trợ cùng với việc sử dụng kém hiệu quả nguồn viện trợ này tại các nước đang phát triển. Ơ Việt Nam, cho đến nay lượng vốn ODA đưa vào đầu tư phát triển kinh tế – xã hội trên phạm vi cả nước còn chiếm tỷ trọng rất thấp,chỉ đạt 70-80% kế hoạch. Đặc biệt, so với số được cam kết và ký kết, tốc độ giải ngân vốn ODA ở Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của các nướctrong khu vực, thường chỉ đạt khoảng 50% tổng số vốn đã được các nhà tài trợ cam kết. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi cho rằng việcnghiên cứu và tìm ra “Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam” làm đề tài cho luận án cao họccủa mình là rất cần thiết nhằm qua đó, hy vọng góp phần giải quyết những hạn chế, vướng mắc gây cản trở tiến độ giải ngân vốn ODA ở Việt Nam và hướng tới tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

pdf90 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan