Hình phạt là chế định quan trọng của pháp luật hình sự. Hình phạt vừa thể
hiện thái độ của Nhà nước đối với người có hành vi phạm tội vừa là hậu quả pháp lý
mà người có hành vi phạm tội phải gánh chịu. Sự hình thành và phát triển của hệ
thống hình phạt ở mỗi quốc gia gắn liền với lịch sử của mỗi quốc gia đó.
Ngày nay, hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trong phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự di trú của các nhóm, tổ chức tội phạm từ
quốc gia này sang quốc gia khác càng làm cho tình hình tội phạm xuyên quốc gia
phức tạp hơn. Như vậy, tội phạm có yếu tố nước ngoài ngày càng diễn biến phức tạp
cùng với sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Để chống lại tội phạm có yếu
tố nước ngoài hiệu quả, các quốc gia buộc phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau.
Để có thể hợp tác hiệu quả, các quốc gia phải có sự am hiểu về pháp luật
hình sự của nhau trong đó có chế định hình phạt. Sự hiểu biết về pháp luật hình sự
trong đó có hình phạt của nhau cũng tạo sự thuận lợi cho các quốc gia trong ký kết
các điều ước quốc tế về hình sự và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Việc
tham gia các điều ước quốc tế về hình sự và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình
sự còn là một trong những giải pháp quan trọng để các quốc gia bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân của nước mình ở nước ngoài. “Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân Việt Nam nói chung và công dân Việt Nam ở nước ngoài
nói riêng là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này sẽ kém hiệu lực, hiệu quả nếu không có
sự bổ trợ của tập quán và pháp luật quốc tế. Thực tế trên đòi hỏi Việt Nam phải tăng
cường hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế thông qua việc đàm phán, ký kết và thực
hiện các điều ước quốc tế song phương và đa phương nhằm tạo cơ sở pháp lý cho
việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, đảm bảo cho người di cư có được
đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng cả về vật chất lẫn tinh thần.”[10, tr.71]
170 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án So sánh các quy định về hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỘNG HÒA PHÁP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: LUẬT HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỘNG HÒA PHÁP
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 938.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS VÕ KHÁNH VINH
HÀ NỘI – NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan.
Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và
kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân
thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới GS.TS Võ Khánh Vinh,
là thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức vô
cùng quý báu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện khoa học xã hội, các thầy cô Khoa
Luật, Phòng Quản lý đào tạo và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cám ơn lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo những điều kiện
tốt nhất để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại học viện Khoa học xã hội
(Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam).
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động lực
để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ................................................................................................................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ....................................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................................17
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu .............................................................................24
1.4. Các giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..............................................26
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ
HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ CỘNG HÒA PHÁP .....................................................................................29
2.1. Lý luận về so sánh quy định của pháp luật hình sự về hình phạt .....................29
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm của so sánh quy định về hình phạt trong
pháp luật hình sự Việt Nam và Cộng hòa Pháp .........................................................49
CHƯƠNG 3: NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÁC QUY
ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CỘNG
HOÀ PHÁP .......................................................................................................................69
3.1. Nguồn luật quy định hình phạt .............................................................................69
3.2. Quy định khái niệm và mục đích của hình phạt .................................................71
3.3. Quy định về hệ thống hình phạt ...........................................................................74
3.4. Quy định về các loại hình phạt .............................................................................81
3.5. Quy định về hình phạt đối với các chủ thể đặc biệt ........................................ 103
3.6. Các quy định về quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam và
pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp ............................................................................. 109
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ SO SÁNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CHÍNH SÁCH HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ............ 118
4.1. Nhận xét kết quả so sánh quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự Việt
Nam và Cộng hoà Pháp.............................................................................................. 118
4.2. Những vấn đề đặt ra đối với chính sách hình phạt của Việt Nam................. 125
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
CH Pháp : Cộng hoà Pháp
CSHS : Chính sách hình sự
HP : Hình phạt
LHSSS : Luật hình sự so sánh
LSS : Luật so sánh
NCS : Nghiên cứu sinh
PLHS : Pháp luật hình sự
TNHS : Trách nhiệm hình sự
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình phạt là chế định quan trọng của pháp luật hình sự. Hình phạt vừa thể
hiện thái độ của Nhà nước đối với người có hành vi phạm tội vừa là hậu quả pháp lý
mà người có hành vi phạm tội phải gánh chịu. Sự hình thành và phát triển của hệ
thống hình phạt ở mỗi quốc gia gắn liền với lịch sử của mỗi quốc gia đó.
