Gốm mỹ nghệ Việt Nam là một mặt hàng đặc biệt phản ánh văn hóa truyền
thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Gốm mỹ nghệ Việt Nam đã được thị trường
nước ngoài ưa chuộng, điều đó phản ánhqua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng
cao từ 22,4 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 1995 đã tăng liên tục và đạt mức
147,5 triệu USD vào năm 2004. Thị trường xuất khẩu củangành gốm mỹ nghệ cũng
không ngừng được mở rộng từ chỗ chỉ xuất khẩu theo Nghị định thư vào các thị
trường Xã hội Chủ nghĩa trong thời kỳ bao cấp, ngày nay gốm mỹ nghệ Việt Nam
đã xuất hiện tại hầu hết các thị trường lớn có yêu cầu cao, như: Hoa Kỳ, Châu Âu,
Nhật Bản, các nước Trung Đông và Bắc Mỹ.vv. Nhờ sự phát triển tích cực này đã
thu hút đầu tư mở rộng sản xuất một cách mạnh mẽ tại các vùng sản xuất lớn như tại
Bát Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long.vv, và đã tạo ra nhiều công ăn việc
làm cho người lao động.Đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ còn có ý nghĩa quan
trọng là quảng bá văn hoá truyền thống của Việt Nam trên trường quốc tế và là cầu
nối giao lưu văn hoá vớicác dân tộc khác trên thế giới, giúp Việt Nam nhanh chóng
hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, ngành gốm ViệtNam hiện đang phải cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn, như: Trung Quốc, là nước có
kỹ thuật sản xuất cao và thương hiệu đã được khẳng định, Thái lan, Malaysia,
Indonesia vv , là những quốc gia cũng có ngành sản xuất gốm phát triển, đã thâm
nhập và thiết lập được mối quan hệ thương mại rộng tại các thị trường lớn như Châu
Âu, Hoa Kỳ trước chúng ta khá lâu. Vì vậy, sự phát triển của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất
nước và sự phát triển hiện nay cũng chưa bền vững do những yếu tố bất cập trong
nội bộ ngành, hơn nữa chúng ta cũng chưa tạo ra được một dòng gốm mang đậm nét
văn hoá Việt Nam để có thể khẳng định mộtthế đứng vững chắc trên thị trường. Là
7
một người có thời gian lâu dài gắn bó với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xuất khẩu
gốm mỹ nghệ, tác giả nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do khả
năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường xuất khẩu. Do đó, với hoài bão ứng dụng những kiến thức đã tiếp thu từ
nhà trường và những kinh nghiệm, hiểu biết quý giá đúc kết từ thực tiễn công tác
liên tục hơn 20 năm điều hành sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ, để xây
dựng và đề xuất những giải pháp cấp thiết góp phầnlàm gia tăng khả năng cạnh
tranh cho ngành gốmmỹ nghệ Việt Nam, tácgiả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu khả
năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu” làm
đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
167 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….…………….…….
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH VÀ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA GỐM MỸ NGHỆ VIỆT NAM………………………
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.………
1.1.1. Định nghĩa về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, khả năng cạnh tranh…
1.1.2. Các lý thuyết cạnh tranh…….….…………………………….……………………………………………
1.1.3. Các chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh – Phương pháp đánh giá
khả năng cạnh tranh…………………………………………………………………………………………………………
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh………………………….………..
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm gốm mỹ
nghệ Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………………….……….……
1.2.1. Gốm mỹ nghệ …….…………………….………………………………………………………………………..…
1.2.2. Vai trò của gốm mỹ nghệ và xuất khẩu gốm mỹ nghệ………………………….
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ
Việt Nam………………………………………………………………………………………………………………………………
1.3. Kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gốm mỹ
nghệ tại một số quốc gia trong khu vực…………………………………………………………………………….
