Luận án Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học (So sánh sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam)

Ngôn ngữ đánh giá – ngôn ngữ thể hiện cảm xúc cá nhân, đánh giá hành vi của người khác và đánh giá sự vật hoặc hiện tượng, là một phần quan trọng trong thực tiễn giao tiếp vì thế không ngạc nhiên khi nó trở thành một nội dung thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt những năm gần đây trong xu hướng khảo sát các chức năng của ngôn ngữ trong đời sống xã hội. Tuy vậy hướng nghiên cứu này cũng chỉ mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Môn học ngôn ngữ ở bậc tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng vì chức năng kép của nó trong nhà trường: vừa là công cụ học tập, vừa là đối tượng học tập. Nghiên cứu sách giáo khoa ngôn ngữ ở bậc tiểu học vì thế là yêu cầu hết sức cần thiết. Tuy vậy nội dung này rõ ràng cũng chưa được chú ý nghiên cứu ở Việt Nam. Trong bối cảnh thực hiện nghị quyết Số 88/2014/QH13 “Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, luận án của chúng tôi thực hiện rà soát và đánh giá chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học hiện hành, cụ thể là nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá thể hiện chức năng liên nhân trong sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học, với mong muốn đóng góp một phần công sức và trí tuệ trong công cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đang diễn ra ở Việt Nam. Cũng cần nói thêm rằng, chủ trương đổi mới “Một chương trình, nhiều bộ sách” cũng tạo ra nhiều thách thức và cơ hội cho các nhà giáo dục. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi mong muốn góp phần định hướng cho các tổ chức và cá nhân chọn lựa các thể loại văn bản phù hợp để đưa vào sách giáo khoa, với sự chú trọng đến ngôn ngữ đánh giá nhằm hướng đến phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ đánh giá của học sinh. Trong điều kiện khó khăn, nghiên cứu về sách giáo khoa của chúng tôi được thực hiện giới hạn trong sự so sánh với sách giáo khoa tiểu học (tiếng Anh) của Singapore. Trong một nghiên cứu gần đây vào năm 2013, Lê Thị Ngọc Diệp nhận định: “Singapore hiện nay được xem là một trong những trung tâm của nền giáo dục tiên tiến. Hệ thống trường công lập tại đây nổi tiếng về chất lượng giảng dạy và học tập. Mặt khác, tuy Việt Nam và Singapore là hai quốc gia có lịch sử và nền văn hoá2 khác nhau nhưng vẫn có một số nét tương đồng về vị trí địa lí, về sản xuất kinh tế. Hệ thống giáo dục phổ thông của Singapore cũng bắt đầu từ cấp tiểu học. Các môn học ở bậc học này tại Singapore không khác nhiều so với các môn học ở bậc tiểu học tại Việt Nam”. Ở Việt Nam, ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp xã hội và sách giáo khoa là tiếng Việt. Ở Singapore, “tiếng Anh là một trong bốn ngôn ngữ chính thức ở Singapore. Là ngôn ngữ được sử dụng trong hành chính, giáo dục, thương mại, khoa học, kỹ thuật và trong giao tiếp toàn cầu, tiếng Anh đã trở thành phương tiện truy cập thông tin, kiến thức với thế giới.” (English Language Syllabus, 2001).

