Luận án Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó

Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các vấn đề về phát triển đời sống, về kinh tế, xã hội, thì vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Bởi vì, trị nước là hoạt động trung tâm của toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện những công việc của đất nước. Thực tế cho chúng ta thấy, nếu cách thức tổ chức và quản lý tốt thì sẽ làm cho xã hội ổn định, phát triển đi lên. Ngược lại, nếu cách thức tổ chức và quản lý kém sẽ làm cho xã hội trì trệ, thậm chí còn rối loạn thêm nữa. Trong điều kiện xã hội hiện nay, việc mội quốc gia cần phải xây dựng một đường lối trị nước phù hợp, đúng đắn góp phần phát triển đất nước là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhìn về quá khứ để không ngừng học hỏi, tiếp thu và phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong lịch sử của nhân loại kết hợp với thời đại trên phương diện này. Trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn của việc trị nước, từ thời kỳ dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước,các thế hệ đi trước đã rất chú trọng vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội. Trong đó, do điều kiện đất chúng ta, từ việc chống lại sự đồng hoá về văn hoá tư tưởng thời Bắc Thuộc đã tiến đến kế thừa, tiếp thu nhiều tư tưởng về đường lối trị nước của Trung Quốc mà đặc biệt là đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh để thiết lập trật tự xã hội. Từ thời, Lý, Hồ, Trần, Lê và đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn chú trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng chính quyền, đấu tranh giành chính quyền, tổ chức và quản lý xã hội để nhằm hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Với những cách thức, con đường, phương pháp vận hành một đất nước bằng các thể chế và hệ thống chính trị đúng đắn, phù hợp cùng với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [12, tr.85-86], chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho đến ngày nay, những tư tưởng đó còn được chúng ta tiếp tục tiếp thu và kế thừa để vận dụng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

pdf161 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI    ĐINH THỊ KIM LAN ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI    ĐINH THỊ KIM LAN ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 9.22.90.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH 2. TS. CAO XUÂN LONG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Đinh Thị Kim Lan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 5 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .......................................... 5 1.2. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng trong dòng chảy lịch sử triết học Trung Quốc .. 11 1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nước trong Nho giáo Khổng - Mạnh .................................................................................. 16 1.4. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết ................................................. 29 Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH .............................. 30 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ........................................................................................................... 30 2.2. Tiền đề và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ........................................................................................................... 38 Chƣơng 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH ................................................................................... 61 3.1. Nội dung cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ..................... 61 3.2. Đặc điểm cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ................... 110 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH .............................................. 120 4.1. Giá trị và hạn chế của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ................. 120 4.2. Ý nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ..................... 