Luận án Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu làm cho quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến sâu sắc với sự khác biệt về chất so với giai đoạn trước. Các quan hệ quốc tế theo tính chất hệ thống, lấy trục phân cách là khác biệt về hệ tư tưởng bị xáo trộn mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó, quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới đều phải có những thay đổi và điều chỉnh mô hình chiến lược. Thời kì nào cũng vậy, quan hệ giữa các nước lớn đã trở thành điều kiện không thể thiếu đối với nền an ninh - chính trị, kinh tế thế giới. Do đó, nghiên cứu quan hệ giữa các quốc gia, nhất là cặp quan hệ giữa các nước lớn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình hội nhập của mỗi nước. Việc tìm hiểu về quan hệ Ấn Độ - Nga vì thế mà cũng thực sự hữu ích. Kể từ khi quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Liên Xô được thiết lập, quan hệ giữa hai quốc gia này đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển về mọi mặt cho mỗi nước. Trên bình diện quốc tế, quan hệ Ấn Độ - Liên Xô đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, giải trừ quân bị, chống phân biệt chủng tộc, gìn giữ hoà bình, ổn định thế giới. Và nhất là khái niệm chung sống hoà bình giữa các hệ thống chính trị xã hội khác nhau còn là nguyên tắc quý báu cho quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, quan hệ Ấn Độ và Nga đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, với chính sách đối ngoại “hướng Đông” của Ấn Độ và đường lối đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương” của Nga dẫn đến quan hệ giữa Ấn Độ và Nga có phần lắng lại, bị đứt quãng trong một thời gian. Tuy nhiên, dù có những điều chỉnh chính sách, cả hai nước đã không thể bỏ qua toàn bộ những song trùng về lợi ích chiến lược địa - chính trị cơ bản, vốn đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị trong nhiều thập kỷ. Với đầy đủ cơ sở khách quan và chủ quan thuận lợi, điều tất yếu là Ấn Độ và Nga đã gặp nhau ở tư duy chiến lược cũng như mục đích hành động nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của mỗi bên. Việc xích lại gần nhau giữa hai quốc gia này có tác động đáng kể không chỉ đối với hai chủ thể mà còn đối với khu vực và thế giới. Đó là một trong những trục quan trọng của2 quan hệ quốc tế nói chung và ở châu Á nói riêng trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga là cần thiết không những bổ khuyết cho việc nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn về hai nước mà còn góp phần làm rõ những tương tác đa chiều và chuyến biến trong quan hệ quốc tế thời kỳ này. Đó là vấn đề có ý nghĩa khá lớn đối với việc xác định chiến lược của nhiều quốc gia. Bởi thế, mối quan hệ giữa hai nước này đã thu hút sự quan tâm của cả thế giới.

pdf240 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG XUÂN TRƢỜNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI - NĂM 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG XUÂN TRƢỜNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 9 22 90 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC MÃO HÀ NỘI - NĂM 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn. Kết quả và số liệu đựợc nêu trong luận án là trung thực, khách quan. Những kết luận của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Hoàng Xuân Trƣờng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Mão, người thầy đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên của Học viện Khoa học Xã hội, Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về nhiều mặt của Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tác giả Hoàng Xuân Trƣờng iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở trong nước .......................................................... 20 1.3. Những thành tựu và các vấn đề đặt ra .................................................................. 23 CHƢƠNG 2. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 ............ 25 2.1. Những yếu tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga .................................................. 