Luận án Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở Việt Nam

Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà ở đó CNTT có sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, với những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xã hội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí tuệ nhân tạo, đã tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong mọi hoạt động ở mọi lĩnh vực của con người. Cùng với đó, hệ thống giáo dục đã và đang bị tác động mạnh mẽ, toàn diện và có những thay đổi rất lớn.Việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo đã tạo cho người học nhiều cơ hội hơn trên con đường chiếm lĩnh tri thức, tạo ra những sản phẩm tri thức có giá trị cao, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Đào tạo trực tuyến được biết đến như một mô hình, một phương thức đào tạo hiện đại, đã không còn là khái niệm mới mẻ đối với các nhà quản trị giáo dục và được coi là một cuộc cách mạng dạy và học, trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. ĐTTT được áp dụng ở hầu hết các trường đại học trên thế giới với nhiều mức độ khác nhau, từ việc ứng dụng máy tính hỗ trợ cho đào tạo, tới việc sử dụng E-learning như một phần của quá trình đào tạo hay thậm chí là đào tạo hoàn toàn trực tuyến, không cần người học phải tới các lớp học truyền thống.Thay vì người học và người dạy tới các lớp học truyền thống, ĐTTT đã giúp cho việc trao đổi thông tin, truyền đạt tri thức, việc tổ chức lớp học linh hoạt ở mọi lúc, mọi nơi, sử dụng các thành tựu CNTT.Tuy nhiên, việc triển khai ĐTTT trên qui mô lớn, với nhu cầu học tập và chia sẻ kiến thức ngày càng tăng, sự linh hoạt thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí đáp ứng tính cá nhân hóa người học rất cao, đòi hỏi hoạt động quản lý đào tạo trực tuyến phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo, chất lượng đào tạo, nhất là đối với các chương trình đào tạo trực tuyến cấp bằng đại học. Ở Việt Nam hiện nay, ĐTTT mới trong giai đoạn phát triển, chưa có bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng riêng đối với các trường đại học tổ chức đào tạo theo phương thức trực tuyến. Các trường đại học ứng dụng ĐTTT chủ yếu dựa trên khả năng ứng dụng CNTT, nguồn lực của mỗi trường ở mức độ khác nhau và còn những hạn chế nhất định, chưa có sự đầu tư của Nhà nước, trong khi việc triển khai ĐTTT đòi hỏi sự đầu tư lớn có bài bản về hạ tầng công nghệ, nội dung đào tạo, nguồn nhân lực, về xây dựng qui trình tổ chức thực hiện. Trong Báo cáo tổng kết tại Hội thảo2 quốc gia về giáo dục từ xa đã nêu về chất lượng đào tạo từ xa ở Việt Nam còn thấp, “chưa chú trọng xây dựng học liệu điện tử, đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, giảng viên chuyên môn và phương pháp sư phạm ĐTTX chưa được quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được Bộ tiêu chuẩn và hệ thống kiểm định chất lượng dành riêng cho ĐTTX, các trường không có cơ sở tự đánh giá những hoạt động của họ dẫn tới mỗi trường làm một kiểu, thiếu sự nhất quán, đồng bộ ”. Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh cần phát triển tiếp tục, ứng dụng CNTT để phát triển qui mô song hành với chất lượng đào tạo

pdf210 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------------------- TRẦN THỊ LAN THU QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------------------- TRẦN THỊ LAN THU QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ PHƢỚC MINH Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi viết trong luận án này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân tôi. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả đều có trích dẫn nguồn gốc cụ thể. Luận án này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ nào ở trong nước cũng như ở nước ngoài, và cho đến nay chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì cam đoan ở trên. Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2019 NCS. Trần Thị Lan Thu LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Phước Minh đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, cán bộ Khoa Tâm lý Giáo dục – Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn Vụ Giáo dục Đại học, tập thể Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên của Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Đào tạo Trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án này. Với tất cả yêu thương dành cho gia đình. Xin chân thành cảm ơn! NCS. Trần Thị Lan Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu về đào tạo trực tuyến ........................................................ 7 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ........................................................................................................... 16 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............................................................................. 27 2.1. Đào tạo trực tuyến .............................................................................................. 27 2.2. Đào tạo trực tuyến tại trường đại học ................................................................ 38 2.3. Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ............................................. 41 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học .......... 