Luận án Phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010

Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Châu Á như : Đài Loan, Singapore, Trung Quốc mô hình khu chế xuất, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ( sau đây gọi chung là khu công nghiệp ), đã đóng góprất lớn đối với nền kinh tế và là hạt nhân quan trọng trong quá trình phát triển của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, qua gần 20 năm đổi mới, khu công nghiệp đã góp phần to lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, được xác định là một trong các công cụ quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước. Tuy nhiên hoạt động của các khu công nghiệp trong thời gian qua đã phát sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu tổng kết và đề ra các giải pháp kịp thời nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp phát triển vững chắc. Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí của một địa phương nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động của cả nước, là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, Long An có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp trên cơ cở thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế, ngay trong những năm đầu mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài của nước ta, tỉnh Long An được xếp thứ hạng khá trong danh sách cácđịa phương thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam và chính khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp cũng như nền kinh 8 tế tỉnh. Tuy nhiên, càng về những năm sau, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Long An càng không ổn định và có xu hướng giảm.Mặc dù các cơ chế, chính sách được chú ý vận dụng với nhiều ưu đãi, điều kiện hạ tầng cơ sở ngày càng phát triển, nhưng ngày càng có khoảngcách rất lớn so với các tỉnh lân cận có điều kiện tương tự. Nguyên nhân chính của yếu kém này là gì? Giải pháp nào mang tính chiến lược cho Long an để địnhhướng phát triểnkhu công nghiệp trong điều kiện những yếu tố hạ tầng cơsở được cải thiện thuận lợi, cơ chế ưu đãi được vận dụng tối ưu. Xuất phát từ vấn đề đặt ra trên đây tác giả lựa chọn đề tài Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân:” Phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010”.Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An thời gian qua và giải pháp thực hiện có tính đồng bộ và toàn diệnđối với việc phát triển các KCN tỉnh Long An trong điều kiện môi trường đầu tư được cải thiện và cơ chế ưu đãi được vận dụng một cách tối ưu.

pdf203 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI : Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Châu Á như : Đài Loan, Singapore, Trung Quốc … mô hình khu chế xuất, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do …( sau đây gọi chung là khu công nghiệp ), đã đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế và là hạt nhân quan trọng trong quá trình phát triển của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, qua gần 20 năm đổi mới, khu công nghiệp đã góp phần to lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, được xác định là một trong các công cụ quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên hoạt động của các khu công nghiệp trong thời gian qua đã phát sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu tổng kết và đề ra các giải pháp kịp thời nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp phát triển vững chắc. Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí của một địa phương nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động của cả nước, là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, Long An có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp trên cơ cở thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế, ngay trong những năm đầu mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta, tỉnh Long An được xếp thứ hạng khá trong danh sách các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam và chính khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp cũng như nền kinh 8 tế tỉnh. Tuy nhiên, càng về những năm sau, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Long An càng không ổn định và có xu hướng giảm. Mặc dù các cơ chế, chính sách được chú ý vận dụng với nhiều ưu đãi, điều kiện hạ tầng cơ sở ngày càng phát triển, nhưng ngày càng có khoảng cách rất lớn so với các tỉnh lân cận có điều kiện tương tự. Nguyên nhân chính của yếu kém này là gì? Giải pháp nào mang tính chiến lược cho Long an để định hướng phát triển khu công nghiệp trong điều kiện những yếu tố hạ tầng cơ sở được cải thiện thuận lợi, cơ chế ưu đãi được vận dụng tối ưu. Xuất phát từ vấn đề đặt ra trên đây tác giả lựa chọn đề tài Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân:” Phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010”. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An thời gian qua và giải pháp thực hiện có tính đồng bộ và toàn diện đối với việc phát triển các KCN tỉnh Long An trong điều kiện môi trường đầu tư được cải thiện và cơ chế ưu đãi được vận dụng một cách tối ưu. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN: - Nghiên cứu một số khía cạnh chủ yếu trong vấn đề tổng thể về xây dựng và phát triển các KCN phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cụ thể của tỉnh Long An; có xét đến vai trò các KCN của tỉnh trong mối liên kết với các tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Vấn đề nghiên cứu tập trung vào nội dung: phát triển về chiều rộng theo qui hoạch để xây dựng các KCN; phát triển về chiều sâu các KCN và vấn đề hổ trợ phát triển các KCN của tỉnh Long An đến năm 2010. - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các KCN của tỉnh Long An nằm trong danh mục qui hoạch tổng thể các KCN đến năm 2010; phân tích thực trạng xây dựng 9 và hoạt động các KCN của tỉnh trong giai đoạn cụ thể từ 1995 đến 2004; có xét đến xu thế phát triển đến năm 2010. - Đối tượng nghiên cứu là các KCN theo khái niệm về KCN được xác định trong Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao được ban hành theo Nghị định 36/CP, ngày 24/4/1997 của Chính phủ. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc hình thành và phát triển khu công nghiệp, trên cơ sở nghiên cứu các mô hình thực tiễn của các nứơc trong khu vực và một số địa phương khác trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung, đối với Long An nói riêng về các giải pháp thực hiện nhằm phát triển các khu công nghiệp. + Đánh giá thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Long An thời gian qua, đánh giá toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển các khu công nghiệp, xác định các thành quả đạt được, cũng như các tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục. + Đề xuất giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Long An một cách đồng bộ và toàn diện nhằm đẩy mạnh sự phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN: - Vận dụng học thuyết Mác- Lê Nin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, học thuyết kinh tế truyền thống và lý thuyết so sánh tuyệt đối và tương đối vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nói chung và của tỉnh Long An nói riêng. - Nghiên cứu quán triệt và vận dụng các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước đã được xác định cụ thể qua các kỳ 10 Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7, 8,9 và các hội nghị liên quan. - Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp quy nạp, lý thuyết hệ thống trong phân tích định lượng; xử lý số liệu và đánh giá kết quả. - Luận án sử dụng các kết quả của các cuộc hội thảo chuyên đề về khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn khắp cả nước. - Luận án thực hiện các quan sát trên hiện trường thực tế như các khu công nghịêp của tỉnh Long An và địa phương phụ cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN: Từ đầu thập niên 90 của thế kỹ 20, với sự ra đời của các khu công nghiệp ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, các khu công nghiệp đã trở thành biểu tượng của sự khởi sắc kinh tế, điểm sáng về phân bố không gian công nghiệp, cùng quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đã được quy định trong nhiều văn bản pháp lý, đường lối, chủ trương, chính sách, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này. Đã có nhiều Hội nghị khoa học, Hội thảo cấp Quốc gia về chuyên đề phát triển các khu công nghiệp như Hội nghị Tổng kết 10 năm phát triển các KCN ở khu vực phía Nam (2003), Hội nghị Tổng kết 10 năm phát triển các KCN ở khu vực phía Bắc (2004); đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về KCN như: Luận án Tiến sĩ Kinh tế về đề tài”Giải pháp phát triển các KCN tại TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010” của tác giả Nguyễn Quyết Chiến (2003); Luận án Tiến sĩ Kinh tế về đề tài”Một số giải pháp phát triển Khu công nghiệp tập trung tại Tỉnh Đồng nai đến năm 2010” của 11 tác giả Phạm văn Thanh (2005); Luận án Thạc sĩ Kinh tế về đề tài”Phân tích tình hình hoạt động các KCX, KCN tại Thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp” của tác giả Nguyễn Vân Hà ( 1998 ); Luận án Thạc sĩ Kinh tế về đề tài “Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam“ của tác giả Võ Ánh Dương (2000)... Tuy nhiên cho đến nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tiến sĩ Kinh tế về phát triển các KCN đối với tỉnh Long An còn chưa