Luận án Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội

Trong những năm vừa qua hệ thống chợ, trung tâm thương mại (TTTM) và siêu thị phát triển tương đối nhanh đã góp phần đẩy mạnh trao đổi giao lưu hàng hoá phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các thành phố có tốc độ ĐTH nhanh với tốc độ tăng dân số cao như Hà Nội đã gia tăng nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hoá rất lớn và đa dạng. Bên cạnh các trung tâm thương mại siêu thị, cửa hàng cửa hiệu có tính hiện đại thì chợ truyền thống với những đặc điểm và vai trò của nó đã góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi mua sắm hàng hoá trong quá trình ĐTH ở Việt Nam. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá tất yếu tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của chợ truyền thống. Với tư cách là một trong các nguồn lực phát triển kinh tế đất nước, chợ truyền thống cũng có những thay đổi sâu sắc về loại hình, cấp độ, quy mô, sự phong phú. là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển. Hơn nữa, mạng lưới chợ trong thời gian qua phát triển khá nhanh góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong hệ thống phân phối (HTPP) hàng hoá nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Việt Nam, theo kết quả thống kê của Bộ Công Thương năm 2016, cả nước có 8.568 chợ truyền thống, tăng 40.3% so với năm 2000 (6.104 chợ). Điều đó cho thấy, các chợ truyền thống vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo nghiên cứu của công ty AC Neilsen vào đầu năm 2011, gần 80% số người được phỏng vấn trả lời cho rằng họ thường xuyên mua hàng tại các kênh truyền thống như: chợ truyền thống, chợ trời, chợ lề đường. Sự phát triển của chợ truyền thống cũng sẽ là một xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mạng lưới chợ, siêu thị phát triển khá nhanh chóng đã góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân cả nước nói chung, Thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, thực trạng phát triển mạng lưới đó trên địa bàn thành phố hiện nay cũng đang đặt ra2 những vấn đề cần phải giải quyết, điều chỉnh cả về phương diện kinh tế và xã hội để phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chợ có thể coi là một mặt gương phản chiếu xã hội xung quanh nó. Trong quá trình phát triển, khi trình độ và cấu trúc kinh tế, xã hội thay đổi thì chợ cũng biến đổi, cả về hình thức lẫn nội dung. Ngược lại, từ các phân tích về chợ, ta cũng có thể hình dung ra tiến trình phát triển kinh tế và xã hội.

pdf302 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HƯƠNG CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HƯƠNG CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Phí Vĩnh Tường 2. TS. Lê Anh Vũ HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hoàng Thị Hương ii LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phí Vĩnh Tường và TS. Lê Anh Vũ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của các giáo viên hướng dẫn. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, tôi nhận được nhiều sự quan tâm và động viên của Cơ quan tôi đang công tác, cùng với ý kiến góp ý quý báu của các chuyên gia kinh tế từ các Bộ Thương, sở Công Thương, Tổng cục thống kê, viện nghiên cứu trong nước như Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Cơ sở đào tạo - Khoa kinh tế học Viện Khoa Học Xã Hội - Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam đã cho nhiều ý kiến quý báu về chuyên môn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tác giả luận án Hoàng Thị Hương iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................ 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu về chợ truyền thống trong nước ...................................... 16 1.3. Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu ............................... 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA..................... 25 2.1. Các khái niệm về chợ và phát triển chợ truyền thống ........................................ 25 2.2. Đặc điểm hoạt động của chợ truyền thống ......................................................... 29 2.3. Vai trò của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa .................................... 36 2.4. Phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ..................................... 43 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa .......................................................................................................... 48 2.6. Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa và bài học rút ra có thể áp dụng cho Hà Nội .......................... 57 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ................................................ 69 3.1. Thực trạng chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội .................... 69 3.2. Các chính sách quy hoạch quản lý và phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội ........................................................................... 