Luận án Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam là nước đang phát triển, có dân sốhơn 86 triệu người, đứng thứ14 trên thếgiới và thứ7 tại Châu Á, hàng năm với mức tăng dân sốtrung bình khoảng 1 triệu người, là nước có nhiều lợi thếvềsức lao động. Sau hơn 20 năm đổi mới, mởcửa, hội nhập và phát triển theo kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa (XHCN), nền kinh tếnước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, do tình trạng gia tăng nhanh vềdân sốvà lao động (LĐ), dẫn đến nhu cầu việc làm luôn là vấn đềgay gắt, bức xúc đối với Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Chương trình giải quyết việc làm quốc gia hàng năm vẫn không đáp ứng hết nhu cầu việc làm của người lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tếvà xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơhội phát huy lợi thếvềnguồn nhân lực, trao đổi hàng hoá “Sức lao động”. Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70 % lao động sống ởnông thôn, trình độchuyên môn tay nghềthấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm có khoảng 1,6 triệu người cần việc làm. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không những là chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường quan hệkinh tế đối ngoại, thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tếbền vững gắn liền với công bằng xã hội. XKLĐcủa nước ta bắt đầu từnhững năm 1980 thông qua hình thức đưa LĐsang các nước XHCN làm việc theo Hiệp định hợp tác quốc tếvềlao động. Từnăm 1991 đến nay, XKLĐ đã được chuyển dần theo cơchếthịtrường có sựquản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Gần 30 năm đưa lao động ra nước ngoài làm việc, XKLĐcủa nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt, sốLĐ đưa đi hàng năm và hiệu quảnăm sau đều đạt cao hơn năm trước, Hiện nay có khoảng 500 ngàn LĐlàm việc ở41 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên phải khẳng định rằng những kết quả đạt được cho đến nay chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. XKLĐtuy đã có những quan điểm chủtrương chỉ đạo đúng đắn nhưng cách làm còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, manh mún, ăn sẵn mà thiếu 2 đi tính khoa học, cách tổchức bài bản, cách làm có chiều sâu và dài hạn, thiếu sự định hướng mang tính chiến lược và lâu dài. Việc duy trì và phát triển XKLĐcủa nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn bởi thịtrường hạn hẹp và luôn biến động khó lường, chất lượng LĐthấp, khảnăng cạnh tranh yếu, tình hình lao động ởnước ngoài phức tạp, hệthống DN XKLĐcòn non trẻ. Phát triển XKLĐcủa nước ta đã khó lại càng khó khăn hơn khi thịtrường lao động quốc tếngày càng cạnh tranh gay gắt, các nước XKLĐtrong khu vực có điều kiện tương đồng đang ra sức dành giật thịtrường, giảm giá sức lao động, củng cốvà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổchức XKLĐvà quản lý lao động ở nước ngoài bài bản, có sự định hướng và hỗtrợtối đa của nhà nước, trong khi các nước tiếp nhận LĐlại có xu hướng giảm dần nhập khẩu LĐphổthông, tăng LĐkỹthuật cao, LĐlành nghề, ngoài ra các nước này đang chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tếvà suy giảm kinh tếtoàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của người LĐ. Chính vì vậy, muốn đẩy mạnh và phát triển bền vững XKLĐtrong thời gian tới chúng ta cần có một cách làm bài bản, có định hướng chiến lược lâu dài, cần có những bước đi thích hợp, không nóng vội với các giải pháp hợp lý và đồng bộ. Xuất phát từnhững lý do trên, tác giảchọn đềtài nghiên cứu "Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tếquốc tế" làm luận án tiến sĩthuộc chuyên ngành kinh tếhọc.

