Luận án Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Trong gần hai thập niên qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp đáng kể vào thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Tính đến cuối tháng 10 năm 2006, cả nước có 6.761 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt trên 28,5 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiệnđạt hơn 36 tỷ USD”. Tới hết tháng 12, tổng vốn đăng kí đạt hơn 10 tỷ USD [4]. FDI góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảmtỷ trọng GDP của nông nghiệp và tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp, chế biến, dịch vụ và công nghệ cao. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, FDI tạo ra khoảng 40% sản lượng. FDI cũng tạo điều kiện để một số công nghệ tiên tiến được chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động có kĩ năng giản đơn và bước đầu góp phần hình thành một lực lượng lao động có kĩ năng cao, đồng thời cũng đem lại cơ hội để các nhà quản lí của Việt Nam tiếp cận với trình độ quản lí sản xuất của thế giới. Không kém phần quan trọng, FDI góp phần đáng kể vào việc gia tăng giá trị xuất khẩu, do vậy tác động trực tiếp tới cán cân thương mại của nền kinh tế theo hướng ngày càng lành mạnh hơn. Tuy nhiên, tiến trình toàn cầu hóa kinh tế (sau đâygọi tắt là toàn cầu hóa) đang diễn ra nhanh chóng trên nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế đã tác động rõ rệt và nhiều chiều tới việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Một mặt, toàn cầu hóamang lại cơ hội để nền kinh tế có thể tiếp cận với một thị trường vốn rộngrãi và hoạt động một cách tương đối tự do; mang lại lợi thế so sánh cho một số yếu tố thu hút đầu tư vốn có như nguồn nhân lực rẻ và nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời tạo ra 8 một số yếu tố thu hút đầu tư mới. Mặt khác, tiến trình toàn cầu hóa cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc thu hút FDI, trong khi sức cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam đã có những giai đoạn có biểu hiện giảm sút. Lợi thế so sánh của nguồn nhân lực và tài nguyên bị suy giảm tương đối trong tương quan với các yếu tố vốn và công nghệ khi nền kinh tế toàn cầu đang từng bước chuyển sang nền kinh tế trithức. Trong khi đó, nguồn nhân lực của Việt Nam lại chưa đủ năng lực đểthu hút, hấp thụ một cách tối ưu những nguồn vốn và công nghệ trên thị trường quốc tế. Môi trường thu hút đầu tư của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những diễn biến nhanh chóng của tiến trình toàn cầu hoá mặc dù ngày càng được hoàn thiện và điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, nhất là khi bộ Luật Đầu tư bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/7/2006.Ngoài ra, xu hướng tự do hoá thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường làm cho các doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất các sản phẩm hướng tới thị trường ngoài nước, phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Do vậy, trên thực tế, mặc dù đã đạt được một số thành tựu ban đầu trong việc thu hút FDI, song dòng FDI vào Việt Nam cũng không tránh khỏi những biến động, thậm chí trong một số thời điểm giá trị FDI thu hút bị thoái lui do tác động của môi trường quốc tế. Hiện tượng này được biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997. Vấn đề đặt ra là: Tiến trình toàn cầu hóa kinh tế đã tác động lên dòng FDI qua những kênh nào? Dòng FDI của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đã vận động thế nào dưới dưới tác động đó? Và quan trọng hơn cả là các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để kiểmsoát hoặc điều chỉnh những tác động này nhằm tạo ra một dòng FDI tối ưu vào Việt Nam? Những vấn đề trên đòi hỏi phải được phân tích một cách tổng quan và kịp thời để có thể hỗ trợ các nhà hoạch địch chính sách trong việc lựa chọn 9 một phương án tối ưu nhằm tiếp tục tận dụng một cách hữu hiệu nguồn vốn FDI trong thời gian tới, khi tiến trình toàn cầu hoá ngày càng diễn ra nhanh và rộng hơn, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) và sẽ ngày càng mở cửa và hội nhập đầy đủ hơnvới nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”làm đề tài luận án.