Mưa là một yếu tốthời tiết quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh
tếxã hội. Mưa là kết cục của sựhòa hợp nhiệt động giữa ba yếu tốquan trọng nhất
là gió, nhiệt và ẩm nên biến động rất mạnh theo không gian và thời gian. Nhưvậy,
một mô hình muốn dựbáo tốt mưa cần đồng thời dựbáo tốt cảba yếu tốnày và
ngược lại nếu mô hình dựbáo mưa tốt đồng nghĩa với mô hình đã dựbáo tốt gió
nhiệt và ẩm. Hiện nay, trên thếgiới mô hình dựbáo thời tiết khu vực phân giải cao
có thểnói đã phát triển khá hoàn thiện cho vùng ngoại nhiệt đới, tuy vậy dựbáo
mưa mô hình ở đây vẫn còn nhiều hạn chếbởi lẽmột biến đổi nhỏcủa một trong ba
yếu tốtrên cũng có thểdẫn đến biến đổi mạnh của mưa cảvềkhông gian và thời
gian.
Đối với vùng nhiệt đới-xích đạo, vấn đềdựbáo thời tiết nói chung và dựbáo
mưa nói riêng bằng mô hình sốcàng phức tạp hơn so với ngoại nhiệt đới. Sựphức
tạp trước hết vì chưa có lý thuyết cho một quan hệgiữa trường khối lượng và
trường gió ởnhững vĩ độrất thấp (kiểu nhưquan hệ địa chuyển cho vĩ độcao) nên
không tạo ra được sựcân bằng tốt trong trạng thái ban đầu và do đó sự điều chỉnh
thường chỉtheo chiều thẳng đứng, trong khi gió vùng nhiệt đới rất yếu nên một sai
sốtuyệt đối nhỏtrong tính toán trường gió sẽtác động đến sựphân bố đốt nóng đối
lưu và do đó có thểdẫn tới sai sốtương đối kết cục lớn trong dựbáo mưa Khó
khăn thứhai không kém phần quan trọng là mưa nhiệt đới sinh ra chủyếu bởi đối
lưu sâu mà trong một mô hình sốthuỷtĩnh với độphân giải còn rất hạn chếthì đối
lưu lại được tham sốhóa trong khi hiện nay con người hiểu biết còn chưa đầy đủvề
quá trình hình thành và phát triển của nó. Ởvùng nhiệt đới, việc xác định đúng phân
bố ẩm là nguồn gốc của mưa còn vô cùng phức tạp do thám sát quá nghèo nàn sẽ
tác động rất lớn đến chất lượng mưa mô hình. Từnhững đặc điểm trên ta thấy, trước
khi muốn áp dụng một mô hình sốcó nguồn gốc từvùng vĩ độcao vào vùng nhiệt
đới trước hết cần cải tiến mô hình, còn gọi là khu vực hóa mô hình về động lực để
16
có thểtương thích hơn với động lực học nhiệt đới và khu vực hóa mô hình vềvật lý
đểmô tảtốt hơn các quá trình ởnhiệt đới. Đây là những bài toán lớn và phức tạp
trên tầm quốc tế.
Trong khuôn khổluận án này, chúng tôi chỉcó thểquan tâm đến một trong
những vấn đềcủa nhiệt đới hóa vật lý mô hình là tham sốhóa đối lưu (TSHĐL)
được coi là đặc biệt quan trọng đối với mô phỏng mưa nhiệt đới bằng mô hình dự
báo thời tiết khu vực, khu vực hạn chế.
151 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối với dựbáo mưa bằng mô hình HM ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----***-----
VŨ THANH HẰNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM SỐ
HÓA ĐỐI LƯU ĐỐI VỚI DỰ BÁO MƯA
BẰNG MÔ HÌNH HRM Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHÍ TƯỢNG
Hà Nội – 2008
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----***-----
Vũ Thanh Hằng
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM SỐ
HÓA ĐỐI LƯU ĐỐI VỚI DỰ BÁO MƯA
BẰNG MÔ HÌNH HRM Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khí tượng học
Mã số: 62.44.87.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHÍ TƯỢNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TSKH Kiều Thị Xin
Hà Nội - 2008
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Vũ Thanh Hằng
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Kiều Thị Xin,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, người hướng dẫn khoa học đồng
thời là chủ nhiệm Đề tài Khoa học ĐTĐL 2002/02 đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả về
mặt khoa học cũng như tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế
trong thời gian tôi thực hiện luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải
dương học, nơi tôi học tập, giảng dạy và nghiên cứu, đã tạo điều kiện về thời gian
cũng như tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học để giúp đỡ tôi hoàn thiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nhà khoa học của Khoa Khí
tượng Thủy văn và Hải dương học cũng như các nhà khoa học thuộc Trung tâm Dự
báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi
trường, Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Khoa học Công nghệ
Khí tượng Thủy văn & Môi trường ... và đặc biệt là các nhà khoa học nước ngoài
của Tổng cục Thời tiết CHLB Đức và Đại học Tổng hợp Munich đã có những ý
kiến đóng góp, chỉ dẫn tận tình để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới bộ phận đào tạo Sau đại học của Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức mọi hoạt động liên
quan đến việc học tập và nghiên cứu của tôi một cách tận tình, chu đáo.
Trong suốt thời gian thực hiện luận án, tôi luôn nhận được sự động viên giúp
đỡ chân thành của các đồng nghiệp, các bạn bè thân thiết. Tôi luôn ghi nhớ và biết
ơn sự động viên, giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những người thân
yêu trong gia đình tôi, đặc biệt là chồng và con tôi là những nguồn động viên tinh
thần quý giá để tôi hoàn thành luận án.
5
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ....................................................................................... 1
Lời cam đoan ....................................................................................... 2
Lời cảm ơn ........................................................................................... 3
Mục lục ................................................................................................ 4
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .................................................. 6
Danh mục các bảng .............................................................................. 8
Danh mục các hình vẽ và đồ thị ........................................................... 10
MỞ ĐẦU ............................................................................................. 14
CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ THAM SỐ HÓA ĐỐI LƯU TRONG MÔ
HÌNH VÀ DỰ BÁO MƯA BẰNG MÔ HÌNH SỐ ...
18
1.1 Tổng quan về vấn đề tham số hóa đối lưu trong mô
hình dự báo số ............................................................
16
1.2 Về các sơ đồ tham số hóa đối lưu áp dụng trong mô
hình HRM ..................................................................
30
1.3 Về dự báo mưa bằng mô hình dự báo số trên thế giới
và ở Việt Nam ...............................................
54
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT KHU VỰC
PHÂN GIẢI CAO HRM VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO MƯA CỦA MÔ
HÌNH .........................................................................
64
2.1 Mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải cao ........ 62
2.2 Về đánh giá dự báo mưa mô hình và xử lý số liệu
mưa ............................................................................
76
2.3 Một số điểm số thường sử dụng để đánh giá dự báo
mưa trong nghiệp vụ ..................................................
79
2.4 Phương pháp đánh giá dự báo mưa trong nghiên cứu 81
6
- thẩm định CRA ........................................................
2.5 Kiểm nghiệm độ ổn định thống kê của kết quả đánh
giá - phương pháp bootstrap ......................................
85
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ DỰ BÁO MƯA CỦA MÔ HÌNH HRM
VỚI CÁC SƠ ĐỒ THAM SỐ HÓA ĐỐI LƯU VÀ
ĐÁNH GIÁ ................................................................
91
3.1 Kết quả dự báo mưa của một số trường hợp điển
hình ............................................................................
91
3.2 Kết quả đánh giá thống kê trên các đợt mưa lớn từ
năm 2003 đến năm 2005 ............................................
102
3.3 Kết quả đánh giá thống kê cho các tháng từ năm
2003 đến năm 2005 ....................................................
