Luận án So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam

1.1. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập nên dân tộc. Nó có quan hệ mật thiết với tinh thần, tâm hồn của cả chủng tộc, giúp tạo nên dấu ấn riêng, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn học, với tư cách là một thành tố của văn hóa, cũng giữ vai trò ấy. Trong văn học, văn học dân gian (VHDG) giữ vị trí đáng kể và có nhiều ưu thế trong việc phản ánh tư duy, tình cảm của dân tộc. Nghiên cứu VHDG là cần thiết và quan trọng đối với việc góp phần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là đối với việc xây dựng khối thịnh vượng chung của cộng đồng quốc gia dân tộc trong bối cảnh giao lưu thời toàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Bức tranh văn hóa Việt Nam đa diện, đa sắc màu, được tạo nên bởi quá trình tích hợp các giá trị văn hóa tộc người vào văn hóa Việt Nam – một phức thể văn hóa đa dạng mà thống nhất. Qua VHDG, chúng ta có thể nhận diện được sự hòa hợp trong đa dạng của mối quan hệ văn hóa giữa các tộc người. Vì thế, con đường nghiên cứu so sánh VHDG của các tộc người sẽ đem tới nhiều khả năng cho việc phát hiện ra những yếu tố văn hóa truyền thống mang tính đặc trưng tộc người cũng như những nét chung, mang tính phổ biến. 1.2. Tày và Thái là hai dân tộc có số dân đông thứ hai và thứ ba trong 54 dân tộc Việt Nam, sinh sống rải rác trong cả nước song tập trung nhiều nhất ở khu vực miền núi phía Bắc. Người Tày giữ vai trò chủ thể văn hóa vùng Đông Bắc, người Thái giữ vai trò chủ thể văn hóa vùng Tây Bắc. Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, hai dân tộc giữ vị trí quan trọng trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam. Trong đó, phải kể đến vai trò của kho tàng VHDG thấm đẫm hồn cốt dân tộc. 1.3. Trong kho tàng VHDG của người Tày và người Thái, truyện cổ và dân ca là hai bộ phận phong phú và tiêu biểu nhất. Dân ca Tày, Thái – với tư cách là những bộ phận của văn hóa và VHDG, đã thể hiện khá sinh động và rõ nét đời sống văn hóa và tâm hồn dân tộc bởi nó ra đời từ đời sống của nhân dân, rồi lại quay trở lại phục vụ chính đời sống ấy trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, hội hè của tộc người. Do đó, có thể nói, dân ca Tày, Thái thể hiện một cách tập trung nhất và rõ ràng nhất bản sắc văn hóa của hai dân tộc

pdf170 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ______________ HÀ XUÂN HƢƠNG SO SÁNH DÂN CA TRỮ TÌNH SINH HOẠT CỦA NGƢỜI TÀY VÀ NGƢỜI THÁI Ở VIỆT NAM Ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN Mã số: 9 22 01 25 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN XUÂN KÍNH Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết luận khoa học trong đề tài là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình khác. Nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các thông tin đƣợc đăng tải trên các sách, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của đề tài. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng năm 201 TÁC GIẢ LUẬN ÁN HÀ XUÂN HƢƠNG LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới GS. TS Nguyễn Xuân Kính – ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Học viên Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ nhiều tƣ liệu và kinh nghiệm quý liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 201 TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 11 1.2. Luận án, sự kế thừa và phát triển............................................................................ 