pdf228 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT -------Z Y ------- NGUYỄN TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC Mã số: 62.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn: PGS-TS. NGUYỄN VĂN LUÂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… .01 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ......................................... 08 1.1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG…………………………………………………... 08 1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………………... 08 1.1.2. Một số quan niệm khác về xuất khẩu lao động……...………………………... 10 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động ……………………………………………….. 12 1.1.4. Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường….…. 13 1.1.4.1. Các tác động tích cực đối với nước xuất khẩu lao động……………………… 14 1.1.4.2. Các tác động tiêu cực đối với nước xuất khẩu lao động…………………………. 17 1.1.4.3. Các tác động tích cực đối với nước nhập khẩu lao động………………………… 18 1.1.4.4. Các tác động tiêu cực đối với nước nhập khẩu lao động………………….………. 18 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động…………………………... 19 1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ………………………………………………….……… 24 1.2.1. Khái niệm………………………………………………………….….………...24 1.2.2. Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế………………..….. 25 iii 1.2.3. Quản lý trong phát triển xuất khẩu lao động…………………………………. 28 1.2.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động……………………………………….. 30 1.2.3.2. Quản trị phát triển xuất khẩu lao động của doanh nghiệp……….…………… 32 1.2.3.3. Quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài……………………………….. 36 1.2.3.4. Hợp đồng trong xuất khẩu lao động……………………………….……………….. 38 1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động………………………..40 1.2.4.1. Nhóm các yếu tố về cầu trong xuất khẩu lao động…………………………….. 40 1.2.4.2. Nhóm các yếu tố về cung trong xuất khẩu lao động…………..………….…… 41 1.2.4.3. Nhóm các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động…. 43 1.2.4.4. Nhóm các yếu tố về cơ chế tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động………….. 44 1.2.5. Một số mô hình có liên quan đến phát triển xuất khẩu lao động ………………46 1.2.5.1. Mô hình “ lực đẩy – lực hút ” Ravenstien………………………………………..46 1.2.5.2. Mô hình chi phí Stouffer và Lowsy………………………………………………. 47 1.2.5.3. Mô hình chi phí - lợi ích kinh tế Sjaastad……………………………………….. 48 1.2.6. Mô hình nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam………………………………………………… 49 1.3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC.......... 52 1.3.1. Kinh nghiệm của Philipin................................................................................... 52 1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan................................................................................. 54 1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia................................................................................ 56 1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc............................................................................ 58 1.3.5. Bài học kinh nghiệm từ xuất khẩu lao động của các nước................................. 59 Tóm tắt chương 1...................................................................................................................... 62 iv Chương 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỪA QUA......... 63 2.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA….63 2.1.1. Cung lao động………………………………………………………………… 63 2.1.2. Cầu lao động....................................................................................................... 66 2.1.3. Quan hệ cung - cầu lao động.............................................................................. 68 2.2. ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG........................................................... 69 2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY.............................................................71 2.3.1. Số lượng lao động xuất khẩu………………………………………………….......71 2.3.2. Thị trường xuất khẩu lao động…………………………………………………73 2.3.3. Tình hình lao động xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm…………….....74 2.3.3.1. Thị trường Malaysia………………………………………………………………..……75 2.1.3.2. Thị trường Đài Loan…………………………………………………………………….77 2.1.3.3. Thị trường Hàn Quốc…………………………………………………………….…… 78 2.1.3.4. Thị trường Nhật Bản……………………………………………………………..…….. 82 2.1.3.5. Thị trường Trung Đông………………………………………………………..……83 2.3.4. Hình thức xuất khẩu lao động……………………………………………….…84 2.3.5. Cơ cấu lao động xuất khẩu……………………………………………….….... 86 2.3.6. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động ………………………………….. 89 2.3.7. Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu………………………….………………. 90 2.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG……………91 2.4.1. Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động……………………………………….. 91 v 2.4.1.1. Đối với người lao động……………………………………………………………… 92 2.4.1.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động………………………………………. 95 2.4.1.3. Đối với Nhà nước và xã hội…………………………………………………………… 95 2.4.2. Hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động…………………...…………………… 97 2.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUA MÔ HÌNH LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM…………………………….…...……. 98 2.5.1. Mô tả đặc trưng mẫu điều tra……………………………………….………… 98 2.5.1.1. Giới tính……………………………………………………………………………… 98 2.5.1.2. Trình độ học vấn……………………………………………………….…………… 99 2.5.1.3. Nghề nghiệp và nơi công tác……………………………………………………… 99 2.5.1.4. Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động…………………………………..……………….…………… 100 2.5.1.5. Quy mô doanh nghiệp xuất khẩu lao động………………………………………101 2.5.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua………………………………………………... 102 2.5.2.1. Mức độ phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam………………………...…102 2.5.2.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua………...……………………………103 3.5.3. So sánh tầm quan trọng và mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam……………………....