Luận án Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh

Trước đây người ta luôn cho rằng, để tạo tính chính xác cho văn bản, văn phong khoa học chỉ sử dụng ngôn ngữ khách quan, không ngôi và loại bỏ các yếu tố mang quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, sau này, các nhà khoa học đã khẳng định trong các văn bản khoa học (VBKH) luôn có mối quan hệ giao tiếp giữa tác giả và người đọc, đặc biệt là luôn tồn tại những quan điểm, suy nghĩ của cá nhân tác giả. Theo Stubbs: “Tất cả các câu đều chuyển tải một quan điểm” [178,1]. Như vậy, để một VBKH trở nên hiệu quả, chuyên nghiệp đồng thời dễ dàng được người đọc tiếp nhận cần có hai yếu tố: yếu tố thứ nhất là những số liệu chính xác, lập luận chặt chẽ; thứ hai là những yếu tố tương tác giúp bổ sung thông tin trong văn bản và dự báo quan điểm của tác giả cho người đọc. Thành phần góp phần tích cực cho yếu tố thứ hai này chính là phương tiện rào đón (PTRĐ). Theo điểm của Crismore và Farnsworth “ việc sử dụng rào đón trong quan nghiên cứu khoa học chứng tỏ sự chuyên nghiệp của tác giả, đánh dấu sự thận trọng của họ khi làm khoa học và viết về khoa học” [100, 121]. Vậy lí do vì sao sự xuất hiện của rào đón lại chứng tỏ được sự chuyên nghiệp của tác giả? Đầu tiên, PTRĐ giúp các nhà khoa học trình bày các kiến thức, thông tin một cách đầy đủ, chính xác và khách quan nhất đồng thời vẫn thể hiện được thái độ thận trọng và khiêm tốn của mình. Chính vì lẽ đó, thay vì tuyệt đối hoá các diễn đạt, ví dụ: “A dẫn đến/ làm cho/ gây nên ” các tác giả có xu hướng lựa chọn cách thay thế: “A có thể dẫn đến/ làm cho/ gây nên.” Lý do thứ hai tác động đến việc sử dụng PTRĐ của các nhà khoa học chính là mong muốn bảo vệ thể diện khi lường trước được khả năng có những ý kiến trái chiều xung quanh các tuyên bố khoa học của mình. Khi đó, PTRĐ sẽ giúp các tác giả tránh được trách nhiệm cá nhân đối với các tuyên bố khoa học, hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra đối với các cam kết phát ngôn; đồng thời góp phần giúp tác giả tránh được những phản ứng tiêu cực của người đọc.

pdf184 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Ngành: N n n ữ ọc Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ T ị T an Hƣơn HÀ NỘI - 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đíc và n iệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3 2.1 Mục đíc n iên cứu ..................................................................................... 3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu ..................................................... 4 4. P ƣơn p áp n iên cứu ................................................................................ 5 5. Nhữn đón óp mới của luận án .................................................................. 8 6. Cấu trúc của luận án ....................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................... 11 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 11 1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án ....................................................... 20 1.2.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến rào đón ............................................. 20 1.2.2 Nghiên cứu phương tiện rào đón trên bình diện kết học ........................... 46 1.2.3 Nghiên cứu phương tiện rào đón trên bình diện dụng học ........................ 47 1.2.4 Thể loại văn bản và văn bản khoa học ....................................................... 61 1.3 P ƣơn p áp so sán đối chiếu .................................................................. 65 CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM KẾT HỌC CỦA PHƢƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ...................................................................................................... 72 2.1 Các p ƣơn tiện rào đón là từ ngữ tron các văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................... 72 2.1.1 Phương tiện rào đón là danh từ ................................................................. 72 2.1.2 Phương tiện rào đón là đại từ .................................................................... 78 2.1.3 Phương tiện rào đón là lượng từ ................................................................ 82 2.1.4 Phương tiện rào đón là tính từ ................................................................... 84 2.1.5 Phương tiện rào đón là trạng từ ............................................................... 90 2.1.6 Phương tiện rào đón là động từ ................................................................ 98 2.2 Các p ƣơn tiện rào đón là mện đề và câu tron các văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh.................................................................................... 110 2.2.1 Phương tiện rào đón là cụm từ ................................................................ 110 2.2.2 Phương tiện rào đón là mệnh đề và cấu trúc câu .................................... 113 2.3 Nhữn tƣơn đồng và khác biệt về đặc điểm kết học của các p ƣơn tiện rào đón tron văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh .................... 117 2.3.1 Những điểm tương đồng ........................................................................... 