Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian
qua cho thấy, ngoài tỷ lệ vốn thực hiện tương đối thấp (3 2,8 %), luồng vốn đầu
tư trực tiếp vào Việt Nam tương đối thiếu ổn định và có sự dao động đáng kể
qua các năm. Vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân của sự dao
động này và tìm biện pháp ổn định là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một môi
trường đầu tư hấp dẫn trong tương lai. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình
hình dao động mạnh của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta, trong đó, không
thể không nhắc đến vai trò quan trọng của chính sách điều tiết của Nhà nước và
tác động của dao động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Vì thế, để thu hút nhiều hơn nữa loại hình đầu tư này cho phát triển kinh
tế thì việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và
môi trường kinh tế vĩ mô của quốc gia nhận đầu tư là hết sức quan trọng trong
tình hình hiện nay tại Việt Nam. Một mặt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
có thể có những tác động lên các chỉ số kinh tế vĩ mô tại quốc gia nhận đầu tư
như: tăng trưởng kinh tế, việc làm, xuất khẩu, tăng trưởng công nghiệp, phát
triển công nghệ, . Mặt khác, một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi tại quốc
gia nhận đầu tư có thể là chất xúc tác tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ hai chiều này hiện nay ở Việt
Nam diễn ra theo xu hướng nào? Việc nghiên cứu mối quan hệ này hiện nay là
hết sức cấp thiết nhằm tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi tại Việt
Nam trong thu hút và phát huy hơn nữa vai trò của loại hình đầu tư này cho công
cuộc phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế
giới đã kéo dài từ năm 2007 đến nay.
216 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DNDTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai
ĐTTTNN : Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
FDI : Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (viết tắt của từ tiếng Anh)
GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Cons : Giá trị tổng tiêu dùng trong nền kinh tế
GDP : Giá trị tổng sản phẩm trong nước
Capin : Giá trị đầu tư nhà nước vào lĩnh vực công nghiệp
Capag : Giá trị đầu tư nhà nước vào tài sản cố định trong nông nghiệp
Trade : Tổng giá trị thương mại quốc tế
Tax : Thuế suất
Govex : Tổng giá trị chi tiêu ngân sách nhà nước
M2 : Giá trị khối tiền tệ M2
Exrat : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
GDP/empl : Năng suất lao động của nền kinh tế
Empl : Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC
CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn
1988-2009
Bảng 1.2 : Tóm tắt nội dung các lý thuyết về nhân tố đầu tư trực tiếp nước Ngoài
Bảng 1.3 : Các hình thức ưu đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảng 1.4 : Tác động của các biến kinh tế vĩ mô lên các nhân tố lợi thế vùng
của đầu tư nước ngoài
Bảng 2.1 : Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các giai đoạn
Bảng 2.2 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2009
Bảng 2.3 : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số nước trong khu vực
Bảng 2.4 : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo hình
thức đầu tư
Bảng 2.5 : Qui mô các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các giai đoạn .
Bảng 2.6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo quốc gia đầu tư
Bảng 2.7 : Sự chuyển đổi về cơ cấu vốn đầu tư nước ngòai vào Việt Nam tính
đến năm 2009
Bảng 2.8 : Đầu tư trực tiếp nươc ngòai tại Việt Nam phân theo ngành kinh tế
Bảng 2.9 : Đầu tư trực tiếp nước ngòai ở miền Bắùc và Nam Việt Nam
Bảng 2.10 : Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tổng sản
phẩm trong nước
Bảng 2.11 : Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.12 : Tỷ trọng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tổng giá trị
sản xuất công nghiệp
Bảng 2.13 : Đầu tư và Tiết kiệm tại Việt Nam
viii
Bảng 2.14 : Cơ cấu tổng đầu tư tại Việt Nam giai đọan 2003-2008
Bảng 2.15 : Phần đóng góp của bên nước ngoài trong các dự án có vốn
ĐTTTNN theo vốn điều lệ
Bảng 2.16 : Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại Việt Nam phân theo
thành phần Kinh tế
Bảng 2.17 : Năm tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất trong
năm 2008
Bảng 2.18 : Cơ cấu xuất khẩu phân theo lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam giai
đọan 2001-2008
Bảng 2.19 : Tỷ trọng xuất khẩu trên GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
Bảng 2.20 : Năng suất lao động tại Việt Nam
Bảng 2.21 : Trình độ công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm
Bảng 2.22 : Cơ cấu trình độ máy móc thiết bị năm 2000
Bảng 2.23 : Cơ cấu trình độ công nghệ sản phẩm năm 2000
Bảng 2.24 : Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có hàm lượng công nghệ
hiện đại
Bảng 2.25 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc làm trong lĩnh vực công nghiệp
ơ û Việt Nam
Bảng 2.26 : Chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.27 : Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào tổng
GTSXCN tại Việt Nam
Bảng 2.28 : Các biến số độc lập của phương trình hồi qui
Bảng 2.29 : Kết quả kiểm định F-test và t-test của phương trình hồi qui (1)
Bảng 2.30 : Hệ số tương quan giữa các biến số độc lập trong phương trình (1)
Bảng 2.31 : Tóm tắt kết quả của luận án và các nghiên cứu tương tự của các tác
giả khác trên thế giới.