88 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội .................................................................................. 96 3.4. Đánh giá những kết quả thành công, hạn chế và nguyên nhân biến đổi chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội ................................... 120 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................... 127 4.1. Bối cảnh ........................................................................................................... 127 iv 4.2. Quan điểm ........................................................................................................ 131 4.3. Giải pháp .......................................................................................................... 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 155 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 174 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BQL Ban Quản lý Chợ TT Chợ truyền thống HTPP Hệ thống phân phối HTX Hợp tác xã QL Quản lý ST Siêu thị TTTM Trung tâm thương mại UBND Ủy ban nhân dân WTO World Trade Organization Cổ Phần ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh chợ truyền thống và chợ hiện đại ................................................ 42 Bảng 3.1: Phát triển hệ thống bán lẻ của Hà Nội từ 2000 đến 2016 ......................... 70 Bảng 3.2: Tình hình quy mô chợ ở Hà Nội năm 2000-2017 .................................... 71 Bảng 3.3: Đầu tư cải tạo nâng cấp chợ năm 2010-2016 ........................................... 73 Hộp 1: Phỏng vấn tiểu hương chợ Đồng Xuân ......................................................... 80 Hộp 2: phỏng vấn khách hàng ................................................................................... 81 Bảng 3.4: Thống kê mẫu lựa chọn chợ - siêu thị theo thu nhập ............................... 82 Bảng 3.5: Sự gia tăng hoạt động của chợ truyền thống ............................................ 83 Bảng 3.6: Thực trạng các chợ chuyển thành mô hình chợ - trung tâm thương mại ...... 94 Hộp 3: Phỏng vấn sâu tiểu thương ............................................................................ 95 Hộp 4: Phỏng vấn sâu ý kiến khách hàng ................................................................. 95 Bảng 3.7: Kết quả giải thích nhân tố EFA ................................................................ 98 Bảng 3.8: Tổng kết mô hình hồi quy ........................................................................ 99 Bảng 3.9: Các hệ số hồi quy.................................................................................... 100 Bảng 3.10: Số tiền thường dành cho mỗi lần đi chợ với số lần đi chợ/tuần ........... 109 iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ truyền thống ....................... 76 Biểu đồ 3.2. Thu nhập trung bình của tiểu thương ở các chợ ................................... 85 Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ tuổi - giới tính và thu nhập của tiểu thương .................... 86 Biểu đồ 3.4. Thực trạng thu nhập của tiểu thương .................................................... 87 Biểu đồ 3.5. Lý do tiểu thương muốn kinh doanh ở chợ .......................................... 87 Biểu đồ 3.6. Lý do kinh doanh ở chợ của tiểu thương .............................................. 88 Biểu đồ 3.7. Lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ và siêu thị ....................... 103 Biểu đồ 3.8. Đi chợ là do thói quen ........................................................................ 103 Biểu đồ 3.9. khoảng cách đi từ nhà đến chợ ........................................................... 104 Biểu đồ 3.10. Thời gian đi từ nhà đến chợ .............................................................. 105 Biểu đồ 3.11. Thống kê mẫu theo thu nhập với số lần đi chợ ................................ 106 Biểu đồ 3.12. Mức độ tin tưởng hàng hóa dịch vụ ở chợ ....................................... 108 Biểu đồ 3.13. Lý do họ đi chợ là do giá cả phù hợp ............................................... 110 Biểu đồ 3.14. Lý do khiến người tiêu dùng mua hàng hóa tại chợ truyền thống (cung) .................................................................................... 113 Biểu đồ 3.15. Lý do người tiêu dùng lựa chọn chợ (cầu) ....................................... 113 Biểu đồ 3.16. Ý kiến khách hàng cho sự phát triển của chợ ................................... 115 Biểu đồ 3.17. Lựa chọn chợ - siêu thị theo theo tuổi .............................................. 117 Biểu đồ 3.18. Lựa chọn chợ - siêu thị theo theo thu nhập ...................................... 117 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 97 Hình 3.2: Kết quả Mô hình nghiên cứu................................................................... 101 v DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1A: Phiếu khảo sát người tiêu dùng ........................................................... 