Năm 1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứVI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc “Đổi mới”, theo đó chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đến nay, qua 04 kỳ Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Đại hội đều kiên định đường lối “Đổi mới” đưa ra tại Đại hội VI. Đã có rất nhiều luật, pháp lệnh, nghị định và các quy định pháp luật được ban hành, tạo điều kiện cho việc hình thành đồng bộ các thị trường, tạo ra thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
159 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập” là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu
trích dẫn trong Luận án là trung thực và kết quả nêu trong luận án chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tác giả Luận án
Vương Đình Dung
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh sách bảng biểu ....................................................................................................... v
Danh sách hình vẽ .......................................................................................................... vi
Danh sách viết tắt ........................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án .................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu của Luận án ................................................................................ 6
4. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu ................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7
6. Những đóng góp của Luận án ....................................................................................... 8
7. Kết cấu của Luận án ..................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU VÀ KINH
DOANH XĂNG DẦU ................................................................................................... 10
1.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh
xăng dầu trong nền kinh tế thị trường ............................................................................. 10
1.1.1. Đặc điểm của kinh doanh hàng hóa xăng dầu trong nền kinh tế thị trường ............ 10
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh
xăng dầu......................................................................................................................... 11
1.2. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu .............................................................................................................. 15
1.2.1. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế ... 15
1.2.2. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam ........................................................................................... 24
1.3. Các yếu tố tác động đến kinh doanh xăng, dầu và quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .................................................. 34
1.3.1. Biến động giá cả của thị trường xăng dầu thế giới ................................................. 34
1.3.2. Các yếu tố kinh tế ................................................................................................. 39
1.3.3 Các điều kiện xã hội có tác động đến kinh doanh xăng dầu .................................... 46
1.4. Kinh nghiệm của một số nước về Quản lý Nhà nước và điều hành hoạt động kinh
doanh xăng dầu .............................................................................................................. 51
iii
1.4.1. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Inđônêxia ............................................. 51
1.4.2. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Malaysia ............................................... 54
1.4. 3. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Thái Lan .............................................. 56
1.4.4. Kinh nghiệm điều hành của Trung Quốc ............................................................... 57
1.4.5. Kinh nghiệm Hàn Quốc ........................................................................................ 62
1.4.6. Kinh nghiệm Hoa Kỳ ............................................................................................ 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH XĂNG DẦU ........................................................... 75
2.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu từ năm
2000 đến nay .................................................................................................................. 75
2.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh
xăng dầu......................................................................................................................... 75
2.1.2. Đặc điểm tình hình các điều kiện kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu ......................................................................................... 76
2.2. Tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu ................................................................................................................... 84
2.2.1. Khái quát tình hình bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và
kinh doanh xăng dầu ...................................................................................................... 86
2.2.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu giai
đoạn trước năm 2000 ...................................................................................................... 89
2.2.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu giai
đoạn từ năm 2000 đến tháng 9 năm 2008........................................................................ 92
2.2.4. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, giai
đoạn từ sau tháng 9 năm 2008 đến nay ......................................................................... 101
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH XĂNG
DẦU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ....................................................................... 122
3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cấp thiết đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu ................................................................... 122
3.2. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh và nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu trong điều kiện hội nhập ................................................. 125
3.2.1. Quan điểm khoa học và toàn diện ....................................................................... 125
3.2.2. Quan điểm hệ thống ............................................................................................ 126