112
3.4 Kết quả đánh giá sử dụng phương pháp CRA (thẩm
định CRA) ..................................................................
127
3.5 Kiểm nghiệm độ ổn định thống kê của các kết quả
đánh giá bằng sử dụng phương pháp bootstrap .........
134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................
140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 141
7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
BMJ sơ đồ Betts-Miller-Janjic
CAPE Thế năng đối lưu khả năng
Convective Available Potential Energy
CS Cộng sự
DFI Ban đầu hóa lọc số
Digital Filter Initialization
DWD Tổng cục Thời tiết CHLB Đức
Deutscher WetterDienst
ECMWF Trung tâm Dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu
European Center for Medium-range Weather Forecast
EF Dự báo tổ hợp
Ensemble Forecast
ET sơ đồ Tiedtke cải tiến
GATE Thực nghiệm nhiệt đới toàn cầu Đại Tây Dương
Global Atlantic Tropical Experiments
GME Mô hình toàn cầu của CHLB Đức
Global Model for Europe
HRM Mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải cao
High resolution Regional Model
HS sơ đồ Heise
HSTQ Hệ số tương quan
INMI Ban đầu hóa mode chuẩn ẩn phi tuyến
Implicit Nonlinear Mode Initialization
ITCZ Dải hội tụ nhiệt đới
Inter-Tropical Convergence Zone
KKL Không khí lạnh
KHCN Khoa học Công nghệ
8
KHTN Khoa học Tự nhiên
LFS Mực giáng tự do
Level of Free Sinking
MAE Sai số tuyệt đối trung bình
Mean Absolute Error
ME Sai số trung bình
Mean Error
MSE Sai số bình phương trung bình
Mean Square Error
NCEP Trung tâm nghiên cứu dự báo môi trường Mỹ
National Center for Environmental Prediction
QPF Dự báo mưa định lượng
Quantitative Precipitation Forecast
RMSE Sai số bình phương trung bình quân phương
Root Mean Square Error
RUBC Điều kiện biên trên bức xạ
Radiative Upper Boundary Condition
SW Gió mùa tây nam
South-West monsoon
TK sơ đồ Tiedtke
TSHĐL Tham số hóa đối lưu
TTDBKTTVTW Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới
World Meteorological Organization
XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Mô tả các cách tiếp cận TSHĐL trong các mô hình qui
mô vừa (Molinari và Dudek, 1992)
20
Bảng 3.1 Sai số ME, MAE, RMSE (mm/ngày) của đợt mưa 25-
27/8/2003
93
Bảng 3.2 Tổng lượng mưa đo 24h (mm/ngày) tại một số trạm điển
hình và lượng mưa dự báo tương ứng bằng các sơ đồ
TSHĐL của đợt mưa 25-27/08/2003
94
Bảng 3.3 Sai số ME, MAE, RMSE (mm/ngày) của đợt mưa 24-
25/9/2003
96
Bảng 3.4 Tổng lượng mưa đo 24h (mm/ngày) tại một số trạm điển
hình và lượng mưa dự báo tương ứng bằng các sơ đồ
TSHĐL, đợt mưa 24-25/09/2003
97
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các hình thế gây mưa lớn từ năm 2003
đến năm 2005
103
Bảng 3.6 Điểm số ME, MAE, và RMSE (mm/ngày) của H14-31
với bốn sơ đồ TSHĐL trong các hình thế gây mưa lớn