133 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các vấn đề về phát triển đời sống, về kinh tế, xã hội, thì vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Bởi vì, trị nước là hoạt động trung tâm của toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện những công việc của đất nước. Thực tế cho chúng ta thấy, nếu cách thức tổ chức và quản lý tốt thì sẽ làm cho xã hội ổn định, phát triển đi lên. Ngược lại, nếu cách thức tổ chức và quản lý kém sẽ làm cho xã hội trì trệ, thậm chí còn rối loạn thêm nữa. Trong điều kiện xã hội hiện nay, việc mội quốc gia cần phải xây dựng một đường lối trị nước phù hợp, đúng đắn góp phần phát triển đất nước là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhìn về quá khứ để không ngừng học hỏi, tiếp thu và phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong lịch sử của nhân loại kết hợp với thời đại trên phương diện này. Trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn của việc trị nước, từ thời kỳ dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước,các thế hệ đi trước đã rất chú trọng vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội. Trong đó, do điều kiện đất chúng ta, từ việc chống lại sự đồng hoá về văn hoá tư tưởng thời Bắc Thuộc đã tiến đến kế thừa, tiếp thu nhiều tư tưởng về đường lối trị nước của Trung Quốc mà đặc biệt là đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh để thiết lập trật tự xã hội. Từ thời, Lý, Hồ, Trần, Lê và đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn chú trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng chính quyền, đấu tranh giành chính quyền, tổ chức và quản lý xã hội để nhằm hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Với những cách thức, con đường, phương pháp vận hành một đất nước bằng các thể chế và hệ thống chính trị đúng đắn, phù hợp cùng với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [12, tr.85-86], chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho đến ngày nay, những tư tưởng đó còn được chúng ta tiếp tục tiếp thu và kế thừa để vận dụng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. 2 Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được thì cũng còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém, bên cạnh “Đa số các cán bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo trong công tác, lao động, rèn luyện phẩm chất, năng lực, có bước trưởng thành đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới, góp phần xứng đáng vào thành quả chung của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” [13, tr.261], vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ những cán bộ, đảng viên và nhân dân suy thoái về đạo đức, với lối sống chạy theo đồng tiền, làm xói mòn nghiên trọng những giá trị đạo đức của con người. Chính những tồn tại, những yếu kém về đạo đức, lối sống đó đã ảnh hưởng đến sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng đã viết: “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” [13, tr. 263]. Thực trạng trên đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và uy tín của Đảng, nhà nước và chế độ ta. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra là bên cạnh việc quan tâm đến giáo dục đạo đức để xây dựng và phát triển đất nước cần phải có đường lối, cách thức tổ chức, quản lý xã hội hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy, để công cuộc xây dựng đất nước thực hiện thành công, bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, chúng ta phải không ngừng giáo dục đạo đức trong xã hội và đặc biệt là việc kế thừa các kinh nghiệm và bài học về đạo trị nước của truyền thống dân tộc mình cũng như của nhân loại là điều rất cần thiết để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra. Vì thế, chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn trong việc nghiên cứu và đánh giá giá trị về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh để lọc bỏ những cái hạn chế, kế thừa những điều tốt là một việc làm cần thiết, tạo điều kiện tốt hơn để phát triển đất nước vững chắc, góp phần làm nên một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước ngày một phát triển đi lên. Quan điểm đạo trị nước của Khổng - Mạnh nếu biết gạt bỏ và khắc phục những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó sẽ phát huy những yếu tố hợp lý, tiến bộ, nó còn có những giá trị và ý nghĩa lịch sử nhất định trong đời sống xã 3 hội hiện đại trước những cơn lốc của cơ chế thị trường. Những giá trị ấy chỉ ra rằng, sức mạnh của việc tổ chức và quản lý xã hội, vấn đề đạo trị nước sẽ chỉ là nữa vời, thậm chí vô nghĩa nếu như không chú ý đúng mức vấn đề giáo dục đạo đức cho con người cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, từ những ý nghĩa thực tiễn và lý luận, tác giả chọn vấn đề “Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Về mục đích của luận án: Luận án tập trung làm rõ một cách hệ thống nội dung, đặc điểm của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa lịch sử của nó. Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, trình bày và phân tích những điều kiện lịch sử xã hội, những tiền đề lý luận và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Hai là, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Ba là, từ đó, phân tích, đánh giá những đặc điểm, giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu đạo trị nước trong tư tưởng Nho giáo cùng với ý nghĩa của nó. b. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung và ý nghĩa của đạo trị nước trong tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc và rút ra ý nghĩa của nó. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử. Kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt 4 Nam, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề chính trị - xã hội để định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, quy nạp - diễn dịch, lý luận, để nghiên cứu và trình bày luận án, luận án tiếp cận dưới góc độ lịch sử triết học. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, Luận án góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm trong việc nghiên cứu đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, làm rõ nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Thứ hai, khẳng định những giá trị của đạo trị nước đối việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng và đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung. Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh không chỉ là bài học bổ ích và quý báu cho các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Đồng thời, không chỉ có sự ảnh hưởng đến Việt Nam ta mà nó còn có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước phương Đông nói chung. 6. Ý nghĩa của luận án - Về phương diện lý luận: Luận án đã làm rõ có hệ thống một số vấn đề lý luận về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. - Về phương diện thực tiễn: Những giá trị và ý nghĩa lịch sử nêu ra trong luận án có thể là bài học bổ ích trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và những ai có quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận án, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương 10 tiết. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đạo trị trong tư tưởng Khổng - Mạnh là một trong những nội dung cơ bản của Nho giáo. Nó đã giữ một vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc ở châu Á nói chung. Nó đã trở thành một thành tố văn hoá truyền thống của đất nước, đã ăn sâu bám rễ trong đời sống xã hội của người Việt Nam và các nước. Chính từ vai trò, giá trị quan trọng ấy, cho nên chủ đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể khái quát thành ba hướng chính như sau. 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề hình thành đạo trị nƣớc trong tƣ tƣởng Khổng - Mạnh Trên bình diện này, trước hết phải kể đến công trình Đại cương triết học Trung Quốc, Quyển thượng, của tác giả Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê. Cuốn sách là sự khảo cứu về lịch sử triết học Trung Hoa bao gồm các nội dung như sự phát sinh, phát triển, những vấn đề về vũ trụ luận và tri thức luận của triết học Trung Hoa. Nằm ở phần thứ nhất có nội dung: Thời đại Tiên Tần (tr. 28) tác phẩm đã đề cập đến một vài nét về hoàn cảnh lịch sử của xã hội Trung Quốc và quá trình tiến triển của triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Tác giả kết luận: “Tóm lại, về phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời biến chuyển lớn, thế tất phải đi tới sự thống nhất, nên phong trào lập thuyết để cứu thế mới phát triển bồng bột như dưới đây ta sẽ thấy”[33, tr. 32]. Sang phần thứ 3: Bình minh xuất hiện (tr. 33), tác phẩm nói đến sơ qua về Khổng Tử cùng những quan điểm triết học của ông như: quan điểm về vũ trụ, về tri thức luận, về chính trị, về nhân sinh quan Có thể nói: “Người đầu tiên đứng lên mở đường cho phong trào là Khổng Tử, và ta có thể nói rằng bình minh của triết học Trung Hoa xuất hiện ở nước Lỗ”[33, tr. 33]. Cùng với những quan điểm của Khổng Tử, ở trang 49 tác giả cũng đề cập đến Mạnh Tử với những vấn đề như: quan điểm về dân, về vua, về đức hạnh, bản tính thiện của con người. Có thể nói, Mạnh Tử là người đã bổ sung, hoàn thiện học thuyết của Khổng Tử lên một bước cao hơn nữa. Nhìn chung, tác phẩm đã đề cập đến đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh một cách khá 6 đầy đủ, tuy nhiên những nội dung đó còn ở tầm khái quát chứ chưa đi sâu vào phân tích một cách có hệ thống theo chuyên đề, vì vậy, chúng tôi sẽ coi đây là tài liệu bổ ích để tiếp tục hoàn thiện luận án của mình. Hay cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc, (Tập 1) của Hà Thúc Minh. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử phát triển của triết học Trung Quốc từ triều đại nhà Hán (206 TCN - 220 TCN) trở về trước. Đây là thời kỳ tìm tòi và xác định triết học Trung Hoa. Cho đến khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), thời kỳ triết học Trung Quốc chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Trong phần 1: Triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc - Lưỡng Hán (770 TCN - 220 sau CN), (tr. 7). Ở chương I: Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc (tr. 9), đã trình bày một số nét về xã hội Trung Quốc trong buổi đầu bình minh. Phần II: Học thuyết Khổng Tử (tr. 14), tác giả trình bày học thuyết của Khổng Tử với những vấn đề như: cuộc đời, tác phẩm và những tư tưởng của Khổng Tử mà đặc biệt với tư tưởng đức trị. Tác giả viết: “Đức trị bắt đầu từ Khổng Tử và được quán triệt trong lịch sử nhiều nước phương Đông hàng nghìn năm như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên Sở dĩ đức trị được chấp nhận nhiều hơn pháp trị bởi vì dầu sao thì pháp trị cũng bộc lộ tính tàn khốc nhiều hơn đức trị. Chẳng trách Pla- ton gọi pháp luật là thứ đạo đức không có tình cảm. Đã vậy, phạm vi của đức trị vẫn rộng hơn pháp trị. Đức trị và pháp trị là hai vòng tròn đồng tâm nhưng vòng tròn đức trị lại rộng hơn. Hơn nữa, bản thân pháp luật là bình đẳng (ít ra cũng bình đẳng trước pháp luật) thế nhưng trong xã hội đẳng cấp như xã hội phong kiến thì làm sao thực hiện được điều đó. Đẳng cấp trên làm sao có thể chịu ngang hàng với đẳng cấp dưới trước pháp luật”[41, tr. 28]. Sang phần IV: Học thuyết Mạnh Tử (tr. 36), tác phẩm cũng trình bày khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, học thuyết nhân chính, tính thiện, quan niệm về nghĩa, lợi, lao tâm - lao lực của Mạnh Tử. Nhìn chung, tác phẩm đã trình bày một cách cô đọng về lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng. Đặc biệt trong cuốn Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống lịch sử triết học Trung Quốc thời cổ đại, nguyên nhân ra đời của các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại và những giá trị của học thuyết đó. Liên qua đến đề tài, tác giả đã trình bày một cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử và Mạnh Tử cùng với những vấn đề trong tư 7 tưởng đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh như: học thuyết chính danh, những phạm trù trong học thuyết chính trị - xã hội và luân lý đạo đức như: nhân, lễ, trung, thứ, hiếu, quân tử - tiểu nhân, nhà cầm quyền về trị dân vấn đề bản tính thiện của con người, học thuyết nhân chính, đề cao dân Hay công trình, Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu của giáo sư Cao Xuân Huy, cấu thành 4 phần. Trong đó, phần 1: Từ góc nhìn phương pháp luận đi sâu vào phân tích sự khác nhau giữa triết học phương Đông và phương Tây. Phần thứ 2: Phác hoạ tiến trình tư tưởng Việt Nam từ cổ truyền đến canh tân qua một vài chặng mốc tiêu biểu. Sang phần thứ 3: Đề cương các bài giảng về bách gia chư tử và phần 4: Bảng tra cứu và chú giải về tên người, tên sách. Ở phần thứ 3: Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc (tr. 369), đây là những bài giảng còn ở dạng đề cương được tác giả tập hợp lại. Ở tiết I: Xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc (tr. 370), tác giả đề cập đến một số vấn đề về xã hội và tư tưởng thời cổ đại Trung Quốc, trong đó có xã hội và tư tưởng thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Sang tiết thứ 2: Khổng Tử (tr. 389), tác giả đề cập vài nét về tiểu sử của Khổng Tử, về sách Luận ngữ và học thuyết của Khổng Tử về thế giới quan, tư tưởng chính trị - xã hội, đạo đức. Trong học thuyết về thế giới quan, Khổng Tử đã đề cập nhiều tới thượng đế, thiên mệnh, thiên nhân hợp nhất: “Khổng Tử tin rằng, thượng đế là một đấng chủ tể, có nhân cách, ý chí và tình cảm.v.v”[7, tr. 400]. Sang học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức, Khổng Tử đã đề cao phạm trù nhân và lễ, ông bàn đến rất nhiều về hai vấn đề này và “Trong tư tưởng của Khổng Tử, chữ “nhân” và chữ “lễ” có quan hệ mật thiết với nhau”[7, tr. 411]. Trong tiết thứ V: Mạnh Tử (tr. 465), tác giả đã đề cập vài nét sơ qua về tiểu sử của Mạnh Tử cùng với một số nội dung tư tưởng của ông như: vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời, tác phẩm cũng phân tích nội dung bản tính thiện và những quan điểm về luân lý đạo đức của ông. Nhìn chung, tác phẩm với tính chất là đại cương bài giảng nên chỉ trình bày một cách khái quát những nội dung liên quan đến đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh chứ không đi sâu phân tích những nội dung này. Trong bộ sách Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục. Với cách nhìn nhận và phân tích khách quan tác giả đã trình bày các học thuyết triết học phương Đông và triết học Trung Quốc như một quá trình thống nhất, vạch ra những mối liên hệ tất yếu của các trường phái và các trào lưu khác nhau, vạch ra sự tiến bộ 8 của từng giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của triết học phương Đông. Riêng với học thuyết đức trị của Nho giáo, tác phẩm đã đề cập một cách khá cụ thể những nội dung cơ bản về Khổng Tử và Mạnh Tử. Ở chương I: Môn đệ của Khổng Tử (tr. 7), chương này đã đề cập đến những quan niệm của Khổng Tử về lễ và hiếu cùng những tác dụng của nó. Sang chương thứ 3: Manh Tử (tr. 37), tác giả đã có bàn luận vài nét về bối cảnh v
Tài liệu liên quan