pdf265 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học (So sánh sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TIỂU HỌC (SO SÁNH SÁCH TIẾNG ANH TIỂU HỌC Ở SINGAPORE VÀ SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TIỂU HỌC (SO SÁNH SÁCH TIẾNG ANH TIỂU HỌC Ở SINGAPORE VÀ SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM) Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 02 41 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hương Lan MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................................ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngữ pháp chức năng hệ thống, nghiên cứu thể loại và ngôn ngữ đánh giá .................................................................................. 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu Ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt ........12 1.1.3. Các công trình nghiên cứu sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học ....14 1.2. Cơ sở lý luận.......................................................................................................14 1.2.1. Lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống ..........................................14 1.2.2. Bộ công cụ đánh giá ......................................................................................20 1.2.3. Lý thuyết về thể loại ......................................................................................43 Chương 2: NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG SÁCH TIẾNG ANH TIỂU HỌC Ở SINGAPORE VÀ SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ................................................................................63 2.1. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “thái độ” hiển ngôn trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam .........................63 2.1.1. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “tác động” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam.........................................64 2.1.2. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “phán xét hành vi” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt ở Việt Nam.........................................76 2.1.3. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “đánh giá sự vật hiện tượng” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ......82 2.2. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “thái độ” hàm ngôn trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam .........................86 2.3. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “thang độ” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ............................................90 2.3.1. Biện pháp thể hiện “thang độ” hiển ngôn trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam.........................................91 2.3.2. Biện pháp thể hiện “thang độ” hàm ngôn trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam .................................97 Chương 3: NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG SÁCH TIẾNG ANH TIỂU HỌC Ở SINGAPORE VÀ SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH................................................................................... 108 3.1. Mục tiêu chương trình tiếng Anh ở Singapore và tiếng Việt ở Việt Nam .................................................................................................................................... 108 3.1.1. Mục tiêu chương trình tiếng Anh ở Singapore ................................... 108 3.1.2. Mục tiêu chương trình tiếng Việt ở Việt Nam .................................... 110 3.2. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Chuyện ngụ ngôn” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ............. 110 3.2.1. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Chuyện ngụ ngôn” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore..................................................................................... 111 3.2.2. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Chuyện ngụ ngôn” trong sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ...................................................................................... 113 3.3. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tường thuật” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ...................... 115 3.3.1. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tường thuật” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore.............................................................................................. 115 3.3.2. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tường thuật” trong sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ............................................................................................... 