Luận án Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Trong bất kỳ thời đại nào, đời sống xã hội luôn có sự đa dạng, phong phú nhất định. Sự thể hiện cảm xúc, tình cảm hay xu hướng giới tính không nằm ngoài quy luật đó. Trước đây, chúng ta hầu như chỉ nhắc đến một xã hội với những gia đình là sự kết hợp giữa một nam và một nữ với mục đích duy trì nòi giống. Khi đó, việc một người yêu người cùng giới tính hay mong muốn có giới tính khác là những điều rất kỳ lạ, thậm chí bị xem là bệnh hoạn [73, tr.8]. Thực tế, đồng tính, song tính, chuyển giới hay liên giới tính đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội và được khắc họa rõ nét trong xã hội hiện đại ngày nay. Quyền con người là một trong những giá trị cao nhất mà các quốc gia đều đề cao và bảo vệ. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Sự phát triển của quyền con người gắn liền với sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Trong lý luận về quyền con người hiện đại, quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính, cũng như quyền của nhóm khác như người nhiễm HIV/AIDS, lao động di cư ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó, nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính liên quan rất nhiều đến các vấn đề về giới, giới tính, thể hiện giới, xu hướng tính dục và bản dạng giới. Quyền của các đối tượng này trở thành vấn đề gây tranh luận ở nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy xu hướng ủng hộ quyền của các đối tượng này trên thế giới cũng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính là đối tượng ngày càng được giới khoa học quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, dư địa nghiên cứu về quyền và pháp luật về quyền của các đối tượng này còn khá nhiều.

pdf173 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------- TRƢƠNG HỒNG QUANG QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ LIÊN GIỚI TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------- TRƢƠNG HỒNG QUANG QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ LIÊN GIỚI TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và đáng tin cậy. Các trích dẫn được chú thích đầy đủ và có thể truy xuất nguồn của tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trƣơng Hồng Quang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 07 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 07 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu 25 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 27 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ LIÊN GIỚI TÍNH 31 2.1. Những vấn đề lý luận về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính 31 2.2. Pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính 45 2.3. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính 53 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính 59 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ LIÊN GIỚI TÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 66 3.1. Thực trạng người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam 66 3.2. Thực trạng quy định pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam 78 3.3. Thực trạng thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam 90 3.4. Nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn trong việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam 115 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ LIÊN GIỚI TÍNH TẠI VIỆT NAM 121 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyể n giới và liên giới tính tại Việt Nam 121 4.2. Các giải pháp nâng cao nhận thức về người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính 123 4.3. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam 125 4.4. Các giải pháp thúc đẩy thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam 143 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG ANH (nếu có) TỪ/CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 LGBT Les, Gay, Bisexual and Transgender Đồng tính, song tính và chuyển giới LGBTI Les, Gay, Bisexual, Transgender and Intersex Đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính Nghị định số 88/2008/NĐ-CP Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính Thông tư số 29/2010/TT- BYT Thông tư số 29/2010/TT-BYT ngày 24/5/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP Viện iSEE Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường DANH MỤC CÁC BẢNG TT NỘI DUNG TRANG Bảng số 3.1 Đặc điểm tính dục của 2.483 người LGBT 68-69 Bảng số 3.2 Tình trạng việc làm của người LGBT Việt Nam 71-72 Bảng số 3.3 Phân tích tương quan với trải nghiệm khó khăn trong quan hệ cùng giới 95-96 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kỳ thời đại nào, đời sống xã hội luôn có sự đa dạng, phong phú nhất định. Sự thể hiện cảm xúc, tình cảm hay xu hướng giới tính không nằm ngoài quy luật đó. Trước đây, chúng ta hầu như chỉ nhắc đến một xã hội với những gia đình là sự kết hợp giữa một nam và một nữ với mục đích duy trì nòi giống. Khi đó, việc một người yêu người cùng giới tính hay mong muốn có giới tính khác là những điều rất kỳ lạ, thậm chí bị xem là bệnh hoạn [73, tr.8]. Thực tế, đồng tính, song tính, chuyển giới hay liên giới tính đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội và được khắc họa rõ nét trong xã hội hiện đại ngày nay. Quyền con người là một trong những giá trị cao nhất mà các quốc gia đều đề cao và bảo vệ. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Sự phát triển của quyền con người gắn liền với sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Trong lý luận về quyền con người hiện đại, quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính, cũng như quyền của nhóm khác như người nhiễm HIV/AIDS, lao động di cư ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó, nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính liên quan rất nhiều đến các vấn đề về giới, giới tính, thể hiện giới, xu hướng tính dục và bản dạng giới. Quyền của các đối tượng này trở thành vấn đề gây tranh luận ở nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy xu hướng ủng hộ quyền của các đối tượng này trên thế giới cũng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính là đối tượng ngày càng được giới khoa học quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, dư địa nghiên cứu về quyền và pháp luật về quyền của các đối tượng này còn khá nhiều. Về lý luận, một số vấn đề vẫn chưa được làm rõ, ví dụ: bản chất quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính; lý do pháp luật phải ghi nhận 2 quyền của các đối tượng này; vị trí của quyền của các đối tượng này trong hệ thống pháp luật Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, luận giải thấu đáo để góp phần xây dựng, bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về quyền và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính. Về thực tiễn, cũng giống nhiều nước trên thế giới, người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính là một nhóm chiếm thiểu số về dân số (bên cạnh nhóm dị tính chiếm đa số) và ngày càng hiện diện rõ nét trong xã hội Việt Nam. Xét một cách tổng thể, theo pháp luật Việt Nam nhóm đối tượng này hiện hay có gần như đầy đủ các quyền như những người dị tính khác. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, họ vẫn chưa được pháp luật công nhận một số quyền như quyền kết hôn cùng giới, quyền về con cái hoặc có quyền đã được ghi nhận nhưng chưa có cơ chế thực thi (chuyển đổi giới tính) Bên cạnh đó, một số quyền trong lĩnh vực khác như tư pháp hình sự, quyền dân sự, trợ giúp pháp lý, xác định giới tính vẫn còn những rào cản trong thực tế. Cùng với quan niệm truyền thống của các tầng lớp xã hội, sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với các đối tượng này xảy ra khá phổ biến. Từ đó, có thể nhận thấy pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam còn có những khoảng trống nhất định. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 đã nhấn mạnh “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14) và “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” (Điều 16). Những quy định mới này của Hiến pháp năm 2013 đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người nói chung và quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính nói riêng. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình tổ chức thi hành hoặc xây dựng, hoàn thiện một số văn bản pháp luật liên quan đến quyền của các đối tượng này như: Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật chuyển đổi giới tính, Bộ luật lao động Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu về quyền của người đồng tính, 3 song tính, chuyển giới và liên giới tính sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người, nâng cao giá trị xã hội của pháp luật tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để triển khai nghiên cứu ở quy mô luận án tiến sĩ luật học với mong muốn góp phần giải mã toàn diện và có hệ thống các nội dung có liên quan. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra được những lập luận xác đáng, toàn diện và phù hợp cho một hệ thống giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính; lý luận về quyền và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính; các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của các đối tượng này; xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc gia trên thế giới về quyền của các đối tượng này. - Nghiên cứu thực tiễn pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam (thực trạng người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính; quy định pháp luật về quyền của các đối tượng này và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành pháp luật). - Trên cơ sở kết quả đạt được từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án nghiên cứu đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính và góp phần thúc đẩy thi hành pháp luật về quyền của các đối tượng này thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhận thức, thực tiễn và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trọng tâm đánh giá là các quyền đặc thù, đang bị hạn chế, chưa được ghi nhận hoặc đã được ghi nhận nhưng có nhiều vấn đề trong thực tế; có đối chiếu với pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Về phương pháp luận, để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm lý luận, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong tất cả các chương, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phương pháp cấu trúc hệ thống: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 3 của luận án nhằm nhận diện và đánh giá pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính trong mối liên hệ với hệ thống pháp luật về quyền con người tại Việt Nam. - Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 4 của luận án để làm sáng tỏ sự phát triển của pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính trên thế giới thời gian qua và những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình Việt Nam. - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: được sử dụng chủ yếu trong tất cả các chương của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính; quan điểm về người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính và quan điểm về một số vấn 5 đề liên quan đến pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam hiện nay. - Phương pháp phân tích tình huống thực tiễn: được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 nhằm làm rõ thực trạng người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính; thực tiễn thi hành pháp luật về quyền của các đối tượng này và có thêm các cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. - Phương pháp lịch sử: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 nhằm nhận diện các đặc điểm và sự thay đổi, phát triển trong nhận thức về người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính; quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính và pháp luật về quyền của các đối tượng này tại Việt Nam thời gian qua. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Về tổng thể, luận án là công trình nghiên cứu toàn diện về nhận thức, thực tiễn và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam. - Về hướng tiếp cận, luận án tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo hướng đa ngành, liên ngành. Nghiên cứu về người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính và pháp luật về quyền của các đối tượng này không chỉ tiếp cận theo góc độ luật học mà còn phải kết hợp với các góc độ về xã hội học [1], [59], tâm lý học, nhân học, triết học [82], [86]... Hướng nghiên cứu đa ngành, liên ngành đã tạo điều kiện cho tác giả luận án có cái nhìn tổng thể, toàn diện về vấn đề nghiên cứu. - Luận án đã xây dựng, bổ sung và làm sâu sắc thêm hệ thống lý luận về quyền và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính; lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của các đối tượng này và đánh giá được xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc gia trên thế giới về quyền của các đối tượng này. - Luận án đã đánh giá được thực trạng người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam; tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính thời gian qua từ đó rút ra nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn. 6 - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra được các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật, thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính dưới góc nhìn tổng thể, đồng bộ và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính. - Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính ở Việt Nam hiện nay bằng việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, thi hành pháp luật dựa trên các yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Các giải pháp của luận án có thể phục vụ trực tiếp cho các cơ quan xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính. - Luận án là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy và cần thiết để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong các cơ sở nghiên cứu, giáo dục và đào tạo về pháp luật và quyền con người. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương như sau: Chương 1: Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về quyền và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính Chương 3: Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam hiện nay Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam 7 Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Về tổng thể, các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (viết tắt là LGBTI) còn khá khiêm tốn so với các lĩnh vực khác. Nhằm phục vụ việc nghiên cứu chủ đề luận án, tác giả đã lựa chọn và tổng quan những quan điểm, luận điểm trong một số công trình nghiên cứu tiêu biểu được chia thành một số nhóm dưới đây. 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính; lý luận về quyền và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu lý luận về người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính Việc nhận diện người LGBTI sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm đối với các đối tượng này trong đời sống xã hội cũng như trong việc xây dựng và thi hành các chính sách có liên quan. Theo các quan điểm được thừa nhận chung trên thế giới thì người LGBTI là điều tự nhiên của xã hội loài người và tồn tại một cách khách quan. Tại Việt Nam thời gian qua đã có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu, công bố các vấn đề cơ bản về người LGBTI cũng nhìn nhận theo góc độ này như sau: - Các tài liệu khoa học được Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE, Hà Nội) dịch và biên soạn: Trả lời các câu hỏi của bạn về đồng tính và xu hướng tính dục ( ban-ve-dong-tinh-va-xu-huong-tinh-duc..pdf); Cẩm nang Hỏi nhanh đáp gọn về chuyển giới ( Hỏi nhanh đáp gọn về song tính Những tài liệu này đã cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về người LGBTI, góp phần định hướng quan niệm đúng đắn về nhóm người này. - Kiến thức về người LGBTI cũng được công bố trong một số công trình (đề tài, tạp chí, sách) của một số tác giả (Trương Hồng Quang, Phạm Quỳnh Phương) [43], [44], [52]. Những công trình này không chỉ cung cấp, tổng hợp các kiến thức cơ bản về người LGBTI mà còn phân tích, đánh giá được những vấn đề mà người 8 LGBTI phải đối mặt, mối quan hệ giữa người LGBTI với nhóm khác trong xã hội (ví dụ nhóm dị tính - chiếm số đông trong xã hội). Bên cạnh đó, cũng có một số tài liệu phản ánh nhận thức khác về vấn đề LGBTI. Ví dụ một số tài liệu sử dụng thuật ngữ “lưỡng tính” (làm cho người đọc hiểu là họ có hai giới tính) thay vì dùng “song tính” (thực chất người này có 2 xu hướng tính dục, còn giới tính thì vẫn là nam/nữ) [7, tr.117], một số tài liệu còn nhầm lẫn giữa người đồng tính và người chuyển giới (khá phổ biến trong các bài viết trên mạng internet và
Tài liệu liên quan