ix
CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Tóm tắt khung nghiên cứu của đề tài
Sơ đồ 1.2 : Tóm tắt các phương pháp nghiên cứu luận án
Sơ đồ 1.3 : Tóm tắt lý thuyết về các nhân tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sơ đồ 1.4 : Tóm tắt các tác động của ĐTTTNN lên nền kinh tế của quốc gia
nhận đầu tư
Sơ đồ 1.5 : Tóm tắt tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại quốc gia nhận đầu tư
Sơ đồ 1.6 : Tóm tắt các vấn đề chính của chương 1
CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Biểu đồ 2.2a : Cơ cấu kinh tế của Việt Nam có tính đến khu vực có vốn
ĐTTTNN trong công nghiệp
Biểu đồ 2.2b : Cơ cấu kinh tế của Việt Nam không tính đến khu vực có vốn
ĐTTTNN trong công nghiệp
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu tổng đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 2003-2008
Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn ĐTTTNN vào tổng
GTSXCN Việt Nam
Biểu đồ 2.5 : Dao động của tỷ giá hối đoái và giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài
giai đoạn 1988-2009
x
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 : Tóm tắt một số các nghiên cứu trong và ngoài nước về đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Phụ lục 1.2 : Bảng liệt kê sơ lược nội dung nghiên cứu của các tác giả về đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Phụ lục 2.1 : Danh mục các lĩnh vực ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
Phụ lục 2.2 : Danh mục các địa bàn ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
Phụ lục 2.3 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo địa phương
Phụ lục 2.3a : Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo ngành
kinh tế
Phụ lục 2.4 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo đối tác đầu tư
Phụ lục 2.5 : Bảng hệ số chi phí trực tiếp (I-O) theo giá người sản xuất của
Việt Nam năm 2000
Phụ lục 2.6 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp
giữa các địa phương năm 2004
Phụ lục 2.7 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp
giữa các địa phương năm 2005
Phụ lục 2.8 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp
giữa các địa phương năm 2006
Phụ lục 2.9 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp
giữa các địa phương năm 2007
Phụ lục 2.10 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp
giữa các địa phương năm 2008
Phụ lục 2.11a : Bảng số liệu sử dụng cho hồi qui chương trình phần
mềm Eviews
xi
Phụ lục 2.11a1 : Kiểm tra tính dừng của biến phụ thuộc lfdi
Phụ lục 2.11a2 : Kiểm tra tính dừng của các biến độc lập
Phụ lục 2.11b : Kết quả kiểm tra tính dừng của các chuỗi số
Phụ lục 2.12 : Kết quả hồi qui phương trình (1)
Phụ lục 2.13 : Kết quả hồi qui phương trình (2)
Phụ lục 2.14 : Tổ hợp các kết quả khác nhau của phương trình hồi qui
Phụ lục 2.15 : Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 2.16 : Kết quả kiểm định tính phân phối của các sai số phần dư –
phương trình hồi qui (2)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn hai thập kỷ vận dụng đường lối đổi mới và công cuộc cải cách
toàn diện kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế Việt
Nam đã ghi nhận được những kết quả rất ấn tượng và tăng trưởng mạnh mẽ, một
dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thị trường ở nước ta đầy sức hấp dẫn và năng
động. Có thể nói rằng, kinh tế Việt Nam đang sở hữu những đặc trưng tiêu biểu
của các nền kinh tế phát triển cao ở Đông ÁÙ. Sản lượng, việc làm, xuất khẩu,
nhập khẩu đều tăng mạnh đặc biệt là kể từ năm 1990, các dấu hiệu ổn định về
kinh tế và chính trị đang dần dần rõ nét, cùng những tiến bộ xã hội đã đạt được
trong giai đoạn vận hành nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước.