3.2.3. Quan điểm kết hợp hài hòa các lợi ích ................................................................ 126
iv
3.3. Phương hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập ....................................................................... 128
3.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập .................................................. 133
3.4.1. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu xăng
dầu ................................................................................................................. 133
3.4.2. Kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu .................. 135
3.4.3. Đổi mới phương thức can thiệp của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và
kinh doanh xăng dầu .................................................................................................... 137
3.4.4. Đổi mới công tác định giá; quy định về thuế về quỹ bình ổn giá đối với các mặt
hàng xăng dầu .............................................................................................................. 140
3.4.5. Tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. ............. 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 146
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................... 152
v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
TT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1
Giá bình quân các mặt hàng xăng dầu thế giới năm
2002- 2009 35
2 Bảng 1.2
Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam
2000- 2009 40
3 Bảng 1.3 Cơ cấu GDP theo ngành 2000- 2009 42
4 Bảng 1.4
Lĩnh vực hoạt động và thị phần của Sinopec và
CNPC 58
5 Bảng 1.5 Cơ cấu thị trường dầu mỏ và cơ chế định giá tại các
nền kinh tế thành viên Opec
70
6 Bảng 2.1 Hệ thống mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp đầu
mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu 79
6 Bảng 2.2 Thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu giai đoạn
2003 - 2009 94
7 Bảng 2.3 Giá Platt's bình quân các tháng năm 2008 101
8 Bảng 2.4
Sản lượng nhập khẩu xăng dầu các doanh nghiệp
năm nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu 2008 103
9 Bảng 2.5 Giá bán lẻ xăng dầu năm 2008 104
10 Bảng 2.6 Giá Platt's bình quân các tháng năm 2009 105
11 Bảng 2.7
Sản lượng nhập khẩu xăng dầu các doanh nghiệp
nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu năm 2009 107
12 Bảng 2.8
Sản lượng tạm nhập, tái xuất xăng dầu của các doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu năm 2009 107
13 Bảng 2.9 Giá bán lẻ xăng dầu năm 2009 108
14
Bảng
2.10
Kế hoạch sản xuất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất
năm 2009 109
15 Bảng
2.11
Kế hoạch sản xuất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất
năm 2010
110
16 Bảng
2.12
Số liệu trích và sử dụng quỹ BOG của Tổng Công ty
Xăng dầu Quân đội 115
vi
DANH SÁCH HÌNH VẼ
TT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Diễn biến giá các mặt hàng xăng dầu thế giới từ
2006 - 2009 35
2 Hình 1.2 Tốc độ tăng của GDP giai đoạn 2004 - 2009 41
3 Hình 1.3 Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế 43
4 Hình 1.4 Cơ cấu sử dụng xăng dầu theo lĩnh vực 43
5 Hình 1.5 Dân số Việt Nam 1995 - 2009 47
6 Hình 1.6 Sơ đồ cơ chế định giá bán sản phẩm của các nhà
máy lọc dầu tại Indonexia 53
7 Hình 2.1
Thị phần nhập khẩu xăng dầu của các doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu năm
2009
81
8 Hình 2.2
Thị phần tạm nhập tái xuất xăng dầu của các
doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu
năm 2009
81
9 Hình 2.3 Biểu đồ giá Platt's các tháng 2008 102
10 Hình 2.4
Thị phần nhập khẩu xăng dầu của các doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu năm
2008
104
11 Hình 2.5 Giá bán lẻ xăng dầu năm 2009 105
12 Hình 2.6 biểu đồ Giá Platt's các tháng năm 2009 106
13 Hình 2.7 Giá bán lẻ xăng dầu năm 2008 109
vii
DANH SÁCH VIẾT TẮT
TT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Tiếng việt
1 AFTA Asean Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
2 ASEAN
Association of
Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3 CPI Consumption Price Index Chỉ số giá
4 EU European Union Liên minh Châu Âu
5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
6 IEA International Energy Agency Cơ quan Năng lượng Quốc tế
7 OPEC
Organization of the
Petroleum Exporting
Countries
Tổ chức các nước Xuất khẩu
Dầu mỏ Thế giới
8 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
9 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
10 DNNK&KD Doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh
11 QLNN Quản lý nhà nước
12 XHCN Xã hội chủ nghĩa
13 NCS Nghiên cứu sinh
14 GTTT Giá trị tăng trưởng
15 BOG Bình ổn giá
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Năm 1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khởi xướng công cuộc “Đổi mới”, theo đó chuyển đổi nền kinh tế
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đến nay, qua 04 kỳ
Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Đại hội đều kiên định đường lối “Đổi mới”
đưa ra tại Đại hội VI. Đã có rất nhiều luật, pháp lệnh, nghị định và các quy
định pháp luật được ban hành, tạo điều kiện cho việc hình thành đồng bộ các
thị trường, tạo ra thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Một trong những nội dung trọng tâm của chính sách “Đổi mới” trong
kinh tế là việc thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với các loại hình
doanh nghiệp. Sự kiên quyết trong việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung trước đây sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được thể hiện
thông qua tất cả các quy định pháp luật trong thời gian qua. Nhà nước chủ
trương điều tiết các doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật và các chính
sách; các doanh nghiệp hoạt động theo luật pháp và theo tín hiệu thị trường. Tư
tưởng chỉ đạo là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các
doanh nghiệp mà điều tiết thông qua pháp luật và chính sách kinh tế, các doanh
nghiệp dựa trên hệ thống các quy định pháp lý để tự lựa chọn cho mình hình
thức, ngành nghề hoạt động.
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò của Nhà nước đối với các
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng dần thay đổi phù hợp với điều kiện kinh
tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước
chuyển dần từ cơ chế quản lý trực tiếp, toàn diện đối với các DNNN sang cơ
2
chế quản lý chủ yếu thông qua pháp luật bằng việc ban hành nhiều văn bản
pháp luật cho khu vực này.
