Luận án Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961-1965)

Miền Đông Nam bộ là địa bànchiến lược quan trọng, là chiến trường giành giật quyết liệt, dai dẳng giữa ta và địch trong suốt 30 năm chiến tranh, đặc biệt là trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Trong âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ-Diệm coi việc bình định, lập ấp chiến lược là một giải pháp chiến lược có ýnghĩa quyết định đến sự thành bại của các kế hoạch xâm lược của chúng, nhất là trong giai đoạn chúng thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Mụcđích của việc gom dân lập ấp chiến lược của địch là nhằm “tát nước bắt cá”, chia rẽ quần chúng nhân dân với cán bộ cách mạng, thực hiện mưu đồ cô lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng, nhằm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lên miền Nam Việt Nam. Luận án nghiên cứu phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ giai đoạn 1961-1965, bởi các lý do sau đây: 1.1. Chống phá ấp chiến lược làmột hoạt động rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghiên cứu về chống, phá ấp chiến lược nhằm góp phần làm rõ và sâu sắc hơn lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời qua đó phân tích đề xuất một số luận cứ khoa học phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay . 1.2. Về thời gian, trong giai đoạn 1961-1965, Mỹ–Diệm chuyển từ chính sách “tố cộng, diệt cộng” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Đây là giai đoạn khá điển hình về triểnkhai ấp chiến lược của kẻ địch ở miền Đông Nam bộ. Sau Đồng khởi 1960-1961, chính sách “tố cộng, diệt - 6 - cộng” của Mỹ- Diệm bị thất bại, buộc địch phải thay đổi chiến lược, chuyển sang dùng bạo lực chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, trong đó việc lập ấp chiến lược là biện pháp chiến lược cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc thành bại của chiếnlược “chiến tranh đặc biệt”. Chủ trương lập ấp trong giai đoạn chiến lược này được Mỹ - Diệm triển khai quyết liệt nhất và đã được chúng nâng lên thành quốc sách. Để nâng cao hiệu quả chiến lược của chủ trương này, Mỹ – Diệm đã mời những chuyên gia, cố vấn có kinh nghiệm nước ngoài như Robert Thompson tốt nghiệp đại học Cambridge(Anh) năm 1937, trong đại chiến thế giới thứ hai phục vụ ở mặt trận Viễn Đông; năm 1948 đến Malayxia và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hoạt động “chống cộng”ở đó; từ 1960-1961 là Bộ trưởng Quốc phòng thường trực của Liên bang Malayxia; từ tháng 9 năm 1961 đến tháng 3 năm 1965 là chuyên gia chống chiến tranh “nổi loạn” ; Taylor - Trưởng đoàn cố vấn Anh tại miền Nam Việt Nam đến giúp việc triển khai những kế hoạch dồn dân lập ấp rất tàn bạo, như: kế hoạch Staley–Taylor, kế hoạch Johnson–Mc.Namara. Nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện âm mưu gom dân lập ấp chiến lược, chúng đã huy động cao nhất lực lượng quân đội và các phương tiện chiến tranh tiến hành liên tục các cuộc hành quân càn quét, đánh phá từ nông thôn đến rừng núi, nhất là những vùng giải phóng và các căn cứ cách mạng, nhằm thực hiện cho được tham vọng lập 16.000 ấp chiến lược trên tổng số 17.000 ấp ở miền Nam. Để thực hiện cho kỳ được mục tiêu trên, chúng tiến hành những thủ đoạn cực kỳ thâm độc, dã man, khốc liệt.

