Luận án Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Yêu cầu về tính bền vững của phát triển kinh tế gầnđây đang trở thành một tín điều được các nhà kinh tế học thừa nhận và khuyến cáo, đặc biệt cho các nước đang phát triển. Lượng cao là tốt. Hồng Kông, ðài Loan, Hàn Quốc, Singapore trước đây liên tục tăng trưởng 10% [15]. Nhưng rồi những chuyển biến của kinh tế xã hội đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mà quan trọng nhấtlà kết quả của sự tích lũy của cải rơi vào một nhóm người. Tăng trưởng theo quan niệm cũ là sự tăng theo hình Kim tự tháp. Hiệu ứng từ sự dư thừa của nhóm người ở đỉnh tháp sẽ tạora lợi ích cho nhóm ở đáy tháp. Vì vậy, cứ tăng trưởng cao, nghiễm nhiên xã hội sẽ phát triển. Tuy nhiên, quan điểm này là sự ngộ nhận khi mà tài sản cứ đọng ở đỉnh tháp khiến tình trạng đói nghèo ở các giai tầng dưới vẫn tiếp tục gia tăng. ðây chính là động lực làm xuất hiện quan điểm về “chất” bên cạnhquan điểm về “lượng” của tăng trưởng. ðến nay, đã có nhiều quan điểm về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận từ “cơ cấu ngành” thì chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả. Nhìn từ góc độ “hiệu quả”, chất lượng tăng trưởng kinh tế được hiểu là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp hoặc hàng hoá sản xuất trong nước. Tổng quát hơn, J. Stiglitz cho rằng cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung vào 4 tiêu chuẩn chính: (i) - Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao, bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài; (ii) - Tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững; (iii) - Tăng trưởng hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu lực quản lý 2 của Nhà nước, đồng thời quản lý nhà nước hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; (iv) - Tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được số người đói nghèo [53] Tùy điều kiệntừng quốc gia và trong những thời kỳ phát triển nhất định mà có những cách tiếp cận khái niệm chất lượng tăng trưởng khác nhau. Vài năm gần đây, chất lượng tăng trưởng là chủ đề nóng trên các diễn đàn và trong các chương trình nghị sự của Việt Nam.Dư luận đang rất quan tâm đến chủ đề này. Các sự kiện hủy hoại môi trườngcủa một số công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những “lỗ hổng lớn” trong quy trình kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước đang tạo ra luồng quan điểm coi tiêu chí đảm bảo môi trường là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vấn nạn xã hội ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển công nghiệp lại đặt nặng vấn đề công bằng và an sinh xã hội. Số quan điểm khác lại cho rằng cần thiết phải hài hòa giữa ba mục tiêu phát triển - kinh tế; xã hội; và môi trường. Công nghiệp Việt Nam (CNVN) đang tăng trưởng nhanh.Sự tích tụ của cải từ quá trình sản xuất công nghiệp thực sự đã lànhân tố quan trọng nhất làm thay đổi diện mạo quốc gia. Các định hướng của ðảng và Nhà nước cho thấy chúng ta chắc chắn tiếp tục phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp hóa (CNH) làm bàn đạp để phát triển đất nước. Hơn lúc nào hết, vấn đề tam giác phát triển với ba đỉnh là kinh tế, xã hội và môi trường đang được đặt ra một cách nghiêm túc. Nghiên cứu sinh cho rằng việc địnhdạng tam giác này là vấn đề có tính định hướng vô cùng quan trọng. Nó sẽlà một trong những triết lý phát triển của chúng ta trong suốt quá trình thực hiện CNH. Luận điểm này là một trong các mục tiêu mà luận án hướng tới. Chúng ta đang cố gắng xây dựng một hệ thống công nghiệp được quản lý hiệu quả theo mô hình phát triển động với một cái ngưỡng về tầm vóc mà nếu vượt qua đó, hệ thống dù còn nhiều khuyết tật, nhưng với nỗ lực phát 3 triển, nó sẽ mỗi ngày một hoàn thiện để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn khách quan. Tăng trưởng cao và đảm bảo chất lượng là kết quả mục tiêu của những nỗ lực đó. Tuy nhiên, thực tiễn đang cho thấy mục tiêu này dường như vẫn quá xa với CNVN. ðiển hình là mộtsố ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao như ngành công nghiệp điện tử (CNðT). So với những yêu cầu phát triển ngành như: vốn đầu tư lớn; kỹ sư trình độ cao; công nghệ - kỹ thuật hiện đại; sản phẩm ưu việt, đa tính năng, siêu nhỏ, siêu mỏng thì một vài lợi thế so sánh hiện tại của Việt Nam có thực sự là những đòn bẩy để phát triển trong dài hạn. Hơn nữa, với kiểu “cấu trúc truyền thống” và thâm niên lắp ráp thuộc loại lâu nhất thế giới thì chất lượng tăng trưởng là bài toán khó cho ngành CNðT Việt Nam. Nhận thức vấn đề này, thiết nghĩ cần phải nhìn cái vi mô và vĩ mô trên cùng một toạ độ. Sự nỗ lực trong nhận thức và hành động của các doanh nghiệp cũng như vai trò của Chính phủ trong việc đưa ra các chiến lược, chính sách và giải pháp phù hợp đều hết sức quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng tăng trưởng của ngành. Nghiên cứu sinh hy vọng rằng kết quả nghiên cứu đề tài “Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” có thể tham góp một số luận cứ khoa học và thực tiễn vào việc thúc đẩy chất lượng tăng trưởng ngành CNðT Việt Nam nói riêng và CNVN trong bối cảnh phát triển mới.

pdf163 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_HoLeNghia.pdf
  • pdfLA_HoLeNghia_TT.pdf
Tài liệu liên quan