Thực tiễn giáo dục cũng như lý luận về quản lý giáo dục đã khẳng định
đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Do đó, trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung và chiến lược phát triển
của nhà trường nói riêng, phát triển đội ngũ giáo viên luôn là nhiệm vụ trọng
tâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là giải pháp quan trọng, cốt yếu để
nâng cao chất lượng giáo dục. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong Chỉ thị số
40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục. Chỉ thị nêu rõ: “Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục và đào
tạo là xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá,
đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo,
thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo
dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. [2]
Điều 15 của Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi 2009) [64] ghi rõ: “Giáo viên
giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Vì vậy, xây
dựng phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và
của tất cả các nhà trường. Giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của một quốc gia. Muốn thực hiện được trọng trách của mình, người
giáo viên ngoài tri thức, kĩ năng đã được đào tạo, phải luôn được bồi dưỡng
và tự bồi dưỡng về mọi mặt phẩm chất đạo đức, tri thức, kĩ năng sư phạm
nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới,
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, bộ phận giáo dục dân tộc
đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Giáo dục dân tộc được tổ chức chặt chẽ
từ trung ương xuống các cơ sở. Trong đó có hệ thống các trường phổ thông2
dân tộc nội trú(DTNT) với các mô hình tổ chức khác nhau từ trung ương đến
địa phương. Cấp trung ương có các trường dự bị đại học dân tộc, cấp tỉnh và
cấp huyện có các trường phổ thông DTNT. Các trường phổ thông DTNT là
nơi thu hút con em các dân tộc thiểu số vào học tập, tạo cơ hội cho con em
các dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường thuận lợi, giảm dần
khoảng cách về giáo dục giữa các vùng miền trong toàn quốc. Do đó, bên
cạnh việc quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên nói chung vẫn cần phải chú
trọng phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông DTNT nói riêng. Vì
học sinh dân tộc có nhiều hạn chế về điều kiện học tập, về ngôn ngữ so với
học sinh các vùng thuận lợi. Do đó, đội ngũ giáo viên các trường phổ thông
DTNT cũng có những yêu cầu riêng và cần được đặc biệt quan tâm phát triển
để có thể đáp ứng được yêu cầu đặc thù của loại hình trường phổ thông này và
đảm bảo mặt bằng chất lượng chung trong hệ thống giáo dục phổ thông.
190 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ VĂN THANH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ VĂN THANH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN QUỐC THÀNH
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả nghiên cứu của luận án này chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào
khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tác giả
Hà Văn Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
quý thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Khoa học Xã hội- Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Quốc Thành
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên thuộc các
Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT các tỉnh khu vực Tây Nguyên, lãnh đạo và
quý thầy cô giáo của các trường Phổ thông Dân tộc nội trú 5 tỉnh khu vực Tây
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá
trình nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do một số hạn chế về điều kiện
nghiên cứu, luận án không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo, các
bạn đồng nghiệp để luận án thêm hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận án
Hà Văn Thanh
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG.................................................................................... 13
1.1. Các nghiên cứu về đội ngũ giáo viên ................................................................. 13
1.2. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông ................................ 20
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ .................................................. 36
2.1. Giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên .......................................................... 36
2.2. Trường phổ thông dân tộc nội trú và đội ngũ giáo viên trường phổ thông
dân tộc nội trú ............................................................................................................ 42
2.3. Bối cảnh đổi mới giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với phát triển đội
ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú ........................................................ 48
2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú theo tiếp cận
phát triển nguồn nhân lực .......................................................................................... 53
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông
dân tộc nội trú ............................................................................................................ 63
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NGUYÊN .... 72
3.1. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực tiễn ...................................................... 72
3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực
Tây Nguyên ............................................................................................................... 77
3.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội
trú khu vực Tây Nguyên............................................................................................ 88
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên............................................................... 99
3.5. Đánh giá chung về đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên............................................................. 102
Chƣơng 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC
TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ...................................................... 108
iv
4.1. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo khu vực Tây Nguyên ......................... 108
4.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ........................................................................... 110
4.3. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú
khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................................... 111
4.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp ....................................................................... 139
4.5. Khảo nghiệm các giải pháp đề xuất ................................................................. 141
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................ 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 156
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBQL
CĐ
Cán bộ quản lý
Cao đẳng
CNH
DTNT
DTTS
ĐNGV
ĐH