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát
triển kinh tế ở nước ta. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay vẫn
chủ yếu là các DNNN. Trong quá trình đổi mới kinh tế, việc chuyển xăng dầu
sang kinh doanh theo cơ chế thị trường là nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc. Trên thực tế, vẫn còn việc Nhà nước định giá, lúng túng đối phó với
nhiều biến động giá cả của thị trường xăng dầu thế giới gây ra những khoản lỗ
lớn trong kinh doanh. Tình trạng buôn bán lậu, tạm nhập tái xuất lộn xộn
không quản lý được. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), do vậy việc nâng cao năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp nói chung
và của doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh (DNNK&KD) xăng dầu nói
riêng là điều cực kỳ quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại là một tất yếu khách
quan. Trong quá trình hội nhập, đã và đang diễn ra mâu thuẫn về lợi ích giữa
Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong hoạt động nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu. Các mâu thuẫn này được thể hiện như sau:
- Người tiêu dùng đang được mua giá xăng dầu thấp hơn giá nhập khẩu.
Hiện tượng này xuất hiện chủ yếu do sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước
đối với giá xăng dầu trong nước.
- Doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu thường trong tình
trạng lỗ khi cung cấp sản phẩm xăng dầu trong nước. Hầu hết các doanh
nghiệp càng nhập khẩu càng bị lỗ nhưng vẫn phải thực hiện do doanh nghiệp
sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu không cung cấp hàng hoá xăng dầu
theo đăng ký. Việc nhập khẩu và cung cấp xăng dầu, như vậy, vừa là hoạt động
"kinh doanh" vừa mang tính chất "công ích". Mặc dù doanh nghiệp vẫn được
3
nhà nước bù đắp chi phí khi bị lỗ, nhưng điều này đã làm cho doanh nghiệp
không có nguồn tích luỹ tái tạo sức sản xuất dẫn đến khả năng cạnh tranh, hội
nhập kém.
Trên thực tế, Nhà nước phải chi một khoản bù lỗ cho các doanh nghiệp
nhập khẩu xăng dầu, nhằm bình ổn giá để ổn định đầu vào nhiên liệu cho các
ngành kinh tế khác. Nhất là trong thời gian gần đây, khi nhu cầu về xăng dầu
của các nước Trung Quốc, Mỹ tăng cao, một số nước có tài nguyên dầu mỏ bất
ổn về chính trị, một số loại tiền có tính chi phối cao như Đô la Mỹ, Euro
vv...biến động về mặt giá trị, đã đẩy giá xăng dầu biến động tăng giảm đột
biến. Những biến động này đã khiến Nhà nước phải chi một khoản bù lớn
trong việc cân bằng nguồn tài chính quốc gia và phần nào đã can thiệp làm mất
quyền "tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp".
Bên cạnh đó, trong bất cứ lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xăng
dầu nào, Nhà nước cũng cần giải quyết 3 yêu cầu sau:
- Ổn định an ninh năng lượng;
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp;
- Hiệu quả kinh tế (người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà nước).
Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới đòi hỏi phải đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước nhằm đáp ứng được các
yêu cầu nêu trên. Tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước có liên quan như Bộ
Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ...
đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra được những biện pháp khả thi nhất cho vấn
đề này.
Nhận thức được đây là vấn đề cấp bách thiết thực và xuất phát từ thực
tiễn, NCS mạnh dạn chọn đề tài "Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập" để
thực hiện Luận án tiến sỹ của mình.
4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đổi mới quản lý
nhà nước đối với thương nhân, đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,
đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa... Có thể kể đến một số nghiên
cứu tiêu biểu như đề tài nghiên cứu khoa học của GS. TS. Phạm Vũ Luận “Đổi
mới quản lý nhà nước đối với thương nhân ở nước ta hiện nay”, của TS. Đinh
Văn Ân “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam”, của GS. TS. Ngô
Đình Giao “Các giải pháp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời
kỳ quá độ của Việt Nam”, của PGS. TS. Nguyễn Đình Tài “Hoàn thiện quản lý
nhà nước sau đăng ký kinh doanh đối với các DNNN”..., của GS. TS. Lương
Xuân Quỳ với đề tài nhánh mã số Kx.03.04 “Những quan điểm và kiến nghị về
cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế nước ta
hiện nay”; của Viện Nghiên cứu thương mại với đề tài mã số 96-78-102 “Xu
hướng phát triển và định hướng tổ chức quản lý nhà nước về các dịch vụ
thương mại ở Việt Nam đến năm 2010”; và đề tài mã số 96-78-100 “Hoàn
thiện cơ chế quản lý của Bộ Thương mại đối với các doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Bộ Thương mại”; của Bộ thương mại với đề tài cấp nhà nước mã số
2001-78-002 “Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại trên thị
trường nội địa đến 2010”; của TS. Trần Văn Thắng (2004) về “Quản lý nhà
nước về thương mại trong giai đoạn hiện nay của nước ta”; của TS. Trương
Đoàn Thể (2003) về “Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội”;
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, để nghiên cứu cách thức áp dụng mô
hình quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập
WTO, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện Đề án đánh giá tương đối chi tiết
về “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không
phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả
doan