Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị các khái niệm, đối tượng của một ngành khoa
học cụ thể. Thuật ngữ là phần rất quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong hệ thống từ
vựng của một ngành khoa học và phản ánh trình độ phát triển của ngành đó. Tuy
nhiên, cấu trúc thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa học được
thể hiện trong các ngôn ngữ khác nhau. Bởi vậy, sự chuyển giao thuật ngữ chính
là sự chuyển giao tri thức. Một ngành khoa học muốn phát triển phải có một hệ
thống thuật ngữ phong phú và đủ mạnh phản ánh hệ thống khái niệm của ngành
khoa học đó.
Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ XIX. Tuy ra đời muộn hơn so
với các ngành khoa học khác, nhưng ngành xã hội học phát triển nhanh và trở
thành một trong các ngành khoa học mũi nhọn trong hệ thống các khoa học xã
hội. Xã hội học là ngành khoa học gắn liền với quá trình phát triển và biến đổi
xã hội. Xã hội học hình thành và phát triển trong mối quan hệ với nhiều ngành
khoa học xã hội khác như triết học, kinh tế học, luật học v.v.
Được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Việt Nam những năm 1990, xã
hội học dần được quan tâm và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ
thống khoa học trong nước. Đến nay, xã hội học không ngừng phát triển và đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người. Các nghiên cứu về xã hội
học xuất phát từ hiện thực xã hội và đã giải đáp được những câu hỏi cuộc sống
sinh động đặt ra. Xã hội học dần dần khẳng định được vị trí quan trọng của mình
trong hệ thống các ngành khoa học và giành được sự quan tâm của các nhà khoa
học và xã hội. Bởi vậy, Nghị quyết 26 của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam khóa V đã khẳng định xã hội học là một trong bốn ngành cần
được phát triển nhanh.
Hệ thống thuật ngữ là công cụ, là bộ phận cấu thành nên tri thức của một
ngành khoa học. Hiện nay, ngành xã hội học ở Việt Nam đang phát triển nhanh
và cần một hệ thống thuật ngữ khoa học phong phú và chuẩn mực. Tuy vậy, hệ
thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay với số lượng thuật ngữ hạn chế chưa2
đáp ứng được yêu cầu đó. Để phục vụ cho sự phát triển nhanh của ngành xã hội
học trong nước thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ của ngành là một
việc làm cần thiết.
220 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh - Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------
NGÔ THỊ THANH VÂN
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội-2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------
NGÔ THỊ THANH VÂN
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Lê Quang Thiêm
Hà Nội-2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
các tác giả khác công bố.
Tác giả luận án
Ngô Thị Thanh Vân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Ngôn
ngữ học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã
truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và nghiên
cứu.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi tới thầy giáo hướng dẫn, GS.TS Lê
Quang Thiêm, người thầy uyên bác và rất mực nhân từ đã tận tình chỉ bảo và
động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công đoàn, đồng nghiệp và
bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.
Lời cảm ơn đặc biệt xin gửi tới những người thân yêu trong gia đình đã
chia sẻ khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
Ngô Thị Thanh Vân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ............................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam .............................................. 9
1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 15
1.2.1 Thuật ngữ và các khái niệm liên quan ....................................................... 15
1.2.2. Ngôn ngữ học đối chiếu ............................................................................ 24
1.2.3. Lý thuyết định danh .................................................................................. 29
1.2.4. Quan niệm về dịch thuật ........................................................................... 37
Tiểu kết ................................................................................................................ 43
CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ XÃ
HỘI HỌC ANH -VIỆT ....................................................................................... 44
2.1. Quan niệm về thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........................................ 44
2.1.1. Khái niệm từ và cụm từ tiếng Anh và tiếng Việt ...................................... 44
2.1.2. Các thành tố trực tiếp cấu tạo thuật ngữ ................................................... 53
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt .................................... 56
2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ ............................... 58
2.2.1. Quan niệm về mô hình cấu tạo .................................................................. 58
2.2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ đơn ..................... 58
2.2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ ghép ................... 59
2.2.4. Tương đồng và khác biệt về cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là
từ .......................................................................................................................... 75
2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt là cụm từ ...................... 77
2.3.1. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm danh từ ............ 77
2.3.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm động từ ........... 82
2.3.3. Tương đồng và khác biệt về cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là