25 1.3. Cơ sở lí luận ............................................................................................................ 29 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY, THÁI Ở VIỆT NAM VÀ DÂN CA TRỮ TÌNH SINH HOẠT CỦA HỌ .................................................................... 45 2.1. Khái quát về ngƣời Tày và ngƣời Thái ở Việt Nam ............................................... 45 2.2. Dân ca trữ tình sinh hoạt của ngƣời Tày và ngƣời Thái – nhận diện và phân loại ........... 65 CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG CỦA DÂN CA TRỮ TÌNH SINH HOẠT CỦA NGƢỜI TÀY VÀ NGƢỜI THÁI .............................................. 73 3.1. Sự tƣơng đồng trong việc phản ánh đời sống hiện thực ở nông thôn miền núi và tình cảm con ngƣời ................................................................................................... 73 3.2. Sự tƣơng đồng về cách thức thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình .................... 85 3.3. Sự tƣơng đồng trong việc sử dụng biểu tƣợng hoa ................................................ 93 3.4. Sự tƣơng đồng về trình tự diễn xƣớng hát đối đáp và sự tham gia của âm nhạc vào diễn xƣớng .............................................................................................................. 97 3.5. Iếu và cắm nôm – sự giao thoa của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, Thái .............. 103 CHƢƠNG 4: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA DÂN CA TRỮ TÌNH SINH HOẠT CỦA NGƢỜI TÀY VÀ NGƢỜI THÁI ...................................................... 109 4.1. Sự khác biệt về nhân vật trữ tình .......................................................................... 109 4.2. Sự khác biệt về thi pháp lời thơ nghệ thuật .......................................................... 117 4.3. Sự khác biệt về đặc điểm diễn xƣớng ................................................................... 138 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt 1 DCTTSH Dân ca trữ tình sinh hoạt 2 DTTS Dân tộc thiểu số 3 Nxb Nhà xuất bản 4 PL Phụ lục 5 tr Trang 6 VHDG Văn học dân gian 7 VHSS Văn học so sánh DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tài liệu khảo sát .................................................................................................5 Bảng 2: Thông tin điền dã ...............................................................................................7 Bảng 2.1: Phân loại dân ca của ngƣời Tày và ngƣời Thái ............................................70 Bảng 3.1. Sự xuất hiện của các từ mang sắc thái cầu khiến ..........................................90 Bảng 4.1: Sự xuất hiện của hình ảnh, biểu tƣợng là con ngƣời và các hình ảnh, biểu tƣợng nguồn gốc thiên nhiên trong DCTTSH Tày, Thái......................... 121 Bảng 4.2: Sự xuất hiện của hình ảnh, biểu tƣợng nƣớc và các hình ảnh, biểu tƣợng có nguồn gốc nhân tạo trong DCTTSH Tày, Thái .......................................... 125 Bảng 4.3: Khảo sát việc sử dụng điển tích trong DCTTSH Tày, Thái ...................... 