Ngày nay, hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trong phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự di trú của các nhóm, tổ chức tội phạm từ
quốc gia này sang quốc gia khác càng làm cho tình hình tội phạm xuyên quốc gia
phức tạp hơn. Như vậy, tội phạm có yếu tố nước ngoài ngày càng diễn biến phức tạp
cùng với sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Để chống lại tội phạm có yếu
tố nước ngoài hiệu quả, các quốc gia buộc phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau.
Để có thể hợp tác hiệu quả, các quốc gia phải có sự am hiểu về pháp luật
hình sự của nhau trong đó có chế định hình phạt. Sự hiểu biết về pháp luật hình sự
trong đó có hình phạt của nhau cũng tạo sự thuận lợi cho các quốc gia trong ký kết
các điều ước quốc tế về hình sự và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Việc
tham gia các điều ước quốc tế về hình sự và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình
sự còn là một trong những giải pháp quan trọng để các quốc gia bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân của nước mình ở nước ngoài. “Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân Việt Nam nói chung và công dân Việt Nam ở nước ngoài
nói riêng là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này sẽ kém hiệu lực, hiệu quả nếu không có
sự bổ trợ của tập quán và pháp luật quốc tế. Thực tế trên đòi hỏi Việt Nam phải tăng
cường hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế thông qua việc đàm phán, ký kết và thực
hiện các điều ước quốc tế song phương và đa phương nhằm tạo cơ sở pháp lý cho
việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, đảm bảo cho người di cư có được
đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng cả về vật chất lẫn tinh thần.”[10, tr.71]
Hiện nay, số lượng người Việt học tập, làm ăn, sinh sống tại Pháp rất lớn.
2
Bên cạnh đó, Pháp cũng là địa điểm đến lý tưởng của người nhập cư trái phép từ
Việt Nam [93, tr.4]. Bởi vì Pháp là một quốc gia phát triển, cái nôi của tri thức nhân
loại nên có sức hút lớn đối với người Việt Nam sang học tập, làm việc và định cư.
Ngược lại, số lượng người Pháp đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam cũng rất
lớn. Như vậy, sự hợp tác giữa Việt Nam và cộng hoà Pháp trong ngăn ngừa, phòng
và chống các tội phạm có yếu tố nước ngoài là cần thiết. Hiện nay, hai nước đã ký
kết hiệp định về dẫn độ tội phạm và tương trợ tư pháp hình sự. Tuy nhiên, hiệp định
này vẫn đang trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý để có hiệu lực pháp luật.
Để việc hợp tác hiệu quả và thuận lợi, rất cần những công trình khoa học
nghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ so sánh về tội phạm và hình phạt theo
pháp luật hình sự của Việt Nam và cộng hoà Pháp. Công trình khoa học này có
nhiệm vụ chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật của Việt Nam và cộng
hoà Pháp về tội phạm và hình phạt để các nhà đàm phán hai bên tìm ra được tiếng
nói chung nhằm thống nhất các nội dung của điều ước quốc tế song phương. Ngoài
ra, sự hiểu biết pháp luật của nhau cũng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng của
hai bên phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, tránh những xung đột hoặc vướng mắc
không cần thiết.
Bên cạnh đó việc so sánh các quy định về hình phạt của Việt Nam và Cộng
hoà Pháp sẽ góp phần nâng cao nhận thức lý luận về hình phạt, đúc rút kinh nghiệm
quý báu trong hoạt động lập pháp về hình phạt của Cộng hoà Pháp, từ đó góp phần
hoàn thiện các quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam.
Việc Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm lập pháp và thực tiễn của
cộng hoà Pháp cũng xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia. Mặc dù
pháp luật hình sự của Việt Nam có những đặc thù riêng, tuy nhiên do Việt Nam đã
từng là thuộc địa của cộng hoà Pháp, cho nên những tư tưởng và học thuyết pháp
luật Châu Âu lục địa vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến pháp luật Việt Nam. Vì vậy,
so với pháp luật hình sự của các nước thuộc họ pháp luật Châu Âu lục địa, thì pháp
luật hình sự của cộng hoà Pháp trong đó có chế định hình phạt ít nhiều gần gũi với
pháp luật hình sự Việt Nam hơn. Vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm và cấy ghép
3
pháp luật (nếu có) của cộng hoà Pháp sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn so với việc
học hỏi kinh nghiệm và cấy ghép pháp luật của các nước họ pháp luật Châu Âu lục
địa khác.
Cho đến nay, mặc dù đã có một số công trình khoa học ít nhiều so sánh một
hoặc một số khía cạnh của pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự Pháp
nhưng chưa có một công trình khoa học nào ở cấp độ tiến sĩ luật học nghiên cứu
một cách toàn diện và đầy đủ dưới khía cạnh so sánh luật học về hình phạt theo
pháp luật hình sự của Việt Nam và cộng hoà Pháp. Vì lẽ đó, nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài: “So sánh các quy định về hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam và
pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp” để làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đặt ra mục đích nghiên cứu sau đây: rút ra được những bài học kinh
nghiệm trong lập pháp và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hình phạt của
cộng hoà Pháp để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hình
phạt của Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện được các nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, giải quyết những vấn đề lý luận về so sánh các quy định về hình
phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam và pháp luật hình sự của Cộng hoà Pháp.