109
Bảng 3.7 Điểm số ME, MAE, RMSE (mm/ngày) của H14-31 với
bốn sơ đồ TSHĐL tương ứng với các khu vực và toàn
Việt Nam
125
Bảng 3.8 Điểm số trung bình của thẩm định CRA đối với mưa lớn
khu vực Đông Bắc của ba tháng 6, 7, 8 năm 2004 với
bốn sơ đồ TSHĐL. Giá trị trong Bảng là giá trị trung
bình theo số lượng CRA (trong ngoặc đơn của cột thứ
hai)
130
Bảng 3.9 Điểm số trung bình của thẩm định CRA đối với mưa lớn
khu vực Đông Bắc của các tháng từ năm 2003 đến năm
2005 với ba sơ đồ TSHĐL. Giá trị trong Bảng là giá trị
132
10
trung bình theo số lượng CRA (trong ngoặc đơn của cột
thứ hai)
Bảng 3.10 Trung bình của sai số phần trăm từ thẩm định CRA và
độ biến động của dự báo từ mô hình LAPS cho bốn
vùng mưa của Úc (Ebert, 2000)
134
11
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1 Các dạng hàm được đề xuất để TSHĐL trong các mô
hình qui mô vừa khu vực là một hàm của khoảng cách
lưới. Qui mô dưới 10km có dạng loga và trên 10km có
dạng tuyến tính. Dấu “?” cho thấy sự thiếu hụt nghiệm
một cách rõ ràng và các dấu “...” biểu diễn khu vực
chuyển tiếp giữa các cách tiếp cận. Giả thiết rằng mô
hình bao phủ một diện tích đủ lớn để cách tiếp cận phải
mô phỏng được các hiệu ứng đối lưu trên một khoảng
các chế độ nhiệt động lực và ổn định quán tính
(Molinari và Dudek, 1992)
22
Hình 1.2 Mô hình mây đối lưu nông (Tiedtke, 1989) 35
Hình 1.3 Mô hình mây đối lưu sâu (Tiedtke, 1989) 35
Hình 2.1 Miền dự báo lớn (L) và độ cao địa hình (m) bao giữa
5oS-35oN, 80oE-130oE của H28-20/L (K. T. Xin, 2005)
73
Hình 2.2 Miền dự báo nhỏ (S) và độ cao địa hình (m) bao giữa
7oN-27oN, 97oE-117oE của H28-20/S (K. T. Xin, 2005)
74
Hình 2.3 Miền dự báo nhỏ (S) và độ cao địa hình (m) bao giữa
7,125oN-27,125oN, 97,25oE-117,25oE của H14-31/S (K.
T. Xin, 2005)
76
Hình 2.4 Sơ đồ biểu diễn qui trình đánh giá (Damrath, 2002) 77
Hình 2.5 Phân bố trạm đo mưa. a) năm 2003 (296 trạm); b) năm
2004 (314 trạm); c) năm 2005 (344 trạm)
77
Hình 2.6 Phân bố trạm đo mưa tại các khu vực năm 2005. a) Bắc
Bộ (192 trạm); b) Trung Bộ (96 trạm); c) Nam Bộ (56
trạm)
78
Hình 2.7 Sơ đồ quy trình bootstrap ước lượng sai số chuẩn của
một đại lượng thống kê s(x) (Efron B. & Tibshirani J.
88
12
R., 1993)
Hình 3.1 Trường đường dòng và trường mưa dự báo 24h, bắt đầu
00Z25082003, của bốn phiên bản: a) H14-31/TK; b)
H14-31/ET; c) H14-31/HS; d) H14-31/BMJ; e) Mưa
phân tích; g) Ảnh mây vệ tinh lúc 12Z25082003
92
Hình 3.2 Trường đường dòng và trường mưa dự báo 24h, bắt đầu
00Z24092003. a) H14-31/TK; b) H14-31/ET; c) H14-
31/HS; d) H14-31/BMJ; e) Mưa phân tích; g) Ảnh mây
vệ tinh lúc 06Z24092003
95
Hình 3.3 Dự báo mưa 48h của H14-31, bắt đầu lúc 00Z13082006
với hai sơ đồ đối lưu: a) H14-31/TK; b) H14-31/BMJ;
c) trường thám sát
98
Hình 3.4 Tương tự như Hình 3.3, bắt đầu lúc 00Z15082006 99