120 3.4. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tự sự - Chuyện thần thoại” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam........................................................................................................................... 120 3.4.1. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tự sự - Chuyện thần thoại” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore ................................................................. 121 3.4.2. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tự sự - Chuyện thần thoại” trong sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam .................................................................. 125 3.5. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tự sự - Sự tích” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ...................... 129 3.5.1. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tự sự - Sự tích” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore..................................................................................... 130 3.5.2. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tự sự - Sự tích” trong sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ...................................................................................... 134 3.6. Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tin tức” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam .............................. 136 3.6.1 Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tin tức” trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore ...................................................................................................... 136 3.6.2 Ngôn ngữ đánh giá trong thể loại “Tin tức” trong sách tiếng Việt tiểu học ở Việt Nam ....................................................................................................... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .............................. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 144 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 167 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Trong luận án có một số từ ngữ được lặp lại nhiều lần, chúng tôi viết tắt theo quy ước sau: 1.1. Trong các chương nội dung: - NHCNHT: ngôn ngữ học chức năng hệ thống - KĐG: khung đánh giá - NNĐG: ngôn ngữ đánh giá - TĐ: tác động - PXHV: phán xét hành vi - SVHT: sự vật hiện tượng - SGK: sách giáo khoa - E1: ngữ liệu 1 trong sách tiếng Anh - V1: ngữ liệu 1 trong sách tiếng Việt - tr.: trang 1.2. Trong phần tài liệu tham khảo: - NXB: Nhà xuất bản - ĐH: Đại học - KHXH: Khoa học xã hội - SP: Sư phạm - GD: Giáo dục - GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo - HN: Hà Nội - TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Dựa theo hệ thống tác động (Thu, 2013)..................................... 25 Bảng 1.2: Ví dụ từ vựng hiện thực hóa tác động (Derewianka, 2011) .......... 25 Bảng 1.3: Ví dụ về nguồn từ vựng hiện thực hóa phán xét hành vi .............. 27 Bảng 1.4: Dựa theo hệ thống đánh giá sự vật hiện tượng (Thu, 2013).......... 29 Bảng 1.5: Ví dụ về thể loại văn bản quá trình thực hiện (procedural genre) (Humphrey et all, 2012:185) ..................................................................... 44 Bảng 1.6: Nhóm thể loại kể chuyện (Martin và Rose 2007a: 47) ................. 46 Bảng 1.7: Ví dụ về thể loại văn bản tường thuật (Shanghai, 2010:42).......... 48 Bảng 1.8: Ví dụ về thể loại văn bản giãi bày cảm xúc (Shanghai, 2010:47) . 51 Bảng 1.9: Ví dụ về thể loại văn bản phản hồi nhân vật................................ 52 (Martin và Rose 2007a:62-63) ................................................................... 52 Bảng 1.10: Ví dụ về thể loại văn bản giãi bày cảm xúc ............................... 54 (Martin và Rose 2007a:64) ........................................................................ 54 Bảng 1.11: Ví dụ về thể loại văn bản tự sự (Shanghai, 2007:51) ................. 57 Bảng 1.12: Ví dụ về thể loại văn bản chuyện tin tức (Humphrey et all, 2012:198) ................................................................................................. 59 Bảng 1.13: Ví dụ về thể loại “lịch sử - tiểu sử” (Martin và Rose, 2007:102) 61 Bảng 2.1: Tỷ lệ các loại “thái độ” trong sách tiếng Anh .............................. 64 Bảng 2.2: Tỷ lệ các loại “thái độ” trong sách tiếng Việt .............................. 64 Bảng 2.3: Tỷ lệ các nhóm trong giá trị “tác động” trong sách tiếng Anh ...... 65 Bảng 2.4: So sánh tỷ lệ các nhóm trong giá trị “tác động” trong sách tiếng Việt .......................................................................................................... 