Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực
và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh.
Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX tiếp tục đổi mới chính sách, pháp
luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định:
"Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực
về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước"
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển với các thế mạnh về du lịch, khai thác khoáng sản, giao
thông. đồng thời cũng có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển nền nông
lâm nghiệp, với sản phẩm hàng hoá cao. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường
hình thành và phát triển đã kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Diện
tích và sản lượng một số loại cây trồng không ngừng tăng trên cơ sở tối ưu hoá về sử dụng đất.
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế trước mắt đã đạt được, thì những quá trình sử dụng đất chưa
hợp lý đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất là một hợp phần trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội, là một khâu không thể thiếu được trước khi đưa ra các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội. Để quản lý, sử dụng tài nguyên đất cho các ngành kinh tế trong thời gian trước mắt và
lâu dài có hiệu quả và bền vững, việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông
lâm nghiệp bền vững là việc làm rất cần thiết nhằm sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm,
có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị, nhằm thúc đẩy kinh tế phát
triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
27 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------------------
Nguyễn Quốc Việt
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62 62 15 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC ĐẤT (DỰ THẢO)
Hà nội, 2014
2
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Lê Văn Khoa
TS. Nguyễn Xuân Thành
Phản biện 1: .............................................................................................
.............................................................................................
Phản biện 2: .............................................................................................
.............................................................................................
Phản biện 3: .............................................................................................
.............................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Nhà Nước chấm Luận án tiến sĩ họp tại:
...........................................................................................................................................
Vào hồi ......... giờ............. ngày ............. tháng .......... năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
3
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Quốc Việt, Sử dụng bền vững đất gò đồi vùng Đông Bắc, Tạp chí
Nghiên cứu phát triển bền vững, 2007
2. Nguyễn Quốc Việt, Một số tính chất lý hóa học cơ bản của các loại đất chính tỉnh Quảng
Ninh, Tạp chí Khoa học đất, 2009.
3. Nguyễn Quốc Việt, Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ xói mòn đất tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 27, số 5S, 2011
4. Nguyễn Quốc Việt, Ứng dụng công nghệ Web-GIS xây dựng bản đồ đất tương tác trực tuyến
tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 27, số 5S, 2011.
5. Nguyen Xuan Hai, Pham Thi Ha Nhung, Nguyen Quoc Viet. Standardized database of land
evaluation for agricultural production. ARPN Journal of Agricultural and Biological Science.
ISSN 1990-6145. Vol. 9, No. 7, July 2014. p. 219-225.
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực
và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh.
Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX tiếp tục đổi mới chính sách, pháp
luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định:
"Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực
về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước"
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển với các thế mạnh về du lịch, khai thác khoáng sản, giao
thông... đồng thời cũng có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển nền nông
lâm nghiệp, với sản phẩm hàng hoá cao. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường
hình thành và phát triển đã kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Diện
tích và sản lượng một số loại cây trồng không ngừng tăng trên cơ sở tối ưu hoá về sử dụng đất.
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế trước mắt đã đạt được, thì những quá trình sử dụng đất chưa
hợp lý đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất là một hợp phần trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội, là một khâu không thể thiếu được trước khi đưa ra các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội. Để quản lý, sử dụng tài nguyên đất cho các ngành kinh tế trong thời gian trước mắt và
lâu dài có hiệu quả và bền vững, việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông
lâm nghiệp bền vững là việc làm rất cần thiết nhằm sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm,
có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị, nhằm thúc đẩy kinh tế phát
triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững
tỉnh Quảng Ninh. Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế,
xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực,
vật lực, đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá
trị sản phẩm, sản phẩm hàng hoá trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất hiệu quả vào phát triển kinh tế
- xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Quy hoạch sử dụng đất là mang tính chất dự báo và thể hiện những mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, các ngành, các lĩnh vực theo các mục đích sử dụng đất đai
hợp lý và có hiệu quả. Do đó quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền
vững tỉnh Quảng Ninh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của
cả tỉnh, của cả vùng; cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho xây dựng quy
hoạch sử dụng lâu dài. Quy hoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai
để các cấp, các ngành quản lý, điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu của
từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
đai.