cụm từ .................................................................................................................. 84
Tiểu kết ................................................................................................................ 85
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC TRƯNG ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ XÃ
HỘI HỌC ANH -VIỆT ....................................................................................... 87
3.1. Đặc trưng định danh ..................................................................................... 87
3.1.1. Đặc trưng định danh thuật ngữ .................................................................. 87
3.1.2. Đặc trưng định danh thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ............................... 89
3.1.3. Các phạm vi nội dung chính của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ............. 90
3.2. Đặc trưng đơn vị định danh thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ....................... 91
3.2.1. Đặc trưng đơn vị định danh cơ bản của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt .. 91
3.2.2. Đặc trưng đơn vị định danh thứ cấp của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt 92
3.3. Đối chiếu các đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ... 117
Tiểu kết .............................................................................................................. 120
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH VÀ CHUẨN HÓA KẾT QUẢ ĐỐI DỊCH THUẬT
NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT ..................................................................... 122
4.1. Tương đương dịch thuật ............................................................................. 122
4.1.1. Khái niệm tương đương trong dịch thuật ................................................ 122
4.1.2. Tương đương dịch thuật ngữ ................................................................... 125
4.2. Kiểm định kết quả dịch thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ............................ 126
4.2.1. Những biểu thức ngôn ngữ đích không đưa vào đối chiếu ..................... 127
4.2.2. Về cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt .............................................. 128
4.2.3. Về nội dung được biểu đạt của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ............. 133
4.3. Chuẩn hóa thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ................................................ 136
4.3.1. Khái niệm chuẩn hóa ............................................................................... 136
4.3.2. Chuẩn hóa về cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ........................... 138
4.3.3. Chuẩn hóa về nội dung thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ........................ 141
4.3.4. Kết quả chuẩn hoá TNXHH Anh-Việt .................................................... 145
Tiểu kết .............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
C Thành tố chính
P Thành tố phụ
TNXHH Thuật ngữ xã hội học
DANH MỤC BẢNG
Tên gọi Trang
Bảng 2.1. Thành tố cấu tạo TNXHH Anh- Việt là từ 55
Bảng 2.2. Thành tố cấu tạo TNXHH Anh- Việt là cụm từ 55
Bảng 2.3. Cấu tạo TNXHH Anh-Việt 57
Bảng 2.4. TNXHH Anh -Việt là từ đơn 59
Bảng 2.5. TNXHH Anh-Việt là từ ghép 60
Bảng 2.6. TNXHH Anh-Việt từ ghép đẳng lập 61
Bảng 2.7. Từ loại của TNXHH Anh- Việt từ ghép đẳng lập 62
Bảng 2.8. TNXHH Anh-Việt là từ ghép chính phụ 65
Bảng 2.9. TNXHH Anh-Việt cấu tạo theo mô hình chính phụ 65
Bảng 2.10. TNXHH Anh-Việt cấu tạo theo mô hình phụ chính 70
Bảng 2.11. Mô hình cấu tạo TNXHH Anh-Việt là từ ghép chính phụ 74
Bảng 2.12. TNXHH Anh- Việt là cụm từ 77
Bảng 2.13. TNXHH Anh- Việt là cụm danh từ 81
Bảng 3.1. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về các khái niệm
xã hội học
98
Bảng 3.2. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về phương pháp
nghiên cứu xã hội học
101
Bảng 3.3. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về hành động và
tương tác xã hội
103
Bảng 3.4. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về tổ chức xã hội
và thiết chế xã hội
107
Bảng 3.5. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về cơ cấu xã hội 110
Bảng 3.6. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về văn hóa 112
Bảng 3.7. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về cá nhân và xã
hội hoá
114
Bảng 3.8. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về biến đổi xã hội 116
Bảng 3.9. Tổng hợp đơn vị định danh TNXHH Anh- Việt 117
Bảng 3.10. Tổng hợp đặc trưng đơn vị định danh thứ cấp của TNXHH
Anh-Việt
118
Bảng 4.1. Tương đương đơn vị dịch TNXHH Anh- Việt 129
Bảng 4.2. THXHH Anh- Việt cần được chuẩn hóa 135
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị các khái niệm, đối tượng của một ngành khoa
học cụ thể. Thuật ngữ là phần rất quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong hệ thống từ
vựng của một ngành khoa học và phản ánh trình độ phát triển của ngành đó. Tuy
nhiên, cấu trúc thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa học được
thể hiện trong các ngôn ngữ khác nhau. Bởi vậy, sự chuyển giao thuật ngữ chính
là sự chuyển giao tri thức. Một ngành khoa học muốn phát triển phải có một hệ
thống thuật ngữ phong phú và đủ mạnh phản ánh hệ thống khái niệm của ngành
khoa học đó.
Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ XIX. Tuy ra đời muộn hơn so
với các ngành khoa học khác, nhưng ngành xã hội học phát triển nhanh và trở
thành một trong các ngành khoa học mũi nhọn trong hệ thống các khoa học xã
hội. Xã hội học là ngành khoa học gắn liền với quá trình phát triển và biến đổi
xã hội. Xã hội học hình thành và phát triển trong mối quan hệ với nhiều ngành
khoa học xã hội khác như triết học, kinh tế học, luật học v.v.
