Chính sách xã hội là bộphận cấu thành chính sách chung của một chính
quyền Nhà nước hướng tới lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết những vấn đềliên quan
đến cuộc sống con người, đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, giới, trong xã
hội. Nó góp phần điều chỉnh các quan hệxã hội cho phù hợp với mục tiêu của chính
đảng cầm quyền và của chính quyền Nhà nước. Các nội dung của chính sách xã hội
gắn bó mật thiết với đời sống con người như: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc
làm, hạn chếvà ngăn chặn các tệnạn xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các chương trình
nhân đạo – từthiện Trong đó, xóa đói giảm nghèo không chỉlà chính sách xã hội
quan trọng của mỗi quốc gia, mà đã trởthành vấn đềtoàn cầu.
Sau 20 năm đổi mới và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(1986-2006), bên cạnh tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng vềphát triển xã hội nhờcó sự đổi mới tưduy trong việc hoạch định và
thực hiện chính sách xã hội. Đầu tưcủa Nhà nước cho các lĩnh vực xã hội ngày
càng tăng, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia vềphát triển xã hội đã và đang
được thực hiện nhưchương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
chương trình phòng chống các tệnạn xã hội, các quỹquốc gia vềgiải quyết việc
làm, quỹxoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, quỹtình thương đã được thành lập,
trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tưcho xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo
dục - đào tạo, dạy nghềcũng nhưcác dịch vụxã hội cơbản khác. Nhà nước khuyến
khích các doanh nghiệp, tổchức, cá nhân và cộng đồng quốc tếtham gia giải quyết
các vấn đềxã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước đóng vai trò nòng
cốt.
Thành phốHồChí Minh (TPHCM) là một thành phốlớn của Việt Nam với
tổng dân số đến năm 2006 là 6.424.519 người, nếu kểcảdân tạm trú có hơn 8 triệu
2
người (chiếm tỷlệ6,6% dân sốcủa cảnước) [9], là một trung tâm kinh tế, văn hóa,
xã hội, khoa học kỹthuật, là đầu mối quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế.
Từvịtrí và tầm quan trọng như đã nêu trên, cùng với chủtrương phát triển
kinh tế, TPHCM đặc biệt coi trọng việc thực hiện đồng bộcác chính sách xã hội và
đã đạt được những thành quảquan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân thành phố được nâng lên, các nhu cầu thiết yếu của người dân được cải thiện.
Phong trào toàn xã hội chăm lo đồng bào nghèo mang lại kết quảthiết thực, có ý
nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội rộng lớn: đã làm giảm hộnghèo; trợcấp
người già yếu neo đơn, mất sức lao động; khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng trăm
ngàn người; đem lại “Nụcười cho trẻthơ”, “ánh sáng cho người mù nghèo bất
hạnh”; mái ấm, lớp học tình thương cho trẻem lang thang đường phố; “xóa đói
thông tin” cho đồng bào nghèo ởvùng nông thôn xa đô thị; phụng dưỡng bà mẹ
Việt Nam anh hùng ởthành phốvà một sốtỉnh bạn; đỡ đầu chăm sóc hàng ngàn
thương binh nặng và người thân của liệt sĩ; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình
thương, phong trào “ba giảm” (giảm tội phạm, ma túy và mại dâm) Những việc
làm đó cùng với các hoạt động từthiện, cứu trợ đồng bào vùng bịthiên tai, hỏa
hoạn ởthành phốvà các tỉnh bạn, là thành tựu nổi bật vềxã hội của Đảng bộvà
nhân dân thành phố[47].
290 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới (1986-2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………...........
Trần Xuân Thảo
PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỚI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
(1986-2006)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Thaønh phoá Hoà Chí Minh – Naêm 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………...........
Trần Xuân Thảo
PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỚI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
(1986-2006)
Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam Cận Đại & Hiện Đại
Mã số : 62.22.54.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Lê Hữu Phước
2. TS. Hồ Thị Minh Nguyệt
Thaønh phoá Hoà Chí Minh – Naêm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Trần Xuân Thảo
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến các
Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã tận tình hướng dẫn, cung
cấp, truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu. Tôi xin
chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Khoa Lịch sử, Phòng
Sau Đại học – Quản l ý khoa học Trường Đại Học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
chương trình đào tạo và luận án Tiến sĩ. Đặc biệt, tôi xin
chân thành cám ơn Tiến sĩ Lê Hữu Phước, Tiến sĩ Hồ Thị
Minh Nguyệt đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn
thành luận án, cám ơn các nhà khoa học đã đóng góp nhiều
ý kiến quý báu cho luận án, cám ơn bạn bè, đồng nghiệp
và những người thân đã kịp thời động viên, giúp đỡ cả về
tinh thần lẫn vật chất và tư liệu để chúng tôi hoàn thành
luận án này.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(Liệt kê theo A,B,C)
……………………….