1.3.1. Kinh nghiệm của TRUNG QUỐC………………………..…………………………………….…
1.3.2. Kinh nghiệm của MALAYSIA ……………….………………………………………………….….
1.3.3. Kinh nghiệm của THAILAND………………………………….…………………………………….
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ……………………………………
Kết luận chương 1……………….……………….………………………………………………….………………………………….
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NHỮNG NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GỐM MỸ
NGHỆ VIỆT NAM……………………………………………………………………………………………
2.1. Phân tích tổng quan tình hình sản xuất – xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt
Nam …………….……………….………………………………………………….…………………………………………………………………
2.1.1.Sơ lược lịch sử phát triển ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam……….……………
2.1.2.Tình hình sản xuất gốm mỹ nghệ hiện nay ………………………….………..…………
2.1.3. Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam……………………………………….…
2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam ……….…………….…
Trang
4
7
8
10
17
17
17
20
26
30
37
37
39
40
49
50
51
54
54
56
56
56
62
2
2.2.1. Đánh giá khả năng cạnh tranh qua so sánh đơn giá bán sản phẩm….
2.2.2. Định vị khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam qua
phân tích đánh giá của thị trường nhập khẩu …………….…………………………………………
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ
Việt Nam………………………………………………………………………………………………………………………………….….…..
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài ……………………………………………………………………………………...
2.3.2. Các nhân tố bên trong …………………………………………………………………………………….…
2.3.3. Hàm hồi quy biểu thị khả năng cạnh tranh …………………….……………………..…
Kết luận chương 2 …………………………………………………………………………………………………………………….…
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH NHẰM
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ VIỆT NAM.……….
3.1. Mục tiêu, quan điểm và căn cứ đề xuất các giải pháp gia tăng khả năng
cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………………………………………….…
3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp………………….……………………………………………………………
3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp……………………………………………………………………………
3.1.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp……………………………………………………….……………….…
3.2. Những giải pháp gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam …………………………………………………………………………………………………
3.2.1. Nhóm giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ ……………………………….………
3.2.2. Nhóm giải pháp về cải tiến mẫu mã sản phẩm, cải tiến phương
thức đóng gói……………………………………………………………………………..................................
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường liên kết ……………………………………………………………
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ………………………….
3.2.5. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và
quảng bá thương hiệu gốm Việt .……….…..…………………………………………………………………
3.3. Các kiến nghị với Chính phủ…….…………….……………………………….……….……………………………
3.3.1. Quy hoạch lại ngành gốm mỹ nghệ để phát triển bền vững…………….…
3.3.2. Chính sách hỗ trợ tài chính ………………………………………………………………………………
3.3.3. Đẩy mạnh hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại của Nhà nước …………
3.3.4. Hoàn thiện hơn công tác bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp……….
3.3.5. Xây dựng chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
theo chiến lược liên kết liên doanh với nhà nhập khẩu…………………………………….
Kết luận chương 3……………………………………………………………………….………………………………………………
67
75
75
79
95
95
95
123
132
134
134
134
134
135
136
136
140
142
151
155
159
159
162
163
163
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Bảng phân loại gốm sứ theo nguyên liệu và nhiệt độ nung……………………..
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm gốm gia dụng, gốm mỹ nghệ của
thị trường Châu Âu……………………………………………………………………………………………………………………….
Bảng 1.3: Tổng kim ngạch nhập khẩu các loại hàng gốm (HS 69)vào Nhật Bản…
Bảng 2.1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ 1998 đến 2004……….
Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ……….…
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào các nước Liên minh
Châu Âu giai đoạn 2000-2004 ……………………………………………………………………….………………………..
Bảng 2.4: Bảng so sánh giá bán các sản phẩm tương tự giữa Việt Nam-
Trung Quốc……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bảng 2.5: Bảng so sánh giá FOB của Việt Nam và Thái lan……………………………………...
Bảng 2.6: Bảng so sánh giá bán FOB những sản phẩm tương tự của Việt Nam
và Malaysia……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bảng 2.7: Thị trường nhập khẩu gốm mỹ nghệ ………………………………………………………………..