pdf254 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961-1965), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUỲNH THỊ LIÊM PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1961-1965) THÀNG PHỐ HỒ CHÍ MINH –NĂM 2006 - 1 - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trên trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Huỳnh Thị Liêm - 2 - MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 5 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................6 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................13 6. Đóng góp khoa học của luận án ....................................................14 7. Bố cục của luận án.........................................................................15 CHƯƠNG 1 – NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ .....17 1.1. Địa lý tự nhiên, xã hội và nhân văn miền Đông Nam bộ. .......17 1. 1. 1. Địa lý tự nhiên ....................................................................................... 17 1. 1. 2. Đặc điểm xã hội- nhân văn và truyền thống yêu nước ......................... 21 1. 2. Chính sách của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam .................................... 24 1. 2. 1. Ý đồ của Mỹ đối với Việt Nam................................................. 24 1.2. 2. Mỹ và chính quyền miền Nam phá hoại hiệp định Genève, thi hành chính sách “tố cộâng, diệt cộng”. ..................... 27 1.2. 3. Mỹ và chính quyền Diệm loại Pháp và các phần tử thân Pháp, thành lập quốc gia chống cộng miền Nam Việt Nam. 32 1.3 . Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Đông Nam bộ những năm 1954-1960 .......................................35 1. 3. 1. Phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định Genève, đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ chống “cải cách điền địa”.. 35 1.3. 2. Phong trào đồng khởi năm 1960............................................... 42 1.4. Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt và thực hiện quốc sách ấp chiến lược” ở miền Nam ..................48 1. 4. 1. Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. .................... 48 - 3 - 1.4.2. Mỹ – Diệm thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” ở miền Đông Nam bộ ............................................................................... 52 1.4.3. Triển khai chính sách ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ ...... 58 CHƯƠNG 2 - PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1961 – 1963)......68 2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Trung ương Cục miền Nam về nhiệm vụ chống, phá ấp chiến lược ..................68 2.1. 1. Những điều kiện mới, nhiệm vụ mới của cách mạng miền Nam sau Đồng Khởi ..................................................................... 68 2.1. 2. Trung ương Đảng và Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo phong trào chống phá ấp chiến lược ................................................. 75 2.2. Quân và dân miền Đông Nam bộ chống, phá ấp chiến lược từ năm 1961 đến cuối năm 1963 ............................................. 83 2.21. Chiến thắng Phước Thành và buổi đầu kết hợp quân................. 83 sự với nổi dậy chống phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ năm 1961...................................................................................... 83 2.2.2. Phá ấp chiến lược Bến Tượng kiểu mẫu của địch, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh ở miền Đông Nam bộ 1962 ................................................................... 87 2.2. 3. Hưởng ứng phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” đẩy mạnh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ năm 1963............................................................... 102 CHƯƠNG 3 –PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1964 – 1965 ...............123 3.1. Chương trình lập ấp chiến lược của Mỹ trong kế hoạch Johnson- Mc.Namara ................................................................................123 3.1.1. Tình hình miền Nam sau đảo chính tháng 11 năm 1932 kế hoạch Johnson Mc.Namara .................................................................... 123 3.1. 2. Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam thực hiện chương trình“ - 4 - ấp tân sinh”.................................................................................. 132 3.2. Quân và dân miền Đông Nam bộ đẩy mạnh phong trào chống, phá ấp chiến lược trong những năm 1964-1965..........................135 3.2.1. Chủ trương mới của Đảng về chống, phá ấp chiến lược trong thời kỳ mới ...........................................................................135 3.2. 2. Kết hợp ba mũi giáp công trên ba vùng chiến lược đẩy mạnh phong trào chống, phá ấp chiến lược .........................................140 3.2.3 Tích cực xây dựng thực lực cách mạng, xây dựng vùng giải phóng, căn cứ địa, tạo thế và lực cho phong trào chống phá ấp chiến lược ...................................................................................148 3.2. 4. Chiến dịch Bình Giã và phong trào chống, phá ấp chiến lược . 151 3.2. 5. Chiến dịch Đồng Xoài, phối hợp tiến công quân sự với chống, phá ấp chiến lược ........................................................................ 158 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 176 PHỤ LỤC............................................................................................................. 201 HÌNH ẢNH .......................................................................................................... 