131 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập nên dân tộc. Nó có quan hệ mật thiết với tinh thần, tâm hồn của cả chủng tộc, giúp tạo nên dấu ấn riêng, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn học, với tƣ cách là một thành tố của văn hóa, cũng giữ vai trò ấy. Trong văn học, văn học dân gian (VHDG) giữ vị trí đáng kể và có nhiều ƣu thế trong việc phản ánh tƣ duy, tình cảm của dân tộc. Nghiên cứu VHDG là cần thiết và quan trọng đối với việc góp phần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là đối với việc xây dựng khối thịnh vƣợng chung của cộng đồng quốc gia dân tộc trong bối cảnh giao lƣu thời toàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Bức tranh văn hóa Việt Nam đa diện, đa sắc màu, đƣợc tạo nên bởi quá trình tích hợp các giá trị văn hóa tộc ngƣời vào văn hóa Việt Nam – một phức thể văn hóa đa dạng mà thống nhất. Qua VHDG, chúng ta có thể nhận diện đƣợc sự hòa hợp trong đa dạng của mối quan hệ văn hóa giữa các tộc ngƣời. Vì thế, con đƣờng nghiên cứu so sánh VHDG của các tộc ngƣời sẽ đem tới nhiều khả năng cho việc phát hiện ra những yếu tố văn hóa truyền thống mang tính đặc trƣng tộc ngƣời cũng nhƣ những nét chung, mang tính phổ biến. 1.2. Tày và Thái là hai dân tộc có số dân đông thứ hai và thứ ba trong 54 dân tộc Việt Nam, sinh sống rải rác trong cả nƣớc song tập trung nhiều nhất ở khu vực miền núi phía Bắc. Ngƣời Tày giữ vai trò chủ thể văn hóa vùng Đông Bắc, ngƣời Thái giữ vai trò chủ thể văn hóa vùng Tây Bắc. Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, hai dân tộc giữ vị trí quan trọng trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam. Trong đó, phải kể đến vai trò của kho tàng VHDG thấm đẫm hồn cốt dân tộc. 1.3. Trong kho tàng VHDG của ngƣời Tày và ngƣời Thái, truyện cổ và dân ca là hai bộ phận phong phú và tiêu biểu nhất. Dân ca Tày, Thái – với tƣ cách là những bộ phận của văn hóa và VHDG, đã thể hiện khá sinh động và rõ nét đời sống văn hóa và tâm hồn dân tộc bởi nó ra đời từ đời sống của nhân dân, rồi lại quay trở lại phục vụ chính đời sống ấy trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, hội hè của tộc ngƣời. Do đó, có thể nói, dân ca Tày, Thái thể hiện một cách tập trung nhất và rõ ràng nhất bản sắc văn hóa của hai dân tộc. 2 1.4. Dân ca có ở hầu hết các dân tộc và là nghệ thuật mang tính chất tổng hợp, gồm ngôn từ, diễn xƣớng, âm nhạc, vũ đạo, đạo cụ. Ở ngƣời Kinh, do điều kiện riêng nên bộ phận ngôn từ trong dân ca dần tách thành một thể loại độc lập là ca dao. Trái lại, ở các dân tộc thiểu số (DTTS), bộ phận ngôn từ chƣa phân thành một thể loại độc lập. Vì thế, các nhà nghiên cứu thƣờng nhắc đến dân ca các DTTS mà không nhắc đến ca dao của họ nhƣ với ngƣời Kinh. Đây cũng là lí do để dân ca đƣợc coi là đối tƣợng nghiên cứu của VHDG, dù nó là nghệ thuật biểu diễn. 1.5. Xét riêng về DCTTSH, nếu nhƣ ngƣời Tày có lượn cọi (hát gọi bạn yêu), lượn slương (hát thƣơng yêu), lượn nàng ới (hát gọi ngƣời con gái), lượn then (hát then), phong slư (thƣ tình con trai gửi cho con gái và ngƣợc lại) thì ngƣời Thái có khắp báo xao (hát trai gái), khắp xai peng (hát dây tình), khắp hạn khuống (hát nơi sàn chơi), khắp loong tôông (hát nơi cánh đồng), khắp xư (hát thơ) Sự phong phú, đa dạng, sự đặc sắc cả về nội dung, thi pháp lời thơ nghệ thuật, đặc điểm diễn xƣớng của DCTTSH và mức độ gắn bó của chúng với mọi mặt đời sống nhân dân khiến chúng tôi đặc biệt quan tâm đến loại dân ca này. DCTTSH của mỗi dân tộc vừa mang những điểm tƣơng đồng, vừa mang những điểm dị biệt. Một sự so sánh DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái sẽ góp phần khám phá tính chung, tính phổ biến trong văn hóa của hai dân tộc này, đồng thời làm phát lộ tính riêng đặc thù của mỗi dân tộc trong bức tranh văn hóa Việt Nam, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề này lại chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thỏa đáng từ các nhà nghiên cứu VHDG. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam làm đề tài nghiên cứu với mong muốn chỉ ra và lí giải đƣợc những điểm giống và khác nhau của hai bộ phận dân ca, trên cơ sở đó thấy đƣợc cái chung của văn hóa các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam, đồng thời thấy đƣợc nét đặc thù dân tộc của văn hóa ngƣời Tày và ngƣời Thái. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận án này, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu là qua so sánh DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái, thấy rõ tính thống nhất và đa dạng của dân ca các dân tộc Việt Nam nói chung, DCTTSH Tày, Thái nói riêng, lí giải nguyên nhân của sự thống nhất, đa dạng đó. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp, hệ thống theo lựa chọn có chủ ý các tƣ liệu DCTTSH Tày, Thái dựa trên các nguồn tƣ liệu sƣu tầm, công bố tƣ liệu dân ca dƣới hình thức song ngữ. - Điền dã, khảo sát diễn xƣớng DCTTSH Tày, Thái (còn quan sát đƣợc), phỏng vấn hồi cố các nghệ nhân ngƣời Tày, Thái ở khu vực miền núi phía Bắc; khảo sát các tƣ liệu phục dựng diễn xƣớng DCTTSH Tày, Thái; quan sát mối quan hệ giữa văn bản và diễn xƣớng trong thực tế đời sống của hai dân tộc Tày, Thái. - Tìm hiểu các vấn đề về lí luận văn học so sánh (VHSS) nói chung và VHSS trong nghiên cứu văn hóa, VHDG nói riêng; hệ thống hóa lí luận về bản sắc văn hóa dân tộc, dân ca và diễn xƣớng. - Khái quát về tộc ngƣời và diện mạo DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái. - Khảo sát các khía cạnh của DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái (qua văn bản là chính, kết hợp với sự quan sát diễn xƣớng dân ca), lấy đó làm cơ sở cho sự so sánh. - Phân tích các điểm tƣơng đồng và khác biệt của DCTTSH Tày, Thái. - Lí giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt đó, chỉ ra nội hàm văn hóa ẩn chứa trong đó để dẫn tới nhận thức rằng sự tƣơng đồng chính là tính thống nhất, sự khác biệt chính là bản sắc văn hóa của ngƣời Tày, Thái, tạo nên tính đa dạng của văn hóa các dân tộc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài so sánh DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái ở Việt Nam, chúng tôi chỉ nghiên cứu loại dân ca này của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc và ngƣời Thái ở vùng Tây Bắc. Vùng Đông Bắc bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai và một phần của tỉnh Yên Bái. Vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình và một phần tỉnh Yên Bái. Về nguồn tƣ liệu, các kết quả so sánh của chúng tôi trong luận án là dựa trên cơ sở khảo sát kĩ càng các nguồn tƣ liệu DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái. Song, chúng tôi nhận thấy kho tàng DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái có số lƣợng tƣơng đối lớn và phong phú về thể loại. Hơn nữa, việc đƣa toàn bộ các tài liệu vào trong công trình 4 là không thật cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng vai trò đại diện của tài liệu VHDG trong công việc nghiên cứu. Lí do của sự không cần thiết nói trên nằm ở tính lặp lại của VHDG nói chung, dân ca nói riêng. Nếu nhƣ ở văn học viết, nhà nghiên cứu cần đọc hết các tác phẩm của một tác giả nào đó thì mới có thể đƣa ra những nhận định, đánh giá khoa học về tác giả đó. Nhƣng, ở VHDG, nhà nghiên cứu chỉ cần biết một số lƣợng tác phẩm vừa đủ, có tính chất đại diện. VHDG là mảnh đất của những yếu tố lặp đi lặp lại, của những điểm chung mang tính cộng đồng, thời đại. Riêng ở dân ca, tính lặp lại của các yếu tố trong dân ca là rất cao và phổ biến. Chỉ bằng quan sát, bạn đọc cũng dễ dàng nhận ra những sự giống