Bảng 2.8: Doanh số nhập khẩu trung bình một năm của công ty nhập khẩu……….…
Bảng 2.9: Mục đích nhập khẩu gốm mỹ nghệ từ nước ngoài……………………………………….
Bảng 2.10: Những nhân tố chủ yếu tác động đến quyết định mua hàng của nhà
nhập khẩu gốm mỹ nghệ ……………………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.11: Các quốc gia xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ và thị phần ……………………….
Bảng 2.12: So sánh và kiểm định mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về chất lượng sản phẩm đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh …………
Bảng 2.13: So sánh và kiểm định mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về giá đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh ………………………………………………
Bảng 2.14: So sánh và kiểm định mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
38
42
45
68
69
73
76
78
78
80
80
81
82
83
85
86
4
nghệ về sự đa dạng mẫu mã đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh.…………….
Bảng 2.15: So sánh và kiểm định mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về tốc độ đổi mới mẫu mã đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh …….
Bảng 2.16: So sánh và kiểm định mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về sự phù hợp kiểu dáng với thị trường nhập khẩu…………………………………………….…
Bảng 2.17: So sánh và kiểm định mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về chất lượng bao bì đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh …………………
Bảng 2.18: So sánh và kiểm định mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về khả năng hoàn thành một đơn hàng lớn trong điều kiện giới hạn về thời
gian của gốm mỹ nghệ Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh ………………………………………
Bảng 2.19: So sánh và kiểm định sự khác biệt trong mức độ hài lòng của nhà
nhập khẩu gốm mỹ nghệ về cam kết giao hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam và các
đối thủ cạnh tranh ……………………………………………………………………………………………………………………….…
Bảng 2.20: Thời gian sử dụng máy móc thiết bị …………………………………………………………….…
Bảng 2.21: Trình độ công nghệ…………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.22: Chi phí sản xuất của đơn vị sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ……….….
Bảng 2.23: Bảng tổng hợp mức biến động của các yếu tố sản xuất chính………………
Bảng 2.24: Bảng tổng hợp sự biến động giá nhiên liệu dùng để nung gốm
mỹ nghệ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bảng 2.25: Tình hình sử dụng lao động trong ngành gốm mỹ nghệ ……………………….…
Bảng 2.26: Tuổi trung bình của công nhân trong từng khâu sản xuất…………………….…
Bảng 2.27: Bảng tổng hợp sự biến động của đơn giá tiền lương ………………………………..
Bảng 2.28: Bảng giá cước vận chuyển container trong nước …………………………………….…
Bảng 2.29: Bảng giá cước vận tải biển loại container 40’ đi Châu Âu………………….…
Bảng 2.30: Bảng tổng hợp chi phí giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm gốm…….…
Bảng 2.31: Bảng so sánh giá bán FOB và CFR giữa sản phẩm Việt Nam và
Trung Quốc……………………………………………………………………………………………………………………………………….
87
88
89
90
91
92
99
99
101
102
107
108
109
110
111
111
112
113
5
Bảng 2.32: Bảng so sánh giá bán FOB giữa sản phẩm Bát Tràng và Thái Lan…..
Bảng 2.33: Bảng so sánh một số yếu tố sản xuất chính giữa Việt Nam – Trung
Quốc – Tháilan – Malaysia ………………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.34: Các phương thức tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp sản xuất –
kinh doanh gốm mỹ nghệ ……………………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.35: Mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.36: Kết quả hồi quy đối với mô hình lý thuyết bằng phương pháp Enter…
Bảng 2.37: Chỉ tiêu tổng hợp của mô hình hồi quy (b)……………………………………………………
Bảng 2.38: Bảng phân tích kết quả hồi quy ( a)……………………………………………………….……….