25 2.2. Lĩnh vực an ninh, chính trị - ngoại giao .............................................................. 36 2.3. Lĩnh vực kỹ thuật - quân sự ................................................................................. 54 2.4. Lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa - giáo dục và khoa học - kĩ thuật .......... 58 CHƢƠNG 3. BƢỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA (2000 - 2010) ................................................................................................... 68 3.1. Những yếu tố mới tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga thập niên đầu thế kỉ XXI ..... 68 3.2. Lĩnh vực an ninh, chính trị - ngoại giao .............................................................. 74 3.3. Lĩnh vực kỹ thuật - quân sự ................................................................................. 94 3.4. Lĩnh vực kinh tế - thương mại, hợp tác đầu tư và năng lượng .......................... 101 3.5. Lĩnh vực văn hóa - giáo dục và khoa học - kĩ thuật ........................................... 111 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010.............................................................................................. 117 4.1. Một số điểm nổi bật của quan hệ Ấn Độ - Nga (1991 - 2010) .......................... 117 4.2. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Nga đến sự phát triển mỗi nước ...................... 130 4.3. Tác động đến khu vực, thế giới và Việt Nam .................................................... 136 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 172 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương BRIC Brazil, Russia, India, China Nhóm nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân (Ấn Độ) CIS Commonwealth of Independent States Cộng đồng các Quốc gia Độc lập CMIE Centre for Monitoring Indian Economy Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ CTBT Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện EU European Union Liên minh châu Âu GAIL Gas Authority of India Limited Công ty khí đốt của Ấn Độ G-7 Group of Seven Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển G-20 Group of Twenty Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HAL Hindustan Aeronautics Limited Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited IAEA International Atomic Energy Agency Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IDSA Institute of Defence and Strategic Analysis Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng ILTP Integrated Long Term Programme Chương trình hợp tác toàn diện dài hạn về Khoa học & Công nghệ ISI Inter - Services Intelligence Cơ quan tình báo Pakistan ISRO Indian Space Research Organization Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ LoC Line of Control Đường kiểm soát MTCR Missile Technology Control Regime Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NMD National Missile Defense Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NPT Nuclear Non - Proliferation Treaty Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân NSG Nuclear Suppliers Group Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân ONGC Oil and Natural Gas Corporation Tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ OVL ONGC Videsh Limited Tập đoàn dầu khí Ấn Độ P-5 Permanent Five 5 Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an RIC Russia, India, China Hợp tác ba bên Nga - Ấn Độ - Trung Quốc SAARC South Asian Association for Regional Cooperation Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á SCO Shanghai Cooperation Organization Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SIPRI Stockholm International Peace Research Institute Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm USD US Dollar Đồng Đôla Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Ấn Độ mua vũ khí của Nga (1991 - 1999) ................................................. 57 Bảng 2.2. Thương mại giữa Ấn Độ và Nga từ năm 1991 đến năm 2000 ................... 58 Bảng 2.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga (1993 - 2000) ............... 60 Bảng 2.4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ (1993 - 2000) ............... 