Thứ hai , làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định về
hình phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam và pháp luật hình sự của Cộng hoà
Pháp. Bên cạnh đó, luận án sẽ nỗ lực đưa ra một số nguyên nhân của sự tương đồng và
khác biệt trong quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam và pháp
luật hình sự của Cộng hoà Pháp.
Thứ ba, chỉ ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong lập pháp và áp
dụng pháp luật về hình phạt của Cộng hoà Pháp, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định về hình phạt của Việt Nam.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các quy định về hình phạt
trong pháp luật hình sự của Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Vì đây là một đề tài
rộng lớn và phức tạp, nên nghiên cứu sinh chỉ thực hiện luận án này trong phạm
vi những vấn đề được nhìn nhận từ góc độ khoa học luật hình sự. Luận án không
nghiên cứu các hình phạt áp dụng cho từng tội phạm cụ thể mà chỉ tập trung
nghiên cứu các quy định chung về hình phạt. Ngoài ra, luận án chỉ tập trung so
sánh các quy định về mục đích của hình phạt, hệ thống hình phạt, một số hình
phạt cơ bản và quyết định hình phạt. Về thời gian nghiên cứu, luận án tập trung
nghiên cứu so sánh các quy định thực định về hình phạt của Việt Nam và Cộng
hoà Pháp trong giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay.
Để làm cơ sở khoa học cho việc so sánh các quy định về hình phạt trong
pháp luật hình sự của Việt Nam và Cộng hoà Pháp, luận án sẽ làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận cơ bản về so sánh các quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự
Việt Nam và pháp luật hình sự Cộng hoà Pháp.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh đồng thời vận dụng các quan điểm của Đảng về xây dựng pháp
luật và cải cách tư pháp trong nhà nước pháp quyền để nghiên cứu về hình phạt
của pháp luật hình sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp.
Đặc biệt, Luận án còn dựa trên phương pháp luận nghiên cứu Luật so sánh
đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước phát triển. Tác giả Michael Bogdan
(1994) trong tác phẩm Luật so sánh của nhà xuất bản Kluwer Norstedts Juridik
Tanto (Người dịch: PGS.TS Lê Hồng Hạnh, Ths. Dương Thị Hiền) đã nhận định
“Hạt nhân của luật so sánh là so sánh, nghĩa là xem xét các yếu tố có tính chất so
sánh của hai hay nhiều hệ thống luật và xác định các điểm tương đồng và khác biệt
giữa các yếu tố đó”[4, tr.44]. Theo tác giả, điều thú vị nhất của luật so sánh là cố
gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt ấy. Các yếu tố tạo nên sự
5
tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật là: (1) hệ thống kinh tế; (2) hệ
thống chính trị và hệ tư tưởng; (3) tôn giáo; (4) yếu tố lịch sử và địa lý; (5) yếu tố
dân số học; (6) tác động phối hợp của các biện pháp kiểm soát khác; (7) những yếu
tố ngẫu nhiên. GS.TS Võ Khánh Vinh (2012) trong tác phẩm Giáo trình luật so
sánh của Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2012 đã chỉ ra khách thể của Luật so
sánh bao gồm: (1) hiện thực pháp luật; (2) các hiện tượng và thiết chế pháp luật; (3)
các học thuyết, các quan điểm và các quan niệm pháp luật; (4) các hệ thống pháp
luật của các quốc gia; (5) các văn bản và tổng thể pháp luật được hình thành trong
các liên minh quốc gia; (6) các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia; (7) các
ngành, tiểu ngành và các loại văn bản quy phạm pháp luật; (8) các chế định pháp
luật; (9) các quy phạm pháp luật; (10) kỹ thuật pháp lý [44, tr.120].
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội
dung của luận án. Khi áp dụng phương pháp này. Thông qua phương pháp so sánh,
những tương đồng và khác biệt giữa các quy định về hình phạt trong pháp luật hình
sự Việt Nam và cộng hoà Pháp sẽ được làm sáng tỏ và lý giải cụ thể. Phương pháp
so sánh luật học cũng giúp luận án tìm ra những bài học có giá trị từ pháp luật về
hình phạt của Cộng hoà Pháp để đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện các
quy định về hình phạt theo pháp luật hình sự của Việt Nam.