- Quy hoạch sử dụng phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp là cơ sở quan trọng
đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất, Nhà nước vừa thực hiện quyền định đoạt về đất đai, vừa tạo điều kiện phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất nhằm đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng văn minh. Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất lâu dài của
tỉnh Quảng Ninh.
5
- Quy hoạch sử dụng đất của vùng là công cụ để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực và nhiệm vụ công nghiệp
hóa, đô thị hóa, phân công lại lao động, khắc phục hiện tượng mất đất nông nghiệp có năng suất
cao.
- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh
Quảng Ninh đã tính toán đưa ra một khung chung có tính nguyên tắc để tiến tới xây dựng chiến
lược khai thác sử dụng đất toàn vùng bao gồm cả đất bãi bồi ven sông, ven biển; đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để
phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác lập quy hoạch sử dụng đất, xây
dựng cơ sở dữ liệu GIS với các lớp thông tin khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
tương tác trực tuyến phục vụ quy hoạch sử dụng đất một cách linh hoạt theo các tiêu chí khác
nhau.
- Xem xét quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững trong mối
quan hệ tương hỗ mang tính liên vùng. Quảng ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
với các ưu thế là cửa ngõ giao thông quan trọng đường thủy, đường bộ, có tiềm năng lớn về du
lịch, khai thác khoáng sản.
- Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh
đã gắn kết với các vấn đề môi trường, lồng ghép tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử
dụng đất. Điều này hết sức có ý nghĩa với một tỉnh ven biển như Quảng Ninh, chịu nhiều tác
động, ảnh hưởng của mực nước biển dâng.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất
1.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù. Đây là hoạt
động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật,
kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, có những đặc trưng của tính phân dị giữa các cấp vùng lãnh
thổ theo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đất
đai theo pháp luật của Nhà nước.Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính kỹ
thuật, kinh tế vừa mang tính pháp chế. Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ, đất đai được đo
đạc, vẽ thành bản đồ, tính toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia khoảnh thửa để
giao cho các mục đích sử dụng khác nhau. Về mặt pháp lý, đất đai được Nhà nước giao
cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước
ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử
dụng đất có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Nhà nước.
1.1.1.3. Vị trí và vai trò của quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất luôn giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân. ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu nhà nước, việc sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu
quả cao và bền vững với lợi ích chung của cộng đồng sẽ là mục tiêu xuyên suốt. Quy
hoạch sử dụng đất cũng có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cư, khai hoang xây dựng
vùng kinh tế mớivv.
1.1.1.4. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Sự phát triển kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản
xuất trong từng vùng và phạm vi cả nước. Đó chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của quy
6
hoạch sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2003 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo cấp lãnh thổ
hành chính của cả nước ta gồm 4 cấp :
- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và cấp vùng, tỉnh, huyện, xã.
- Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo
ngành bao gồm:An ninh, quốc phòng, nông, lâm nghiệp...
1.1.1.7. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
3. Quy hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới.
4. Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả.
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
7. Dân chủ, công khai.
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm
cuối của kỳ trước đó.
1.1.1.8. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xó hội, quốc phũng, an ninh của cả
nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
3. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường.
4. Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.
5. Định mức sử dụng đất.
6. Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
7. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
1.1.2. Phát triển bền vững
1.1.2.1. Định nghĩa và nguyên tắc phát triển bền vững
Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển đưa ra định nghĩa về PTBV là: "sự phát
triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng làm
thỏa mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau"
1.1.3. Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất và phát triển bền vững
Có ba điều kiện cần thiết phải có để đạt được tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng đất đai
là:
- Cần thiết phải thay đổi cách sử dụng đất đai, hay những tác động ngăn cản một vài sự
thay đổi không nên đổi, và phải được chấp nhận bởi con người trong cộng đồng xã hội nơi
đó.
- Phải phù hợp với mong ước của chế độ chính trị và
- Có khả năng đưa vào thực hiện có hiệu quả.