…….………...108 2.6. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM CỦA PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA……………………………….……...…………… 110 vi 2.6.1. Những hạn chế của phát triển xuất khẩu lao động thời gian qua……….…………110 2.6.1.1. Hạn chế từ thị trường xuất khẩu lao động…………………………………….. 111 2.6.1.2. Hạn chế từ quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động……………………………….112 2.6.1.3. Hạn chế từ quản lý lao động làm việc ở nước ngoài……………………………… 113 2.6.1.4. Hạn chế từ nguồn lao động xuất khẩu……….…………………………………… 114 2.6.1.5. Hạn chế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động……………………………………… 115 2.6.1.6. Hạn chế từ hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động...……………………117 2.6.2. Nguyên nhân của yếu kém và hạn chế trong thời gian qua…………………...118 Tóm tắt chương 2…………………………………………………………………….122 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ…………………………………………… 123 3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI………...123 3.1.1. Thị trường lao động quốc tế trong thời gian tới…………………………………...123 3.1.2. Thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới………………………………...125 3.2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI…...…..... 127 3.2.1. Cơ hội…………………………………………………………………………128 3.2.2. Thách thức……………………………………………………………………130 3.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ..............131 3.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam thời gian tới.................... 131 vii 3.3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo.............................................. 132 3.3.2.1. Thị trường xuất khẩu lao động.......................................................................132 3.3.2.2. Số lượng lao động xuất khẩu..........................................................................144 3.3.2.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu............................................................................ 146 3.3.2.4. Cơ chế và bộ máy quản lý xuất khẩu lao động………………………………… 148 3.3.2.5. Hiệu quả kinh tế – xã hội............................................................................... 150 3.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ……………….…….……151 3.4.1. Giải pháp về thị trường xuất khẩu lao động…………………………………..151 3.4.2. Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu……………………………………..….. 152 3.4.3. Giải pháp quản lý và hỗ trợ của nhà nước về xuất khẩu lao động……………..156 3.4.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động………………………………….…….156 3.4.3.2. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam……………….158 3.4.4. Giải pháp về quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài…………………159 3.4.5. Giải pháp về doanh nghiệp xuất khẩu lao động…………………….………… 161 3.4.6. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động…….…..…..163 3.4.7. Giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động……………………….…………164 3.4.7.1. Tiền dịch vụ……………………………………………………….………....164 3.4.7.2.Tiền môi giới…………………………………………………….………….. 164 3.4.7.3. Tiền ký qũy………………………………………………………………………………165 3.4.7.4. Chính sách hỗ trợ và cho người lao động vay vốn………………………….…166 3.4.7.5. Thành lập Quỹ rủi ro xuất khẩu lao động……………………………………….168 viii 3.4.7.6. Phát huy hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…...…………168 3.4.8. Giải pháp về hình thức xuất khẩu lao động…………………………….……. 169 3.4.9. Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động………………………………………......170 3.5. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………171 3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ……………………………….. 171 3.5.1.1. Quốc hội……………………………………………………………………… 171 3.5.1.2. Chính phủ……………………………………………………………………. 171 3.5.1.3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội…………………………………………. 172 3.5.1.4. Các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan………………....174 3.5.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động………………………………..175 3.5.3. Đối với người lao động…………………………………………………………...177 Tóm tắt chương 3……………………………………………………………………178 KẾT LUẬN………………………………………………………………...……….... 179 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ASEAN Tổ chức các nước Đông Nam Á - CNH-HĐH Công nghiệp hóa –hiện đại hóa - DN-ĐT-GD Dạy nghề – Đào tạo – Giáo dục - DN Doanh nghiệp - FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - KTĐN Kinh tế đối ngoại - KT-XH Kinh tế - xã hội - LĐ Lao động - LĐ,TB và XH Lao động, Thương binh và Xã hội - ILO Tổ chức Lao động Quốc tế - IOM Tổ chức Di cư Quốc tế - QLNN Quản lý nhà nước - TNS Tu nghiệp sinh - TTS Thực tập sinh - XHCN Xã hội chủ nghĩa - XK Xuất khẩu - XKLĐ Xuất khẩu lao động - UAE Tiều Vương quốc Ả rập Thống nhất - WTO Tổ chức Thương mại Thế giới - 3 D (difficult, dirty, dangerous) Nặng nhọc, bẩn, nguy hiểm x DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Quy mô dân số và lực lượng lao động Việt Nam........................................ 64 Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm Việt Nam .................................... 66 Bảng 2.3: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài............................... 72 Bảng 2.4: Cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu............................................................ 87 Bảng 2.5: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một số thị trường…………….……………………………………….………. 92 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của người lao động tại một số thị trường ........................ 93 Bảng 2.7: Nguồn thu thuế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động ………….………….. 96 Bảng 2.8: Thống kê tổng thể (One-Sample Statistics)...............................................102 Bảng 2.9: Kiểm định trung bình tổng thể ( One-Sample Test )……………...….…..103 Bảng 2.10: Hệ số tương quan (Coefficientsa)……………………………….............105 Bảng 2.11: So sánh tầm quan trọng và mức độ tác động đến xuất khẩu lao động Việt Nam………………………………………………………….……..109 Bảng 3.1: Một số dự báo về lực lượng lao động Việt Nam……………………….……126 Bảng 3.2: Dự báo số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới……….