Bên cạnh đó, phương pháp lịch sử cũng được sử dụng thường xuyên. Theo đó,
những vấn đề lý luận, pháp luật thực định về hình phạt của Việt Nam và Cộng hoà
Pháp được nghiên cứu, đối chiếu với sự vận động không ngừng của hoàn cảnh kinh tế,
xã hội và văn hóa ở cả hai nước. Phương pháp lịch sử giúp hiểu sâu sắc hơn chính sách
hình phạt của Cộng hoà Pháp và Việt Nam, để từ đó có những luận giải và kiến nghị có
ý nghĩa thực tế cho việc hoàn thiện pháp luật về hình phạt của Việt Nam.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp xã hội học pháp luật và phương
pháp kinh tế luật để lý giải mối quan hệ của hình phạt với các yếu tố kinh tế, xã hội,
cũng như xác định xu hướng vận động của các quy định về hình phạt của Việt Nam
và Cộng hoà Pháp.
6
Ngoài các phương pháp vừa nêu trên, luận án còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu truyền thống của luật học, đó là phương pháp nghiên cứu phân tích pháp
lý, tổng hợp và phương pháp thống kê, so sánh số liệu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những điểm mới sau đây trong khoa học và thực tiễn:
Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện những vấn
đề lý luận về so sánh các quy định của hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam
và pháp luật hình sự của Cộng hoà Pháp. Trong đó, luận án làm sáng tỏ đối tượng
so sánh, mục đích so sánh, mục tiêu so sánh, vai trò của việc so sánh, mối liên giữa
pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự Cộng hoà Pháp, các yếu tố ảnh
hưởng đến chính sách hình sự của Việt Nam và Cộng hoà Pháp.
Thứ hai , luận án chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong các
quy định về mục đích của hình phạt, hệ thống hình phạt, mối quan hệ giữa các hình
phạt, quyết định hình phạt. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra một số nguyên nhân
của sự tương đồng và khác biệt đó.
Thứ ba, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về hình phạt
trong pháp luật hình sự của Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt, đặc
biệt là hình phạt tiền.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một hệ
thống tri thức, hiểu biết phong phú và toàn diện hơn về quy định hình phạt của pháp
luật hình sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp. Luận án cũng xây dựng khung lý thuyết
cơ bản ban đầu về luật hình sự so sánh đặc biệt là các vấn đề về so sánh chế định
hình phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam và Cộng hoà Pháp qua đó cung cấp
những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu và hoàn thiện chính sách hình phạt của
Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng gợi mở một số hướng nghiên cứu mới về so sánh
các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam với các quốc gia khác.
Trong nghiên cứu và giảng dạy pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói
riêng, các nhà khoa học pháp lý Việt Nam đều khẳng định vai trò quan trọng của so
7
sánh luật học. Thông qua so sánh luật học, các lý thuyết, học thuyết pháp lý, pháp
luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật của các hệ thống pháp luật được đối
chiếu, so sánh. Từ đó, những tinh hoa trong khoa học pháp lý của mỗi nước sẽ được
chắt lọc, phát triển nhằm làm hoàn thiện hơn nữa lý thuyết và học thuyết pháp lý
chung trên toàn thế giới, cũng như bản thân khoa học pháp lý của mỗi nước. Trong
công tác đào tạo, việc để sinh viên tiếp cận các chuyên ngành pháp lý dưới khía
cạnh so sánh luật học sẽ giúp các em có được kiến thức toàn diện của chuyên
ngành, nâng cao năng lực tư duy pháp lý và khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề
ở nhiều môi trường pháp lý khác nhau. Vì vậy, trong chuyên ngành luật hình sự,
luật hình sự so sánh là một bộ môn khoa học không thể thiếu đối với tất cả các sinh
viên. Trong các nội dung của luật hình sự so sánh thì so sánh về hình phạt là một
trong những nội dung quan trọng nhất.
Ý nghĩa thực tiễn: Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau
đây gọi là Bộ luật hình sự năm 2015) đã được ban hành để thay thế Bộ luật hình sự
năm 1999. So với Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về hình phạt và hệ thống
hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều điểm tiến bộ và phù hợp với xu
thế chung của thời đại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các quy định về hình
phạt và hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã hoàn thiện. Trong thế
giới hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, dẫn đến các
nhân tố của đời sống kinh tế - xã hội cũng thay đổi theo. Hình phạt cũng không nằm
ngoài xu thế vận động đó. Ngoài ra, sự tăng lên nhanh chóng về dân số, sự ô nhiễm
môi trường, gánh nặng ngân sách quốc gia, sự tăng lên của các tội phạm kinh tế và
tội phạm công nghệ caocũng đã làm cho các nhà làm luật đã có những thay đổi
trong quan niệm và chính sách hình phạt. Các hình phạt ngh