1.1.3.2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất và phát triển bền vững
Mục tiêu của quy hoạch được định nghĩa như là làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt
nhất. Có thể phân chia ra tính chuyên biệt riêng của từng đề án. Mục tiêu của quy hoạch có thể
được gom lại trong 3 tiêu đề: hiệu quả, bình đảng - có tính khả thi, và bền vững.
1.1.4. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu
Quy hoạch sử dụng đất được hiểu là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức,
quản lý nhằm sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất trong mối tương quan với các nguồn tài
7
nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất
vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng theo các đơn vị hành chính các
cấp, các vùng và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất dự báo và yêu cầu phải thể hiện
được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ, của các ngành,
các lĩnh vực trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả.
Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai
để các cấp, các ngành quản lý, điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu của
từng giai đoạn phát triển; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai.
1.1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép các yếu tố môi trường.
Việc lồng ghép các yếu tố môi trường vào quy hoạch sử dụng đất bao gồm một số nội
dung sau:
Về quản lý:
Cần thành lập một tổ công tác bao gồm các chuyên gia về môi trường, chuyên gia về quy
hoạch sử dụng đất và phải xây dựng một kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh phí chung.
Về kỹ thuật:
Đây là mảng chính trong nội dung lồng ghép, tức là cách thức thực hiện lồng ghép; bao
gồm các nội dung như: cần áp dụng tiêu chuẩn môi trường nào, xác định dữ liệu hiện trạng, xác
định các yêu cầu bảo vệ môi trường, đánh giá tác động như thế nào, v.v Nội dung lồng ghép về
mặt kỹ thuật được bàn kỹ hơn ở phần sau.
Các tiêu chí và chỉ số môi trường
Xây dựng bộ tiêu chí môi trường phù hợp sử dụng trong lồng ghép. Bộ tiêu chí này được
sử dụng nhằm hỗ trợ cho đánh giá môi trường của QHSDĐ.
Bảng 1.1. Danh mục các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường
Các vấn đề
Biện pháp nào, danh mục Ví dụ về các Chỉ số
Chất lượng không khí và khí
hậu
- Phát thải ô nhiễm không
khí
- Khí nhà kính
- Bụi
- Các chất bốc mùi hôi
- Ô nhiễm giao thông, tiếng
ồn
- Giao thông công cộng
- Hạ tầng dành cho xe đạp,
người đi bộ
Việc triển khai QHSDĐ có làm tăng ô nhiễm
không khí hay không?
QHSDĐ có làm tăng lượng khói bụi, mùi
hay không?
QHSDĐ có tác động làm tăng mật độ giao
thông và tiếng ồn?
Có kế hoạch cho giao thông công cộng
không?
- Nhiệt độ
- Lượng bụi
- Lượng CO2, v.v
Nước
- Mực nước ngầm
- Nước bề mặt, sông
- Bờ biển/ vùng bờ biển
- Nước thải
- Mất nước
- Xói mòn bờ biển
- Tác động đến khu vực nuôi
trồng
- Ô nhiễm bề mặt
QHSDĐ có ảnh hưởng đến các vấn đề được
liệt kê không?
- Mực nước sông
- Vấn đề xói mòn
- ảnh hưởng của nước
gây ô nhiễm ở khu dân
cư, khu vực nuôi trồng
thủy sản và trang trại,
Tự nhiên - Đa dạng sinh học
- Cấu trúc cây xanh
- Tiếp cận khu vực giải trí
- Hệ động vật và thực vật
QHSDĐ có tác động đến đa dạng sinh học,
ví dụ phân bố các loài hay không?
Triển khai QHSDĐ có cản trở vùng đệm
sinh thái tự nhiên không?
- Số lượng loài
- Phân bổ các loài...
- Môi trường sống
- Quy mô hành lang và
8
Các vấn đề
Biện pháp nào, danh mục Ví dụ về các Chỉ số
(phân bố, môi trường sống,
hành lang)
- Đa dạng sinh học
- Hệ sinh thái
- Đất ngập nước
- Độ che phủ rừng
QHSDĐ có tác động đến khu vực sinh sống,
quy mô và hành lang không?
