Luận án Phân tích, đánh giá tình hình rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Các NHTM Việt nam hiện nay đang phải đương đầu với rất nhiều loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động của các ngân hàng này thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc các ngân hàng này hiểu và quản trị các loại rủi ro như thế nào. Như lời của một nhà ngân hàng đã nói: “Các ngân hàng kinh doanh bằng chính việc quản lý rủi ro, thuần nhất và đơn giản, đó chính là nghề của ngân hàng” (Walter Wriston, Chủ tịch HðQT và Tổng giám đốc CitiCorp. 1970-1984) Các lý do cơ bản mà NHTMVN phải quản lý các loại rủi ro nói chung bao gồm: (1) Bảo vệ các ngân hàng khỏi những mất mát, thiệt hại về tài chính mà chính các ngân hàng không thể dự tính trước được, (2) Chuẩn bị cho những thay đổi bất lợi đối với ngân hàng, (3) Tăng lợi thế canh tranh của các ngân hàng, (4) ðiều chỉnh hoạt động của ngân hàng trước rủi ro thị trường và nắm bắt các cơ hội. Trong hoạt động của các NHTMVN hiện nay, chúng ta có thể thấy có rất nhiều loại rủi ro, tuy nhiên có một số loại rủi ro rất cơbản và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho hoạt động của các NHTM, đó là rủi ro tín dụng (credit risk), rủi ro thanh khoản (liquidity risk) và rủi ro thị trường (market risk). Rủi ro thị trường bao gồm rủi ro về lãi suất và tỷ giá, và là các mất mát về tài chính đối với ngân hàng có thể xảy ra khi lãi suất và tỷ giá thay đổi. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tập trung vào rủi ro lãi suất (RRLS), là một trong các loại rủi ro được đề cập đến khá nhiều khi bàn đến các vấn đề rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTMVN. RRLS tại các NHTMVN là những tổn thất hay lợi nhuậngây ra bởi những sự thay đổi trong tương lai của lãi suất. RRLS xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nguồn vốn. Khi ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định nhưng cho vay với lãi suất thay đổi, nếu lãi suất thị trường giảm, RRLS xuất hiện vì chi phí lãi phải trả là cố định trong khi thu nhập từ lãi cho vay giảm do lãi suất thị trường giảm, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, khi ngân hàng huy động vốn với lãi suất thay đổi nhưng cho 2 vay với lãi suất cố định, nếu lãi suất tăng, RRLS sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả tăng lên trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay là không đổi, làm giảm lợi nhuận. RRLS cũng có thể được hiểu là tổn thất hay lợi nhuận do sự thay đổi giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (MVE – Market Value of Eq uity) và thu nhập của ngân hàng đối với những thay đổi của lãi suất. RRLS bắt nguồntừ sự chênh lệch về thời gian (mismatch) của việc định giá lại các Tài sản và Nguồn vốn của ngân hàng và cũng bắt nguồn từ sự thay đổi về độ dốc cũng như hình dáng của đường cong lợi suất (yield curve). Khi lãi suất thị trường thay đổi, các NHTMVN thấy rằng những nguồn thu chính từ các danh mục trên TSC, cũng như các chi phí đối với TSN của ngân hàng đều bị tác động. Sự thay đổi của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giátrị thị trường của TSC và TSN, ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro trên bảng tổng kết tài sảncủa mình khi lãi suất thay đổi. ðối với các ngân hàng trên thế giới, để quản lý RRLS, các ngân hàng thường quản lý chặt chẽ TSC và TSN của mình, thành lập ủy ban quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO) để có các chiến lược trong việc quản trị RRLS, áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn) để phù hợp với nguồn vốn ngắn hạn, áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị RRLS tức là nếu ngân hàng có thể dự báo được chiều hướng thay đổi lãi suất, ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn một cách hợp lý, vận dụng các kỹ thuật che chắn RRLS lãi suất rất đa dạng như hợp đồng kỳ hạn (FRAs), hợp đồng tương lai (Futures), quyền chọn (Options), Swap vv. QLRRLS tại các NHTMVN cũng đồng nghĩa với việc quảnlý Nguồn vốn và Tài sản, nếu việc này được thực hiện tốt sẽ giúp các Ngân hàng chống lại những rủi ro do sự thay đổi lãi suất. Mục đích của quản trị Nguồn vốn và Tài sản là tạo lập và thực hiện các chiến lược củng cố Bảng cân đối kế toán, nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thể tối đa hóa hoặc ít nhất là ổn định mức thu nhập từ lãi(chênh lệch giữa thu từ lãi và chi từ lãi) và bảo vệ giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu ngân hàng với mức rủi ro hợp lý. Mục tiêu quan trọng trong hoạt động QLRRLS tại các NHTMVN là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất. ðể đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ thunhập lãi cận biên (Net Interest Margin-NIM) cố định. ðây là hệ số giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh 3 lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽtài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Hệ số này chothấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, RRLS sẽ lớn. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTM nói chung cũng như các NHTMVN nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: (1) những thay đổi của lãi suất, (2) những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu từTài sản và chi phí phải trả lãi cho bên Nguồn vốn, (3) những thay đổi về giá trị Nguồn vốn và Tài sản nhạy cảm lãi suất mà ngân hàng nắm giữ khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động của mình, (4) những thay đổi về cấu trúc của Tài sản và Nguồn vốn mà ngân hàng thựchiện khi tiến hành chuyển đổi Tài sản/Nguồn vốn giữa lãi suất cố định và lãi suất thay đổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa Tài sản mang lại mức thu nhập thấp với Tài sảnmang lại mức thu nhập cao. Trong thực tế điều kiện thị trường và thời kỳ hội nhập kinh tế, các loại lãi suất được điều chỉnh linh hoạt và thường xuyên thay đổi,các NHTMVN cũng đã nhận thức được RRLS, nhưng trong cách quản lý vẫn còn nhiều bất cập tồn tại, chưa có các công cụ đo lường RRLS chính xác, do vậy chưa cócác biện pháp QLRRLS hữu hiệu và khoa học, vì vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh còn chưa cao. Chính vì vậy việc nghiên cứu về QLRRLS để tối đa hóa hiệu quả trong kinh doanh là một vấn đề có ý nghĩa lớn trong thực tế và được nhiều NHTMVN quan tâm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA_TaNgocSon.pdf
- LA_TaNgocSon_TT.pdf