1.1. Nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng hệ thống thuật ngữ và biên soạn,
xuất bản các từ điển thuật ngữ đang là nhu cầu cần thiết trong xu thế phát
triển mạnh mẽ của tất cả các ngành khoa học trên thế giới. Điều này cũng hết
sức cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên, muốn làm tốt công tác này,
chúng ta phải xây dựng được nền tảng lí luận vững vàng về thuật ngữ học,
cũng như hiểu biết và xác định rõ phương pháp biên soạn các loại từ điển
thuật ngữ. Rất tiếc, cả hai vấn đề này đều còn chưa được quan tâm nghiên cứu
đúng mức ở Việt Nam.
1.2. Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, thuật ngữ là đơn vị từ vựng có
phạm vi hoạt động và sử dụng hạn chế. Đó là những đơn vị từ vựng của ngôn
ngữ được sử dụng để biểu đạt khái niệm cụ thể hay trừu tượng trong hệ thống
lí thuyết thuộc một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Vì vậy, thuật ngữ là một
đối tượng đặc biệt, khác với từ và cụm từ như là đối tượng của ngôn ngữ học.
Mặc dù trong đa số trường hợp thuật ngữ học xem xét các đơn vị từ vựng đó
như là ngôn ngữ học, nhưng ở thuật ngữ có những đặc trưng khác. Thuật ngữ
có những yêu cầu chuẩn mực khác với những yêu cầu mà ngôn ngữ học đòi
hỏi ở các đơn vị từ vựng khác. Vì vậy, để hiểu rõ đặc điểm hệ thống thuật ngữ
của bất kì ngành khoa học, kĩ thuật nào đều cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng toàn
diện và hệ thống thuật ngữ đó. Đó là lí do vì sao hiện nay ở nước ta, trong địa
hạt thuật ngữ học, bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu lí thuyết về thuật ngữ
tiếng Việt, cũng có nhiều công trình nghiên cứu các hệ thuật ngữ của các
chuyên ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của các chuyên
ngành cụ thể sẽ góp phần thiết thực vào việc phát triển khoa học, kĩ thuật và
công nghệ của nước ta.
192 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ MỸ HẠNH
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9229020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Quang Năng
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2019
Tác giả luận án
Lê Thị Mỹ Hạnh
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Ngôn ngữ học, Ban lãnh đạo
Học viện cùng toàn thể cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học
xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hà Quang
Năng
đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Nghệ
thuật Trung ương đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên
cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn
thành luận án này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2019
Tác giả luận án
Lê Thị Mỹ Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN .............................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài và ở Việt Nam 7
1.2.Cơ sở lí luận ............................................................................................ 19
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 54
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƢƠNG THỨC TẠO THÀNH
THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT ................................................ 55
2.1. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ ........................................................................ 55
2.2. Các phương diện và cách thức khảo sát ................................................. 60
2.3. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt cấu tạo .................................. 60
2.4. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt từ loại ................................... 77
2.5. Thuật ngữ mĩ thuật xét về mặt nguồn gốc ................................................. 80
2.6. Nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt 82
2.7. Phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ........................... 86
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 99
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ ĐỊNH DANH CỦA THUẬT
NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT ............................................................... 102
3.1. Ý nghĩa của thuật ngữ .......................................................................... 102
3.2. Sự thể hiện ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ........................... 106
3.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ....................... 114
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 140
KẾT LUẬN ................................................................................................. 142
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐĐĐD Đặc điểm định danh
MHCT Mô hình cấu tạo
Nxb Nhà xuất bản
TNMT Thuật ngữ mĩ thuật
TNMTTV Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
Tr. Trang
YTCT Yếu tố cấu tạo
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ
Số TT Tên bảng Trang
1. Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các mô hình cấu tạo của thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt
76
2. Bảng 2.2: Bảng tổng hợp đặc điểm từ loại của thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt
79
3. Bảng 2.3: Bảng tổng hợp nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ mĩ
thuật tiếng Việt là từ
81
4. Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nguồn gốc yếu tố cấu tạo
thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là cụm từ
82
5. Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân bố số lượng TN mĩ thuật
tiếng Việt theo yếu tố cấu tạo
83
6. Bảng 2.6: Tổng hợp các phương thức tạo thành thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt
98
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng hệ thống thuật ngữ và biên soạn,
xuất bản các từ điển thuật ngữ đang là nhu cầu cần thiết trong xu thế phát
triển mạnh mẽ của tất cả các ngành khoa học trên thế giới. Điều này cũng hết
sức cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên, muốn làm tốt công tác này,
chúng ta phải xây dựng được nền tảng lí luận vững vàng về thuật ngữ học,
cũng như hiểu biết và xác định rõ phương pháp biên soạn các loại từ điển
thuật ngữ. Rất tiếc, cả hai vấn đề này đều còn chưa được quan tâm nghiên cứu
đúng mức ở Việt Nam.