QHSDĐ có tác động đến vườn quốc gia có
giá trị bảo tồn, quy mô, hành lang?
QHSDĐ có tác động đến phạm vi, quy mô
và mực nước của vùng đất ngập nước hay
không?
vị trí
- Kích thước và vị trí
khu vực bảo vệ
- Độ che phủ rừng và
cấu trúc cây đứng
- Kích thước và vị trí
của đất ngập nước
- Lượng nước
Cảnh quan
- Thẩm mĩ cảnh quan đô thị
- Những yếu tố mới phù hợp
với thiết kế đô thị
- Khu di tích và văn hóa
- Mật độ đô thị
Việc triển khai QHSDĐ có ảnh hưởng đến
vẻ đẹp của cảnh quan không?
QHSDĐ có ảnh hưởng đến các khu di tích
lịc sử và văn hóa không? ảnh hưởng như thế
nào?
QHSDĐ có làm tăng các khu đô thị không?
Tài nguyên
- Rừng
- Nông nghiệp
- Khoáng sản và xói lở đất
QHSDĐ ảnh hưởng đến sạt lở đất vùng cao,
ven biển và cửa sông?
QHSDĐ tác động như thế nào đến tiềm năng
sản xuất nông nghiệp?
QHSDĐ tác động như thế nào đến tiềm năng
trồng rừng, khả năng bảo vệ rừng?
- Sản lượng nông nghiệp
- Loại và quy mô rừng
1.1.4.2 Biến đổi khí hậu và Quy hoạch sử dụng đất
Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quy hoạch sử dụng đất là không thể tách rời và có thể
được xác định thông qua hai vấn đề sau:
- Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất thông qua những hệ quả của nó;
ví dụ như mực nước biển dâng, sa mạc hóa, thiếu nguồn nước, lụt lội, bão, sự xâm nhập
mặn, Vì vậy việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất nhằm
thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết.
- QHSDĐ có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách đưa ra biện pháp
để giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ như hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và
khoanh nuôi rừng, khuyến khích sản xuất sạch,
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Yếu tố Ảnh hưởng
Mực nước
biển dâng
Có thể gây lụt lội cho những vùng địa hình thấp/khu dân cư.
Dự trữ các dòng sông và ngăn cản thoát nước
Xâm nhập mặn những vùng bờ biển và hạ lưu sông.
Bão Thường xuyên có bão với cường độ mạnh xảy ra liên tục gây thiệt hại về nhà cửa
và cơ sở hạ tầng.
Tăng xói mòn vùng bờ biển và lở đất.
Tăng khả năng lụt lội.
Mất cơ sở hạ tầng du lịch như bến tàu.
Bão sóng Thiệt hại / mất của cải.
Lưu lượng
mưa
Mùa mưa kéo dài/tăng cường độ mưa có thể dẫn đến nạn lụt lội nặng nề hơn.
Những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ Tăng nhiệt độ không khí bề mặt trái đất có thể làm tăng nguy cơ cháy ở một số
nơi.
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tăng nhiệt độ bề mặt nước biển có thể dẫn đến thay đổi cơ cấu các loài cá, san
hô trắng hoặc sự tuyệt chủng.
9
Các công cụ có thể được sử dụng trong lồng ghép quy hoạch sử dụng đất/quản lý đất với
vấn đề biến đổi khí hậu bao gồm:
Lập bản đồ vùng dễ tổn thương ở khu vực ven biển và tiến hành phân tích rủi ro liên quan đến
biến đổi khí hậu.
Xác định vùng đất dành cho khu vực đệm sinh thái và khu vực ven biển bị ảnh hưởng.
Bảo tồn và khôi phục vùng đệm sinh thái ví dụ như rừng ngập mặn
Lập kế hoạch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Bảng 1.3. Tác động của các yếu tố quy hoạch đến môi trường
TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động
1 Các nguồn đang hoạt động:
KCN, đô thị, làng nghề, hoạt
động nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản
- Khí thải công nghiệp, giao thông
- Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp (tưới tiêu, nuôi
trồng thuỷ sản)
-