58 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM .................. 64 3.1. Vài nét về đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tuyến ở Việt Nam ....................... 64 3.2. Địa bàn khảo sát, tổ chức và phương pháp nghiên cứu ..................................... 70 3.3. Thực trạng đào tạo trực tuyến trong các trường đại học .................................... 77 3.4. Thực trạng quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ........................... 88 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ....................................................................... 112 4.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam .................................................................................................... 112 4.2. Giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam ........... 113 4.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam............................................... 136 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............................................................................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin CTĐT Chương trình đào tạo GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo ĐT Đào tạo ĐTTT Đào tạo trực tuyến ĐTTX Đào tạo từ xa NCS Nghiên cứu sinh QLĐT Quản lý đào tạo TS Tuyển sinh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Một số điểm khác biệt giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến ........ 29 Bảng 2.2: Ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mô hình CIPO trong ĐTTT .......................................................................................... 56 Bảng 3.1: Tổng hợp một số thông tin của các trường ............................................... 70 Bảng 3.2. Thang đánh giá thực trạng ........................................................................ 76 Bảng 3.3: Qui mô sinh viên ĐTTT tại các trường khảo sát (tại thời điểm khảo sát) ...... 77 Bảng 3.4: Mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ ĐTTT đối với các hoạt động ĐTTT .............................................................................................................. 78 Bảng 3.5: Đánh giá mức độ đáp ứng của học liệu đối với hoạt động ĐTTT ............ 79 Bảng 3.6: Khả năng đáp ứng của đội ngũ giảng viên đối với ĐTTT ........................ 81 Bảng 3.7: Khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT ............................ 83 Bảng 3.8: Các hoạt động học tập của người học ....................................................... 85 Bảng 3.9: Các hoạt động giảng dạy từ phía nhà trường ............................................ 86 Bảng 3.10: Mức độ thực hiện quá trình tổ chức dạy học trong ĐTTT ..................... 87 Bảng 3.11: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn học ......... 88 Bảng 3.12: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT .............................................................................................................. 90 Bảng 3.13: Mức độ thực hiện nội dung quản lý học liệu đào tạo trực tuyến ............ 92 Bảng 3.14: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo trực tuyến ............................................................................................................... 94 Bảng 3.15: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT ...... 96 Bảng 3.16: Mức độ thực hiện nội dung quản lý hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động đào tạo trực tuyến tại trường đại học ...................... 98 Bảng 3.17: Mức độ thực hiện nội dung quản lý quá trình dạy-học ........................ 100 Bảng 3.18: Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra-đánh giá ........................ 102 Bảng 3.19: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đánh giá KQ đầu ra và tốt nghiệp ..... 104 Bảng 3.20: Mức độ thực hiện của từng nội dung quản lý thông tin đầu ra ............ 106 Bảng 3.21: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến QLĐTTT... 108 Bảng 3.22: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐTTT ....... 109 Bảng 4.1: Đề xuất qui trình quản lý phát triển học liệu ĐTTT ............................... 119 Bảng 4.2: Đề xuất qui trình quản lý các hoạt động dạy-học ................................... 126 Bảng 4.3: Đề xuất danh mục các tài liệu cung cấp hỗ trợ sinh viên ....................... 131 Bảng 4.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ....................................................................................................... 136 Bảng 4.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực nghiệm giải pháp “Quản lý phát triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật” ........... 142 Bảng 4.6: Đánh giá của người học đối với học liệu trước khi phát triển nâng cấp (Đơn vị tính: %) ..................................................................................... 144 Bảng 4.7: Đánh giá của người học đối với học liệu sau khi phát triển nâng cấp ... 145 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Cấu trúc của chương trình đào tạo hỗn hợp .............................................. 31 Hình 2.2: Mô hình tổ chức ĐTTT dựa trên tác động của CNTT và truyền thông ......... 