1.2. Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, thuật ngữ là đơn vị từ vựng có
phạm vi hoạt động và sử dụng hạn chế. Đó là những đơn vị từ vựng của ngôn
ngữ được sử dụng để biểu đạt khái niệm cụ thể hay trừu tượng trong hệ thống
lí thuyết thuộc một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Vì vậy, thuật ngữ là một
đối tượng đặc biệt, khác với từ và cụm từ như là đối tượng của ngôn ngữ học.
Mặc dù trong đa số trường hợp thuật ngữ học xem xét các đơn vị từ vựng đó
như là ngôn ngữ học, nhưng ở thuật ngữ có những đặc trưng khác. Thuật ngữ
có những yêu cầu chuẩn mực khác với những yêu cầu mà ngôn ngữ học đòi
hỏi ở các đơn vị từ vựng khác. Vì vậy, để hiểu rõ đặc điểm hệ thống thuật ngữ
của bất kì ngành khoa học, kĩ thuật nào đều cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng toàn
diện và hệ thống thuật ngữ đó. Đó là lí do vì sao hiện nay ở nước ta, trong địa
hạt thuật ngữ học, bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu lí thuyết về thuật ngữ
tiếng Việt, cũng có nhiều công trình nghiên cứu các hệ thuật ngữ của các
chuyên ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của các chuyên
ngành cụ thể sẽ góp phần thiết thực vào việc phát triển khoa học, kĩ thuật và
công nghệ của nước ta.
2
1.3. Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của
loài người. Mĩ thuật học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề lí luận
của các loại hình nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc, đồ họa,... về các
phương diện như thể loại, chất liệu, hoạt động sáng tạo, đặc trưng ngôn ngữ,
các trường phái, xu hướng của các loại hình nghệ thuật kể trên. Đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về mĩ thuật ở nước ta từ nhiều phương diện khác
nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt chưa
được chú ý nghiên cứu, ngoài một số công trình từ điển được biên soạn trên
cơ sở dịch các thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài, chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt về phương diện
lí thuyết.
Vì những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm cấu tạo và
ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ” cho công trình luận án của
mình. Luận án của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những đặc điểm cấu tạo,
nội dung ngữ nghĩa (bao gồm ý nghĩa và đặc điểm định danh), phương thức
tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng
Viêt. Đó là các từ, cụm từ biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng, quá
trình, hoạt động, tính chất thuộc phạm vi của mĩ thuật truyền thống, gồm
các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở các phương diện cấu tạo, ngữ
nghĩa và phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt dựa trên tư liệu
là 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt được thu thập từ các từ điển mĩ thuật,
giáo trình mĩ thuật học tiếng Việt thuộc phạm vi của mĩ thuật truyền thống,
gồm các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo,
đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm định danh (ĐĐĐD) và phương thức tạo
thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
a. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ nói chung, thuật ngữ mĩ
thuật nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho
việc nghiên cứu;
b. Khảo sát, thống kê, phân loại thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt; tìm hiểu
đặc điểm cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt gồm: xác định khái niệm thuật
ngữ mĩ thuật để nhận diện thuật ngữ, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, miêu tả và
phân tích các mô hình cấu tạo (MHCT) thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt;
c. Tìm hiểu nội dung ý nghĩa thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, gồm có
các phương thức tạo nên ý nghĩa của thuật ngữ và các phạm trù nội dung ý
nghĩa làm cơ sở định danh của các đơn vị thuật ngữ trong hệ thống thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
d. Tìm hiểu các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
4. Tƣ liệu khảo sát
Tư liệu khảo sát của luận án là các thuật ngữ mĩ thuật rút từ các từ điển
thuật ngữ mĩ thuật và được thu thập từ những giáo trình mĩ thuật học, sách
báo, tạp chí về mĩ thuật bằng tiếng Việt. Cụ thể là:
- Thuật ngữ mĩ thuật Pháp - Việt, Việt - Pháp ( Viện Ngôn ngữ học,
Hà Nội, 1978);
- Từ điển mĩ thuật phổ thông (Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), Nxb.