65 Bảng 2.5: Ví dụ từ vựng thể hiện “mong muốn” trong sách tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................................................... 66 Bảng 2.6: So sánh hiện thực hóa “mong muốn” trong sách tiếng Anh và tiếng Việt. ......................................................................................................... 67 Bảng 2.7: Người thể hiện “mong muốn” trong sách tiếng Anh ...................... 68 Bảng 2.8: Người thể hiện “mong muốn” trong sách tiếng Việt ...................... 72 Bảng 2.9: Tỷ lệ các nhóm trong giá trị “phán xét hành vi” trong sách tiếng Anh .......................................................................................................... 76 Bảng 2.10: Tỷ lệ các nhóm trong giá trị “phán xét hành vi” trong sách tiếng Việt .. 76 Bảng 2.11: Tỷ lệ các loại “khả năng” trong sách tiếng Anh và tiếng Việt .... 77 Bảng 2.12: Nhân vật được phán xét trong sách tiếng Anh ............................. 78 Bảng 2.13: Nhân vật được phán xét trong sách tiếng Việt ............................. 81 Bảng 2.14: Tỷ lệ các nhóm trong giá trị “đánh giá SVHT” trong sách tiếng Anh .......................................................................................................... 83 Bảng 2.15: Tỷ lệ các nhóm trong giá trị “đánh giá SVHT” trong sách tiếng Việt .......................................................................................................... 83 Bảng 2.16: Tỷ lệ biện pháp hiện thực hóa thái độ hàm ngôn ................................... 89 Bảng 2.17: Mức độ nghĩa đánh giá ............................................................ 90 Bảng 2.18: Tỷ lệ giữa hai loại “thang độ” .................................................. 91 Bảng 2.19: Tỷ lệ biện pháp thể hiện “thang độ” hiển ngôn.......................... 91 Bảng 2.20: Tỷ lệ yếu tố “cường độ”........................................................... 92 Bảng 2.21: Tỷ lệ yếu tố “lượng hóa”.......................................................... 97 Bảng 3.1: Ngôn ngữ đánh giá trong bài đọc The Fox and the Crow (E1.3) .112 Bảng 3.2: Ngôn ngữ đánh giá trong bài đọc Cuộc chạy đua trong rừng (E1.3) ..114 Bảng 3.3: Ngôn ngữ đánh giá trong bài đọc Adventures in space (E4.3) .....116 Bảng 3.4: Ngôn ngữ đánh giá trong bài đọc Trên con tàu vũ trụ (V4.3) ......120 Bảng 3.5: Ngôn ngữ đánh giá trong bài đọc King Midas (E13.5) ... 123 Bảng 3.6: Ngôn ngữ đánh giá trong bài đọc Điều ước của vua Mi-đát (V13.5) ...126 Bảng 3.7: Ngôn ngữ đánh giá trong phân đoạn 1 bài đọc The Red Hill (E3.3) .130 Bảng 3.8: Ngôn ngữ đánh giá trong phân đoạn 2 bài đọc The Red Hill (E3.3) ..131 Bảng 3.9: Ngôn ngữ đánh giá trong phân đoạn 1 bài đọc Sự tích chú Cuội cung trăng (V3.3).....................................................................................134 Bảng 3.10: Ngôn ngữ đánh giá trong phân đoạn 2 bài đọc Sự tích chú Cuội cung trăng (V3.3).....................................................................................135 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Liên kết sóng đôi “tác động” và đích trong sách tiếng Anh ................70 Hình 2.2. Liên kết ba:.................................................................................................70 Hình 2.3: Cụm liên kết ba: ........................................................................................71 Hình 2.4: Hội chứng “tác động” trong sách tiếng Anh..........................................71 Hình 2.5: Liên kết sóng đôi “tác động” và đích trong sách tiếng Việt ................73 Hình 2.6: Liên kết ba: ................................................................................................74 Hình 2.7: Cụm liên kết ba: ........................................................................................74 Hình 2.8: Hội chứng “tác động” trong sách tiếng Việt..........................................75 Hình 2.9: Liên kết sóng đôi tích lũy (khả năng) trong sách tiếng Anh................79 Hình 2.10: Hội chứng “phán xét hành vi” trong sách tiếng Anh..........................80 Hình 2.11: Liên kết sóng đôi đánh giá SVHT: phản ứng trong sách tiếng Anh.84 Hình 2.12: Liên kết sóng đôi đánh giá gián tiếp: Phán xét trong sách tiếng Anh ...................................................................................................................84 Hình 2.13: Liên kết sóng đôi đánh giá SVHT: phản ứng trong sách tiếng Việt.85 Hình 2.14: Liên kết sóng đôi đánh giá gián tiếp: Phán xét trong sách tiếng Việt ...................................................................................................................86 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa ngữ vực và thể loại (Eggins, 1994, tr. 34) ............18 Sơ đồ 1.2: Các tầng ngôn ngữ và các siêu chức năng của ngôn ngữ (Rose & Martin, 2012) ...................................................................................................20 