61 Bảng 2.5. Đầu tư của Ấn Độ tại Nga (1995 - 1999) ................................................... 62 Bảng 2.6. Đầu tư của Nga tại Ấn Độ (1995 - 1999) ................................................... 63 Bảng 2.7. Các cuộc họp của Hội đồng ILTP và số dự án được duyệt ........................ 66 Bảng 2.8. Số lượng các ấn phẩm trong hợp tác khoa học Ấn Độ - Nga ..................... 67 Bảng 3.1. Những chỉ số về xuất, nhập khẩu vũ khí Ấn Độ - Nga (2000 - 2010) ....... 95 Bảng 3.2. Thương mại giữa Ấn Độ và Nga (2000 - 2010) ....................................... 101 Bảng 3.3. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ Ấn Độ sang Nga (2003 -2010) ................ 103 Bảng 3.4. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Ấn Độ (2003 - 2010) ............... 105 Bảng 3.5. Thương mại dịch vụ giữa Nga với Ấn Độ (2002 - 2010) ........................ 106 Bảng 3.6. Đầu tư của Ấn Độ tại Nga theo năm (2000 - 2010) ................................. 107 Bảng 3.7. Đầu tư trực tiếp lũy kế của Nga tại Ấn Độ (2000 - 2010) ........................ 107 Bảng 3.8. Khối lượng đầu tư của Nga tại Ấn Độ (2000 - 2010) .............................. 108 Bảng 3.9. Những cuộc họp và số dự án được phê duyệt trong ILTP ....................... 114 Bảng 4.1. Đánh giá so sánh các đối tác chiến lược của Ấn Độ ................................ 120 Bảng 4.2. Chi tiêu quốc phòng của một số nước trong khu vực (1991 - 2010) ....... 139 Bảng 4.3. Số đầu đạn hạt nhân được triển khai của một số nước (2005 - 2010) ............. 140 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu làm cho quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến sâu sắc với sự khác biệt về chất so với giai đoạn trước. Các quan hệ quốc tế theo tính chất hệ thống, lấy trục phân cách là khác biệt về hệ tư tưởng bị xáo trộn mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó, quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới đều phải có những thay đổi và điều chỉnh mô hình chiến lược. Thời kì nào cũng vậy, quan hệ giữa các nước lớn đã trở thành điều kiện không thể thiếu đối với nền an ninh - chính trị, kinh tế thế giới. Do đó, nghiên cứu quan hệ giữa các quốc gia, nhất là cặp quan hệ giữa các nước lớn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình hội nhập của mỗi nước. Việc tìm hiểu về quan hệ Ấn Độ - Nga vì thế mà cũng thực sự hữu ích. Kể từ khi quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Liên Xô được thiết lập, quan hệ giữa hai quốc gia này đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển về mọi mặt cho mỗi nước. Trên bình diện quốc tế, quan hệ Ấn Độ - Liên Xô đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, giải trừ quân bị, chống phân biệt chủng tộc, gìn giữ hoà bình, ổn định thế giới. Và nhất là khái niệm chung sống hoà bình giữa các hệ thống chính trị xã hội khác nhau còn là nguyên tắc quý báu cho quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, quan hệ Ấn Độ và Nga đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, với chính sách đối ngoại “hướng Đông” của Ấn Độ và đường lối đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương” của Nga dẫn đến quan hệ giữa Ấn Độ và Nga có phần lắng lại, bị đứt quãng trong một thời gian. Tuy nhiên, dù có những điều chỉnh chính sách, cả hai nước đã không thể bỏ qua toàn bộ những song trùng về lợi ích chiến lược địa - chính trị cơ bản, vốn đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị trong nhiều thập kỷ. Với đầy đủ cơ sở khách quan và chủ quan thuận lợi, điều tất yếu là Ấn Độ và Nga đã gặp nhau ở tư duy chiến lược cũng như mục đích hành động nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của mỗi bên. Việc xích lại gần nhau giữa hai quốc gia này có tác động đáng kể không chỉ đối với hai chủ thể mà còn đối với khu vực và thế giới. Đó là một trong những trục quan trọng của 2 quan hệ quốc tế nói chung và ở châu Á nói riêng trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga là cần thiết không những bổ khuyết cho việc nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn về hai nước mà còn góp phần làm rõ những tương tác đa chiều và