Hình 3.5 Toán đồ tụ điểm biểu diễn quan hệ giữa mưa thám sát
(trục hoành) và mưa dự báo (trục tung) của bốn phiên
bản: hình vuông, đỏ (H14-31/TK), hình tam giác, xanh
lá cây (H14-31/ET), hình tròn, vàng (H14-31/HS), hình
tròn, xanh lam (H14-31/BMJ) và đường chéo (đường lý
tưởng) cho tháng 7/2005. a) Toàn Việt Nam, b) Bắc Bộ,
c) Trung Bộ và d) Nam Bộ
101
Hình 3.6 Điểm số FBI của H14-31 với 4 sơ đồ TSHĐL tính cho
các đợt mưa lớn. a) do KKL; b) do ITCZ; c) do SW; d)
do ATNĐ-bão
104
Hình 3.7 Tương tự như Hình 3.6, điểm số TS 106
Hình 3.8 Tương tự như Hình 3.6, điểm số POD 106
Hình 3.9 Tương tự như Hình 3.6, điểm số TSS 107
Hình 3.10 Tương tự như Hình 3.6, điểm số HSS 108
Hình 3.11 Hệ số tương quan trong các hình thế mưa lớn và trung
bình của H14-31 với bốn sơ đồ tham số hóa đối lưu
110
13
Hình 3.12 Điểm số FBI trung bình theo không gian-thời gian của
H14-31. a) tháng 6-8; b) tháng 9-12
112
Hình 3.13 Điểm số FBI trung bình theo không gian-thời gian trên
lục địa Úc của các mô hình nước ngoài (McBride và
Ebert, 2000). a) mùa hè (tháng 12-2); b) mùa đông
(tháng 6-8)
113
Hình 3.14 Tương tự như Hình 3.12, điểm số TS 114
Hình 3.15 Tương tự như Hình 3.12, điểm số POD 114
Hình 3.16 Tương tự như Hình 3.13, điểm số POD (McBride và
Ebert, 2000)
115
Hình 3.17 Tương tự như Hình 3.12, điểm số TSS 115
Hình 3.18 Tương tự như Hình 3.13, điểm số TSS (McBride và
Ebert, 2000)
116
Hình 3.19 Tương tự như Hình 3.12, điểm số HSS 116
Hình 3.20 Hệ số tương quan tháng 6-8 và tháng 9-12 của H14-31
với bốn sơ đồ tham số hóa đối lưu
117
Hình 3.21 Điểm số FBI trung bình không gian-thời gian cho các
tháng từ năm 2003-2005: a) Bắc Bộ; b) Trung Bộ; c)
Nam Bộ; d) Việt Nam
119
Hình 3.22 Tương tự như Hình 3.21, điểm số TS 121
Hình 3.23 Tương tự như Hình 3.21, điểm số POD 121
Hình 3.24 Phân bố điểm số POD theo không gian cho các tháng từ
năm 2003-2005, ngưỡng mưa >20mm/ngày. a) H14-
31/TK; b) H14-31/ET; c) H14-31/HS; d) H14-31/BMJ
122
Hình 3.25 Tương tự như Hình 3.24, ngưỡng mưa >50mm/ngày 122
Hình 3.26 Tương tự như Hình 3.21, điểm số TSS 123
Hình 3.27 Tương tự như Hình 3.21, điểm số HSS 124
Hình 3.28 Tương tự như Hình 3.24, điểm số ME 125
Hình 3.29 Hệ số tương quan theo các khu vực và toàn Việt Nam 126
14
của H14-31 với bốn sơ đồ tham số hóa đối lưu
Hình 3.30 Phân bố không gian của HSTQ trung bình các tháng từ
năm 2003 – 2005. a) H14-31/TK; b) H14-31/ET; c)
H14-31/HS; d) H14-31/BMJ
126
Hình 3.31 Kết quả thẩm định CRA cho dự báo mưa tích lũy 24h,
bắt đầu từ 00Z19072004 với ngưỡng mưa ≥ 10mm/ngày
(a) H14-31/TK; (b) H14-31/ET; (c) H14-31/HS; (d)
H14-31/BMJ
128
Hình 3.32 Giá trị trung bình và +/- độ lệch chuẩn của điểm số FBI
với bốn phiên bản ứng với các ngưỡng mưa: a) 5mm; b)
20mm; c) 50mm/ngày
135