nhau giữa các văn bản dân ca. Do vậy, quan điểm của chúng tôi là chỉ cần khảo sát giới hạn ở một số lƣợng tác phẩm mà ngoài số lƣợng đó chúng ta không phát hiện thêm điều gì mới. Sự hạn chế nguồn tƣ liệu của chúng tôi là giống nhƣ việc làm của tác giả V.IA. Propp trong công trình Hình thái học truyện cổ tích [165]. Khi thống kê, chúng tôi sử dụng các tƣ liệu dân ca dẫn từ các tài liệu đã đƣợc xuất bản và dƣới hình thức song ngữ Tày – Kinh đối với DCTTSH Tày và Thái – Kinh đối với DCTTSH Thái. Các tài liệu đƣợc lựa chọn phải có sự ăn khớp nhau về số dòng thơ trong bản phiên âm và bản dịch sang tiếng Việt, đồng thời bản dịch phải sát nghĩa. Trong đó, chúng tôi ƣu tiên những công trình mà tác giả là những ngƣời con của dân tộc Tày, Thái hoặc từng có thời gian sinh sống cùng ngƣời bản tộc, có lợi thế trong việc am hiểu văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Họ dành rất nhiều công sức, tâm huyết, trung thực và trách nhiệm trong việc sƣu tầm, biên soạn. Vì thế, việc biên dịch của các tác giả đó khá sát với cách cảm, cách nghĩ và đặc trƣng thi pháp thể loại của DCTTSH Tày, Thái. Những tiêu chí nhƣ vậy sẽ đem đến tính tin cậy cho tài liệu đƣợc lựa chọn để khảo sát, nghiên cứu của luận án. Vì những lí do này, đối với DCTTSH Tày, trong rất nhiều mảng, chúng tôi lựa chọn iếu, lượn slương, lượn cọi, phong slư, rọi. Ở từng mảng, chúng tôi chỉ lựa chọn những bản tiêu biểu, có chất lƣợng để khảo sát. Cụ thể, chúng tôi lựa chọn dẫn 500 bài dân ca với 4216 câu. Đối với DCTTSH Thái, chúng tôi dẫn 286 bài DCTTSH Thái với 6068 câu. Sự lựa chọn dẫn này là có chủ ý khi chúng tôi nhận thấy các hiện tƣợng đã đƣợc hàm chứa khá đầy đủ trong 500 bài DCTTSH Tày và 286 bài DCTTSH Thái đƣợc dẫn. Số lƣợng bài cụ thể trong các tài liệu dân ca đƣợc lựa chọn nhƣ sau: 5 Bảng 1: Tài liệu khảo sát STT Tài liệu Mã tài liệu Số bài đƣợc lựa chọn Tày 1 Phƣơng Bằng (sƣu tầm, phiên âm chữ Nôm và dịch) (2012), Phong Slư, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội [6] 5 2 Hoàng Văn Chữ, Nông Phúc Tƣớc, Hoàng Nừng (sƣu tầm, biên dịch) (2012), Iếu – Dân ca dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội [22] 50 3 Nhiều tác giả (1970), Rọi (Vốn cổ văn học dân tộc Tày – Nùng), Nxb Dân tộc Việt Bắc [99] 50 4 Nhiều tác giả (2012), Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội [108] 200 5 Lục Văn Pảo (sƣu tầm, phiên âm, dịch) (1994), Lượn cọi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội [117] 150 6 Dƣơng Văn Sách, Dƣơng Thị Đào (sƣu tầm) (2016), Lượn rọi – Hát đối đáp của của người Tày, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội [128] 45 Tổng 500 Thái 7 Nguyễn Văn Hòa (sƣu tầm, biên dịch) (2001), Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội [50] 49 8 Hà Mạnh Phong, Đỗ Thị Tấc (sƣu tầm, biên dịch) (2012), Dân ca Thái Lai Châu, Quyển 2 – Thơ và dân ca tình yêu của người Thái Mường So, Nxb Văn hóa dân tộc, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu, Hà Nội [121] 190 9 Đỗ Thị Tấc (sƣu tầm và dịch) (2012), Dân ca Thái Lai Châu, Quyển 1 – Chiêng xoong mố bók (Mùa xuân mùa hoa), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội [134] 47 Tổng 286 6 Số lời còn lại của các công trình kể trên và các tài liệu DCTTSH khác của ngƣời Tày, Thái, chúng tôi sử dụng làm cơ sở tham khảo, đối chiếu, kiểm tra. Chẳng hạn, ở DCTTSH Tày có các công trình nhƣ Lượn cằm Tày Hoàng Liên Sơn [138], Sli lượn hát đôi của người Tày Nùng ở Cao Bằng [92], Chồm bjoóc mạ [14], Lượn then ở miền đông Cao Bằng [78], Tàng pây kết chụ (Đường đi kết bạn tình) [70], Thành ngữ - tục ngữ - ca dao dân tộc Tày [127], Thơ ca dân gian Tày Nùng xứ Lạng [5], Tục ngữ, ca dao Tày vùng hồ Ba Bể [192], tƣ liệu điền dã của tác giả luận án; ở ngƣời Thái có công trình: Khắp sứ lam của người Thái đen xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên [49]. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Theo Hà Văn Tấn, “phƣơng pháp luận khoa học là hệ thống lí thuyết lí giải đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ lí giải các phƣơng pháp tiếp cận đối tƣợng đó” [55; tr. 10]. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ [40] cũng nói tƣơng tự nhƣ vậy. Vậy, phƣơng pháp luận định hƣớng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án này là: Trong khi sử dụng các quy phạm của nghiên cứu văn học, không quên tính đặc thù của VHDG; khi so sánh DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái, chúng tôi chú ý đến mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Cái chung ở đây là tính toàn nhân loại của VHDG, tính tƣơng đồng cao của dân ca các dân tộc ở Việt Nam. Cái riêng ở đây là tính đặc thù của DCTTSH mỗi dân tộc. Theo ý nghĩa triết học, cái chung đƣợc lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tƣợng hay quá trình riêng lẻ khác; cái riêng là một sự vật, một hiện tƣợng, một quá trình riêng lẻ nhất định. Phƣơng pháp luận cũng chỉ ra rằng, để thực hiện bản luận án này, chúng tôi cần áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp điền dã, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp liên ngành. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp điền dã Luận án thực hiện trên cơ sở tƣ liệu là DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái. Đây là đề tài nghiên cứu dân ca nên cần đặt nó trong môi trƣờng diễn xƣớng cụ thể để thấy đƣợc hết tính sinh động của diễn xƣớng và thấy đƣợc mối liên hệ giữa dân ca với phong tục, tập quán, tín ngƣỡng... của dân tộc. Vì thế, chúng tôi lựa chọn phƣơng pháp điền dã. Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi tiến hành điền dã tại một số vùng cƣ trú của đồng bào Tày, Thái ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Tại đó, chúng tôi quan sát 7 đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày, Thái, phỏng vấn ngƣời dân, tiếp cận với các diễn xƣớng DCTTSH Tày, Thái. Chúng tôi đƣợc chứng kiến các diễn xƣớng có tính ngẫu hứng khi làm ngô, làm lúa, các điệu hát rong chơi của ngƣời Thái ở Yên Bái, diễn xƣớng lượn slương của ngƣời Tày ở Bắc Kạn và đƣợc chứng kiến các nghệ nhân phục hồi các diễn xƣớng lượn của ngƣời Tày ở Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn và khắp của ngƣời Thái ở Yên Bái. Chúng tôi lựa chọn các địa bàn điền dã nhƣ thế bởi đó là nơi tập trung đông đồng bào Tày/ Thái sinh sống, còn lƣu giữ đƣợc nhiều đặc điểm văn hóa truyền thống của dân tộc. Các thông tin đƣợc cụ thể hóa trong bảng dƣới đây: Bảng 2: Thông tin điền dã STT Địa điểm Thời gian Thông tin viên Tày 1 Xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn 15/2 – 5/3/ 2017 Dƣơng Công Thông Dƣơng Công Nam 2 Thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang 24/4 - 28/4/2018 Nguyễn Thị Hà Hoàng Thị Đại 3 Xã Thƣợng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 7/2 - 12/2/2014 Hà Đình Tỵ 4 Xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn 12/2 – 19/2/2016 Nông Minh Cƣơng Thái 4 Xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 7/2 – 21/2/2016 Lò Thị Sa Sầm Văn Tuấn 5 Xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 11/7 - 18/7/2
Tài liệu liên quan