175 Phụ lục 1B: Phiếu khảo sát tiểu thương .................................................................. 182 Phụ lục 2: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chợ truyền thống một số nước trên thế giới .......................................................................................... 187 Phụ lục 3: Thực trạng và các bất cập trong các công trình kết hợp chợ - Trung tâm thương mại tại Hà Nội ....................................................... 200 Phụ lục 4: Danh sách các chợ truyền thống ở Hà Nội ............................................ 205 Phụ lục 5: Các chính sách và văn bản pháp lý của nhà nước và thành phố Hà Nội ...... 237 Phụ lục 6: Bổ sung kết quả nghiên cứu định tính, định lượng ................................ 244 Phụ lục 7: Một số hình ảnh về chợ truyền thống .................................................... 286 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong những năm vừa qua hệ thống chợ, trung tâm thương mại (TTTM) và siêu thị phát triển tương đối nhanh đã góp phần đẩy mạnh trao đổi giao lưu hàng hoá phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các thành phố có tốc độ ĐTH nhanh với tốc độ tăng dân số cao như Hà Nội đã gia tăng nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hoá rất lớn và đa dạng. Bên cạnh các trung tâm thương mại siêu thị, cửa hàng cửa hiệu có tính hiện đại thì chợ truyền thống với những đặc điểm và vai trò của nó đã góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi mua sắm hàng hoá trong quá trình ĐTH ở Việt Nam. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá tất yếu tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của chợ truyền thống. Với tư cách là một trong các nguồn lực phát triển kinh tế đất nước, chợ truyền thống cũng có những thay đổi sâu sắc về loại hình, cấp độ, quy mô, sự phong phú... là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển. Hơn nữa, mạng lưới chợ trong thời gian qua phát triển khá nhanh góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong hệ thống phân phối (HTPP) hàng hoá nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Việt Nam, theo kết quả thống kê của Bộ Công Thương năm 2016, cả nước có 8.568 chợ truyền thống, tăng 40.3% so với năm 2000 (6.104 chợ). Điều đó cho thấy, các chợ truyền thống vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo nghiên cứu của công ty AC Neilsen vào đầu năm 2011, gần 80% số người được phỏng vấn trả lời cho rằng họ thường xuyên mua hàng tại các kênh truyền thống như: chợ truyền thống, chợ trời, chợ lề đường. Sự phát triển của chợ truyền thống cũng sẽ là một xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mạng lưới chợ, siêu thị phát triển khá nhanh chóng đã góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân cả nước nói chung, Thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, thực trạng phát triển mạng lưới đó trên địa bàn thành phố hiện nay cũng đang đặt ra 2 những vấn đề cần phải giải quyết, điều chỉnh cả về phương diện kinh tế và xã hội để phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chợ có thể coi là một mặt gương phản chiếu xã hội xung quanh nó. Trong quá trình phát triển, khi trình độ và cấu trúc kinh tế, xã hội thay đổi thì chợ cũng biến đổi, cả về hình thức lẫn nội dung. Ngược lại, từ các phân tích về chợ, ta cũng có thể hình dung ra tiến trình phát triển kinh tế và xã hội. Đặc biệt Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh, cùng với tốc độ tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Nhu cầu mua sắm hàng hoá của dân cư qua mạng lưới chợ hiện nay đang có xu hướng tăng lên ở cả khu vực đô thị lẫn nông thôn. Trong quá trình đô thị hoá, hệ thống chợ truyền thống ở Hà Nội phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức, khó có thể tồn tại và phát triển trước sự xuất hiện của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt về quản lý, giá cả, phong cách phục vụ, chất lượng sản phẩm Vì thế, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích, đánh giá một cách khoa học về thực trạng chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nộivà đề xuất giải pháp là hết sức cần thiết. Từ những nhận định trên, nghiên cứu sinh thấy rằng, trong các đô thị hiện đại vẫn hiện diện sự tồn tại của chợ truyền thống. Do vậy, cần phải nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống chợ truyền thống để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giữ vững và phát triển “Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội ” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô mà vẫn giữ được nét văn hoá ngàn năm văn hiến của Thăng Long Hà Nội. Từ đó, có những kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của chợ truyền thống - kênh phân phối vốn được xem là biểu hiện văn hoá của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá, đánh giá thực trạng, xác định các vấn đề phát triển và đề xuất các khuyến nghị chính sách để phát triển chợ truyền thống. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá. - Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội hiện nay, và làm rõ các vấn đề phát triển của chợ truyền thống - Thứ ba: Làm rõ những yếu tố tác động đến sự phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá. - Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc phát triển chợ trong hệ thống bán lẻ trên địa bàn Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng của các chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá, trực tiếp là các chợ truyền thống ở Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: luận án tập trung nghiên cứu thực trạng chợ truyền thống trong giai đoạn 2000-2017 và luận giải các giải pháp phát triển chợ đến năm 2035. Phạm vi không gian: Luận án giới hạn thực hiện nghiên cứu sự phát triển của các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội vì Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị của cả nước; Đồng thời là nơi có tốc độ đô thị hoá cao cũng là nơi một số chợ truyền thống đã bị thay thế trong quá trình đô thị hoá. Phạm vi nghiên cứu về nội dung Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển chợ truyền thống. Đồng thời cũng tập trung nghiên cứu các giải pháp phù hợp để phát triển chợ truyền thống, khai thác các giá trị của chợ truyền thống (kinh tế, văn hoá, xã hội) hướng đến phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Giả thuyết nghiên cứu Trong những năm qua, hệ thống các chợ truyền thống đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong bối cảnh 4 ngày càng xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh hiện đại đã làm cho chợ truyền thống có nguy cơ mai một dần, đóng góp của chợ truyền thống vào sự phát triển chung của Hà Nội ngày càng giảm sút, từ đó cần phải có những giải pháp để bảo tồn và phát triển chợ truyền thống phù hợp với điều kiện mới. Trong rất nhiều các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ truyền thống thì các nhân tố: Người tiêu dùng (người mua), tiểu thương (người bán), địa điểm (vị trí địa lý) là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá. 4.2. Khung phân tích Cầu: Người mua (người tiêu dùng) Thị hiếu Văn hóa Thói quen Giá cả Cung:Người bán (tiểu thương) - Sự tiện lợi - Niềm tin - Giá cả - Đa dạng sản phẩm Thị trường:Địa điểm( vị trí địa lý) Sự cạnh tranh của hệ thống bán lẻ khác Sự phát triển của chợ truyền thống Đô thị hóa Sự phát triển của hệ thống chợ hiện đại Phát triển du lịch chợ và du lịch văn hóa 5 4.3. Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến hoạt động của chợ truyền thống và hệ thống bán lẻ. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, các báo cáo, đề án, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành; Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê; Các báo cáo điều tra thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ của Sở Công thương, Bộ Công Thương. Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp liên quan đến lĩnh vực bán lẻ thông qua việc tự nghiên cứu và tiến hành điều tra thực tế nhiều nhóm khách hàng tham gia vào hoạt động mua bán ở chợ truyền thống kết hợp với việc điều tra khảo sát tiểu thương và các hoạt động ở chợ truyền thống, đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ nhất là phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu các tiểu thương ở chợ truyền thống lâu năm của Hà Nội. Thứ hai là phương pháp định lượng phỏng vấn người tiêu dùng ở các chợ truyền thống ở Hà Nội để xác định, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và đo lường các khái niệm nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá lại thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng các phương pháp hồi quy bội với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20. Đối với việc điều tra, khảo sát tiểu thương, khảo sát ý kiến ngẫu nhiên với 105 tiểu thương trên 16 chợ truyền thống lâu năm, là những người đã và đang kinh doanh ở các chợ truyền thống trong các vùng đô thị của Hà Nội [Phụ lục 1b]; Xử lý số liệu: Đối với việc điều tra khảo sát ý kiến tiểu thương, luận án sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, nên chỉ thực hiện việc xử lý bằng chương trình chạy dữ liệu trên phần mềm xử lý số liệu Microsoft Office Excel, thông qua đó tổng hợp, phân loại số lượng ý kiến quan điểm của các tiểu thương về thực trạng kinh doanh buôn bán, lý do khách hàng đến chợ, sử dụng và mức độ tín nhiệm của họ đối với hệ thống quản lý và chính sách về chợ. 6 Đối với khảo sát người tiêu dùng, bảng hỏi được xây dựng làm hai phần: thứ nhất là các thông tin chung về người tiêu dùng (nghề nghiệp, thu nhập, giới tính) và các thông tin để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, độ tin cậy Cronbach’s alpha thông qua phần mềm SPSS 20.0. Tác giả tập trung sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu và lựa chọn tha
Tài liệu liên quan