…...145 Bảng 3.3: Tổng hợp ngành nghề của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam .…...147 xi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động ………………...…..…9 Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị xuất khẩu lao động tại doanh nghiệp ……………........32 Sơ đồ 1.3: Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động ………………......…33 Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý lao động làm việc ở nước ngoài………………………........36 Sơ đồ 1.5: Các yếu tố tác động đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam....….50 Hình 2.1: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở một số thị trường trọng điểm….….75 Hình 2.2: Hình thức xuất khẩu lao động …………………………………….……….. 85 Hình 2.3: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo chuyên môn kỹ thuật…………….…………. 86 Hình 2.4: Giới tính………………………………………………………….………….. 99 Hình 2.5: Trình độ học vấn………………………………………………………...….... 99 Hình 2.6: Nghề nghiệp và nơi làm việc…………...…………………………..…… 100 Hình 2.7: Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu………...…………………….….100 Hình 2.8: Số lượng CB-CNV làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động……….....101 Hình 3.1: Dự báo dân số thế giới trong độ tuổi lao động………………..……….….125 Sơ đồ 3.2: Mô hình quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài …………….… 160 . 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số hơn 86 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 7 tại Châu Á, hàng năm với mức tăng dân số trung bình khoảng 1 triệu người, là nước có nhiều lợi thế về sức lao động. Sau hơn 20 năm đổi mới, mở cửa, hội nhập và phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, do tình trạng gia tăng nhanh về dân số và lao động (LĐ), dẫn đến nhu cầu việc làm luôn là vấn đề gay gắt, bức xúc đối với Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Chương trình giải quyết việc làm quốc gia hàng năm vẫn không đáp ứng hết nhu cầu việc làm của người lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, trao đổi hàng hoá “Sức lao động”. Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70 % lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm có khoảng 1,6 triệu người cần việc làm. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không những là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững gắn liền với công bằng xã hội. XKLĐ của nước ta bắt đầu từ những năm 1980 thông qua hình thức đưa LĐ sang các nước XHCN làm việc theo Hiệp định hợp tác quốc tế về lao động. Từ năm 1991 đến nay, XKLĐ đã được chuyển dần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Gần 30 năm đưa lao động ra nước ngoài làm việc, XKLĐ của nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt, số LĐ đưa đi hàng năm và hiệu quả năm sau đều đạt cao hơn năm trước, Hiện nay có khoảng 500 ngàn LĐ làm việc ở 41 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên phải khẳng định rằng những kết quả đạt được cho đến nay chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. XKLĐ tuy đã có những quan điểm chủ trương chỉ đạo đúng đắn nhưng cách làm còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, manh mún, ăn sẵn mà thiếu 2 đi tính khoa học, cách tổ chức bài bản, cách làm có chiều sâu và dài hạn, thiếu sự định hướng mang tính chiến lược và lâu dài. Việc duy trì và phát triển XKLĐ của nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn bởi thị trường hạn hẹp và luôn biến động khó lường, chất lượng LĐ thấp, khả năng cạnh tranh yếu, tình hình lao động ở nước ngoài phức tạp, hệ thống DN XKLĐ còn non trẻ. Phát triển XKLĐ của nước ta đã khó lại càng khó khăn hơn khi thị trường lao động quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, các nước XKLĐ trong khu vực có điều kiện tương đồng đang ra sức dành giật thị trường, giảm giá sức lao động, củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức XKLĐ và quản lý lao động ở nước ngoài bài bản, có sự định hướng và hỗ trợ tối đa của nhà nước, trong khi các nước tiếp nhận LĐ lại có xu hướng giảm dần nhập khẩu LĐ phổ thông, tăng LĐ kỹ thuật cao, LĐ lành nghề, ngoài ra các nước này đang chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của người LĐ. Chính vì vậy, muốn đẩy mạnh và phát triển bền vững XKLĐ trong thời gian tới chúng ta cần có một cách làm bài bản, có định hướng chiến lược lâu dài, cần có những bước đi thích hợp, không nóng vội với các giải pháp hợp lý và đồng bộ. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế" làm luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành kinh tế học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động XKLĐ, Các công trình tiêu biểu mà tác giả luận án đã tiếp cận: (1) Luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Văn Hằng năm 1996 “Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010”. Luận án thuộc chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa quốc dân nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước (QLNN) về XKLĐ theo cơ chế thị trường, phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của XKLĐ Việt Nam đồng thời đề xuất quan điểm, giải pháp đồi mới QLNN về XKLĐ. 3 (2) Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn thị Phương Linh năm 2004 “Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường”. Luận án thuộc chuyên ngành tài chính-lưu thông tiền tệ và tín dụng với mục đích tập trung làm rõ vấn đề quản lý tài chính trong XKLĐ, phân tích hiện trạng quản lý tài chính XKLĐ của nước ta ở tầm vĩ mô, nêu ra những tồn tại và hạn chế cùng với nguyên nhân của nó và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường. (3) Công trình nghiên cứu của TS.Trần Thị Thu năm 2006 “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”. Công trình nghiên cứu được TS. Trần Thị Thu tiến hành trên cơ sở thực tiễn XKLĐ tại Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (SONA) với mục đích làm rõ khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ tại các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam, đánh giá hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ đến năm 2010. (4) Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ p
Tài liệu liên quan