Hình 3.33 Tương tự như Hình 3.32, điểm số TS 135
Hình 3.34 Tương tự như Hình 3.32, điểm số POD 135
Hình 3.35 Tương tự như Hình 3.32, điểm số TSS 135
Hình 3.36 Tương tự như Hình 3.32, điểm số HSS 136
15
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Mưa là một yếu tố thời tiết quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh
tế xã hội. Mưa là kết cục của sự hòa hợp nhiệt động giữa ba yếu tố quan trọng nhất
là gió, nhiệt và ẩm nên biến động rất mạnh theo không gian và thời gian. Như vậy,
một mô hình muốn dự báo tốt mưa cần đồng thời dự báo tốt cả ba yếu tố này và
ngược lại nếu mô hình dự báo mưa tốt đồng nghĩa với mô hình đã dự báo tốt gió
nhiệt và ẩm. Hiện nay, trên thế giới mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải cao
có thể nói đã phát triển khá hoàn thiện cho vùng ngoại nhiệt đới, tuy vậy dự báo
mưa mô hình ở đây vẫn còn nhiều hạn chế bởi lẽ một biến đổi nhỏ của một trong ba
yếu tố trên cũng có thể dẫn đến biến đổi mạnh của mưa cả về không gian và thời
gian.
Đối với vùng nhiệt đới-xích đạo, vấn đề dự báo thời tiết nói chung và dự báo
mưa nói riêng bằng mô hình số càng phức tạp hơn so với ngoại nhiệt đới. Sự phức
tạp trước hết vì chưa có lý thuyết cho một quan hệ giữa trường khối lượng và
trường gió ở những vĩ độ rất thấp (kiểu như quan hệ địa chuyển cho vĩ độ cao) nên
không tạo ra được sự cân bằng tốt trong trạng thái ban đầu và do đó sự điều chỉnh
thường chỉ theo chiều thẳng đứng, trong khi gió vùng nhiệt đới rất yếu nên một sai
số tuyệt đối nhỏ trong tính toán trường gió sẽ tác động đến sự phân bố đốt nóng đối
lưu và do đó có thể dẫn tới sai số tương đối kết cục lớn trong dự báo mưa… Khó
khăn thứ hai không kém phần quan trọng là mưa nhiệt đới sinh ra chủ yếu bởi đối
lưu sâu mà trong một mô hình số thuỷ tĩnh với độ phân giải còn rất hạn chế thì đối
lưu lại được tham số hóa trong khi hiện nay con người hiểu biết còn chưa đầy đủ về
quá trình hình thành và phát triển của nó. Ở vùng nhiệt đới, việc xác định đúng phân
bố ẩm là nguồn gốc của mưa còn vô cùng phức tạp do thám sát quá nghèo nàn sẽ
tác động rất lớn đến chất lượng mưa mô hình. Từ những đặc điểm trên ta thấy, trước
khi muốn áp dụng một mô hình số có nguồn gốc từ vùng vĩ độ cao vào vùng nhiệt
đới trước hết cần cải tiến mô hình, còn gọi là khu vực hóa mô hình về động lực để
16
có thể tương thích hơn với động lực học nhiệt đới và khu vực hóa mô hình về vật lý
để mô tả tốt hơn các quá trình ở nhiệt đới. Đây là những bài toán lớn và phức tạp
trên tầm quốc tế.
Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ có thể quan tâm đến một trong
những vấn đề của nhiệt đới hóa vật lý mô hình là tham số hóa đối lưu (TSHĐL)
được coi là đặc biệt quan trọng đối với mô phỏng mưa nhiệt đới bằng mô hình dự
báo thời tiết khu vực, khu vực hạn chế.