Đạt được những thành tựu ấn tượng về kinh tế là do đóng góp to lớn của
yếu tố vốn, trong đó có nguồn vốn từ bên ngoài chảy vào mà đặc biệt là vốn đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài. Về mặt lý thuyết, hình thức đầu tư này là một yếu tố
rất quan trọng công cuộc phát triển đất nước. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài không những giúp chuyên nghiệp hóa và nâng cao các kỹ năng quản lý và
tiếp thị cho các nhà quản lý địa phương, nâng cao kỹ năng tối ưu hóa sử dụng
các nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh, kỹ năng ngoại ngữ,… xét trên
phương diện vi mô. Ngoài ra, trên phương diện vĩ mô, đầu tư trực tiếp nước
ngoài có thể có tác động rất tích cực đến một số các chỉ số của nền kinh tế của
các quốc gia nhận đầu tư như, đóng góp vào sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, sự
phát triển nguồn vốn, cải tiến công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm và đóng
góp vào mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia [157, tr. 321].
2
Nhận thức được tầm quan trọng này, Việt Nam đã và đang thu hút một
lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển đất nước, gia tăng xuất
khẩu và mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng. Số lượng các dự án có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã gia tăng từ 37 dự án năm 1988 với tổng số vốn đầu tư là
341,7 triệu USD, lên đến 12213 dự án tính đến 21 tháng 12 năm 2010 với tổng
số vốn đăng ký hơn 192923 triệu USD. Bảng 1.1 cho chúng ta cái nhìn tổng quát
về số lượng các dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn
1988-2010.
Bảng 1.1
Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
giai đoạn 1988-2010
STT Giai đọan (năm) Số dự án được
cấp phép
Tổng số vốn đăng ký
(ĐVT: triệu USD)
Tổng số vốn
thực hiện
(Triệu USD)
1 1988-1990 211 1602,20 NA
2 1991-1995 1409 17663,00 6517,80
3 1996-2000 1724 26259,00 12944,80
4 2001-2005 3935 20720,20 13852,80
5 2006-2010 4934 126679,19 33630,10
Tổng cộng 12213 192923,39 63168,18
Nguồn: Niên giám thống kê 2008,2009, Cục Đầu tư nước ngồi
Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian
qua cho thấy, ngoài tỷ lệ vốn thực hiện tương đối thấp (32,8 %), luồng vốn đầu
tư trực tiếp vào Việt Nam tương đối thiếu ổn định và có sự dao động đáng kể
qua các năm. Vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân của sự dao
động này và tìm biện pháp ổn định là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một môi
trường đầu tư hấp dẫn trong tương lai. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình
hình dao động mạnh của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta, trong đó, không
thể không nhắc đến vai trò quan trọng của chính sách điều tiết của Nhà nước và
3
tác động của dao động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Vì thế, để thu hút nhiều hơn nữa loại hình đầu tư này cho phát triển kinh
tế thì việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và
môi trường kinh tế vĩ mô của quốc gia nhận đầu tư là hết sức quan trọng trong
tình hình hiện nay tại Việt Nam. Một mặt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
có thể có những tác động lên các chỉ số kinh tế vĩ mô tại quốc gia nhận đầu tư
như: tăng trưởng kinh tế, việc làm, xuất khẩu, tăng trưởng công nghiệp, phát
triển công nghệ, …. Mặt khác, một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi tại quốc
gia nhận đầu tư có thể là chất xúc tác tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ hai chiều này hiện nay ở Việt
Nam diễn ra theo xu hướng nào? Việc nghiên cứu mối quan hệ này hiện nay là
hết sức cấp thiết nhằm tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi tại Việt
Nam trong thu hút và phát huy hơn nữa vai trò của loại hình đầu tư này cho công
cuộc phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế
giới đã kéo dài từ năm 2007 đến nay.
Với mong muốn nghiên cứu mối quan hệ thuận nghịch giữa các yếu tố
kinh tế vĩ mô tại Việt Nam và đầu tư trực tiếp nước ngoài và để trả lời các câu
hỏi trên, tác giả quyết định chọn đề tài
QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế học.
2. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt phát triển khoa học và giải quyết thực tiễn, đề tài có một số ý
nghĩa đóng góp sau:
4
- Nghiên cứu và tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đề tài mong muốn phát triển
một quan điểm lý thuyết về vai trò của nhà nước trong việc tạo ra một môi
trường đầu tư hấp dẫn nhất cho phát triển kinh tế. Đây là cơ sở khoa học giúp
các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách thích hợp nhằm thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu có thể giúp cho các nhà làm chính sách Trung ương
và địa phương tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong hoạt động thu hút đầu tư trực
tiếp từ ngoài vào các địa phương của mình.