Mĩ thuật, Hà Nội, 2000);
4
- Từ điển mĩ thuật (Lê Thanh Lộc biên soạn, Nxb. Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 1998);
- Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học (Chu Quang Chứ, Phạm Thị
Chỉnh, Nguyễn Thái Lai, Nxb. Giáo dục, 1998);
- Các thể loại và loại hình mĩ thuật (Nguyễn Trân, Nxb. Mĩ thuật, Hà
Nội, 2005);
- Mĩ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội, 1996;
- Nghệ thuật học (Đỗ Văn Khang, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004);
- Điêu khắc (Nguyễn Thị Hiên, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008);
- Điêu khắc hiện đại Việt Nam, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội, 2000.
- Lịch sử mĩ thuật học (Trần Tiểu Lâm, Phạm Thị chính, Nxb. Đại
học Sư phạm, Hà Nội, 2013);
- Lịch sử mĩ thuật Việt Nam (Phạm Thị Chính, Nxb. Đại học Sư
phạm, Hà Nội, 2010);
- Hình họa 1 (Triệu Khắc Lễ, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và các nội dung nghiên cứu đã
đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phƣơng pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được sử dụng để thu thập, thống kê các thuật ngữ
mĩ thuật từ các nguồn tư liệu khảo sát, miêu tả các phương thức tạo thành
thuật ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ được sử dụng trong
lĩnh vực chuyên môn của chuyên ngành mĩ thuật và đặc điểm ý nghĩa và định
danh của hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
5.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng để mô tả quan hệ ngữ pháp giữa các
yếu tố cấu tạo (YTCT) trong cấu trúc nội bộ của các thuật ngữ, xác định
các kiểu MHCT của hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt theo quan hệ
5
ngữ pháp giữa các YTCT trong cấu trúc của thuật ngữ mĩ thuật. Từ đó, tìm
ra được các nguyên tắc tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt và các quy
tắc cụ thể tạo nên hệ thống thuật ngữ này.
