Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng là hoạt động
kinh doanh dựa trên nguyên tắc chuyển giao rủi ro và phân tán tổn thất giữa
những cá nhân, tổ chức có cùng nguy cơ gặp phải mộthoặc một nhóm rủi ro
tương tự và tuân thủ qui luật số đông. Đặc thù riêng của hoạt động kinh doanh
bảo hiểm là “sự đảo ngược của chu kỳ kinh doanh”. Với đặc thù này, kinh
doanh sản phẩm tuân thủ theo quy trình: phí bảo hiểm (giá cả sản phẩm) thu
trước, các cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm (chi phí) được thực hiện
sau. Vì vậy, việc tính toán mức phí và sử dụng phí thu được sao cho hiệu quả
và đúng mục đích sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trên thực tế, doanh nghiệp quản lý và sử dụng phí thu được có hiệu quả đồng
nghĩa với việc họ sẽ đảm bảo được các cam kết đối với khách hàng trong việc
nhanh chóng bồi thường khi có tổn thất cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được các khoản chi phí để tăng thêm lợi nhuận và làcơ sở để doanh nghiệp
bảo hiểm mở rộng các khoản phúc lợi, cải thiện và nâng cao đời sống cho
người lao động của mình.
Trước những thách thức và cơ hội mới khi Việt Nam gia nhập WTO,
làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm đang là vấn đề thu hút
và quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, trong đó
có các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả
chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận
án Tiến sĩ của mình.
189 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận, giải pháp và kiến nghị của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận án
Trần Hùng Dũng
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.................................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO
HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ.................................... 6
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM PHI
NHÂN THỌ ................................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại trong bảo hiểm thương mại...................... 6
1.1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.......................................... 12
1.1.3. Những hoạt động cơ bản của DNBH phi nhân thọ. ..................... 14
1.2. PHÍ BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ........... 18
1.2.1. Khái niệm ................................................................................... 18
1.2.2. Mục đích sử dụng phí bảo hiểm.................................................. 28
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu phí của DNBH phi nhân
thọ. ....................................................................................................... 33
1.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA DNBH PHI NHÂN THỌ............ 37
1.3.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm phi nhân thọ. ....... 37
1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm.......... 41
1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của
DNBH phi nhân thọ.............................................................................. 42
1.4. VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA CÁC DNBH PHI
NHÂN THỌ TRÊN THẾ GIỚI................................................................................... 69
Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM ................................. 73
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN
THỌ Ở VIỆT NAM.................................................................................................... 73
iii
2.1.1. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam............................... 73
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ....................................................... 79
2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO
HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM.......................................................................... 94
2.2.1. Thực trạng sử dụng phí bảo hiểm của các DNBH phi nhân thọ... 94
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ........................................................ 108
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO
HIỂM PHI NHÂN THỌ ........................................................................................... 121
2.3.1. Thành công của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .... 121
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân .................................................. 126
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM
CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM....................... 132
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM........................ 132
3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập. ................................ 132
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam............................................. 143
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM DNBH
PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM .................................................................................. 145
3.2.1. Các giải pháp trực tiếp .............................................................. 145
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ.................................................................. 164
3.2.3. Các giải pháp điều kiện............................................................. 171
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 176
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................................ 178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 179
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH TNDS: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
BH TS: Bảo hiểm tài sản.
BH: Bảo hiểm
BHNT: Bảo hiểm nhân thọ.
BHPNT: Bảo hiểm phi nhân thọ
BHTM: Bảo hiểm thương mại
BHXH: Bảo hiểm xã hội.
BHYT: Bảo hiểm y tế
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm.
DPNV: Dự phòng nghiệp vụ.
FDI:
(Foreign Direct Investment):
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KDBH: Kinh doanh bảo hiểm.
