Luận án Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội

Sự ra đời của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất (KCN, KCX) gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa do ðại hội ðảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VIII năm 1994 đã đề ra yêu cầu về “Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung”. Chủ trương đó tiếp tục được khẳng định qua các văn kiện về đường lối phát triển kinh tế của ðảng qua các nhiệm kỳ. Nghị quyết ðại hội đại biểu toàn quốc lần X của ðảng năm 2006 một lần nữa khẳng định chủ trương quy hoạch, phát triển các KCN và xác định phương hướng thời gian tới là “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểmcông nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn chặt việc phát triển sản xuất với đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người lao động”. Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 – 2010, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó đầu tư xây dựng các KCN là một trong những giải pháp quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo đà thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HðH Thủ đô. ðến 30/06/2010 Hà Nội có 17 KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và phê duyệtdanh mục quy hoạch với tổng diện tích gần 3500 ha (quy mô bình quân 206ha/KCN) và 01 khu công nghệ cao Hòa Lạc (1586 ha) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Trước khi sát nhập địa giới hành chính với tỉnh Hà Tây vào ngày 01/08/2008, Hà Nội đã xây dựng và đưa vào hoạt động 05 khu công nghiệp đó là: KCN BắcThăng Long, KCN Nội Bài, KCN Nam Thăng Long, KCN Hà Nội-ðài Tư, KCN Sài ðồngB (sau đây gọi là 5 KCN Hà Nội) với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 532,46 ha, trong đó diện tích 2 đất công nghiệp có thể cho thuê là 343,3 ha. Tính đến ngày 31/12/2009, 05 KCN này đã tiến hành cho thuê 316ha và thu hút được 218dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 03 tỷ USD, giải quyết được 70.568 lao động; nộp ngân sách gần 1000 tỷ đồng. 05 KCN này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, phần lớn các KCN mới chỉ chú trọng tới việc thu hút đầu tư, lấp đầy, do vậy trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội cũng bộc lộ một số hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu và khắc phục như: - Công tác quy hoạch phát triển các KCN (quy hoạch dài hạn, xác định địa điểm, quy mô các KCN, sự đồng bộ về hạ tầng trong và ngoài hàng rào là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của việc phát triển KCN) còn nhiều bất cập; - Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng trong KCN còn chưa phù hợp, tỷ lệ đất dành cho thảm cỏ cây xanh và khuphụ trợ còn thấp. - Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực; vấn đề nhà ở, vấn đề đời sống văn hóa, tinh thần, giáo dục, chăm sóc y tế, cho công nhân làm việc tại các KCN còn chưa được quan tâm thích đáng . - Hiệu quả kinh tế của các KCN và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất chưa cao. Cơ cấu ngành nghề vàsự liên kết kinh tế còn nhiều hạn chế. - Hệ thống chính sách phát triển KCN hiện hành của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn khá nhiều bất cập và hạn chế, đặc biệt là những chính sách về lao động việc làm, đất đai, huy động vốn, công nghệ.; một số văn bản thể chế hóa chính sách còn bất cập, chưa thực sự thông thoáng . Sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm và cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để. - Tình trạng ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp Hà Nội vẫn chưa được giải quyết kịp thời. 3 Vì vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng các KCN đồng bộ đảm bảo giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của KCN gắn với việc cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường? Việc nghiên cứu quá trình phát triển các KCN đồng bộ trong quá trình CNH, HðH và hội nhập quốc tế củaHà Nội có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn: Về lý luận sẽ làm rõ sự cần thiết hình thành và phát triển các KCN đồng bộ trong quá trình CNH, HðH; về thực tiễn, việc xây dựng và phát triển thành công các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội sẽ đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội đồngthời đẩy nhanh quá trình CNH, HðH của Hà Nội, đưa Hà Nội trở thành trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực và trên thế giới. Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa của những vấn đề trên, qua khảo sát và tìm hiểu tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội”làm đề tài luận án Tiến sĩ Kinh tế là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực

pdf223 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_NguyenNgocDung.pdf
  • pdfLA_NguyenNgocDung_TT.pdf
Tài liệu liên quan