Sơ đồ 1.3: Phán xét hành vi và đánh giá sự vật hiện tượng – tác động thể chế hóa (Martin & White 2005: 45) ....................................................................22 Sơ đồ 1.4: Hệ thống thái độ (Martin & White, 2005) ............................................32 Sơ đồ 1.5: Hệ thống sự tăng giảm lực (Sao, 2010) ................................................35 Sơ đồ 1.6: Biện pháp hiện thực hóa “cường độ” (Hood, 2010)............................38 Sơ đồ 1.7: Hệ thống tiêu điểm (Hood, 2010) ..........................................................39 Sơ đồ 3.1: Minh họa bài đọc thể loại tin tức trong sách tiếng Anh................... 137 Sơ đồ 3.2: Lan tỏa đánh giá tích cực chiến sĩ cứu hỏa thông qua quan hệ từ vựng trái nghĩa ............................................................................................. 147 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngôn ngữ đánh giá – ngôn ngữ thể hiện cảm xúc cá nhân, đánh giá hành vi của người khác và đánh giá sự vật hoặc hiện tượng, là một phần quan trọng trong thực tiễn giao tiếp vì thế không ngạc nhiên khi nó trở thành một nội dung thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt những năm gần đây trong xu hướng khảo sát các chức năng của ngôn ngữ trong đời sống xã hội. Tuy vậy hướng nghiên cứu này cũng chỉ mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Môn học ngôn ngữ ở bậc tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng vì chức năng kép của nó trong nhà trường: vừa là công cụ học tập, vừa là đối tượng học tập. Nghiên cứu sách giáo khoa ngôn ngữ ở bậc tiểu học vì thế là yêu cầu hết sức cần thiết. Tuy vậy nội dung này rõ ràng cũng chưa được chú ý nghiên cứu ở Việt Nam. Trong bối cảnh thực hiện nghị quyết Số 88/2014/QH13 “Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, luận án của chúng tôi thực hiện rà soát và đánh giá chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học hiện hành, cụ thể là nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá thể hiện chức năng liên nhân trong sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học, với mong muốn đóng góp một phần công sức và trí tuệ trong công cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đang diễn ra ở Việt Nam. Cũng cần nói thêm rằng, chủ trương đổi mới “Một chương trình, nhiều bộ sách” cũng tạo ra nhiều thách thức và cơ hội cho các nhà giáo dục. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi mong muốn góp phần định hướng cho các tổ chức và cá nhân chọn lựa các thể loại văn bản phù hợp để đưa vào sách giáo khoa, với sự chú trọng đến ngôn ngữ đánh giá nhằm hướng đến phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ đánh giá của học sinh. Trong điều kiện khó khăn, nghiên cứu về sách giáo khoa của chúng tôi được thực hiện giới hạn trong sự so sánh với sách giáo khoa tiểu học (tiếng Anh) của Singapore. Trong một nghiên cứu gần đây vào năm 2013, Lê Thị Ngọc Diệp nhận định: “Singapore hiện nay được xem là một trong những trung tâm của nền giáo dục tiên tiến. Hệ thống trường công lập tại đây nổi tiếng về chất lượng giảng dạy và học tập. Mặt khác, tuy Việt Nam và Singapore là hai quốc gia có lịch sử và nền văn hoá 2 khác nhau nhưng vẫn có một số nét tương đồng về vị trí địa lí, về sản xuất kinh tế. Hệ thống giáo dục phổ thông của Singapore cũng bắt đầu từ cấp tiểu học. Các môn học ở bậc học này tại Singapore không khác nhiều so với các môn học ở bậc tiểu học tại Việt Nam”. Ở Việt Nam, ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp xã hội và sách giáo khoa là tiếng Việt. Ở Singapore, “tiếng Anh là một trong bốn ngôn ngữ chính thức ở Singapore. Là ngôn ngữ được sử dụng trong hành chính, giáo dục, thương mại, khoa học, kỹ thuật và trong giao tiếp toàn cầu, tiếng Anh đã trở thành phương tiện truy cập thông tin, kiến thức với thế giới.” (English Language Syllabus, 2001). Để thực hiện được nội dung trên, chúng tôi áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống (NHCNHT) và lý thuyết thể loại (genre theory) theo trường phái Sydney (Martin & Rose, 2008), sử dụng bộ công cụ đánh giá (Appraisal framework) được phát triển bởi Martin & White (2005) để phân tích ngôn ngữ đánh giá (NNĐG) trong các bài đọc hiểu ở tầng ngữ nghĩa diễn ngôn. “Đây cũng là những cơ sở lý thuyết được áp dụng cho việc thiết kế chương trình Ngữ Văn và đánh giá việc học của học sinh ở Úc (The Australian curriculum: English) (ACARA, 2014), và ngày càng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc giảng dạy Ngữ Văn và Ngôn Ngữ tại nhiều quốc gia trên thế giới như Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Hoa Kỳ, Anh, Brazil, Argentina (Achugar, Schleppegrell, & Oteiza, 2007; Brisk, 2014; Coffin, 2009; Emilia & Hamied, 2015; Gebhard, Chen, Graham,
Tài liệu liên quan