Luận án Nghiên cứu hình thức quản lý dựa vào cộng đồng các công trình cấp nước tập trung tại nông thôn Việt Nam

Việt Nam có 73% dân số và 90% người nghèo của cả nước đang sinh sống ở khu vực nông thôn. Thu nhập thấp, không đượchưởng lợi các dịch vụ công, đặc biệt là nước sạch và vệ sinh là một thiệtthòi lớn không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sống hiện tại mà cả sự phát triển về thể lực và trí lực thế hệ sau của cư dân nông thôn. Chiến lược quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn là một trong 11 Chiến lược quốc gia hướng tới mục tiêu xóa đói giảmnghèo, nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân nông thôn. Mục tiêu cụthể của Chiến lược là “đến năm 2010, có 80% dân nông thôn có nước hợp vệ sinh 60 lít/người/ngày và 70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh. ðến năm 2020,100% dân cư nông thôn sử dụng 60 lít/người/ngày nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia mỗi ngày” [35, 4-5]. Một trong bốn nguyên tắc thực thi Chiến lược là xã hội hóa [35,13-15]. Xã hội hóa đã thay đổi hoàn toàn phương thức đầu tưxây dựng cơ bản truyền thống. Trước đây cách tiếp cận nguồn vốn phổ biến là truyền “mệnh lệnh”, đầu tư cấp nước nông thôn chủ yếu theo kiểu “ban - cho”,ngân sách được rót từ trên xuống dưới. Người dân không được tham gia vào quá trình ra quyết định, lựa chọn theo nhu cầu, dẫn đến thái độ trông chờ, ỉ lại, “cho sao nhận vậy”. ðiều đó dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm bảovệ, vận hành bảo dưỡng công trình, đặc biệt là công trình cấp nước tập trung. Chủ trương xã hội hóa, một mặt, tăng nguồn lực đóng góp của cộng đồng, giảm gánh nặng ngân sách cho đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng, mặt khác, nâng cao ý thức tự chủ của người dân đảm bảo tính bền vững của côngtrình [19, 25-35]. 2 Thông qua chương trình giáo dục truyền thông sâu rộng trong cộng đồng, trình độ nhận thức về nước sạch và vệ sinh nông thôn đã được nâng cao. Qua giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của Chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh nông thôn, tỉ trọng ngân sách Nhà nước ngày càng giảm khi vốn do dân đóng góp ngày càng tăng so với tổng mức đầu tư ngành của xã hội. Theo Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia, trong tổng vốn đầu tư xã hội cho CN&VSNT, phần đóng góp từ người hưởng lợi chiếm tỉ trọng cao nhất (44% so với 18% từ ngân sách Nhà nước, 16% của các nhà tài trợ và gần 1% của tư nhân) [18, 36-40]. Tỉ trọng vốn góp từ dân cũng tiếp tục tăng trong các năm tới. Cơ cấu vốn đầu tư thay đổi thì quan hệ sở hữu công trình cũng thay đổi. Các công trình không còn thuộc sở hữu 100% của nhà nước. Cộng đồng được xem như là một chủ sở hữu, có tỉ lệ vốn góp lớn nhất vào đầu tư công trình. Sự thay đổi về quan hệ sở hữu dẫn đến thay đổi về quan hệ tổ chức quản lý, thể hiện thông qua hình thức quản lý công trình. Từtrước đến nay, công trình cấp nước vẫn được Trung tâm nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh, cơ quan đại diện nhà nước chịu trách nhiệm về CN&VSNT, quảnlý; Vừa thực hiện chức năng sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh dịch vụ cấp nước và vệ sinh nông thôn tại trung tâm đã dẫn đến tình trạng quá tải về công việc, coi nhẹ công tác cung cấp dịch vụ sự nghiệp dẫn đến thiếu sót trong quản lý nhà nước, . và đặc biệt là sự thiếu minh bạch về quản lý đầu tư công trình. Vì vậy, cung cấp dịch vụ cấp nước cần dần dần xã hội hóa và tư nhân hóa. Hơn nữa, khi cộng đồng được giao quyền tựchủ thì nguồn vốn đầu tư huy động từ cộng đồng sẽ tăng, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao, và tính bền vững của công trình được nâng lên do công tác duy tu, bảo dưỡng tiến hành kịp thời. Thực hiện chủ trương của Chính phủ cũng như nhận thức được tính cấp 3 thiết của việc giao quyền cho cộng đồng, nhiều mô hình tổ chức quản lý công trình cấp nước tập trung dựa vào cộng đồng ở nông thôn đã hình thành. Tuy nhiên, sự hình thành này hoặc mang tính tự phát hoặc mang nặng tư tưởng chủ quan, áp đặt của các cơ quan quản lý địa phương, nên phần lớn các mô hình vận hành chưa hiệu quả, công trình xuống cấp một thời gian ngắn sau khi khánh thành [8] [19, 25-26] [30, 2-3]. Xuất phát từ đó, tác giả đã chọn vấn đề “Nghiên cứu hình thức quản lý dựa vào cộng đồng các công trình cấp nước tập trungtại nông thôn Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ.

pdf218 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hình thức quản lý dựa vào cộng đồng các công trình cấp nước tập trung tại nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_NguyenThiLanHuong.pdf
  • pdfLA_NguyenThiLanHuong_TT.pdf
Tài liệu liên quan