118 2.3.2 Những điểm khác biệt ............................................................................... 119 CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC CỦA PHƢƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG ANH .......................................... 122 3.1 Ứng dụng khung lý thuyết của Hyland (1996) và Yu (2009) để phân tích PTRĐ tron VBKHXHTV và VBKHXHTA ................................................ 123 3.1.1 Rào đón chú trọng nội dung trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 124 3.1.1.1 Rào đón chú trọng tính chính xác của thông tin ................................... 125 3.1.1.2 Rào đón chú trọng tác giả ..................................................................... 131 3.1.2 Rào đón chú trọng độc giả trong các văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................................................................................... 135 3.3 Ứng dụn k un đán iá để p ân tíc PTRĐ tron VBKHXHTV và VBKHXHTA .................................................................................................... 139 3.3.1 Phạm trù thang độ thể hiện qua thành phần rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................... 139 3.3.2 Phạm trù thỏa hiệp thể hiện qua thành phần rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................... 146 3.3.3 Hiện thực hóa mở rộng bằng các thành phần rào đón trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Anh ................................................................................. 151 3.4 Nhữn tƣơn đồng và khác biệt về đặc điểm dụng học của p ƣơn tiện rào đón tron văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh ................ 153 3.4.1 Những điểm tương đồng ........................................................................... 153 3.4.2 Những điểm khác biệt ............................................................................... 154 3.5 Nhữn tƣơn đồng và khác biệt về đặc điểm dụng học của các p ƣơn tiện rào đón tron văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh ......... 154 3.5.1 Những điểm tương đồng ........................................................................... 154 3.5.2 Những điểm khác biệt ............................................................................... 155 Tiểu kết ............................................................................................................. 157 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 158 DANH ỤC C C CHỮ C I VIẾT TẮT SFL (Systemic Functional Linguistics): Ngôn ngữ học chức năng hệ thống PTRĐ: Phương tiện rào đón KĐG: Khung đánh giá VBKH: Văn bản khoa học VBKHXHTA: Văn bản khoa học xã hội tiếng Anh VBKHXHTV: Văn bản khoa học xã hội tiếng Việt NNHSSĐ: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu DANH ỤC C C BẢNG 2.1 Mục đích nghiên cứu................................................................................................3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................3 3.1 Ứng dụng khung lý thuyết của Hyland (1996) và Yu (2009) để phân tích PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ............................................................................................... 123 3.2 Ứng dụng khung đánh giá để phân tích PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 160 4.1 Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................ 160 4.2 Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................ 165 Bảng 1.1: Tóm tắt các hướng phát triển chính của khái niệm rào đón..........................27 Bảng 1.2: Tóm tắt các hướng phân loại rào đón theo từ vựng, chiến lược và chức năng ....35 Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm danh từ là PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ....................................................................................72 Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện của các nhóm danh từ là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV .................................................................................................................74 Bảng 2.3: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm đại từ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ............................................................................................................79 Bảng 2.4: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm lượng từ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ....................................................................................82 Bảng 2.5: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm tính từ tình thái trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ....................................................................................84 Bảng 2.6: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của các nhóm tính từ là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV ....................................................................................86 Bảng 2.7: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm trạng