Bảng 2.39: Giá trị trung bình của các biến định lượng trong hàm hồi quy………………
Bảng 2.40: Cơ cấu các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu……………………….……………
Bảng 2.41: Công nghệ sản xuất ………………………………………………………………………………….……………
Bảng 3.1: Những điều nhà nhập khẩu kỳ vọng từ đó khuyến khích nhà nhập
khẩu tiếp tục nhập khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong tương lai………………………………
Bảng 3.2: Những nguồn thông tin quảng bá giúp khách hàng biết đến và quyết
định mua gốm mỹ nghệ của Việt Nam …………………………………………………………………………………
114
115
120
124
125
126
126
130
130
131
136
155
6
LỜI MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Gốm mỹ nghệ Việt Nam là một mặt hàng đặc biệt phản ánh văn hóa truyền
thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Gốm mỹ nghệ Việt Nam đã được thị trường
nước ngoài ưa chuộng, điều đó phản ánh qua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng
cao từ 22,4 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 1995 đã tăng liên tục và đạt mức
147,5 triệu USD vào năm 2004. Thị trường xuất khẩu của ngành gốm mỹ nghệ cũng
không ngừng được mở rộng từ chỗ chỉ xuất khẩu theo Nghị định thư vào các thị
trường Xã hội Chủ nghĩa trong thời kỳ bao cấp, ngày nay gốm mỹ nghệ Việt Nam
đã xuất hiện tại hầu hết các thị trường lớn có yêu cầu cao, như: Hoa Kỳ, Châu Âu,
Nhật Bản, các nước Trung Đông và Bắc Mỹ..vv. Nhờ sự phát triển tích cực này đã
thu hút đầu tư mở rộng sản xuất một cách mạnh mẽ tại các vùng sản xuất lớn như tại
Bát Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long..vv, và đã tạo ra nhiều công ăn việc
làm cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ còn có ý nghĩa quan
trọng là quảng bá văn hoá truyền thống của Việt Nam trên trường quốc tế và là cầu
nối giao lưu văn hoá với các dân tộc khác trên thế giới, giúp Việt Nam nhanh chóng
hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, ngành gốm Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn, như: Trung Quốc, là nước có
kỹ thuật sản xuất cao và thương hiệu đã được khẳng định, Thái lan, Malaysia,
Indonesia …vv , là những quốc gia cũng có ngành sản xuất gốm phát triển, đã thâm
nhập và thiết lập được mối quan hệ thương mại rộng tại các thị trường lớn như Châu
Âu, Hoa Kỳ trước chúng ta khá lâu. Vì vậy, sự phát triển của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất
nước và sự phát triển hiện nay cũng chưa bền vững do những yếu tố bất cập trong
nội bộ ngành, hơn nữa chúng ta cũng chưa tạo ra được một dòng gốm mang đậm nét
văn hoá Việt Nam để có thể khẳng định một thế đứng vững chắc trên thị trường. Là
7
một người có thời gian lâu dài gắn bó với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xuất khẩu
gốm mỹ nghệ, tác giả nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do khả
năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường xuất khẩu. Do đó, với hoài bão ứng dụng những kiến thức đã tiếp thu từ
nhà trường và những kinh nghiệm, hiểu biết quý giá đúc kết từ thực tiễn công tác
liên tục hơn 20 năm điều hành sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ, để xây
dựng và đề xuất những giải pháp cấp thiết góp phần làm gia tăng khả năng cạnh
tranh cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu khả
năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu” làm
đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2 – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu :
Trên thực tế căn cứ theo công năng và những đặc tính lý hoá, có nhiều loại
sản phẩm gốm và sứ khác nhau, nhưng nhận thấy gốm mỹ nghệ là ngành hàng có
tiềm năng, lợi ích xuất khẩu cao của Việt Nam nên luận án chỉ nghiên cứu về gốm
mỹ nghệ. Trên 3 cấp độ cạnh tranh là khả năng cạnh tranh quốc gia, khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Luận án nghiên cứu ở
cấp độ khả năng cạnh tranh của sản phẩm gốm mỹ nghệViệt Nam.
