Luận án Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương
Trước thời điểm chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) như hiện nay, chính quyền cấp tỉnh (gồm có Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh) trong bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương (tỉnh,huyện, xã) nói riêng thụ động thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch mà chính quyền trung ương (TW) giao. Bước sang thời kỳ đổi mới, khi nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước được tạo dựng thìnhững quy luật của KTTT bắt đầu hoạt động, trong đó cạnh tranh được thừa nhận và cũng là quy luật tất yếu. Thế nhưng vấn đề cạnh tranh cấp tỉnh dù đã xuất hiện song chưa thực sự rõ nét cho đến khi có sự phân cấp mạnh mẽ giữa TW và tỉnh, tạo ra quyền hành nhất định cho các tỉnh trong phát triển kinh tế, mà biểu hiện rõ nhấttrong lĩnh vực đầu tư và quản lý doanh nghiệp (DN). Sự phân cấp trong quản lý kinh tế giữa các cấp chính quyền đã nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội địa phương, từ thế thụ động sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở chính sách, pháp luật của TW và điều kiện cụ thể của địa phương. Phân cấp quản lý giữa chính quyền TW và chính quyền tỉnh được thực hiện trên các lĩnh vực: (1) quản lý quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển; (2) quản lý ngân sách nhà nước; (3) quản lý đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước; (4) quản lý doanh nghiệp nhà nước (DNNN); (5) quản lý các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; (6) quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ công chức [1]. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho thấy, chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Vai trò ấy trở nên quan trọng hơn nhiều khi quá trình phân cấp ngày càng sâu và thực chất hơn. Chính quyền cấptỉnh đã và đang nỗ lực cải 2 thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và nhà đầu tư trên địa bàn. Từ những điều kiện ban đầu được coi là kémhấp dẫn với các nhà đầu tư như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động ban đầu, quy mô thị trường nhiều địa phương đã thành công trong thu hút đầu tư, pháttriển DN và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân. Những thành công đó đã khiến các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến vai trò của cấp tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Xuất phát từ những điều kiện đó, cạnh tranh cấp tỉnh trở thành đặc thù của Việt Nam hiện nay ngoài ba cấp độ cạnh tranh phổ biến trên thế giới thường đề cập và phân loại là quốc gia, DN và sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh này liên quan và bổ sung nhau, tức là chúng có mối tương quan mật thiết với nhau. NLCT được tạo nên từ tập hợp nhiều yếu tố khác nhau, tác động đa chiều, đan xen và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất phức tạp. Nâng cao NLCT một tỉnh không tách rời mục tiêu chiến lược phát triển chung của vùng và cả nước. ðểthực hiện mục tiêu này, quá trình cạnh tranh giữa các tỉnh không tách rời quan hệ hợp tác, liên kết nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương. Với hàm nghĩa ấy, nâng cao NLCT cấp tỉnh cũng nhằm khai thác thế mạnh mối quan hệ liên vùng, liên kết ngành, liên kết giữa các địa phương trong phạm vi cả nước. ðồng thời, nâng cao NLCT cấp tỉnh phải dựa trên sự khác biệt của mỗi tỉnh trong điều kiện tuân thủ những nguyên tắc chung của chính quyền TW và thông lệ quốc tế. Hiện nay đã có tổ chức thực hiện xếp hạng NLCT thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong phạm vi cả nước. Mục tiêu của việc xếp hạng này là: (1) lý giải nguyên nhân tại sao trong cùng một nước, một số tỉnh có sự phát triển năng động của khu vực tư nhân, tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế tốt hơn các tỉnh khác; (2) hướng chính quyền địa phương cải thiện, đổi mới điều hành của mình dựa vào nhữngthực tiễn tốt nhất của các tỉnh khác nhằm nâng cao vị thế và NLCT của mỗi địa phương [18-23]. Tuy nhiên đến nay, những tiêu chí và phương pháp đánh giá đang sử dụng còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sunghoàn thiện để phản ánh toàn 3 diện, rõ nét NLCT cấp tỉnh ở Việt Nam, chẳng hạn như mở rộng đối tượng tham gia điều tra khảo sát ý kiến nhiều chiều, nhiều phía (DN thuộc các thành phần kinh tế, chính quyền cấp tỉnh), nghiên cứu gắn với yếu tố lợi thế trong quan hệ liên kết vùng, liên địa phương. Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểmphía Bắc với những điều kiện tự nhiên và hạ tầng thuận lợi. Tuy vậy, kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, hơn nữa kết quả đánh giá xếp hạng thông qua chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mạivà Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy Hải Dương chưa phải là địa phương có điểm số và thứ hạng cao. Năm 2006, tỉnh Hải Dương đạt 52,70 điểm xếp hạng 29 trong số 64 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và thuộc nhóm "Trung bình". ðến năm 2010 Hải Dương đạt 57,51 điểm, so với năm 2009 đã bị giảm 1,45 điểm vàgiảm 6 bậc nên chỉ đứng ở vị trí 35 trong số 63 tỉnh (do tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội vào 0h ngày 01/8/2008) nhưng vẫn thuộc nhóm “Khá” mà tỉnh đã đạt được từ năm 2008 [18-23]. Xuất phát từ những lý do ấy đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiêncứu sâu hơn về thực trạng chỉ số NLCT của tỉnh Hải Dương, chỉ rõ những mặt còn hạn chế để có giải pháp nhằm nâng cao chỉ số NLCT của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới và cũng trên cơ sở đó đánh giá mặt hợp lý, chưa hợp lý trong phương pháp xếp hạng hiện nay nhằm hoàn thiện hơn. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương” làm luận án Tiến sĩ của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA_PhanNhatThanh.pdf
- LA_PhanNhatThanh_TT.pdf