Công nghiệp hóa
Dân tộc nội trú
Dân tộc thiểu số
Đội ngũ giáo viên
Đại học
GD
GD&ĐT
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
GDMN
GV
HĐH
HS
Giáo dục mầm non
Giáo viên
Hiện đại hóa
Học sinh
HSDT
KH
KHCN
KT-XH
PT
SP
THCS
THPT
Học sinh dân tộc
Kế hoạch
Khoa học công nghệ
Kinh tế - xã hội
Phổ thông
Sư phạm
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
vi
DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 3.1: Số xã, thôn đặc biệt khó khăn ở các tỉnh Tây Nguyên ................... 75
Bảng 3.2: Số trường, lớp, học sinh phổ thông DTNT ..................................... 78
Bảng 3.3: Số lượng, cơ cấu của đội ngũ giáo viên.......................................... 78
Bảng 3.4: Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên .......................................... 79
Bảng 3.5: Thâm niên công tác và độ tuổi của đội ngũ giáo viên .................... 80
Bảng 3.6: Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống ĐNGV ....... 81
Bảng 3.7: Thực trạng về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
của ĐNGV ............................................................................................. 83
Bảng 3.8: Thực trạng năng lực thực hiện kế hoạch dạy học của ĐNGV ....... 84
Bảng 3.9: Thực trạng về năng lực giáo dục của ĐNGV ................................. 86
Bảng 3.10: Thực trạng về năng lực hoạt động chính trị của ĐNGV .............. 87
Bảng 3.11: Thực trạng về năng lực hoạt động chính trị của ĐNGV .............. 88
Bảng 3.12: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV ....................... 89
Bảng 3.13: Tuyển chọn, sử dụng và bố trí giáo viên phổ thông DTNT ......... 91
Bảng 3.14: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ........................ 93
Bảng 3.15: Thực trạng đánh giá giáo viên phổ thông DTNT ......................... 94
Bảng 3.16: Thực trạng xây dựng môi trường làm việc và chế độ chính sách
đối với đội ngũ giáo viên ....................................................................... 97
Bảng 3.17: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ............................ 99
Bảng 3.18: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan .............................. 101
Bảng 3.19: Những thuận lợi trong việc phát triển đội ngũ giáo viên ........... 104
Bảng 3.20: Những khó khăn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên ........... 105
Bảng 4.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp .............................................. 142
Bảng 4.2. Mức độ khả thi của các giải pháp ................................................. 143
Bảng 4.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 145
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá cuối năm nhóm đối chứng ................................ 148
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá cuối năm nhóm thực nghiệm ............................ 149
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler .................. 55
Biểu đồ 4.1: So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ........... 145
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn giáo dục cũng như lý luận về quản lý giáo dục đã khẳng định
đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Do đó, trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung và chiến lược phát triển
của nhà trường nói riêng, phát triển đội ngũ giáo viên luôn là nhiệm vụ trọng
tâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là giải pháp quan trọng, cốt yếu để
nâng cao chất lượng giáo dục. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong Chỉ thị số
40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục. Chỉ thị nêu rõ: “Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục và đào
tạo là xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá,
đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo,
thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo
dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. [2]
Điều 15 của Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi 2009) [64] ghi rõ: “Giáo viên
giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Vì vậy, xây
dựng phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và
của tất cả các nhà trường. Giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của một quốc gia. Muốn thực hiện được trọng trách của mình, người
giáo viên ngoài tri thức, kĩ năng đã được đào tạo, phải luôn được bồi dưỡng
và tự bồi dưỡng về mọi mặt phẩm chất đạo đức, tri thức, kĩ năng sư phạm
nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới,
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, bộ phận giáo dục dân tộc
đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Giáo dục dân tộc được tổ chức chặt chẽ
từ trung ương xuống các cơ sở. Trong đó có hệ thống các trường phổ thông
2
dân tộc nội trú(DTNT) với các mô hình tổ chức khác nhau từ trung ương đến
địa phương. Cấp trung ương có các trường dự bị đại học dân tộc, cấp tỉnh và
cấp huyện có các trường phổ thông DTNT. Các trường phổ thông DTNT là
nơi thu hút con em các dân tộc thiểu số vào học tập, tạo cơ hội cho con em
các dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường thuận lợi, giảm dần
khoảng cách về giáo dục giữa các vùng miền trong toàn quốc. Do đó, bên
cạnh việc quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên nói chung vẫn cần phải chú
trọng phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông DTNT nói riêng. Vì
học sinh dân tộc có nhiều hạn chế về điều kiện học tập, về ngôn ngữ so với
học sinh các vùng thuận lợi. Do đó, đội ngũ giáo viên các trường phổ thông
DTNT cũng có những yêu cầu riêng và cần được đặc biệt quan tâm phát triển
để có thể đáp ứng được yêu cầu đặc thù của loại hình trường phổ thông này và
đảm bảo mặt bằng chất lượng chung trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Trong những năm qua, công tác xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội
ngũ giáo viên của các cấp quản lý trong ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết
quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, đội ngũ
giáo viên THPT ở nhiều địa phương còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về
chất lượng và chưa hợp lý về cơ cấu. Đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu
vùng xa, đội ngũ giáo viên (ĐNGV) ở các trường phổ thông DTNT vừa thiếu
vừa yếu và hầu như chưa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống
theo yêu cầu của loại hình trường dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số
này. Trước những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các trường phổ
thông DTNT khu vực Tây Nguyên còn nhiều mặt chưa đáp ứng. Thực tiễn đòi
hỏi rất cần có các giải pháp về xây dựng, phát triển và bồi dưỡng ĐNGV để
làm tốt công tác giáo dục cho con em đồng bào dân tộc ít người trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố quyết định cho sự phát triển giáo dục. Vì
thế, việc quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông DTNT là
một nhiệm vụ cấp bách của giáo dục phổ thông nói chung và càng cấp bách đối
với giáo dục phổ thông ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.