Tính cấp thiết của đề tài
Ở các nước phát triển, dự báo thời tiết - khí hậu hiện nay bằng phương pháp
số là thống trị nên đã đáp ứng cao những yêu cầu của xã hội, trong khi ở Việt Nam
mãi đến năm 2000 mới bắt đầu tiếp thu mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải
cao đầu tiên là HRM để nghiên cứu áp dụng vào khu vực ta. Tuy vậy, chỉ sau 2 năm
mô hình này đã được áp dụng thử vào nghiệp vụ và đến nay đã góp phần nâng cao
chất lượng dự báo bão nói riêng, dự báo thời tiết nói chung. Song, chất lượng dự
báo mưa của mô hình HRM nguyên bản còn nhiều hạn chế do sự chưa thích hợp
của nó đối với khu vực Việt Nam - Đông Nam Á, trong khi đòi hỏi rất cao của xã
hội về dự báo kịp thời và chính xác hơn lượng mưa và vùng có mưa để đáp ứng yêu
cầu của dự báo lũ, lụt và phòng tránh thiên tai. Trước yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi
đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối
với dự báo mưa bằng mô hình HRM ở Việt Nam” nhằm góp phần nào đó vào việc
giải quyết nhiệm vụ quan trọng trên.
Mục đích của luận án
Nghiên cứu một số sơ đồ TSHĐL và áp dụng cho mô hình dự báo thời tiết
khu vực phân giải cao HRM để lựa chọn một sơ đồ thích hợp nhất phục vụ dự báo
mưa ở Việt Nam, thông qua đó hiểu rõ hơn về đối lưu và tác động của TSHĐL đối
với mưa mô hình khu vực nhiệt đới.
Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối lưu sâu nhiệt đới và mưa ở Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu:
17
+ Phương pháp số: Mô hình hóa và TSHĐL
+ Phương pháp thống kê: Đánh giá truyền thống, thẩm định CRA và
kiểm nghiệm ổn định thống kê Bootstrap
Phạm vi nghiên cứu: Dự báo mưa định lượng (QPF) khu vực Việt Nam -
Đông Nam Á.
Những đóng góp mới chính của luận án
• Hệ thống hóa lý thuyết TSHĐL trong mô hình dự báo thời tiết khu vực và
đưa thêm ba sơ đồ mới vào mô hình HRM, trong đó sơ đồ Betts-Miller-
Janjic (BMJ) thiết lập trên nguyên tắc điều chỉnh cấu trúc nhiệt ẩm mô hình
về cấu trúc nhiệt ẩm thám sát thực ở khí quyển nhiệt đới, hai sơ đồ mới
Tiedtke cải tiến (ET) và Heise (HS) cùng với sơ đồ gốc (TK) dựa vào giả
thuyết coi đối lưu sinh ra từ hội tụ ẩm mực thấp và bất ổn định khí quyển.
• Để dự báo mưa trên khu vực nghiên cứu, sơ đồ BMJ tỏ ra thích hợp hơn so
với ba sơ đồ còn lại: kỹ năng dự báo mưa tăng rõ rệt, cân bằng ẩm trong mô
hình được đảm bảo và có thể coi là có kỹ năng dự báo tương đương với mô
hình LAPS của Úc.
- Sự thích hợp hơn của sơ đồ BMJ so với ba sơ đồ kia thể hiện sự phát triển
đối lưu sâu vùng nghiên cứu không chỉ do hội tụ ẩm mực thấp và bất ổn định
khí quyển mà còn bởi nhiều quá trình phức tạp khác chưa được tính đến.
- Sự thích hợp của sơ đồ TSHĐL dựa vào hội tụ ẩm mực thấp kiểu như sơ đồ
TK càng giảm khi độ phân giải mô hình càng cao.
• Lần đầu tiên ở Việt Nam luận án đã áp dụng thành công phương pháp
bootstrap để kiểm nghiệm độ ổn định thống kê của kết quả đánh giá chất
lượng dự báo mưa mô hình và những kết luận nêu ra trong luận án được đảm
bảo ổn định và đáng