• GDĐĐ : Giáo dục đồng đẳng
• GDVĐĐ : Giáo dục viên đồng đẳng
• PNTDTK : Phụ nữ tín dụng tiết kiệm
• Quỹ QGHTVL : Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm
• TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
• TTGDDNPN : Trung tâm Giáo dục dạy nghề phụ nữ
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1. Mức thu nhập chuẩn đánh giá hộ nghèo qua tiêu chí các năm ............ 38
Bảng 2.1 Việc thực hiện các quy định về lao động nữ ....................................... 58
Bảng 2.2 Tỷ lệ lao động nữ chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ................ 60
Bảng 2.3 Soá ngöôøi nhaäp cö töï do vào TPHCM trong ñoä tuoåi lao ñoäng chia
theo tình traïng lao ñoäng vaø giôùi tính (07/1996) ............................... 65
Bảng 2.4 Nguoàn lao ñoäng nhaäp cö töï do vào TPHCM chia theo ñoä tuoåi và
giôùi tính (1/7/1996) .......................................................................... 66
Bảng 2.5 Biểu đồ sự gia tăng về số thành viên và số phát vay Quỹ CWED từ
năm 2003-2006 ..................................................................................... 82
Bảng 2.6 Thông tin về kinh tế của thành viên vay vốn ....................................... 85
Bảng 2.7 Tình hình đào tạo nghề ở TPHCM (2001-2005) .................................. 94
Bảng 2.8 Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị
TPHCM chia theo giới tính (1996-2000) ............................................. 98
Bảng 2.9 Tình trạng lao động, việc làm ở TPHCM năm 2005 ...................... 100
Bảng 2.10 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn ......................... 101
Bảng 2.11 Kết quả hoạt động của các Trung tâm, cơ sở dạy nghề
của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM (1996-2000) .............................. 103
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát gái mại dâm trong 5 năm (2001-2005) ................... 109
Bảng 2.13 Kinh phí phòng chống tệ nạn mại dâm ở TP.HCM(2001 – 2005) .... 113
Bảng 2.14 Số liệu gái mại dâm hồi gia tái phạm (2001-2005) ............................ 121
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục các bảng biểu
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1-13
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG BỘ,
CHÍNH QUYỀN TPHCM ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (1986 – 2006)
1.1 TPHCM và những vấn đề xã hội cấp thiết trong thời kỳ đổi mới và hội nhập
1.1.1 Những vấn đề chung ............................................................................... 14-16
1.1.2 Thực trạng đời sống, việc làm của nhân dân và sự phân
hóa giàu nghèo ....................................................................................... 16-18
1.1.3 Tệ nạn xã hội và những bất ổn về trật tự an toàn xã hội ........................ 18-19
1.1.4 Những phức tạp trên lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật ................................ 19-21
1.2 Chính sách của Đảng bộ và chính quyền TPHCM đối với các vấn đề xã hội
1.2.1 Chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm và đời sống ..................... 24-31
1.2.2 Chương trình xóa đói giảm nghèo .......................................................... 31-38
1.2.3 Chính sách về an ninh - trật tự an toàn xã hội và
phòng chống tệ nạn xã hội ............................................................... 39-46
1.2.4 Giải quyết các vấn đề xã hội khác ........................................................ 46-52
CHƯƠNG 2: PHỤ NỮ TPHCM THAM GIA THỰC HIỆN
CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ (1986 – 2006)
2.1 Thực trạng đời sống, điều kiện lao động của phụ nữ TPHCM
2.1.1 Điều kiện lao động và đời sống của lao động nữ TPHCM …………...54-59
2.1.2 Trình độ lao động nữ ........................................................................59-63
2.1.3 Lao động nhập cư .............................................................................63-69
2.2 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM với các chương trình trợ vốn, góp phần xóa
đói giảm nghèo cho phụ nữ thành phố
2.2.1 Các chương trình trợ vốn .................................................................. ..70-85
2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ nhằm xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống phụ nữ-trẻ em. ........................................86-91
2.3 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM với hoạt động đào tạo nghề và giải quyết
việc làm
2.3.1Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ TPHCM .... 91-102
2.3.2 Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm của
Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM .....................................................102-107
2.4 Phụ nữ TPHCM tham gia phòng chống tệ nạn mại dâm, góp phần thực
hiện chương trình mục tiêu ‘‘ ba giảm’’ của thành phố (2001-2005)