Được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Việt Nam những năm 1990, xã
hội học dần được quan tâm và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ
thống khoa học trong nước. Đến nay, xã hội học không ngừng phát triển và đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người. Các nghiên cứu về xã hội
học xuất phát từ hiện thực xã hội và đã giải đáp được những câu hỏi cuộc sống
sinh động đặt ra. Xã hội học dần dần khẳng định được vị trí quan trọng của mình
trong hệ thống các ngành khoa học và giành được sự quan tâm của các nhà khoa
học và xã hội. Bởi vậy, Nghị quyết 26 của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam khóa V đã khẳng định xã hội học là một trong bốn ngành cần
được phát triển nhanh.
Hệ thống thuật ngữ là công cụ, là bộ phận cấu thành nên tri thức của một
ngành khoa học. Hiện nay, ngành xã hội học ở Việt Nam đang phát triển nhanh
và cần một hệ thống thuật ngữ khoa học phong phú và chuẩn mực. Tuy vậy, hệ
thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay với số lượng thuật ngữ hạn chế chưa
2
đáp ứng được yêu cầu đó. Để phục vụ cho sự phát triển nhanh của ngành xã hội
học trong nước thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ của ngành là một
việc làm cần thiết.
Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học ở Việt Nam có số
lượng khiêm tốn và số lượng thuật ngữ xã hội học được chuyển dịch từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt chưa nhiều. Việc vay mượn thuật ngữ tiếng Anh nói
chung còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt. Để thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong sự phát
triển của xã hội, cũng như để ngày càng phát triển lớn mạnh, xã hội học đặc biệt
là hệ thuật ngữ xã hội học cần được nghiên cứu sâu rộng hơn cả về lý luận và
thực tiễn. Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình và
ngữ hệ. Vì vậy, con đường duy nhất để nghiên cứu hai hệ thuật ngữ là so sánh,
đối chiếu để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Vì những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu thuật ngữ xã
hội học Anh- Việt” làm đề tài nghiên cứu luận án. Luận án tập trung nghiên cứu,
đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt về cấu tạo và ngữ nghĩa nhằm đưa ra
điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo và đặc trưng định danh của thuật ngữ xã
hội học tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng lý luận của ngôn ngữ học so sánh
đối chiếu. Từ đó, luận án sẽ góp phần xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ học,
xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ về
mặt cấu tạo, đặc trưng định danh của hệ thống thuật ngữ xã hội học trong hai
ngôn ngữ Anh và Việt. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các biện pháp cụ thể để
chuẩn hóa hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
3
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa các quan điểm lý luận
về thuật ngữ khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu
- Miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xã hội
học tiếng Anh và tiếng Việt
- Đối chiếu đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học trong hai ngôn
ngữ Anh và Việt
- Kiểm định thuật ngữ xã hội học Anh-Việt về mặt nội dung và cấu tạo và
đề xuất biện pháp chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học tiếng Việt trên hai phương
diện này
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ xã hội học tiếng Anh
và thuật ngữ xã hội học tiếng Việt được lấy trong các từ điển, các giáo trình và
tài liệu chuyên ngành. Chúng tôi quan niệm thuật ngữ xã hội học là những từ và
cụm từ cố định biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực xã hội học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu các thuật ngữ xã hội học
bằng tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng trong từ điển thuật ngữ xã hội học và
các văn bản khoa học về lĩnh vực xã hội học để tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt giữa những thuật ngữ này trong hai ngôn ngữ Anh- Việt trên bình diện đồng
đại của chúng. Ngôn ngữ cơ sở là tiếng Anh và ngôn ngữ đối chiếu là tiếng Việt.
Các thuật ngữ xã hội học trong các ngôn ngữ khác, tên riêng các tổ chức
và tên các nhân vật lịch sử liên quan đến lĩnh vực xã hội học không nằm trong
phạm vi nghiên cứu của luận án.
4. Phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo chung
của nhóm thuật ngữ. Phương pháp này giải đáp các câu hỏi: các thành tố nào cấu
tạo nên thuật ngữ, các mô hình kết hợp các thành tố của nhóm thuật ngữ. Bằng
4
cách sử dụng phương pháp này luận án sẽ chỉ ra các đặc trưng cấu tạo, cũng như
các đặc điểm định danh, những bất cập và cách chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học.
4.2. Phương pháp đối chiếu
Phương pháp đối chiếu đặt các đặc điểm hình thái, cấu trúc, ngữ nghĩa của
thuật ngữ xã hội học của hai ngôn ngữ Anh- Việt để xem xét điểm tương đồng
và khác biệt. Đồng thời, phương pháp đối chiếu được sử dụng để đưa ra các thủ
pháp chuyển dịch chính xác thuật ngữ xã hội học tiếng Anh, tạo ra thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt phù hợp, xử lý những trường hợp không có tương đương
trong tiếng Việt. Từ đó, luận án đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất cách xây
dựng thuật ngữ xã hội học chuẩn mực tiếng Việt.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương
pháp trên. Tất cả các phương pháp sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau để giải quyết
hiệu quả nhiệm vụ đề ra.