MFN:
(Most Favoured Nation)
Quy chế tối huệ quốc
LN: Lợi nhuận
NT:
(National Treatment)
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
ODA
(Official Development Assistance):
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
PTI: Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện
PVI: Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam
ROA:
(Return On Assets)
Hệ số thu nhập trên tài sản
ROE:
(Return on Equity)
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần
TBH: Tái bảo hiểm
TNDS: Trách nhiệm dân sự
TRIPS: Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ
WTO:
(World Trade Organization):
Tổ chức Thương mại thế giới
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Tổng hợp hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo
hiểm của các DNBH phi nhân thọ............................................... 68
Bảng 2.1. Quy mô thị trường bảo hiểm Việt Nam (1996 - 2007).................. 76
Bảng 2.2. Các DNBH phi nhân thọ hoạt động trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam năm 2007.................................................................... 81
Bảng 2.3. Doanh thu phí bảo hiểm và tỷ lệ giữ lại một số nghiệp vụ chủ
yếu (2005 - 2006) ....................................................................... 90
Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư của các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam theo
danh mục đầu tư (2003 - 2007)................................................... 93
Bảng 2.5. Doanh thu phí bảo hiểm của một số DNBH phi nhân thọ (2003 -
2007) .......................................................................................... 94
Bảng 2.6. Số tiền bồi thường thực tế của một số DNBH phi nhân thọ
(2003 - 2007).............................................................................. 97
Bảng 2.7. Tình hình trích lập dự phòng nghiệp vụ của một số DNBH phi
nhân thọ Tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm (2003- 2007) ..... 99
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng số tiền trích lập dự phòng nghiệp vụ hàng
năm của một số DNBH phi nhân thọ (2003 - 2007) .................. 100
Bảng 2.9. Tổng chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở
một số DNBH phi nhân thọ 2003-2007..................................... 101
Bảng 2.10. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của 3 loại
hình công ty thuộc 3 hình thức sở hữu khác nhau ..................... 103
Bảng 2.11. Nguồn vốn đầu tư của một số DNBH phi nhân thọ (2003 -
2007) ........................................................................................ 104
vi
Bảng 2.12. Giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của một số DNBH phi nhân
thọ (2003 - 2007)...................................................................... 105
Bảng 2.13. Lợi nhuận thuần và lợi nhuận đầu tư tài chính của một số
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. .................... 107
Bảng 2.14. Hiệu quả bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm của một số
DNBH phi nhân thọ (2003 - 2007) ........................................... 109
Bảng 2.15. Hiệu quả đầu tư tài chính của một số doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ (2003-2007) ......................................................... 111
Bảng 2.16. Hiệu quả sử dụng chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh
bảo hiểm (2003-2007) ............................................................... 114
Bảng 2.17. Hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp bảo hiểm (2003-2004)................................................... 115
Bảng 2.18. Hiệu quả sử dụng phí tính theo lợi nhuận thuần kinh doanh bảo
hiểm ở một số doanh nghiệp bảo hiểm (2003-2007) ................. 117
Bảng 2.19. Hiệu quả trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm. .......... 118
Danh mục hình vẽ
Hình 2.1. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm của các DNBH phi nhân thọ..... 80
Hình 2.2. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường theo nghiệp
vụ năm 2007............................................................................... 89
Hình 2.3. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm giữ lại theo nghiệp vụ năm 2006 . 91
Hình 2.4. Đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm Thương mại ở Việt
Nam (1993 - 2007) ................................................................... 120
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng là hoạt động
kinh doanh dựa trên nguyên tắc chuyển giao rủi ro và phân tán tổn thất giữa
những cá nhân, tổ chức có cùng nguy cơ gặp phải một hoặc một nhóm rủi ro
tương tự và tuân thủ qui luật số đông. Đặc thù riêng của hoạt động kinh doanh
bảo hiểm là “sự đảo ngược của chu kỳ kinh doanh”. Với đặc thù này, kinh
doanh sản phẩm tuân thủ theo quy trình: phí bảo hiểm (giá cả sản phẩm) thu
trước, các cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm (chi phí) được thực hiện
sau. Vì vậy, việc tính toán mức phí và sử dụng phí thu được sao cho hiệu quả
và đúng mục đích sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trên thực tế, doanh nghiệp quản lý và sử dụng phí thu được có hiệu quả đồng
nghĩa với việc họ sẽ đảm bảo được các cam kết đối với khách hàng trong việc
nhanh chóng bồi thường khi có tổn thất cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được các khoản chi phí để tăng thêm lợi nhuận và là cơ sở để doanh nghiệp
bảo hiểm mở rộng các khoản phúc lợi, cải thiện và nâng cao đời sống cho
người lao động của mình.
Trước những thách thức và cơ hội mới khi Việt Nam gia nhập WTO,
làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm đang là vấn đề thu hút
và quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, trong đó
có các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả
chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận
án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án nhằm vào ba mục đích nghiên cứu chính:
2
Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về bảo hiểm và kinh
doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Đưa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng phí bảo
hiểm đặc biệt là hiệu quả kinh tế và phương thức đánh giá, từ đó hoàn thiện,
bổ sung hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Phân tích thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và áp dụng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm vào một số doanh
nghiệp chiếm thị phần lớn tại Việt Nam. Qua đó đưa ra những nhận xét khách
quan về hiệu quả sử dụng phí của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam.
Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và điều kiện để các
giải pháp có thể thực hiện được trong thời gian tới.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
So với lịch sử hàng trăm năm phát triển của bảo hiểm nói chung và bảo
hiểm phi nhân thọ nói riêng trên thế giới, lịch sử ra đời và phát triển của bảo
hiểm phi nhân thọ Việt Nam còn khá non trẻ. Việc DNBH đầu tiên - Bảo Việt
được thành lập (ngày 15 tháng 01 năm 1965) là mốc son đánh dấu sự ra đời
của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam; tuy nhiên, phải sau năm
1993, thị trường bảo hiểm mới thực sự phát triển. Do vậy, các nghiên cứu đã
được công bố trong lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế. Từ năm 1977- 2002, tại
các trường đại học thuộc khối kinh tế mới chỉ có 2 nghiên cứu sinh bảo vệ
thành công luận án tiến sỹ liên quan tới lĩnh vực bảo hiểm, nhưng lại là lĩnh
vực bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
Năm 1993, NCS Mạc Văn Tiến đã bảo vệ thành công đề tài: “Ứng
dụng một số phương pháp thống kê trong nghiên cứu bảo hiểm xã hội ở Việt
Nam”.
3
Năm 1999, NCS Vũ Thành Hưng bảo vệ đề tài: “Những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam”
Sau năm 2002, đã có nhiều nghiên cứu sinh nghiên cứu về lĩnh vực bảo
hiểm thương mại và đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ của mình. Cụ thể là:
- NCS Phí Trọng Thảo đã nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thoả mãn nhu
cầu tiềm năng về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam”, đề tài được bảo vệ thành
công vào năm 2004.
- Cũng trong năm 2004, NCS Phạm thị Định đã nghiên cứu đề tài:
“Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước ở Việt Nam”.
- Năm 2005, NCS Đoàn Trung Kiên đã bảo vệ thành công luận án tiến
sỹ với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động đầu tư tại các
công ty bảo hiểm Việt Nam”.
- Năm 2006, NCS Đoàn Minh Phụng – Học viện Tài chính, đã tập
trung nghiên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi
nhân thọ của các DNBH nhà nước Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội
nhập”.
- Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Tổng công ty
bảo hiểm Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh doanh” đã được NCS Nguyễn
Quốc Trị bảo vệ thành công năm 2006.
- Ngoài những đề tài nêu trên, tại các buổi hội thảo khoa học và trên
các tạp chí khoa học, đã có nhiều bài báo viết về lĩnh vực bảo hiểm thương
mại này.