2.4.1 Thực trạng mại dâm ở thành phố Hồ Chí Minh ............................... 108-113
2.4.2 Phụ nữ TPHCM với họat động phòng chống mại dâm ................... 113-125
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHỤ NỮ TPHCM TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (1986 – 2006) VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP CHO THỜI GIAN TỚI
3.1 Hiệu quả hoạt động của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện chính sách
xã hội của thành phố
3.1.1 Hiệu quả của các chương trình trợ vốn, xóa đói giảm nghèo........126-135
3.1.2 Hiệu quả của chương trình đào tạo nghề, thực hiện các chính sách
và biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ ........................135-137
3.1.3 Hiệu quả của công tác phòng chống mại dâm ................................. 137-148
3.2 Những giải pháp cho thời gian tới
3.2.1 Duy trì, phát triển các mô hình hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo ........ 151-153
3.2.2 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm ................................................. 153-164
3.2.3 Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu “ba giảm”, tăng cường
phòng chống tệ nạn mại dâm .......................................................... 165-177
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 178-186
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 187-215
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 216-281
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do, mục đích chọn đề tài:
Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính
quyền Nhà nước hướng tới lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết những vấn đề liên quan
đến cuộc sống con người, đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, giới, … trong xã
hội. Nó góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội cho phù hợp với mục tiêu của chính
đảng cầm quyền và của chính quyền Nhà nước. Các nội dung của chính sách xã hội
gắn bó mật thiết với đời sống con người như: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc
làm, hạn chế và ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các chương trình
nhân đạo – từ thiện … Trong đó, xóa đói giảm nghèo không chỉ là chính sách xã hội
quan trọng của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Sau 20 năm đổi mới và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(1986-2006), bên cạnh tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng về phát triển xã hội nhờ có sự đổi mới tư duy trong việc hoạch định và
thực hiện chính sách xã hội. Đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực xã hội ngày
càng tăng, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội đã và đang
được thực hiện như chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội, các quỹ quốc gia về giải quyết việc
làm, quỹ xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, quỹ tình thương đã được thành lập,
trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo
dục - đào tạo, dạy nghề cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Nhà nước khuyến
khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng quốc tế tham gia giải quyết
các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước đóng vai trò nòng
cốt.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một thành phố lớn của Việt Nam với
tổng dân số đến năm 2006 là 6.424.519 người, nếu kể cả dân tạm trú có hơn 8 triệu
2
người (chiếm tỷ lệ 6,6% dân số của cả nước) [9], là một trung tâm kinh tế, văn hóa,
xã hội, khoa học kỹ thuật, là đầu mối quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế.
Từ vị trí và tầm quan trọng như đã nêu trên, cùng với chủ trương phát triển
kinh tế, TPHCM đặc biệt coi trọng việc thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội và
đã đạt được những thành quả quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân thành phố được nâng lên, các nhu cầu thiết yếu của người dân được cải thiện.
Phong trào toàn xã hội chăm lo đồng bào nghèo mang lại kết quả thiết thực, có ý
nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội rộng lớn: đã làm giảm hộ nghèo; trợ cấp
người già yếu neo đơn, mất sức lao động; khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng trăm
ngàn người; đem lại “Nụ cười cho trẻ thơ”, “ánh sáng cho người mù nghèo bất
hạnh”; mái ấm, lớp học tình thương cho trẻ em lang thang đường phố; “xóa đói
thông tin” cho đồng bào nghèo ở vùng nông thôn xa đô thị; phụng dưỡng bà mẹ
Việt Nam anh hùng ở thành phố và một số tỉnh bạn; đỡ đầu chăm sóc hàng ngàn
thương binh nặng và người thân của liệt sĩ; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình
thương, phong trào “ba giảm” (giảm tội phạm, ma túy và mại dâm)… Những việc
làm đó cùng với các hoạt động từ thiện, cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, hỏa
hoạn ở thành phố và các tỉnh bạn, là thành tựu nổi bật về xã hội của Đảng bộ và
nhân dân thành phố [47].
Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện các chính sách xã hội ở
TPHCM do công sức đóng góp của toàn dân, của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ thành phố. Trong bối cảnh chung đó, ý thức được vai trò,
trách nhiệm và những điều kiện đặc thù của giới, phụ nữ TPHCM thông qua tổ chức
Hội Liên hiệp Phụ nữ (sau đây gọi tắt là Hội phụ nữ - Hội) và các tổ chức xã hội –
nghề nghiệp khác đã tích cực tham gia thực hiện các chính sách xã hội, có những cố
gắng to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, hàng loạt
vấn đề trực tiếp tác động đến việc phát huy khả năng của phụ nữ chưa được giải
quyết tốt đã hạn chế sự đóng góp của phụ nữ đối với công việc chung. Sự bình đẳng
về giới, địa vị người phụ nữ trong gia đình và xã hội chưa được nâng cao, chưa
tương xứng với công sức và trách nhiệm họ đảm nhận với tư cách người lao động
3
làm ra của cải vật chất, tinh thần và với tư cách người mẹ sản sinh ra bản thân con
người. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo công
bằng, tiến bộ xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân, cho cả nam giới và nữ giới, tạo điều
kiện và cơ hội cho họ tiếp cận bình đẳng với cái mới, những tiến bộ trong việc làm,
thu nhập, hưởng thụ văn hóa và các phúc lợi xã hội khác? Nhà nước, cộng đồng xã
hội đã có những chính sách gì hỗ trợ cho họ và bản thân họ đã có những cố gắng ra
sao nhằm đáp ứng yêu cầu mới để có việc làm, ổn định đời sống, đảm bảo ấm no,
hạnh phúc cho gia đình, con cái?
Là người có nhiều năm phụ trách công tác chuyên môn ở Bảo tàng Phụ nữ
Nam bộ, có quá trình tiếp xúc và nghiên cứu về phụ nữ ở nhiều góc độ; được
TPHCM chọn đào tạo trong Chương trình 300 tiến sĩ, thạc sĩ của thành phố, tác giả
chọn đề tài “Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách
xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới (1986-2006)” để làm đề tài luận án
với mong muốn đi sâu nghiên cứu những vấn đề bức xúc về mặt xã hội của
TPHCM, hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện các chính
sách xã hội, những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tham
gia giải quyết các vấn đề xã hội của phụ nữ TPHCM, trên cơ sở đó đề xuất những
định hướng và giải pháp thích hợp để phụ nữ TPHCM tiếp tục thực hiện tốt các
chính sách xã hội của thành phố.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Những vấn đề về chính sách xã hội là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, không những trên lĩnh vực xã hội nói chung mà cả trên lĩnh vực kinh tế, chính
trị, … Bởi phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với hoạch định chính sách và
đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc
làm, phòng chống tệ nạn xã hội, … Vì vậy, trong thời gian qua nhiều công trình
nghiên cứu về những vấn đề xã hội của Việt Nam nói chung đã được công bố. Nhà
xuất bản Công an Nhân dân cho ra mắt độc giả nhiều công trình như: Mại dâm, ma
túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại của các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình
4
Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (xuất bản năm 2003), Tệ nạn mại dâm: thực trạng và
các giải pháp của Trần Hải Âu (xuất bản năm 2004), Phòng, chống tội phạm trong
giai đọan hiện nay ở nước ta của các tác giả Chử Văn Chí, Nguyễn Văn Lan,
Nguyễn Cảnh Yên, (xuất bản năm 2006). Nhiều nhà xuất bản khác cũng công bố
hàng lọat các công trình như: Phòng, chống các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, mê
tín dị đoan, cờ bạc của Trần Minh Hưởng (nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2004),
Một số mô hình, điển hình phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi (Nhà xuất
bản Lao động Xã hội, 2005), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã
hội do GS-TS Huỳnh Khái Vinh chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005),
Những vấn đề xã hội trong công cuộc đổi mới do Mai Quỳnh Nam chủ biên (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 2006), Phòng, chống tệ nạn xã hội của Trần Đức
Châm (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007),…Các tác phẩm này đề cập khá toàn
diện về những vấn đề xã hội của Việt Nam trong bối cảnh từ sau khi đất nước bước
vào thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Các nghiên cứu cũng đưa ra những thực trạng về tệ nạn mại dâm, ma túy,
tội phạm và một số tệ nạn khác, phân tích những nguyên nhân, đặc điểm của các
hiện tượng xã hội, tệ nạn xã hội, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng chống tệ
nạn xã hội, trong đó đặc biệt đáng chú ý là các giải pháp phòng chống ma túy và
mại dâm. Bên cạnh đó, hai tác phẩm Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở
Việt Nam của Lê Bạch Dương và tập thể tác giả (Nhà xuất bản Thế giới, 2005) đề
cập chính sách xã hội và dịch vụ cho người nghèo, những nhóm người yếu thế ở
Việt Nam, Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam do
PGS. TS. Đinh Công Tuấn chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008) cho thấy sự
liên hệ so sánh và rút ra những bài học về các chính sách an sinh xã hội cho Việt Nam.
Ở góc độ khác, liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo có các công trình
như: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay của Nguyễn Thị
Hằng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997), Một số chính sách Quốc gia về việc
làm và xóa đói giảm nghèo của Đức Quyết (Nhà xuất bản Lao động, 2002), …Đáng
chú ý là kết quả tham vấn cộng đồng về dự thảo chiến lược toàn diện về tăng trưởng
5
và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam do Shanks Edwin, Carrie Turk tập hợp trong Ý
kiến của cộng đồng về chiến lược giảm nghèo, Các đề xuất của người nghèo về
chính sách, Cùng người nghèo hoàn thiện chính sách (Trung tâm thông tin phát
triển Việt Nam, 2002). Nhóm tham vấn đã tiến hành các khảo sát đánh giá nghèo và
giảm nghèo ở TPHCM. Từ ý kiến người dân, đánh giá sự thay đổi tình trạng sống
và khoảng cách giàu nghèo, thị trường lao động, đưa ra các thông điệp chính bảo vệ
quyền lợi người lao động, giải pháp hỗ trợ người nghèo, đưa ra những nhận xét
chung về các chính sách tổng quan về tăng trưởng và giảm nghèo, đề nghị những bổ
sung cho các chính sách đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam có công trình Báo cáo cập nhật nghèo 2006-
Nghèo và giảm nghèo ở Việt nam giai đoạn 1993-2004 (Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 2007). Trong đó, thành tựu về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được đề
cập rõ nét bằng những số liệu cập nhật trong hơn 10 năm tiến hành chủ trương xóa
đói giảm nghèo trên toàn quốc.
Ở khía cạnh lao động và việc làm, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:
Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của Trần Đình Hoan, Lê
Mạnh Khoa (Nhà xuất bản Sự Thật, 1991) nghiên cứu việc sử dụng nguồn lao động
và giải quyết việc làm ở cả nông thôn và thành thị trong bối cảnh đô thị hóa. Trên
cơ sở nghiên cứu xã hội học, tác giả cho thấy mối tương quan giữa phát triển kinh tế
với giải quyết việc làm và chính sách xã hội, đi đến sự khẳng định việc phát triển
kinh tế xã hội ở nông thôn có ảnh hưởng lớn đến việc làm của dân cư thành thị.
Trong khi đó, theo một hướng tiếp cận khác, Việc làm ở nông thôn – thực trạng và
giải pháp của Chu Tiến Quang (Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001) lại đi sâu phân
tích đặc điểm lao động và việc làm ở nông thôn. Vấn đề lao động trẻ em của Vũ
Ngọc Bình (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) đề cập tới thực trạng việc sử
dụng lao động trẻ em, vị thành niên. Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời
sống người lao động ở Việt Nam hiện nay do Th.s Đinh Đăng Định chủ biên (Nhà
xuất bản Lao động, 2004), Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt
6
Nam của Phạm Đức Chính (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005), Thị trường lao
động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp do Nguyễn Thị Thơm chủ biên (Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, 2006) lại nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị
trường lao động ở Việt Nam, tầm quan trọng của lao động và việc làm trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, phân tích những thực trạng và đời sống người lao
động ở Việt Nam, đưa ra những phương hướng và giải pháp căn bản nhằm nâng cao
chất lượng nguồn lao động, việc làm và đời sống người lao động Việt Nam.
Dưới góc độ giới, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu những khía cạnh
khác nhau của chính sách xã hội liên quan đến phụ nữ. Vấn đề tạo việc làm, tăng
thu nhập, giảm nghèo khổ đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay của Trun