Luận án Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Từ các lý thuyết cơ bản về phát triển bền vững (PTBV) và phát triển bền vững về kinh tế, luận án đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và PTBV về kinh tế. Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận khi đưa ra các kết luận sau: (1) PTBV về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường là một trong 3 nội dung quan trọng của PTBV. Đối với các quốc gia đang phát triển thì PTBV về kinh tế là điều kiện cần để thực hiện được 2 mục tiêu còn lại. (2) Để thực hiện được mục tiêu PTBV về kinh tế thì đầu tư là nhân tố hàng đầu. Thể hiện ở tác động của đầu tư đến tất cả các nội dung của PTBV bao gồm: tác động đến tốc độ và thời gian duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến cấu trúc tăng trưởng kinh tế và hiệu quả tăng trưởng. Các tác động này được thực hiện thông qua việc gia tăng quy mô và đa dạng các nguồn vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế hợp lý. (3) Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư PTBV về kinh tế tại các địa phương có hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài của địa phương. Các nhân tố này có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển tại các địa phương.

pdf2 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư) Mã số: 62310105 Nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Thu Hà Mã NCS: NCS30. 18ĐT Người hướng dẫn: PGS. TS Từ Quang Phương Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Từ các lý thuyết cơ bản về phát triển bền vững (PTBV) và phát triển bền vững về kinh tế, luận án đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và PTBV về kinh tế. Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận khi đưa ra các kết luận sau: (1) PTBV về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường là một trong 3 nội dung quan trọng của PTBV. Đối với các quốc gia đang phát triển thì PTBV về kinh tế là điều kiện cần để thực hiện được 2 mục tiêu còn lại. (2) Để thực hiện được mục tiêu PTBV về kinh tế thì đầu tư là nhân tố hàng đầu. Thể hiện ở tác động của đầu tư đến tất cả các nội dung của PTBV bao gồm: tác động đến tốc độ và thời gian duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến cấu trúc tăng trưởng kinh tế và hiệu quả tăng trưởng. Các tác động này được thực hiện thông qua việc gia tăng quy mô và đa dạng các nguồn vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế hợp lý. (3) Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư PTBV về kinh tế tại các địa phương có hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài của địa phương. Các nhân tố này có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển tại các địa phương. 37TNhững đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng đầu tư PTBV về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006- 2013, luận án rút ra nhận xét: (1) Thông qua việc gia tăng quy mô vốn đầu tư, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư theo các ngành, các lĩnh vực kinh tế đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu của PTBV về kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt có thể thấy đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế tỉnh luôn chiếm trên 55%, cá biệt từ sau năm 2006 tỷ lệ đóng góp của vốn trong tăng trưởng kinh tế tỉnh chiếm hơn 60% trong cấu trúc tăng trưởng. (2) Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm hạn chế, thể hiện ở tốc độ tăng quy mô vốn không ổn định, cơ cấu nguồn vốn đầu tư phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài (2 năm gần đây đều trên dưới 60% tổng vốn đầu tư). Trong cơ cấu phân bổ vốn tập trung quá lớn vào ngành công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng thấp- khoảng 97% vốn đầu tư phát triển công nghiệp), đầu tư theo các lĩnh vực có tác động trực tiếp đến PTBV về kinh tế chưa được chú trọng đúng mức. Điều này đã làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, đến cấu trúc tăng trưởng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh. (3) Từ đánh giá thực tiễn, luận án cho rằng: để tăng cường hoạt động đầu tư phát triển, thực hiện được các mục tiêu PTBV về kinh tế trên địa bàn tỉnh, cần phải xây dựng được hệ thống quan điểm và định hướng đầu tư PTBV về kinh tế trên địa bàn tỉnh. Từ đó làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp về rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, các chính sách đầu tư, tăng cường huy động vốn đầu tư, điều chỉnh các cơ cấu đầu tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh, đồng thời đưa Bắc Ninh trở thành một mắt xích quan trọng trong cấu trúc vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên cơ sở tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng cũng như trong cả nước. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Từ Quang Phương Hoàng Thị Thu Hà