3
Các tỉnh miền núi Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là
một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng nhưng còn rất nhiều khó
khăn về nhiều mặt. Trong đó giáo dục đào tạo là ngành có những khó khăn
đặc biệt trong những khó khăn chung của toàn vùng. Với vị trí địa lý chính trị
đặc biệt quan trọng của vùng núi Tây Nguyên có đông người đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống, việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng
được đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông DTNT khu vực Tây Nguyên
đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội của vùng trở thành một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Vì vậy,
nhất thiết cần làm tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ
thông DTNT khu vực Tây Nguyên để góp phần phát triển giáo dục ở các tỉnh
Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại
hóa (HĐH) đất nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông, thực
trạng đội ngũ và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông
dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên, các yêu cầu của đổi mới giáo dục đặt ra
cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, đề xuất các giải pháp phát triển đội
ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên đáp
ứng đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên
phổ thông và giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú để có cơ sở xác định
các nội dung nghiên cứu của luận án.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực, phát
triển đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân
tộc nội trú.
4
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên
các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên đáp yêu cầu đổi mới giáo dục và
đào tạo.
- Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi và tổ chức thực nghiệm một số
giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú
khu vực Tây Nguyên.
3. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các thành tố phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội
trú khu vực Tây Nguyên.
3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trường phổ thông dân tộc nội trú có hai loại trường được phân cấp cho
cấp tỉnh và cấp huyện quản lý trực tiếp. Đề tài luận án này xác định phạm vi
nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông DTNT trong cấp
tỉnh của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên; chủ thể quản lý của đội ngũ giáo viên
được xác định là là lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh, các cơ quan
có liên quan cấp tỉnh và hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Đề tài tập trung khảo sát thực tiễn đội ngũ, phát triển đội ngũ giáo viên
trường phổ thông dân tộc nội trú và các yếu tố liên quan đến phát triển đội ngũ
giáo viên các trường phổ thông DTNT được triển khai ở 5 tỉnh khu vực Tây
Nguyên. Với số khách thể được nghiên cứu là: Cán bộ quản lý, chuyên viên
thuộc các Sở GDĐT; Cán bộ quản lý, chuyên viên các phòng GDĐT huyện,
thành phố; Cán bộ quản lý các trường phổ thông DTNT; Giáo viên các trường
phổ thông DTNT trên địa bàn các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Kon
Tum và Gia Lai. (Số lượng cụ thể được nêu ở mục 3.1 của chương 3).
5
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu và luận điểm bảo vệ
4.1.1. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên đã
được quan tâm phát triển và đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục dân
tộc. Song, trước yêu cầu của đổi mới giáo dục thì đội ngũ giáo viên này cũng
bộc lộ một số hạn chế bất cập, nhất là về chất lượng, đặc biệt tỷ lệ giáo viên là
người dân tộc thiểu số còn ít. Nếu phân tích rõ các nguyên nhân của những
hạn chế, bất cập nêu trên để có các giải pháp phát triển phù hợp với yêu cầu
giáo dục dân tộc và yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục dân tộc nói
riêng thì đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ được phát
triển, khắc phục được các hạn chế về chất lượng, sẽ có sự đồng bộ về cơ cấu,
đủ khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục dân tộc hiện nay.
4.1.2. Câu hỏi nghiên cứu
1.Đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú có đặc điểm vai
trò gì đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ?
2. Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đặt ra những yêu cầu gì đối với
sự phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú?
3. Nếu vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để phát triển đội ngũ
giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú thì nội dung phát triển sẽ bao gồm
những gì để có thể đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay?
4. Đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây
Nguyên có những điểm mạnh và hạn chế gì? Các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã
quan tâm phát triển đội ngũ này chưa? Trong quá trình phát triển đó có những
thành công và hạn chế gì?
5. Trong bổi cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, có thể đề xuất những giải
pháp nào để phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông DTNT khu vực
Tây Nguyên?
6
4.1.3. Những luận điểm bảo vệ
1. Tuy đã có chuẩn giáo viên trung học phổ thông nhưng trong bối cảnh
đổi mới giáo dục hiện nay, vẫn cần cụ thể hóa các nội dung phát triển đội ngũ
giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú để họ có thể đáp ứng được các
tiêu chí của chuẩn.
2. Có thể vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để xác định nội
dung phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông DTNT và xác lập cơ
sở lý luận cho các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên này trong bối cảnh
đổi mới giáo dục hiện nay.
3.Đội ngũ giáo viên các trường phổ thông DTNT chưa được quan tâm
phát triển đúng mức nên còn thiếu về số lượng, chưa cân đối cơ cấu độ tuổi, trình
độ đào tạo, chất lượng còn thấp so với các trường phổ thông cùng cấp học.
4.Để có các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông
DTNT khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục có thể dựa vào
lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và bám sát yêu cầu phát triển giáo dục dân
tộc khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
4.2. Phương pháp luận nghiên cứu
Tiếp cận các chức năng quản lý: “Chức năng quản lý là một loại hoạt
động quản lý đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân công lao độ