có. Bởi vậy, với mong muốn góp phần nghiên cứu phát triển các KCN tại tỉnh nhà, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển các KCN của tỉnh Long An đến năm 2010 “, với nội dung đóng góp mới cụ thể như sau : 1/. Hệ thống hóa một cách rõ ràng một số định nghĩa về KCN, cơ sở hình thành các KCN – tập trung hóa sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, về mục tiêu phát triển các KCN; phân tích chọn lọc bài học kinh nghiệm về phát triển các KCN tại một số nước trên thế giới; nghiên cứu phân tích đường lối, mục tiêu phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ đó cho thấy cơ sở khoa học và sự cần thiết phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 2/. Không dừng lại ở việc mô tả, tổng kết; Luận án đi sâu trực tiếp phân tích các bài học kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình KCN thành công và không thành công tại một số nước gần Việt Nam; đúc kết ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các KCN tại một số nước ngoài nhằm vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam nói chung và của tỉnh Long An nói riêng. 3/. Tổng quát hóa việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các KCN tại Việt Nam thời gian qua, nêu lên các bài học bổ ích được rút ra trong điều kiện thực tiển ở Việt nam để áp dụng đối với tỉnh Long An trong thời gian tới. 12 4/. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển các KCN tại tỉnh Long An thời gian qua theo nhiều tiêu chí khoa học; đánh giá thành tựu đã đạt được; từ đó rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả này; xác định các mặt tích cực đã làm được và những tồn tại cần khắc phục; từ đó làm cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định các giải pháp phát triển các KCN tỉnh Long An đến năm 2010. 5/. Giải quyết mục tiêu của đề tài, tác giả đã đề xuất một tập hợp các quan điểm phát triển KCN, cùng mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Long An trong thời gian tới. Trình bày một tập hợp có hệ thống về giải pháp phát triển các KCN tỉnh Long An đến 2010, nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục các mặt tồn tại trong thời gian qua. Các giải pháp đề xuất trong luận án được phân loại thành 3 nhóm: nhóm giải pháp phát triển về chiều rộng, nhóm giải pháp phát triển về chiều sâu, và nhóm giải pháp hổ trợ phát triển các KCN trên cơ sở khoa học và thực tiễn, dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy các bài học kinh nghiệm về phát triển các KCN ở trong và ngoài nước, được vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sữ cụ thể của tỉnh Long An. 6/. Để các giải pháp có điều kiện đi vào cuộc sống, tác giả đã đề xuất một tập hợp các kiến nghị đối với Nhà nước và tỉnh Long An, cũng như đối với các KCN tỉnh Long An nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp. 13 CH Ư ƠNGI: 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHU CÔNG NGHIỆP: Có nhiều khái niệm khác nhau về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghiệp cao (sau đây, gọi chung là khu công nghiệp) ở một số nước đang phát triển trên thế giới; tuy nhiên, có thể nêu đại diện hai chính kiến dưới đây: 1.1.1 Định nghĩa của Hội nghị địa lý Thế giới lần thứ 19, tại Stốc-khôn,Thụy điển, năm 2000: “Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng, có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ; kể cả các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở.”{18} Nhận xét: Theo tác giả, định nghĩa nêu trên về khu công nghiệp của Hội nghị địa lý thế giới đã nêu được 3 vấn đề về tính chất địa lý, mục tiêu hoạt động cơ bản của Khu công nghiệp và các công năng cần thiết khác của khu công nghiệp. Tuy nhiên, định nghĩa trên, còn chưa cho biết đối tượng hoạt động trong KCN, vấn đề tổ chức quản lý KCN và các ưu đãi đặc thù của KCN, những khuyết điểm này cần được bổ sung đầy đủ hơn để định vị KCN một cách chuẩn xác khi hoạt động. 1.1.2 Định nghĩa của Chi M.M., trong tài liệu “KCN tập trung ở Saint Louis, Hoa Kỳ”, năm 1998: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 14 “Khu công nghiệp là một khu đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể, để cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, kể cả hạ tầng cơ sở, tiện ích công cộng đầy đủ cho một cộng đồng các ngành công nghiệp tương ứng.”[8] Nhận xét: Theo tác giả, định nghĩa nêu trên về KCN khá tổng quát, đã nêu được 4 vấn đề về tính chất địa lý, việc phát triển có hệ thống, theo kế hoạch; đặc điểm hoạt động với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng; sự phù hợp với một hoặc tập hợp ngành công nghiệp xác định. Tuy nhiên, định nghĩa trên cũng chưa cho biết đối tượng hoạt động trong KCN, vấn đề tổ chức quản lý KCN và các công năng cần thiết khác của KCN; nghĩa là trong nội dung định nghĩa của M.M Chi cũng khiếm khuyết tương tự định nghĩa của Hội nghị địa lý thế giới lần thứ 19, tại Stốc-khôn, Thụy Điển, năm 2000. 