Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng Đồng bằng Bắc bộ

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTOtính đến nay đã gần tròn 4 năm. Từ thời gian này nền kinh tế của Việt Nam cũng đã có những thay đổi và rất nhiều các chiến lược phát triển kinh tế đượcđưa ra để giải quyết một vấn đề được xem là then chốt sau khi tham gia hội nhập đó là làm sao để “cái được” phải lớn hơn “ cái mất”. Nói một cách đơn giản là nguồn thu từ việc phải cắt giảm thuế quan theo lộ trình hội nhập phải được bù lại từ nguồn thu từ xuất khẩu hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó, nền kinh tế của Viêt Nam tuy đã có những bước tiến như kim ngạch xuất khẩu tăng và khá ổn định tuy nhiên lại đang phải đối mặt với những vấn đề rất nghiêm trọng của nền kinh tế đó là lạm phát tăng cao, nhập siêu tăng mạnh, thâm hụt thương mại. Trong cán cân thương mại tính từ năm 2006 thì tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu; năm 2006, nhập siêu là 5.07 tỷ USD, năm 2007 nhập siêu là 14,2 tỷ USD. Quý I/2008, nhập siêu 7,4 tỷ USD, bằng 56,5% so với kim ngạch xuất khẩu”[65]. Bên cạnh đó là những diễn biến bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới như khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua đã tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam. Năm 2009, cán cân xuất nhập khẩu tiếp tục âm 12.852,5 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam tiếp tục bị thâm hụt thương mại hàng hóa là 6,29 tỷ USD[62]. Như vậy mục tiêu xuất siêu sau khi gia nhập WTO của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đạt được. Để tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, giải quyết các vấn đề khó khăn trên hay nói cách khác là đạt được mục tiêu sau khi hội nhập WTO nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung thì một giải pháp được coi là hữu hiệu nhất đối với Việt Nam là đẩy mạnh xuất khẩu hay là “thúc đẩy xuất khẩu sẽ cứu nền kinh tế” [65]. Tuy nhiên, thời gian qua giá trị xuất khẩu của ViệtNam còn thấp, một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này đồng thời là vấn đề lớn nhất trong cải cách xuất khẩu của Việt Nam đó là cơ cấu hàng xuất khẩu còn quá lạc hậu, vấn đề 2 đẩy mạnh xuất khẩu chỉ mới dừng lại ở mặt số lượng,chất lượng của cơ cấu xuất khẩu thấp và chưa được cải tiến thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng công nghiệp thì tỷ lệ gia công cao, nhất là may mặc và giày dép. Mặt hàng công nghiệp nặng chỉ chiếm 16%, khoáng sản khoảng 2%, máy móc công nghệ cao chỉ chiếm 8,3%. Theo nhiều nghiên cứu kinh tế, bên cạnh việc thúc đẩy về mặt số lượng của xuất khẩu, thì điều quan trọng hơn rất nhiều mà cácquốc gia đều hướng tới đó là việc hình thành một cơ cấu xuất khẩu có chất lượng bao gồm các hàng hoá có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng công nghệ cao và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ hàng hoá xuất khẩu”[107]. Lý do để tập trung vào cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chứ không chỉ bởi số lượng hàngxuất khẩu[92], [114]. Hay nói cách khác là sự tăng lên về mức độ phức tạp (sophistication of export good) của hàng xuất khẩu sẽ làm tăng sự tăng trưởng kinh tế[114] .Thêm vào đó, theo nghiên cứu của Kassicieh, Suleiman (2002) nếu một quốc giacó cơ cấu hàng xuất khẩu có chất lượng tức là tỷ trọng của các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao trong rổ hàng hoá xuất khẩu thì sẽ chịu rủi ro thấp hơn từ những biến động thương mại toàn cầu. Thêm vào đó, nguồn lợi thu được từ xuất khẩu sẽ được nâng cao và duy trì trong thời gian dài. Có thể nói đây mới là điều kiện đủ và là mục tiêu cần hướng tới của xuất khẩu[99]. Thực tế đã cho thấy, các nước tham gia vào thương mại quốc tế đều hướng tới sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của mình nhằm đạt được lợi thế trong xuất khẩu. Bên cạnh đó, là sự khó khăn lớn màxuất khẩu của Việt Nam đang gặp phải là sự đến ngưỡng của sản xuất các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và sự đe dọa từ lợi thế so sánh trong xuất khẩu sẽ không tồn tạimãi. Như vậy, Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn trong thời gian tới nếu không có sự cải tiến mạnh về cơ cấu hàng xuất khẩu. Đây được xem là một trong những vấn đề khó khăn lớn nhất trong chiến lược cải cách xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. 3 Được coi là một trong các vùng kinh tế đóng vai tròquan trọng của cả nước, vùng Đồng bằng Bắc bộ cũng đã có những đóng góp chokinh tế của cả nước trong đó có đóng góp cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, những đóng góp này còn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Vùng, trong đó có tiềm năng về xuất khẩu và đặc biệt là khi trong Vùng có Thủ đô Hà Nội- “Trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước”. Bên cạnh đó, tình hình xuấtkhẩu của Vùng cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước đó là cơ cấu xuất khẩulạc hậu, chất lượng chưa cao, chưa xứng với tiềm năng và vai trò của một Vùng kinh tế trọng điểm, một “đầu tàu” cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam trướcđây và tiếp tục trong thời gian tới. Vùng kinh tế ĐBBB cũng đã và đang đứng trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đối vối hoạt động xuất khẩu mà còn đối với sự phát triển kinh tế nói chung. Từ đó, vấn đề cải tiến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trở thành vấn đề hết sức cần thiết không chỉ đối với phạm vi của Vùng ĐBBB mà còn rất có ý nghĩa đối với sự thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế của cả nước. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của VùngĐBBB nói riêng và Việt Nam nói chung đã trở thành một yêu cầu tất yếukhách quan song cần có đòn bẩy thích hợp và thật mạnh để thúc đẩy quá trình này theo đúng mục tiêu đã đặt ra. Đây mới là điều quan trọng nhất. Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và các vùng, các tỉnh, thành trong cả nước nói riêng và đặc biệt là cho hoạt động xuất khẩu. Trong những năm qua khu vực FDI luôn giữ vị trí “đầu tàu” trong việc tạo giá trị xuất khẩu và chiếm trên40% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước và được đánh giá cao vai trò đối với thúc đẩy xuất khẩu của cả nước và Vùng ĐBBB nói riêng”[62]. Thêm vào đó, FDI với ưu thế về công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, vốn đầu tư so với các khu vực khác trong hoạt động xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến CDCCHXK đặc biệt là nâng cao chất lượng của hàng xuất khẩu. FDI cũng sẽ đáp ứng được yêu cầu của CDCCHXK nếu có định hướng thu hút và sử dụng theo đúng mục tiêu đặt ra. 4 Do vậy, việc nghiên cứu về FDI với CDCCHXK của vùngĐBBB sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn rất lớn, để từ đó có các nhận định, đánh giá có cơ sở khoa học về vai trò của FDI trong việc thúc đẩy cải tiến CCHXK. Từ đây xây dựng nền tảng cho các nhà hoạch định các chính sáchcó liên quan đồng thời có thể tận dụng tốt nhất nguồn vốn FDI phục vụ cho đẩy mạnh CDCCHXK theo hướng tiên tiến với mục tiêu tối đa hóa nguồn lợi ích từ xuất khẩu một cách bền vững. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng Đồng bằng Bắc bộ” để nghiên cứu.

pdf215 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan