Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam

Từ khi chuyển ñổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam ñã có những thành quả phát triển ñáng khích lệ. Kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, thu nhập của người dân tăng cao, các doanh nghiệp phát triển hơn về số lượng và hiệu quả hơn trong hoạt ñộng kinh doanh. ðóng góp vào những thành tích này, phải kể ñến vai trò của nhiều ngànhkinh tế ñã vươn lên khẳng ñịnh tiềm năng phát triển của mình không chỉ trên phạm vi trong nước mà còn trên bình diện quốc tế, trong ñó có ngành chế biến thuỷ sản. Vốn là một ngành kinh tế truyền thống, ngành chế biến thuỷ sản nước ta ñã nắm bắt nhanh xu hướng hội nhập, khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và dần khẳng ñịnh là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, có sự phát triển khởi sắc nhất thời gian qua. Thành công này có ñược phần lớn nhờ vào những lợi thế so sánh của ngành và sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến thuỷ sản thời gian qua cũng ñã ñặt ra cho các nhà quản lý một số vấn ñề cấp bách cần quan tâm, nhằm phát triển ngành một cách bền vững. Một trong những vấn ñề nổi bật là ngành chưa thật sự khẳng ñịnh ñược vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và năng lực cạnh tranh của ngành chưa có ñược sự ổnñịnh cần thiết. Trong thời gian qua, tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ñạt mức cao, song không phải vì thế mà chúng ta không lo ngại cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản chế biến Việt Nam trên thị trường thế giới. Theo cách nhìn nhận của nhiều chuyên gia kinh tế, sự tăng trưởng của thuỷ sản chế biến Việt nam thời gian qua chủ yếu nhờ vào khai thác các lợi thế về chi phí (trong 2 khi hiện nay các doanh nghiệp của chúng ta ñang gặpphải rất nhiều rào cản, như các hàng rào chống bán phá giá chẳng hạn) và nhờ khai thác những thị trường mới (những thị trường này cũng sẽ nhanh chóng bị bão hoà nếu không có sự ñổi mới về sản phẩm), nói cách khác thì nhữnglợi thế trên ñây không thể coi là lợi thế bền vững của thuỷ sản Việt nam. ðể có thể xây dựng các lợi thế cạnh tranh mang tínhbền vững cho lĩnh vực chế biến thuỷ sản phục vụ thị trường trong nướcvà xuất khẩu, ngành chế biến thuỷ sản cần có những hướng ñi và giải pháp tổng thể cải thiện năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam cần ñược củng cố trên cơ sở khai thác có hiệu quả các yếu tố lợi thế, ñồng thời dựa trên năng lực của bản thân các doanh nghiệp trong ngành. Nói cách khác, ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam cầncó khả năng nâng cao chất lượng ñể vượt qua các rào cản kỹ thuật của cácquốc gia nhập khẩu, ñồng thời sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, ña dạng hoá sản phẩm nhằm ñáp ứng nhu cầu của các thị trường tiềm năng nhưng khó tính, qua ñó tăng cường khả năng chinh phục chính thị trường nội ñịa. Như vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, trên quan ñiểm là một ngành hướng ngoại, phân tích và ñánh giá những lợi thế cạnh tranh của ngành so với các quốc gia khác trên thế giới, tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong thời gian tới, từ ñó làm cơ sở cho việc ñề ra những ñịnh hướng, giải pháp phát triển bền vững ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, không chỉ ñối với bản thân các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, mà còn ñặc biệt quan trọng ñối với các cơ quan quản lý nhà nước của ngành thuỷ sản và của các ñịa phương.

pdf165 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_BuiDucTuan.pdf
  • pdfLA_BuiDucTuan_TT.pdf
Tài liệu liên quan