- Đề tài nghiên cứu còn cho thấy việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp
dẫn từ phía chính sách nhà nuớc thôi là chưa đủ. Cần phải nỗ lực duy trì sự ổn
định của môi trường đầu tư bằng cách hạn chế những tác động của những dao
động vĩ mô lên môi trường đầu tư .
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp
nước ngoài, qua đó, tìm ra các tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp
nước ngoài cũng như tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp ổn định các biến số kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế những tác động tiêu cực của loại
hình đầu tư này đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế tại Việt Nam.
3.2 Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của đề tài
i. Hệ thống hóa lý thuyết về các nhân tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài,
mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô tại
5
quốc gia nhận đầu tư. Trên cơ sở đó, xây dựng các phương trình hồi qui về quan
hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô của quốc gia
nhận đầu tư , làm cơ sở cho việc vận dụng các quan điểm lý thuyết xuyên suốt
đề tài.
ii. Phân tích và đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam dựa trên các tiêu chí: vốn đăng ký, vốn thực hiện, hình thức đầu tư,
nguồn vốn đầu tư, sự phân bổ vốn đầu tư theo ngành và theo địa phương, cơ cấu
vốn đầu tư , để có được cái nhìn tổng quan về tình hình thu hút loại hình đầu tư
này tại Việt Nam giai đoạn 1988 – 2010.
iii. Phân tích tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
một số các biến số kinh tế vĩ mô nhằm nhận diện ra các tác động tích cực và tiêu
cực của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
iv. Phân tích định lượng tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, qua đó có thể nhận diện các biến số vĩ
mô có tác động lên thu hút loại hình đầu tư này cho phát triển nền kinh tế.
v. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu
tư trực tiếp nước ngoài, đề xuất các biện pháp kinh tế vĩ mô nhằm thu hút hơn
nữa đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đồng thời khắc phục những tác động do đầu
tư trực tiếp nước ngoài gây ra
3.3 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Từ các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời cho
các câu hỏi sau:
i. Thứ nhất, tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam cho đến nay diễn ra như thế nào? Đâu là các tác
động tích cực và đâu là các tác động tiêu cực?
6
Việc trả lời cho câu hỏi này có liên quan đến các quan điểm lý thuyết
được thảo luận và sẽ được kiểm chứng bằng các kết quả nghiên cứu trong đề tài,
tập trung vào các nội dung như tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
các biến số kinh tế vĩ mô như, tăng trưởng kinh tế, sự hình thành và phát triển
nguồn vốn, việc làm cho người lao động, …
ii. Thứ hai, các biến số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng như thế nào lên thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay?
Đề tài tập trung vào câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách dự đoán ảnh
hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô có tác động đến các yếu tố thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam bằng việc xây dựng các phương trình hồi qui.
iii. Thứ ba, nhà nước có vai trò gì trong việc điều tiết các chỉ số kinh tế vĩ
mô, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam?.
Phần trả lời sẽ là những đề xuất với các giải pháp kinh tế trong phần cuối
của luận án.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa các biến số kinh tế
vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
Trong nghiên cứu các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
tăng trưởng và phát triển kinh tế tại Việt Nam, đề tài tập trung vào tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các biến số kinh tế vĩ mô sau:
- GDP và tăng trưởng kinh tế.
- Sự hình thành và phát triển nguồn vốn
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
7
- Giá trị xuất khẩu
- Phát triển công nghệ
- Tạo ra việc làm
- Các liên kết công nghiệp
- Chênh lệch trong phát triển giữa các vùng
- Môi trường sống
Trong nghiên cứu tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các biến số sau được xem là có thể có tác
động lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là:
- GDP thực
- Giá trị chi tiêu ngân sách chính phủ
- Khối tiền tệ M2
- Thuế
- Tổng tiêu dùng trong nền kinh tế
- Giá trị đầu tư nhà nước vào lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp
- Tỷ giá hối đoái
- Mức độ mở của nền kinh tế
- Năng suất lao động trong nền kinh tế
Về thời gian, luận án sử dụng các số liệu thu thập về đầu tư trực tiếp nước
ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô trong khoảng thời gian từ năm 1988, năm bắt
đầu