32 Hình 2.3: Các hoạt động học tập của sinh viên ......................................................... 39 Hình 2.4: Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình .................................................... 47 Hình 2.5: Mô hình quản lý đào tạo CIPP .................................................................. 47 Hình 2.6: Mô hình CIPO ........................................................................................... 48 Hình 2.7: Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý ĐTTT ......................................... 49 Hình 3.1: Biểu đồ 10 quốc gia đứng đầu về t lệ tăng E-Learning tự học tính tới 2016 ........................................................................................................... 68 Hình 4.1: Đề xuất qui trình quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT ............................... 116 Hình 4.2: Chu trình quản lý phát triển học liệu ĐTTT ........................................... 119 Hình 4.3: Đề xuất qui trình quản lý giảng viên ....................................................... 123 Hình 4.4: Đề xuất qui trình quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên ....................... 128 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các trường đại học đào tạo từ xa và đào tạo trực tuyến ........................ 162 Phụ lục 2: các ngành đào tạo đang triển khai theo phương thức chính đào tạo trực tuyến tại các trường đại học .................................................................. 163 Phụ lục 3: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho cán bộ quản lý) .................................... 164 Phụ lục 4: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho giảng viên chương trình ĐTTT) .......... 176 Phụ lục 5: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho sinh viên) ............................................. 186 Phụ lục 6: Phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia về các giải pháp ................................ 191 Phụ lục 7: Phiếu khảo sát ý kiến ............................................................................. 193 Phụ lục 8: Qui trình xây dựng học liệu điện tử ....................................................... 195 Phụ lục 9: Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng học liệu điện tử ............................ 198 Phụ lục 10: Sản phẩm học liệu điện tử .................................................................... 199 Phụ lục 11: Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của nhóm sinh viên đối với học liệu điện tử mới ................................................................................................... 200 Phụ lục 12: Dữ liệu thống kê phân tích 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà ở đó CNTT có sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, với những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xã hội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí tuệ nhân tạo, đã tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong mọi hoạt động ở mọi lĩnh vực của con người. Cùng với đó, hệ thống giáo dục đã và đang bị tác động mạnh mẽ, toàn diện và có những thay đổi rất lớn.Việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo đã tạo cho người học nhiều cơ hội hơn trên con đường chiếm lĩnh tri thức, tạo ra những sản phẩm tri thức có giá trị cao, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Đào tạo trực tuyến được biết đến như một mô hình, một phương thức đào tạo hiện đại, đã không còn là khái niệm mới mẻ đối với các nhà quản trị giáo dục và được coi là một cuộc cách mạng dạy và học, trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. ĐTTT được áp dụng ở hầu hết các trường đại học trên thế giới với nhiều mức độ khác nhau, từ việc ứng dụng máy tính hỗ trợ cho đào tạo, tới việc sử dụng E-learning như một phần của quá trình đào tạo hay thậm chí là đào tạo hoàn toàn trực tuyến, không cần người học phải tới các lớp học truyền thống.Thay vì người học và người dạy tới các lớp học truyền thống, ĐTTT đã giúp cho việc trao đổi thông tin, truyền đạt tri thức, việc tổ chức lớp học linh hoạt ở mọi lúc, mọi nơi, sử dụng các thành tựu CNTT.Tuy nhiên, việc triển khai ĐTTT trên qui mô lớn, với nhu cầu học tập và chia sẻ kiến thức ngày càng tăng, sự linh hoạt thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí đáp ứng tính cá nhân hóa người học rất cao, đòi hỏi hoạt động quản lý đào tạo trực tuyến phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo, chất lượng đào tạo, nhất là đối với các chương trình đào tạo trực tuyến cấp bằng đại học. Ở Việt Nam hiện nay, ĐTTT mới trong giai đoạn phát triển, chưa có bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng riêng đối với các trường đại học tổ chức đào tạo theo phương thức trực tuyến. Các trường đại học ứng dụng ĐTTT chủ yếu dựa trên khả năng ứng dụng CNTT, nguồn lực của mỗi trường ở mức độ khác nhau và còn những hạn chế nhất định, chưa có sự đầu tư của Nhà nước, trong khi việc triển khai ĐTTT đòi hỏi sự đầu tư lớn có bài bản về hạ tầng công nghệ, nội dung đào tạo, nguồn nhân lực, về xây dựng qui trình tổ chức thực hiện. Trong Báo cáo tổng kết tại Hội thảo 2 quốc gia về giáo dục từ xa đã nêu về chất lượng đào tạo từ xa ở Việt Nam còn thấp, “chưa chú trọng xây dựng học liệu điện tử, đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, giảng viên chuyên môn và phương pháp sư phạm ĐTTX chưa được quan tâm đúng mức,chưa xây dựng được Bộ tiêu chuẩn và hệ thống kiểm định chất lượng dành riêng cho ĐTTX, các trường không có cơ sở tự đánh giá những hoạt động của họ dẫn tới mỗi trường làm một kiểu, thiếu sự nhất quán, đồng bộ”. Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh cần phát triển tiếp tục, ứng dụng CNTT để phát triển qui mô song hành với chất lượng đào tạo. Như vậy, trong xu thế phát triển của giáo dục mở và từ xa, xu thế phát triển của CNTT và ĐTTT trên thế giới và ở Việt Nam, trong điều kiện nguồn lực đầu tư ở các trường đại học cho ĐTTT ở Việt Nam còn hạn chế, để đáp ứng các mục tiêu đặt ra từ các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNTT, đổi mới giáo dục đại học đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời của mọi tầng lớp trong xã hội,nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, thì quản lý ĐTTT là khâu quyết định để thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo đảm bảo chất lượng ĐTTT. Đồng thời, thực trạng ĐTTT được rất nhiều trường đại học quan tâm, nhưng chất lượng ĐTTT và chất lượng quản lý ĐTTT còn nhiều vấn đề đặt ra, các trường đại học Việt Nam cần thiết có những giải pháp quản lý đối với hoạt động ĐTTT. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp quản lý ĐTTT ở các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, chỉ ra thực trạng quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận CIPO, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay theo tiếp cận CIPO góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến tại các trường đại học hiện nay. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 1) Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý ĐTTT tại các trường đại học. 2) Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý ĐTTT tại các trường đại học. 3) Phân tích, đánh giá và chỉ ra thực trạng quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này. 3 4) Đề xuất giải pháp và khảo nghiệm, thử nghiệm một giải pháp quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam. 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi, giả thuyết nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 03 trường đại học Việt Nam thực hiện đào tạo trực tuyến trình độ đại học, cấp bằng đại học hệ từ xa có qui mô sinh viên lớn và phát triển mạnh trong lĩnh vực đào tạo từ xa và trực tuyến. Có nhiều chủ thể tham gia quản lý đào tạo trực tuyến tại trường đại học. Tuy nhiên, luận án xác định chủ thể chính quản lý hoạt động này là hiệu trưởng các trường đại học, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp. Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập giai đoạn 2015-2017. Số liệu sơ cấp được tác giả phỏng vấn phát phiếu khảo sát các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các trường đại học của Việt Nam triển khai ĐTTT cấp bằng đại học hệ từ xa. Số liệu thứ cấp dự kiến thu thập từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017. -Giả thuyết khoa học: Hiện nay, ĐTTT đang dần được nhiều trường đại học triển khai đào tạo thay thế hoặc kết hợp với đào tạo từ xa cấp văn bằng đại học. Tuy nhiên, ĐTTT đang tồn tại những hạn chế về các điều kiện triển khai ĐTTT như hạ tầng công nghệ đào tạo, nội dung học liệu ĐTTT, đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo trực tuyến; quản lý quá trình dạy - học chưa hiệu quả, sự tương tác giảng viên - sinh viên - sinh viên còn hạn chế; các thông tin đầu ra chưa được triển khai sử dụng để phục vụ tốt cho quá trình tổ chức đào tạo và quản lý; khả năng thích ứng chưa cao với tác động của bối cảnh mới. Nếu phân tích và làm rõ bản chất đào tạo trực tuyến và quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học theo tiếp cận CIPO từ đó đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các phương đại học hiện nay có căn cứ khoa học, có tính đồng bộ và khả thi tạo ra sự đổi mới trong quản lý đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. 4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp luận Để triển khai nghiên cứu quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học, luận án sử dụng các cách tiếp cận sau đây: - Tiếp cận hệ thống: Trong luận án sẽ nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống của đào tạo trực tuyến và quản lý đào tạo trực tuyến tại trường đại học. Trong đó, các vấn đề của đào tạo trực tuyến như hạ tầng công nghệ đào tạo, nội dung học liệu ĐTTT, đội ngũ giảng viên ; các thông tin đầu ra và các vấn đề của quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở nước ta hiện nay gắn liền với yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và gắn với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tất cả các vấn đề này cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống trên cơ sở phân tích các cấu phần và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. - Tiếp cận CIPO kết hợp với chức năng quản lý: Đào tạo trực tuyến tại trường đại học là một quá trình diễn ra liên tục dưới sự tác động của các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh. Để quản lý được hoạt động đào tạo trực tuyến tại trường đại học cần phải quản lý các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yế
Tài liệu liên quan