1.1.3 Định nghĩa về Khu công nghiệp ở Việt Nam : Theo quy định hiện hành của Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, được ban hành theo Nghị định số 36/CP, ngày 24 tháng 4 năm 1997 [30 ] , và Quy chế Khu công nghệ cao, được ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2003 [35] của Chính phủ đã định nghĩa: 1.1.3.1 Khu công nghiệp (Industrial zones) : “Là khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; . Có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; . Do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; . Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”.[30] 15 1.1.3.2 Khu chế xuất (Epz – Export processing zones): “Là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu; thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu; . Có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; . Do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập”.[30] 1.1.3.3 Khu công nghệ cao (High – Technology zones) : “Là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. . Trong khu công nghệ cao, có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở”.[35] Chú thích : (1) Khu công nghiệp – KCN: sau đây được gọi chung cho khu công nghiệp – khu chế xuất – khu công nghệ cao. Nhận xét: Theo tác giả, định nghĩa về khu công nghiệp được nêu trong Nghị định 36/CP, ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Việt Nam [30] đã khắc phục được 3 khiếm khuyết trong định nghĩa của UNIDO và WEPZA là: xác định về đối tượng hoạt động trong KCN; vấn đề tổ chức quản lý KCN và qui định các công năng khác nhau trong KCN. Tuy nhiên, định nghĩa trên còn chưa nêu được công năng đầy đủ của KCN; quan hệ giữa phát triển các KCN với phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ; đặc điểm hoạt động của KCN với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ. Vấn đề định hướng chuyên môn hóa các KCN. Những khiếm khuyết này cần được bổ sung để định hướng phát triển đúng đắn các KCN trong thời gian tới. 16 1.1.4 Bổ sung định nghĩa về Khu công nghiệp của tác giả: Căn cứ vào các ý tưởng đúng đắn đã được nêu trong định nghĩa về KCN ở nước ngoài và ở Việt Nam, nhằm bổ sung vào định nghĩa KCN một số khiếm khuyết đã được nhận xét ở trên; tác giả xin được đề xuất định nghĩa về KCN như sau: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định; trong đó, tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, có thể có doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp công nghệ cao và các dịch vụ cho hoạt động các doanh nghiệp; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ; phù hợp với sự phát triển của một hoặc một tập hợp ngành công nghiệp xác định; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc giải thể; theo qui hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của địa phương và quốc gia”. Phân tích: - Trong định nghĩa, tính chất địa lý của KCN được xác định. Đó là một khu vực có sự phân cách bằng hàng rào KCN; có quy mô diện tích đất dao động từ 100 đến 1000 ha; được qui định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ. - Xác định các đối tượng và công năng hoạt động của KCN một cách đầy đủ; bao gồm: doanh nghiệp KCN, có thể có doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp công nghệ cao cùng dịch vụ bảo đảm cho hoạt động của các doanh nghiệp này. Trong đó: + “Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ”.[30] + “Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu”. [30] 17 + “Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Có quyền xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và các quyền, nghĩa vụ theo quy định”.[35]. - Nêu rõ đặc điểm hoạt động của KCN với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ. Trong các định nghĩa nêu trên, yếu tố hạ tầng xã hội có liên quan đến đời sống công nhân KCN hầu như không được nhắc đến, dẫn đến định hướng phát triển KCN không đồng bộ, bỏ qua yếu tố xã hội, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của KCN. - Tính chất chuyên môn hóa của KCN được khẳng định trong định nghĩa “phù hợp với sự phát triển của một hoặc một tập hợp ngành công nghiệp xác định” sẽ tạo ra định hướng phát triển đúng đắn các KCN trong thời gian tới; khi mà hiện trạng phần lớn các KCN ở Việt Nam là tổng hợp, đa ngành, thiếu chuyên môn hóa; gây ra sự phát triển không đồng thuận giữa các ngành nghề trong KCN. - Vấn đề tổ chức quản lý KCN được nhấn mạnh, có chú ý đến sự mở rộng phân cấp cho phép thành lập hoặc giải thể các KCN giữa Trung ương và các địa phương trong thời gian tới. - Trong định nghĩ