Phạm vi nghiên cứu :
- Về không gian: Luận án không nghiên cứu tản mạn tại những địa phương,
những làng nghề sản xuất gốm nhỏ lẻ rải rác nhiều nơi, mà chỉ tập trung nghiên cứu
thực địa tại những vùng sản xuất chủ lực của Việt Nam, như: Bát Tràng, Bình
Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, vì ngành sản xuất gốm mỹ nghệ tại những địa phương
này đã đóng góp tới hơn 95% kim ngạch xuất khẩu gốm của cả nước.
Song song với việc nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ trong nước,
để có thể định vị được khả năng cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam, luận
án còn nghiên cứu và so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại nước ngoài,
8
như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, chứ không so sánh với tất cả các quốc gia
khác trên thế giới cũng có ngành sản xuất gốm mỹ nghệ phát triển.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất – kinh doanh
xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong vòng 5 năm gần đây, kể từ năm 1999 đến
hết năm 2004.
3 – Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng và phạm vi đề tài, mục đích nghiên cứu của luận án bao
gồm :
* Hệ thống lại những học thuyết về cạnh tranh nhằm xác định sự cần thiết phải
nâng cao khả năng cạnh tranh cho gốm mỹ nghệ Việt Nam.
* Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của gốm mỹ
nghệ của một số quốc gia, như : Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia nhằm rút ra những
bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam.
* Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ Việt Nam để khẳng
định sự cấp thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ.
* Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh và tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ.
* Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh cho gốm mỹ nghệ Việt Nam.
4 – Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu thứ cấp từ các tài liệu, như: niên
giám thống kê, số liệu thống kê từ Bộ Thương mại, từ các địa phương, thông tin trên
internet, và các số liệu thông tin sơ cấp…vv. Tác giả đã vận dụng hệ thống các
phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng và các phương pháp duy vật
biện chứng, logic hình thức, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp
khảo sát điều tra thực địa, phương pháp chuyên gia để thu thập thông tin và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt
Nam.
9
Vì số liệu thứ cấp liên quan đến ngành gốm mỹ nghệ rất hạn chế, do đó để
thu thập thêm thông tin thực hiện nghiên cứu của mình, đích thân tác giả đã thực
hiện 3 cuộc khảo sát thực địa một cách công phu ở trong và ngoài nước như sau:
1- Khảo sát tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia: Nhằm mục đích so sánh
khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam với các đối thủ chủ yếu và nghiên
cứu các kinh nghiệm của họ, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát tại các công ty, xí
nghiệp sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ ở 3 quốc gia (phụ lục số 2), trong đó khảo
sát 12 đơn vị các tỉnh Quảng Châu, Phật Sơn, Triều Châu, Thẩm Quyến của Trung
Quốc; khảo sát 6 đơn vị tại các tỉnh Chonbury, Chan Lopburi, Lampang, Bangkok
của Thái Lan và 4 đơn vị tại tỉnh Ipoh – miền Bắc Malaysia.
2- Khảo sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm mỹ nghệ trong nước:
Nhằm thu thập những số liệu, thông tin để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của
ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học
bằng bảng câu hỏi đối với 115 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ trong nước (phụ lục số 3
và 4) tại các vùng sản xuất chủ lực là Bát Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh
Long.
3- Khảo sát tại các thị trường xuất khẩu: Để định vị khả năng cạnh tranh của
gốm mỹ nghệ Việt Nam so với các đối thủ ngay tại thị trường xuất khẩu, tác giả đã
tiến hành trực tiếp thu thập đánh giá của hơn 112 nhà nhập khẩu trong các đợt tham
gia Hội chợ Thương mại tại Chicago, Frankfurt, Cologn, HongKong, Melbourn,
Birmingham, Tokyo, Osaka… và trong các cuộc đàm đàm phán trực tiếp với khách
hàng tại trong và ngoài nước. (phụ lục số 5 và 6)
5 – Những đóng góp khoa học mới của luận án
Cho đến nay, tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề phát triển xuất khẩu gố