Luận án Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của ViệtNam, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp may mặc đã đóng gópmột phần không nhỏ, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giải quyết một khối lượng lớn côngăn việc làm cho người lao động. Và đã trở thành một trong những ngành dẫn đầuvề kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Có thể khẳng định ngành may mặc đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển của ngành may mặc chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, thị trường đầu ra, đầu vào, môi trường thể chế pháp luật. Trong đó yếu tố nguyên phụ liệu đầu vào có ý nghĩa quyết định, gồm: nguyên phụ liệu, sợi, vải, chỉ may Hiện tại, ngànhmay mặc Việt Nam có nguồn nguyên phụ liệu nhập từ nước ngoài chiếm đến trên 70%. ðiều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh nói riêng và sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam nói chung. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm chú trọng đến pháttriển sản xuất nói chung và ngành may mặc nói riêng. Tuy vậy, cùng vớixu hướng hội nhập quốc tế và sự đào thải nghiệt ngã của cơ chế thị trường, tronggiai đoạn hiện nay các doanh nghiệp ngành may đang gặp phải những vấn đề những khó khăn, thách thức và ngày càng trở nên bức xúc, chi phí đầu vào tăng cao, không chủ động, giảm sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Nguồn nguyên phụ liệu đầu vào trong nước đáp ứng rất thấp, số lượng các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ít, chất lượng chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường và xã hội, hiện tại không đáp ứng được sự đòi hỏi về số lượng và chất lượng của ngành may mặctrong nước, nhất là may mặc xuất khẩu. Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc, trong đó bao gồm phát triển bông, sợi, dệt vải, và các phụ liệu may mặc khác với mục tiêu là thay thế nhập khẩu, đảm bảo tính chủ động và hiệu quả trong phát triển công nghiệp may mặc, tạo thêm việc làm. Việc phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc đã có nhiều quan điểm, có quan điểm cho rằng Việt Nam không nên đầu tư phát triển thêm cho sản xuất nguyên phụ liệu mà nên giữ nguyên như hiện tại, nhưvậy có thể tận dụng các điều 2 kiện thuận lợi thông qua việc nhập khẩu từ nước ngoài. Theo quan điểm này thì lợi ích thu được và những bất lợi có thể gặp phải là[25]: - Lợi ích thu được: + Tập Trung vốn cho phát triển may mặc, ngành có khả năng cạnh tranh và triển vọng trên thị trường quốc tế. + Tránh được các rủi ro có thể có do sự phát triển mạnh ngành dệt của Trung Quốc và các nước trong khu vực gây ra. - Những bất lợi có thể gặp phải[25]: + Sản phẩm của ngành dệt và các sản phẩm nguyên phụliệu nếu không đầu tư sẽ bị thu hẹp thị phần hiện tại. + Không tạo điều kiện phát triển nghề trồng bông, không tạo được mối liên kết dọc bông - sợi - dệt - may. + Không bảo đảm được sự phát triển mạnh, chủ động và bền vững của ngành. + Hạn chế khả năng tạo thêm việc làm, không tận dụng lợi thế về lao động rẻ của Việt Nam. Qua đây cho thấy, nếu Việt Nam đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc thì sẽ khắc phục được những bất lợi kể trên, hay nói cách khác nếu phát triển sản xuất nguyên phụ liệu thì những bất lợi theo quan điểm trên sẽ được khắc phục và trở thành lợi ích. Tất nhiên, theo đuổi phát triển sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu của ngành may sẽ có thể gặp những rủi ro, trở ngại, có thể kể đến: - Phải đương đầu với sự cạnh tranh của các nước cósự phát triển mạnh về sản xuất nguyên phụ liệu may, nổi bật nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc. - Những rủi ro phát sinh trong tiến trình hội nhập, Việt Nam đã gia nhập WTO, tham gia đầy đủ AFTA từ 2006, theo lộ trình này thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Việt Nam sẽ giảm đi, chủ yếu ở mức 5% và 0%năm 2015. Việc bảo hộ bằng thuế quan không còn, hàng dệt và nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của các nước khác trong khu vực và trên thế giới có quy mô, chủng loại, chất lượng,trình độ công nghệ cao hơn Việt Nam. - Nhu cầu vốn đầu tư lớn, để có được một ngành dệtvà sản xuất nguyên phụ liệu xứng tầm, đáp ứng yêu cầu của ngành may thì cần phải có một lượng vốn tương 3 đối lớn để đầu tư mới và cải tiến nâng cấp trình độcủa các cơ sở sản xuất hiện tại. Qua phân tích ở trên cho thấy việc đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc là hướng đi đúng đắn cho Việt Nam hiện nay. Từ sự nhận thức vấn đề trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam”làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ. Với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn thúc đẩy phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu may mặc phục vụ cho ngành may mặc, đưa ngành may trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững, phát huy những thế mạnh tiềm năng của ngành, tận dụng lực lượng lao động dồi dào tạo ra của cải ngày càng nhiều cho nền kinh tế