Tuy nhiên, đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” mà luận án tập trung
nghiên cứu là hoàn toàn mới và hết sức cần thiết trong điều kiện ngành bảo
hiểm thương mại nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để các doanh nghiệp bảo
4
hiểm phi nhân thọ nước ta xem xét, nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn
nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả hơn phí bảo hiểm phi nhân thọ. Đồng
thời đây còn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và
quản lý liên quan tới lĩnh vực này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu bám sát mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu thực trạng và hiệu
quả sử dụng phí bảo hiểm, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phí bảo
hiểm ở một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần lớn ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động của một số doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần lớn ở Việt Nam, chủ yếu trong giai đoạn từ
năm 2003 đến năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong kinh
tế như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đánh giá, phương
pháp tổng hợp và phân tích .v.v.
Tất cả những phương pháp này đều được vận dụng tổng hợp khi xây
dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm phi
nhân thọ. Đồng thời chúng còn được sử dụng tổng hợp để phân tích thực trạng
hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm phi nhân thọ ở các DNBH phi nhân thọ Việt
Nam.
Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích và đánh giá hiệu quả sử
dụng phí bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với các
phương pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Hoàn thiện, bổ sung hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí
5
BH của DNBH phi nhân thọ.
- Ứng dụng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng phí đã hoàn thiện, bổ
sung để đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm ở các DNBH phi nhân thọ
VN.
- Làm rõ những tồn tại trong việc sử dụng phí tại một số doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ chiếm thị phần lớn trên thị trường VN.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo
hiểm cho DNBH phi nhân thọ VN.
7. Kết cấu của luận án
Tên luận án: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận án được chia thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
PHI NHÂN THỌ
1.1.1. Khái niệm và phân loại trong bảo hiểm thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm
Nhu cầu an toàn đối với con người là vĩnh cửu. Lúc nào con người
cũng tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những rủi
ro trong cuộc sống và trong lao động sản xuất. Ngay từ thời tiền sử đã xuất
hiện các tổ chức gần giống với bảo hiểm ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy những vết tích chứng minh sự tồn tại của các công ty cứu hộ tương
hỗ đối với các thợ tạc đá Ai Cập cổ đại từ 4.500 năm trước công nguyên. Hay
người Ba-bi-lon đã đưa ra những quy tắc trong việc tổ chức phương tiện vận
tải bằng xe kéo và đặc biệt đã quy định phân chia các thiệt hại do mất cắp và
bị cướp cho các thương gia cùng gánh chịu. Thời La Mã cổ đại đã có những
hội đoàn kết tương trợ của các tập đoàn lính có cùng nhu cầu, bằng cách
người ta đã dùng quy chế của đoàn tang lễ Lanuviun tổ chức tang lễ cho tất cả
các thành viên đã có tiền đóng góp cho hội từ khi họ còn sống. Như vậy, các
thành viên này thực chất đã được bảo hiểm... Đến thời Trung Cổ, các quy tắc
về bảo hiểm hàng hải đã được hình thành và phát triển ở các cảng biển Địa
Trung Hải (Genes, Venise, Mavseille) và Đại Tây Dương (Porto, Bordeaux,
Bruges...). Và điển hình trong số đó là bản hợp đồng cổ xưa nhất mà người ta
7
đã tìm thấy được ký kết tại cảng Genes năm 1347. Nếu không còn những bản
hợp đồng cổ hơn, thì bản hợp đồng đó đã chứng minh được là bị huỷ ngay sau
khi con tàu cập bến, có nghĩa là sự "đảm bảo" đã kết thúc. Cũng chính tại
cảng Genes năm 1424, công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên đã ra đời. Sau đó,
không chỉ có bảo hiểm hàng hải mà một loạt các loại hình bảo hiểm khác ra
đời và phát triển như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm vỡ
kính, bảo hiểm tai nạn...
Mặc dù ra đời khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm
thống nhất về bảo hiểm, bởi vì người ta định nghĩa về bảo hiểm ở nhiều góc
độ khác nhau.
- Dưới góc độ tài chính, người ta quan niệm: "bảo hiểm là một hoạt
động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không
mong đợi".[71]
- Dưới góc độ pháp l