từ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ....................................................................................90 Bảng 2.8: Tần suất xuất hiện của các nhóm trạng từ là PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA .................................................................................................................91 Bảng 2.9: Tần suất xuất hiện của các trạng từ chỉ mức độ xuất hiện nhiều trong các VBKHXHTV .................................................................................................................92 Bảng 2.10: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của động từ tình thái trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ............................................................................................................99 Bảng 2.11: Tần suất xuất hiện của các động từ tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTA ...99 Bảng 2.12: Tần suất xuất hiện của các động từ tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTV 104 Bảng 2.13: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các động từ thực mang nghĩa tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV .................................................. 107 Bảng 2.14: Tần suất xuất hiện của một số động từ thực mang nghĩa tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTV .................................................................................................... 109 Bảng 2.15: Tần suất xuất hiện của nhóm cụm từ là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV .............................................................................................................. 110 Bảng 2.16: Tần suất xuất hiện của PTRĐ là mệnh đề và cấu trúc câu trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ................................................................................. 113 Bảng 2.17: Tần suất xuất hiện của các PTRĐ là mệnh đề và cấu trúc câu trong VBKHXHTA và VBKHXHTV ................................................................................. 116 Bảng 2.18: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các đơn vị từ vựng, phi từ vựng là PTRĐ trong VBNKXHTA và VBKHXHTV ............................................................. 117 Bảng 3.1: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc các phương tiện rào đón thực hiện các chức năng trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ...................................................... 123 Bảng 3.2 Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa Thang độ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ........................................................................ 140 Bảng 3.3: Tần suất xuất hiện của của các PTRĐ hiện thực hóa phạm trù thang độ trong VBKHXTV và VBKHXHTA .................................................................................... 141 Bảng 3.4: Tần suất xuất hiện của của các PTRĐ hiện thực hóa qualification (số lượng) trong các VBKHXHTA .............................................................................................. 145 Bảng 3.5: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa tuyến dị ngữ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ........................................................................ 146 Bảng 3.6: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa tuyến dị ngữ trong VBKHXHTA .................................................................................................... 148 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trước đây người ta luôn cho rằng, để tạo tính chính xác cho văn bản, văn phong khoa học chỉ sử dụng ngôn ngữ khách quan, không ngôi và loại bỏ các yếu tố mang quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, sau này, các nhà khoa học đã khẳng định trong các văn bản khoa học (VBKH) luôn có mối quan hệ giao tiếp giữa tác giả và người đọc, đặc biệt là luôn tồn tại những quan điểm, suy nghĩ của cá nhân tác giả. Theo Stubbs: “Tất cả các câu đều chuyển tải một quan điểm” [178,1]. Như vậy, để một VBKH trở nên hiệu quả, chuyên nghiệp đồng thời dễ dàng được người đọc tiếp nhận cần có hai yếu tố: yếu tố thứ nhất là những số liệu chính xác, lập luận chặt chẽ; thứ hai là những yếu tố tương tác giúp bổ sung thông tin trong văn bản và dự báo quan điểm của tác giả cho người đọc. Thành phần góp phần tích cực cho yếu tố thứ hai này chính là phương tiện rào đón (PTRĐ). Theo điểm của Crismore và Farnsworth “việc sử dụng rào đón trong quan nghiên cứu khoa học chứng tỏ sự chuyên nghiệp của tác giả, đánh dấu sự thận trọng của họ khi làm khoa học và viết về khoa học” [100, 121]. Vậy lí do vì sao sự xuất hiện của rào đón lại chứng tỏ được sự chuyên nghiệp của tác giả? Đầu tiên, PTRĐ giúp các nhà khoa học trình bày các kiến thức, thông tin một cách đầy đủ, chính xác và khách quan nhất đồng thời vẫn thể hiện được thái độ thận trọng và khiêm tốn của mình. Chính vì lẽ đó, thay vì tuyệt đối hoá các diễn đạt, ví dụ: “A dẫn đến/ làm cho/ gây nên” các tác giả có xu hướng lựa chọn cách thay thế: “A có thể dẫn đến/ làm cho/ gây nên...” Lý do thứ hai tác động đến việc sử dụng PTRĐ của các nhà khoa học chính là mong muốn bảo vệ thể diện khi lường trước được khả năng có những ý kiến trái chiều xung quanh các tuyên bố khoa học của mình. Khi đó, PTRĐ sẽ giúp các tác giả tránh được trách nhiệm cá nhân đối với các tuyên bố khoa học, hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra đối với các cam kết phát ngôn; đồng thời góp phần giúp tác giả tránh được những phản ứng tiêu cực của người đọc. 2 Một nguyên nhân nữa là nhờ có mối quan hệ chặt chẽ với các chiến lược bảo vệ phát ngôn, PTRĐ sẽ giúp giảm lực ngôn trung của phát ngôn, góp phần xây dựng mối quan hệ giữa người viết và người đọc; qua đó góp phần giải quyết nhu cầu tôn trọng và hợp tác trong việc thuyết phục và đạt được sự đồng thuận của người đọc. Như vậy, việc sử dụng PTRĐ trong VBKH chứng tỏ thái độ khiêm tốn, nhu cầu làm hài lòng sự kì vọng của cộng đồng về thông tin và kiến thức cung cấp trong VBKH của tác giả; nhờ vậy góp phần củng cố vị thế của mình cũng như góp phần xây dựng mối quan hệ giữa người viết – người đọc. Mặt khác, từ những năm 1980, khi lần đầu tiên được tác giả M.A.K Halliday giới thiệu, khái niệm Ngữ học chức năng hệ thống (Systemic Functional Linguistics - SFL) đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đây là lý thuyết được tác giả Halliday phát triển dựa trên các thành tựu của ngôn ngữ học châu u như Saussure, Hjelmslev, Firth và Malinowski và các nhà ngôn ngữ thuộc trường phái Praha. Trong đó, SFL xây dựng một hệ thống nền để phân tích ngôn ngữ dựa trên chức năng thực tiễn, đại diện và chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, cũng đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm vấn đề này như Cao Xuân Hạo [32], Nguyễn Văn Hiệp [41], Hoàng Văn Vân [69], Nguyễn Thị Quy [60] Việc áp dụng SFL vào nghiên cứu ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh ngày càng được các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ đặc biệt quan tâm và đạt được những kết quả đáng ghi nhận đối với sự phát triển ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học ứng dụng nói riêng. Tuy nhiên lĩnh vực đi sâu vào nghiên cứu PTRĐ dưới quan điểm SFL, cụ thể hơn ở đây là dựa trên siêu chức na ng liên nhân của SFL qua la ng kính của Khung đánh giá (Appraisal Framework - AF) để có cái nhìn r hơn về PTRĐ trong VBKH tiếng Việt và tiếng Anh chưa được quan tâm thoả đáng; đặc biệt trong thời điểm nhu cầu của xã hội, của người học nhất là trong xu thế hội nhập ở lĩnh vực khoa học ngày càng tăng và đòi hỏi cao. 3 Nghiên cứu về đối chiếu PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội (VBKHXH) tiếng Việt và tiếng Anh dưới góc nhìn của SFL là một đề tài mới mang tính cần thiết. Chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm được một cái nhìn toàn diện và sâu hơn về vấn đề, để làm sáng tỏ hơn vai trò, bản chất của rào đón. Đề tài của chúng tôi là "Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh” nhưng ở nghiên cứu này, chúng tôi xin giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận án là PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội (VBKHXH) tiếng Việt và tiếng Anh bởi lẽ do hạn chế về dung lượng cũng như thời lượng thực hiện nghiên cứu. Đồng thời, theo một khảo sát nhanh, chúng tôi rút ra được nhận xét rằng trong lĩnh vực khoa học xã hội có diễn ra sự trao đổi tư tưởng, mang tính chủ quan của người viết – người đọc nhiều hơn khi so với các văn bản khoa học tự nhiên. 2. Mục đíc và n iệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt về các đặc điểm kết học và dụng học của các PTRĐ được sử dụng trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh; với hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển cách sử dụng PTRĐ trong VBKHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh cho người Việt. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh. - Xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ kết học và dụng học. - Miêu tả và đối chiếu các PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ kết học và dụng học. 4 3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt (VBKHXHTV) và văn bản khoa học xã hội tiếng Anh (VBKHXHTA). Do VBKHXH có phạm vi rất rộng nên chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát là các bài báo thuộc ngành xã hội học và được đăng trên hai tạp chí: Sociology được xuất bản bởi Hiệp hội Xã hội học Anh quốc (British Sociological Association) và Xã hội học của Viện khoa học xã hội Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài báo thuộc ngành xã hội học vì đây là một ngành khoa học cơ bản nghiên cứu các phương diện của xã hội loài người (cấu trúc xã hội, các quy tắc chính trị, pháp lý), tôn giáo, hành vi, cũng như sự biến đổi xã hội theo thời gian, sự giống và khác nhau giữa các nhóm xã hội cụ thể cũng như xã hội nói chung Đồng thời đây cũng là một ngành khoa học xã hội liên ngành quan trọng; có độ phủ lớn, có sự bao quát và giao cắt với các ngành khoa học xã hội khác như chính trị, kinh tế, thống kê, pháp luật Các nghiên cứu thuộc ngành này chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra thực nghiệm (dựa trên quan sát), sử dụng phân tích thống kê để tìm ra mối quan hệ nhân quả và xu hướng của nó, quan sát những xu hướng liên quan đến các giả thuyết x
Tài liệu liên quan