chuyến biến trong quan hệ quốc tế thời kỳ này. Đó là vấn đề có ý nghĩa khá lớn đối với việc xác định chiến lược của nhiều quốc gia. Bởi thế, mối quan hệ giữa hai nước này đã thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Thế giới cần hiểu về quan hệ “đặc biệt” Ấn Độ - Nga, Việt Nam càng cần hiểu về hai nước. Trong quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại độc lập, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ. Càng hội nhập sâu vào thế giới, càng đòi hỏi chúng ta phải có những hiểu biết sâu sắc, rộng lớn hơn về quan hệ quốc tế cũng như xu thế phát triển của thời đại. Chỉ có nhận thức một cách khoa học, toàn diện quan hệ giữa các nước lớn mới có cách ứng xử đúng đắn. Trách nhiệm đó, một phần thuộc về những người trực tiếp làm công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong các trường đại học hôm nay. Hơn nữa, Việt Nam là nước có quan hệ mật thiết với Liên Xô và Ấn Độ ngay từ những ngày còn đấu tranh giành độc lập. Bước vào giai đoạn lịch sử mới, quan hệ của Việt Nam với Ấn Độ và Nga mặc dù trải qua những khó khăn ban đầu nhưng đã nhanh chóng nâng tầm theo hướng quan hệ đối tác chiến lược với Nga (2001) và Ấn Độ (2007). Như vậy, việc nghiên cứu những chuyển biến tích cực của quan hệ Ấn Độ - Nga, nhận thức được chiến lược đối ngoại của mỗi nước là một việc làm cần thiết về mặt thực tiễn, giúp Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm lịch sử, dự đoán được tình hình an ninh - chính trị ở khu vực để có thể đưa ra những quyết sách phù hợp, nhất là trong việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với một số nước lớn trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, tình hình khu vực đang đứng trước nhiều bất ổn lớn như những tranh chấp giữa các nước về lãnh thổ trên đất liền và chủ quyền biển, đảo thì việc xác định các đối tác quan hệ và tranh thủ các mối quan hệ quốc tế để giải quyết ổn thỏa tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia là một việc làm rất cần thiết đối với Việt Nam. Tuy nhiên, dù quan trọng như vậy, nhưng hiện tại ở Việt Nam, giới nghiên cứu chỉ chú trọng đến quan hệ giữa Việt Nam với từng chủ thể riêng rẽ: Ấn Độ hoặc Nga, còn mối quan hệ Ấn Độ - 3 Nga chưa được đầu tư đúng mức. Việc luận giải những nhân tố tác động, làm rõ những bước phát triển trong quan hệ đa diện giữa Ấn Độ với Nga, kiến giải về những thành công, hạn chế của mối quan hệ trên sẽ góp phần nhận diện đầy đủ hơn về cặp quan hệ này cũng như rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam. Với nhận thức về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài như trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, làm rõ quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010 trên tất cả các lĩnh vực một cách chân thực và khách quan từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam. Từ đó, nhận diện và lý giải bản chất, những nét nổi bật của quan hệ Ấn Độ - Nga cũng như làm rõ vai trò, tác động của mối quan hệ này đối với các chủ thể có liên quan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài phải đi vào giải quyết những nội dung sau: - Phân tích những biến động của tình hình quốc tế, khu vực và bên trong mỗi nước cùng những yếu tố khác có tác động sâu sắc đến quan hệ Ấn Độ - Nga giai đoạn luận án đề cập. - Phân tích những nội dung cơ bản trong tiến trình phát triển quan hệ Ấn Độ - Nga trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế - thương mại, văn hoá - giáo dục và khoa học - kĩ thuật qua các giai đoạn. - Nhận diện được những nét nổi bật, vai trò và tác động của quan hệ Ấn Độ - Nga (1991 - 2010) với hai nước, khu vực và quốc tế, trong đó có Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài giới hạn từ năm 1991 đến năm 2010. Điểm mốc lịch sử được xem xét là năm 1991 là sự kiện đánh dấu những thay đổi căn bản của bối cảnh quốc tế sau thời kỳ Chiến tranh lạnh với sự tan rã của Liên Xô, cục diện thế giới 4 mới và tư duy chính trị mới được hình thành dẫn đến những biến động lớn của hệ thống chính trị thế giới. Yếu tố này đã chi phối đường lối đối ngoại của tất cả các nước, trong đó có Ấn Độ, Nga. Đối với Ấn Độ, đây cũng là năm khởi đầu