Luận án Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, bởi vì nông thôn Việt Namchiếm hơn 70% lao động và gần 80% dân số. Một trong những nội dung định hướngphát triển kinh tế nông thôn do ðại hội IX đề ra là: mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ côngmỹ nghệ. Phát triển các làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với sản phẩm mũi nhọn là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,chế biến nông sản và cũng là thực hiện mục tiêu ly nông bất ly hương ở nông t hôn. Làng nghề ở Việt Nam trong đó một bộ phận quan trọng là làng nghề thủ cô ng truyền thống với sản phẩm đặc trưng là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Các sản phẩm này vừa mang giá trị kinh tế vừa hàm chứa nghệ thuật văn hóa dân tộc. Từthế kỷ 16 các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như đồ khảm trai (Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội), lụa tơ tằm (Vạn Phúc - Hà Nội), gốm sứ (Bát Tràng - Hà Nội) đãđược xuất khẩu ra nước ngoài. Phát triển làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng còn mang ý nghĩa là giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là một trong ba vùngkinh tế trọng điểm của cả nước, bao gồm toàn bộ 8 tỉnh thành phố phía bắc khu vực đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Y ên, Vĩnh Phúc, Hà Tây (nay sáp nhập vào Hà Nội) và Bắc Ninh. Vùng có 7 tỉ nh nằm trong đồng bằng sông Hồng. Là nơi hội tụ nhiều tiềm năng về tự nhiên, xãhội, tập trung nhiều các làng nghề thủ công truyền thống. Với hàng vạn lao động lành nghề và các nghệ nhân, sản xuất nhiều mặt hàng thủ công cho tiêu dùng - xu ất khẩu. Ngoài ra đặc thù trong vùng có Thủ đô thuận tiện giao thông, làng nghề truyền thống vùng KTTðBB sẽ là điểm du lịch hấp dẫn du khách muốn tìm hiểu đất nước Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua LNTT vùng KTTðBB đã có những đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh 2 tế vùng theo hướng tiến bộ, tạo ra sự ổn định, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Tuy vậy, trong quá trình phát triển LNTT vùng KTTðBB đã bộc lộ những bất cập như: Chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năngcạnh tranh không cao, mẫu mã sản phẩm ít sáng tạo. Vấn đề ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống trong các LNTT nói riêng và nông thôn nói chung. Nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trong làng nghề đã và đang tạo sức ép không nhỏ đến môi trường sống của làng nghề và các cộng đồng xung quanh. Các làng nghề cần được định hướng phát triểnbền vững. ðại hội ðảng lần thứ X đã đưa ra vấn đề “Phát triển bền vững các làn g nghề”. Nghiên cứu sự phát triển bền vững LNTT vùng KTTðBB là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA_BachThiLanAnh.pdf
- LA_BachThiLanAnh_TT.pdf