202 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 217 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................225 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................231 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................235 PHỤ LỤC 5 ................................................................................................249 - 5 - MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Miền Đông Nam bộ là địa bàn chiến lược quan trọng, là chiến trường giành giật quyết liệt, dai dẳng giữa ta và địch trong suốt 30 năm chiến tranh, đặc biệt là trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Trong âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ-Diệm coi việc bình định, lập ấp chiến lược là một giải pháp chiến lược có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của các kế hoạch xâm lược của chúng, nhất là trong giai đoạn chúng thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Mục đích của việc gom dân lập ấp chiến lược của địch là nhằm “tát nước bắt cá”, chia rẽ quần chúng nhân dân với cán bộ cách mạng, thực hiện mưu đồ cô lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng, nhằm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lên miền Nam Việt Nam. Luận án nghiên cứu phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ giai đoạn 1961-1965, bởi các lý do sau đây: 1.1. Chống phá ấp chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghiên cứu về chống, phá ấp chiến lược nhằm góp phần làm rõ và sâu sắc hơn lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời qua đó phân tích đề xuất một số luận cứ khoa học phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay . 1.2. Về thời gian, trong giai đoạn 1961-1965, Mỹ–Diệm chuyển từ chính sách “tố cộng, diệt cộng” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Đây là giai đoạn khá điển hình về triển khai ấp chiến lược của kẻ địch ở miền Đông Nam bộ. Sau Đồng khởi 1960-1961, chính sách “tố cộng, diệt - 6 - cộng” của Mỹ- Diệm bị thất bại, buộc địch phải thay đổi chiến lược, chuyển sang dùng bạo lực chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, trong đó việc lập ấp chiến lược là biện pháp chiến lược cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc thành bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Chủ trương lập ấp trong giai đoạn chiến lược này được Mỹ - Diệm triển khai quyết liệt nhất và đã được chúng nâng lên thành quốc sách. Để nâng cao hiệu quả chiến lược của chủ trương này, Mỹ – Diệm đã mời những chuyên gia, cố vấn có kinh nghiệm nước ngoài như Robert Thompson tốt nghiệp đại học Cambridge(Anh) năm 1937, trong đại chiến thế giới thứ hai phục vụ ở mặt trận Viễn Đông; năm 1948 đến Malayxia và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hoạt động “chống cộng” ở đó; từ 1960- 1961 là Bộ trưởng Quốc phòng thường trực của Liên bang Malayxia; từ tháng 9 năm 1961 đến tháng 3 năm 1965 là chuyên gia chống chiến tranh “nổi loạn” ; Taylor - Trưởng đoàn cố vấn Anh tại miền Nam Việt Nam đến giúp việc triển khai những kế hoạch dồn dân lập ấp rất tàn bạo, như: kế hoạch Staley–Taylor, kế hoạch Johnson–Mc.Namara. Nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện âm mưu gom dân lập ấp chiến lược, chúng đã huy động cao nhất lực lượng quân đội và các phương tiện chiến tranh tiến hành liên tục các cuộc hành quân càn quét, đánh phá từ nông thôn đến rừng núi, nhất là những vùng giải phóng và các căn cứ cách mạng, nhằm thực hiện cho được tham vọng lập 16.000 ấp chiến lược trên tổng số 17.000 ấp ở miền Nam. Để thực hiện cho kỳ được mục tiêu trên, chúng tiến hành những thủ đoạn cực kỳ thâm độc, dã man, khốc liệt. Để đánh trả âm mưu và thủ đoạn lập ấp chiến lược thâm độc của kẻ thù, Đảng và nhân dân miền Nam nói chung và miền Đông Nam bộ nói - 7 - riêng xem việc chống, phá ấp chiến lược là nhiệm vụ cấp bách, đồng thời là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng miền Nam. Chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn địch thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” 1961 – 1965, là một nhiệm vụ cách mạng hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử 21 năm chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Về không gian, miền Đông Nam bộ là chiến trường đánh tiêu diệt địch chủ yếu của Nam bộ; đồng thời cũng là chiến trường diễn ra cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược gay go và quyết liệt nhất, điển hình như trận đánh phá ấp chiến lược kiểu mẫu Bến Tượng ở Bình Dương. Trên chiến trường này, quân và dân miền Đông Nam bộ đã tập trung nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chống, phá ấp chiến lược kiên quyết, bền bỉ và đã thu được thắng lợi . Trước đây, trong giai đoạn chống chính sách “tố cộng, diệt cộng”, nhân dân ta chủ yếu là dùng giải pháp đấu tranh chính trị để chống lại những hành động bạo lực của địch. Chủ trương đấu tranh chính trị đơn thuần đã gây cho cách mạng miền Nam những tổn thất vô cùng to lớn, phong trào cách mạng bị dìm trong biển máu. Đấu tranh chính trị tuy hết sức quan trọng, nhưng nếu chỉ thực hiện đấu tranh chính trị đơn thuần thì không thể giành được thắng lợi trong bất kỳ cuộc cách mạng nào, nhất là khi kẻ thù sử dụng bạo lực để đàn áp cách mạng. Đó là bài học đau đớn mà cách mạng miền Nam phải trả giá quá đắt. Từ bài học xương máu trên, chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 15, quân và dân Đông Nam bộ đã kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự nhằm đánh trả âm mưu và hành động dùng bạo lực chiến tranh của địch. Nét đặc trưng của - 8 - nhiệm vụ chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn này là đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận trên cả ba vùng chiến lược. Chống, phá ấp chiến lược vẫn coi trọng đấu tranh chính trị của quần chúng, nhưng nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ với tiến công quân sự và binh vận. Do phát huy được sức mạnh tổng hợp, nên việc chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn này là một cuộc đấu tranh cách mạng không chỉ quyết liệt mà còn đầy tính sáng tạo, diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, đem lại nhiều kết quả khả quan và những bài học kinh nghiệm quý giá. 1.3. Trước đây đã có một vài công trình nghiên cứu chung về vấn đề phá ấp chiến lược, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu việc chống, phá ấp chiến lược chuyên sâu trên địa bàn chiến lược miền Đông Nam bộ, nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay go, ác liệt mang tính điển hình nhất trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt. Vì vậy, tôi đã chọn việc chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn 1961-1965- tức là giai đoạn đấu tranh cách mạng sôi động và giàu tính sáng tạo của quân và dân miền Đông Nam bộ làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Trình bày có hệ thống về phong trào chống, phá ấp chiến lược của quân và dân miền Đông Nam bộ trong giai đoạn đấu tranh sôi động và quyết liệt đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch. - Từ thực tiễn phong phú của cuộc đấu tranh đó, luận án đi sâu nghiên cứu vai trò và nghệ thuật đấu tranh cách mạng sáng tạo của quần chúng nhân dân; sự gắn bó đoàn kết giữa nhân dân với Đảng; việc phát huy sức - 9 - mạnh tổng hợp quân sự, chính trị và binh vận trong việc thực hiện thắng lợi phong trào chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ. - Đồng thời, thông qua cuộc đấu tranh kiên cường này, luận án nghiên cứu sức mạnh truyền thống, những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - một tiềm năng to lớn đã góp phần tạo nên chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Đông Nam bộ. - Từ những bài học kinh nghiệm quý giá của quá trình đấu tranh chống, phá ấp chiến lược, luận án rút ra một số vấn đề có tính quy luật về tinh thần đấu tranh cách mạng, về tinh thần đại doàn kết dân tộc , có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước tiến lên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sớm đưa nước ta thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận án nghiên cứu những âm mưu thủ đoạn của Mỹ –ngụy trong việc triển khai “quốc sách ấp chiến lược” ở miền Đông Nam bộ. Nhưng trọng tâm là phong trào đấu tranh kiên cường chống, phá ấp chiến lược của quân và dân miền Đông Nam bộ; trong đó nổi bật nhất là tinh thần cách mạng kiên cường của nhân dân miền Đông Nam bộ và nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp kết hợp sáng tạo việc đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và binh vận trên cả ba vùng chiến lược. Giới hạn thời gian của đề tài bắt đầu từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1965. Đây là giai đoạn đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. Không gian nghiên cứu của luận án là các tỉnh miền Đông Nam bộ trong giai đoạn 1961 – 1965, gồm các tỉnh: Bình Long, Phước Long, Tây - 10 - Ninh, Bình Dương, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Vũng Tàu, Long An, Hậu Nghĩa, và thành phố Sài Gòn-Gia Định. Tuy nhiên, trong mối quan hệ mở, luận án có mở ra trong phạm vi cho phép.Về thời gian, luận án có đề cập đến một số sự kiện trong giai đoạn trước năm 1961, trước khi đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Về không gian, luận án có mở ra với một số khu vực có liên quan đến miền Đông Nam bộ, như: Tây Nguyên, Khu V, cực Nam Trung bộ và miền Tây Nam bộ. 4- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa thời đại, vì vậy thời gian qua có rất nhiều tác phẩm viết về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ dưới nhiều góc độ khác nhau. Chỉ tính riêng ở nước Mỹ đã có hàng ngàn cuốn sách của nhiều tác giả viết về cuộc chiến tranh Việt Nam như tác phẩm: “Giải phẫu một cuộc chiến tranh”, của Giáo sư sử học Gabriel Kolko bắt đầu viết từ năm 1964 và xuất bản năm 1965 tại New York , ông viết khá sinh động và hấp dẫn về diễn biến quá trình chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, trong đó ông có nêu về vấn đề ấp chiến lược: “Đối với nhóm cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) chương trình ấp chiến lược nhấn mạnh nhiều hơn đến quân chính quy và hỏa lực, và việc di dân cũng triệt để hơn. Dân được đưa ra khỏi những “khu vực chết” mà về sau được gọi là khu “tự do bắn phá”. Cái chung của cả Diệm lẫn Mỹ là kiểm soát dân với hy vọng vô hiệu hóa ảnh hưởng của Mặt trận dân tộc giải phóng, hoặc nếu không, thì cũng làm cho Việt Nam Cộng hòa tiếp xúc được với phần đông dân chúng, xoá bỏ cơ sở - 11 - quần chúng của mặt trận” [63,160]. Tác phẩm có ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. Cuốn: “Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ” của Giáo sư sử học George C.Herring xuất bản tại Mỹ năm 1981, đã lên án giới cầm quyền Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong chương 3 : Hợp tác có mức độ giữa Kennedy và Diệm (1961- 1963), ông viết “chương trình ấp chiến lược” được quảng cáo rùm beng cũng chỉ đem lại kết quả chút ít” [64,115]. “Về lý luận, chương trình này nhằm tránh việc di dân ồ ạt khỏi nơi đất tổ thiêng liêng, một điểm yếu của “chương trình dinh điền” lạc hậu trước đây” [64;115]. Trong tác phẩm: “Sự lừa dối hào nhoáng – John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam” của Neil Sheehan, xuất bản tại Mỹ năm 1988, lên án các giới cầm quyền Mỹ đã lừa dối nhân dân Mỹ và thế giới về cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà Mỹ đã gieo rắc thảm họa cho nhân dân Việt Nam. Quyển sách đã được giải thưởng Pulitzer về người thật việc thật và được bán c
Tài liệu liên quan