cho quá trình cải cách sâu rộng sau khoảng thời gian khủng hoảng trầm trọng. Đối với Nga, năm 1991 là sự kiện Liên bang Nga trở thành chủ thể mang tính pháp lý kế tục Liên Xô. Đối với quan hệ hai nước, năm 1991 đánh dấu kết thúc hiệu lực 20 năm của Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác Ấn - Xô. Từ đó, đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược của Ấn Độ và Nga phải có những thay đổi nhất định về tính chất trong quan hệ hợp tác nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia. Năm 2010 là mốc chẵn 20 năm quan hệ Ấn Độ - Nga được đánh dấu bởi những sự kiện chính trị quan trọng. Đó là chuyến thăm của Thủ tướng V. Putin tới Ấn Độ (tháng 3/2010) và ký khoảng 15 văn kiện hợp tác với trị giá hơn 10 tỷ USD. Tiếp đó, tháng 12/2010 là chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống D.Medvedev, hai nước ra “Tuyên bố chung Kỷ niệm một thập kỷ Đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga và tầm nhìn về phía trước” đã ghi nhận những thành tựu và xác định những nội dung hợp tác chiến lược cho quan hệ hai nước trong giai đoạn mới. Khi viết về quan hệ Ấn Độ - Nga (1991- 2010), chúng tôi lấy sự kiện hai nước kí Tuyên bố Đối tác chiến lược vào tháng 10/2000 làm cơ sở phân định hai giai đoạn ngắn trên bước đường phát triển của quan hệ Ấn Độ - Nga. Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục của lịch sử và tính bao quát của đề tài, luận án còn đề cập khái quát về quan hệ hai nước trước và sau giai đoạn 1991 - 2010. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ nhiều mặt trong phạm vi quan hệ Ấn Độ - Nga. Tuy nhiên, do nội dung của đề tài về lịch sử quan hệ quốc tế, vì vậy khi triển khai nghiên cứu, tác giả đề tài phải đặt nó trong sự tác động đa chiều của nhiều yếu tố quốc tế, khu vực và những nước khác. Từ ý nghĩa đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được mở rộng thêm ngoài hai nước Ấn Độ và Nga. Về nội dung: Với những yếu tố tác động: Đề tài tập trung phân tích những yếu tố chủ quan thuộc về Ấn Độ và Nga; yếu tố khách quan có bối cảnh quốc tế, khu vực và tác động của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Pakistan được nhìn nhận qua các sự kiện cụ thể. Về nội dung: Đề tài sẽ phân tích một cách toàn diện quan hệ Ấn Độ - Nga được thể hiện trong các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế - thương 5 mại, quân sự, văn hóa - giáo dục và khoa học - kỹ thuật. Về đánh giá vai trò, tác động từ quan hệ Ấn Độ - Nga: Đề tài tập trung nhìn nhận tác động của quan hệ này với bản thân hai quốc gia này, quan hệ quốc tế ở châu Á và sự vận động của hình thái trật tự thế giới mới. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề quốc tế là cơ sở phương pháp luận của đề tài này. Ở đây, chúng tôi chú trọng đến tính biện chứng, tác động qua lại của các yếu tố đến sự phát triển của quan hệ hai nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Với phương pháp lịch sử, chúng tôi cố gắng dựng lại bức tranh toàn cảnh về quan hệ Ấn Độ - Nga qua những sự kiện, giai đoạn, lĩnh vực và kết quả chính. Phương pháp lôgic được sử dụng để nhận diện bản chất, điểm nổi bật, đánh giá mối quan hệ này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như so sánh, lịch đại, đồng đại, thống kê...như là những phương pháp hỗ trợ cho hai phương pháp chủ yếu nêu trên. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng phương pháp và lý thuyết trong nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm xem xét quan hệ hai nước dưới góc độ tương tác lợi ích địa - chiến lược và địa - chính trị. Các phương pháp và lý thuyết đó bao gồm phương pháp phân tích địa-chính trị, phương pháp đánh giá, lý thuyết về hệ thống thế giới, lý thuyết về sự lãnh đạo và các quan điểm về chủ thể và lợi ích, cùng các luận điểm của một số lý thuyết trong quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo nhằm giải quyết căn bản những vấn đề đặt ra. 5. Nguồn tƣ liệu - Thứ nhất, tài liệu gốc: Các văn kiện về đường lối đối ngoại của hai nước; Những hiệp định, hiệp ước, tuyên bố chung, nghị định thư, bản ghi nhớ về hợp tác song phương trên các lĩnh vực có liên quan được khai thác từ cổng th