4.3. Thủ pháp nghiên cứu
Luận án cũng vận dụng thủ pháp thống kê định lượng, phân tích thành tố,
mô hình hóa để giúp cho việc định tính và so sánh đối chiếu sáng tỏ.
4.4. Ngữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học, ngữ liệu nghiên cứu có vai trò rất quan
trọng. Đây là các minh chứng sinh động, cụ thể được sử dụng để tính toán, phân
tích, đánh giá và đưa ra các kết luận khoa học có chất lượng. Nguồn ngữ liệu
nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn trên cơ sở lí luận về thuật ngữ, là công trình
nghiên cứu của các nhà chuyên môn uy tín, có chất lượng khoa học. Quan điểm
của chúng tôi trong định hướng và lựa chọn thuật ngữ đưa vào đối chiếu là các
TNXHH tiếng Anh và các kết quả tương đương dịch tiếng Việt, không sử dụng
các kết quả dịch để nguyên dạng, phiên âm, định nghĩa hay giải thích.
Nguồn ngữ liệu được chúng tôi sử dụng trong luận án là một số cuốn từ
điển TNXHH tiêu biểu, giáo trình và tạp chí chuyên ngành trong đó TNXHH
được thể hiện bằng tiếng Anh và Việt tương ứng. Tiêu biểu là các cuốn từ điển
chuyên ngành:
- Từ điển xã hội học do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên năm 1994 do
5
nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Công trình gồm 208 TNXHH Việt-Anh được
xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
- Từ điển xã hội học do Ngụy Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bão biên dịch năm
2002, nhà xuất bản thế giới ấn hành. Số lượng TNXHH trong từ điển là 235,
cung cấp các khái niệm, phạm trù, nội dung cơ bản của xã hội học.
- Từ điển xã hội học Oxford, xuất bản năm 2012, do nhóm tác giả Bùi Thế
Cường, Đặng Thị Việt Phương và Trịnh Huy Hóa biên dịch do Ford Foundation
tài trợ, thuộc trường Đại học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách gồm 525 thuật ngữ, được biên dịch từ cuốn Oxford Dictionary of
Sociology do Gordon Marshall chủ biên, nhà xuất bản Oxford University ấn
hành năm 1998 (tái bản).
Để làm phong phú thêm ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập thêm
thuật ngữ xã hội học từ giáo trình và tài liệu chuyên ngành xã hội học và Tạp chí
xã hội học. (Xem ngữ liệu nghiên cứu) Số lượng thuật ngữ thu được từ các giáo
trình, tài liệu này là 514 thuật ngữ .
Tổng số thuật ngữ thu được từ các từ điển xã hội học và tài liệu chuyên
ngành là 1482 thuật ngữ, trong đó có 1 thuật ngữ được chuyển nguyên dạng, 13
từ, cụm từ là danh pháp cùng với 258 thuật ngữ trùng nhau. Với các thuật ngữ
trùng nhau, chúng tôi sẽ chọn một thuật ngữ. Sau khi loại bỏ từ, cụm từ danh
pháp hoặc chuyển dịch nguyên dạng, các thuật ngữ trùng nhau, chúng tôi thu
được 1339 thuật ngữ đưa vào nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể nói đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và đối chiếu
tương đối toàn diện, có hệ thống các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ xã hội học
tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo và định danh. Luận án chỉ ra
những yếu tố từ vựng tạo thành hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt,
các mô hình cấu tạo, phương thức cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ xã
hội học tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt.
Dựa vào kết quả khảo sát và nghiên cứu, luận án sẽ đề xuất các biện pháp
khả thi nhằm chuẩn hoá các thuật ngữ xã hội học được dịch từ tiếng Anh sang
6
tiếng Việt, góp phần chuẩn hoá hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt nói riêng và
phát triển ngành xã hội học Việt Nam nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần vào xây dựng cơ sở lý luận hệ thuật ngữ xã hội học
đang hình thành và phát triển ở Việt Nam hiện nay.
- Vận dụng lý thuyết nghiên cứu đối chiếu vào phân tích hệ thuật ngữ xã
hội học Anh- Việt, hai ngôn ngữ khác loại hình và nguồn gốc, mở đường cho
việc tiếp nhận, chuyển dịch thuật ngữ xã hội học.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thêm lý thuyết về đối chiếu,
chuyển dịch thuật ngữ khoa học, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ:
- Là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện từ điển thuật ngữ