5.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu những cách thức tạo thành ý
nghĩa thuật ngữ, phân tích ý nghĩa của các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Dựa
vào các phạm trù nội dung ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt để phân
chia hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt thành các tiểu phạm trù ngữ nghĩa
và xác định các đặc trưng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các kiểu
quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo nên thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Từ đó lập
các mô hình định danh thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
5.4. Thủ pháp thống kê
Là một thủ pháp của phương pháp miêu tả, thủ pháp thống kê được sử
dụng để xác định số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm của các phương
thức tạo thành thuật ngữ, các MHCT, mô hình định danh thuật ngữ. Các kết
quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức của bảng biểu giúp hình dung
rõ hơn tổng thể diện mạo cấu tạo, định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
6. Ý nghĩa và đóng góp của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện phương diện cấu
tạo, nội dung ngữ nghĩa, các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng
Việt, luận án sẽ có những đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn như sau:
6.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm vào việc nghiên cứu lí
thuyết chung về thuật ngữ học, đồng thời chỉ ra được những đặc điểm riêng
về phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa ( ngữ nghĩa và định danh) và
phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ:
6
- Cho phép đề xuất được các biện pháp, phương hướng cấu tạo các thuật
ngữ mĩ thuật mà tiếng Việt hiện chưa có;
- Là cơ sở để biên soạn từ điển giải thích thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, góp
phần vào việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực thuật ngữ học tiếng Việt.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình ngành mĩ thuật học và
giảng dạy ngành mĩ thuật học ở nước ta;
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3
chương được bố cục như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo và phƣơng thức tạo thành thuật ngữ mĩ
thuật tiếng Việt
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và định danh của thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
"Mĩ thuật học là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề lí luận về
mĩ thuật" [16; 5]. Loại hình nghệ thuật này có quan hệ đến sự cảm thụ bằng
mắt và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa
lên mặt phẳng hoặc một không gian nào đấy. "Mĩ thuật là một trong những bộ
môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người, khởi đầu bằng sự khai thác và
phát huy tác dụng của các nhân tố không gian như hình khối, đường nét, màu
sắc,...để diễn đạt và truyền cảm. Nó bao gồm nhiều thể loại, tựu trung lấy việc
kiến tạo các quan hệ không gian làm phương tiện diễn đạt và lấy việc gây cảm
hứng thị giác làm mục đích truyền đạt. Do đó mĩ thuật được liệt vào loại nghệ
thuật thị giác hay nghệ thuật không gian" [87, tr.5]. Các nhà nghiên cứu cho
rằng: "nếu nói một cách chính xác hơn, nên dùng danh từ "nghệ thuật tạo
hình". Trên thế giới, danh từ "nghệ thuật tạo hình" đã trở nên phổ cập và
được chính thức đưa vào bách khoa toàn thư, từ điển" [16; 5]. Như vậy, thuật
ngữ "nghệ thuật tạo hình" đồng nghĩa với thuật ngữ "mĩ thuật". Tuy nhiên để
đảm bảo tính nhất quán, trong luận án này chúng tôi chỉ sử dụng thuật ngữ
"mĩ thuật".
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài
Theo những nghiên cứu và tổng kết của Hà Quang Năng [86, 80 - 86],
việc nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới đã sớm bắt đầu ngay từ thế kỉ 18. Các
nghiên cứu về thuật ngữ ở thời kì này đều tập trung vào nội dung tạo lập thuật
ngữ, xác định các nguyên tắc cho việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ riêng
cho từng ngành khoa học. Đi tiên phong trong công tác nghiên cứu thuật ngữ
ở thời kì này là các nhà khoa học như: Carl von Linné (1736); Beckmann
(1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy
8
(1789) và William Wehwell (1840). Carl von Linné (1707 - 1778) có thể
được coi là người xác lập công tác nghiên cứu thuật ngữ, trong đó gồm có
việc nêu quy tắc tạo thuật ngữ, xác định chuẩn mực của thuật ngữ và lập kế
hoạch xây dựng các hệ thuật ngữ khoa học. Bởi vì chỉ từ khi tác phẩm
Fundamenta botanica (1736) của ông ra đời thì người ta mới có thể nói đến
một hệ thuật ngữ thực vật học được xác định theo quy tắc nhất định. Có đến
gần 1000 thuật ngữ đã được ông giải thích ý nghĩa và chỉ rõ cách sử dụng
chúng rất tỉ mỉ. Trong khi Linné dựa vào ngôn ngữ khoa học đang được sử
dụng ở châu Âu thời bấy giờ là tiếng Latinh để xây dựng thuật ngữ khoa học,
thì ngay từ giữa thế kỉ 18, M.V. Lomonosov đã đưa ra một hệ thống thuật ngữ
lí - hoá riêng của tiếng Nga, trong đó ông sử dụng tối đa các thuật ngữ bằng
tiếng Nga và chỉ sử dụng các thuật ngữ ngoại lai khi không thể tìm ra các
tương đương trong tiếng Nga.
Thời kì này ở nước Pháp người ta cũng nỗ lực xây dựng hệ thuật ngữ
hoá học. A. L. Lavoisier, G. de Morveau, M. Berthellot và A. F. de Fourcroy
đã xây dựng được một hệ thuật ngữ gọi tên các chất hoá học trong công trình
Méthode de nomenclature chimique xuất bản năm 1787. Hệ thống thuật ngữ
này đã thể hiện rõ các mối quan hệ qua lại trong các kết hợp của các chất (ví
dụ ở các kết hợp với lưu huỳnh: sulphite, sulphate, sulphurate v.v.) để tạo ra
một hệ thuật ngữ thống nhất và bao quát được toàn bộ hệ thống tên gọi các
chất hóa học.
Một bước quan trọng tiếp theo được Johann Beckmann (1739 - 1811)
thực hiện với việc lập ra một hệ thuật ngữ công nghệ. Ông đã xây dựng hệ
thống thuật ngữ kĩ thuật trong lĩnh vực thủ công. Beckmann biết rõ trong các
nghề thủ công người ta sử dụng rất nhiều các thuật ngữ khác nhau nhưng
chúng lại không thống nhất giữa các ngành. Có nhiều thuật ngữ rất khác nhau
lại được dùng để gọi tên những quá trình hay những phương tiện kĩ thuật
giống nhau. Những người thợ thủ công đã không thể dùng tiếng Latinh, thứ
9
tiếng của các học giả thời đó, để đặt thuật ngữ cho ngành nghề của mình. Còn
các ngôn ngữ quốc gia lại rất khó khăn để có thể diễn đạt được đầy đủ và rõ
ràng các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kĩ thuật. Theo tinh thần đó,
Beckmann cho rằng để có một hệ thuật ngữ công nghệ được quy định thống
nhất thì, một mặt, "phải loại bỏ đi các từ đồng nghĩa, mặt khác, phải dần tiếp
nhận một lượng từ ngữ mới”. Tuy nhiên, những chỉ dẫn về việc chuẩn hoá
thuật ngữ của Beckmann phải mãi 150 năm sau mới được thực hiện đối với hệ
thống thuật ngữ về kĩ thuật.
Công tác nghiên cứu và xây dựng một hệ thuật ngữ mang tính hệ thống
bằng tiếng mẹ đẻ của mỗi một dân tộc hay bằng ngôn ngữ quốc gia chỉ được
tiến hành mãi sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đạt được đỉnh điểm của nó
vào đầu những năm 30 của thế kỉ 20. Ý tưởng về một khoa học thuật ngữ phải
đến đầu thế kỉ 20 mới hình thành, việc nghiên cứu thuật ngữ mới có được
định hướng khoa học và được công nhận là một hoạt động quan trọng về mặt
xã hội.
Từ những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ thực sự diễn ra một cách
đồng thời với những công trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả Liên Xô
cũ, Cộng hòa Tiệp Khắc và Áo. Việc nghiên cứu thuật ngữ ở thế kỉ 20 thực sự
diễn ra từ những năm 1930 một cách đồng thời nhưng độc lập bởi các học giả
người Áo, Liên Xô cũ và Tiệp Khắc. Những nghiên cứu này được coi là nền
tảng cho sự khởi đầu của ngành thuật ngữ học trên thế giới. Đây là ba cái nôi
nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới tạo thành ba trường
phái nghiên cứu thuật ngữ.
Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo gắn liền với tên tuổi của
E.Wuster (1898 -1977). Ông không chỉ được coi là người đầu tiên đặt nền
móng cho công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ hiện đại ở thế kỉ 20 mà
còn là người có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu thuật ngữ của nhiều
học giả sau này. Các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ của trường phái này
10
chủ yếu dựa theo những nguyên tắc được trình bày rất rõ ràng trong tác phẩm
Lí luận chung về thuật ngữ của Wuster (1931). Trong tác phẩm này, Wuster
đã đề cập đến những phương diện ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu
thuậ