Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, tùy bút là một thể loại có đóng
góp đáng kể. Rất nhiều tên tuổi lớn mà phần thành công hơn cả của sự
nghiệp sáng tác được khẳng định bằng tùy bút. Những trang tùy bút đặc
sắc của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Vũ Bằng,
Hồng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Bình
Nguyên Lộc, Băng Sơn,. không chỉ mang tới cho độc giả nhã thú văn
chương mà còn góp phần vun bồi vốn tri thức phong phú về tự nhiên, xã
hội và nghệ thuật. Từ góc nhìn văn học sử, không khó để nhận ra rằng thể
loại này đã có một quá trình hình thành và phát triển với những quy luật
vận động riêng trong quỹ đạo chung của cả nền văn học dân tộc.
Thực tiễn sáng tác sinh động là thế, nhưng về lý luận thì quả có
nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ xung quanh thể loại tùy bút. Các nhà nghiên cứu
luôn mong muốn có được sự tường minh trong thao tác xác định loại hình
và phân loại, hệ thống hóa. Nhưng đó là một điều hết sức khó khăn và
phức tạp vì tính chất trung gian, lưỡng hợp của tùy bút (giữa tự sự với trữ
tình, giữa suy tưởng với xúc cảm, giữa văn xuôi với thơ, giữa yếu tố
khách quan với yếu tố chủ quan) có thể khiến cho mọi cố gắng phân định
rạch ròi đều trở nên bất cập hoặc không thỏa đáng. Hậu quả là, mặc dù
được nhìn nhận như một thể loại văn học, nhưng quan điểm phân loại và
cách hiểu về tùy bút, trên thực tế, hầu như chưa có sự nhất trí cần thiết.
Do chưa có được sự đồng thuận từ cơ sở lý luận nên việc tiếp cận và bình
giá những tác phẩm tùy bút cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp.
Rõ ràng cần phải khảo sát tường tận hơn về tùy bút, trước hết ở
phương diện khái niệm, thể loại; rồi trên cơ sở đó mà vạch ra một đường
biên - tất nhiên cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối - giữa tùy bút với các
thể loại văn xuôi nghệ thuật khác. Để tùy bút có cơ sở tồn tại bình đẳng
với những thể loại khác trong đời sống văn học, để không chỉ phân định
thỏa đáng những giá trị vốn có, mà quan trọng hơn là định hướng phù
hợp cho sự vận động phát triển ở tương lai, thiết nghĩ đã đến lúc cần có
sự nghiên cứu đầy đủ về nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển với
những quy luật và thành tựu nổi bật, về đặc điểm nội dung và nghệ thuật
cơ bản của nó.
26 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG TIỂU THUYẾT TỪ 1986 – 2000
Chuyên ngành: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC
Mã số: 5.04.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN VĂN MINH
THỂ LOẠI TÙY BÚT
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ 1930 ĐẾN 1975
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 62.22.34.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011
Công trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH. LÊ NGỌC TRÀ
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Quang Long
Phản biện 3: TS Nguyễn Khắc Hóa
Phản biện độc lập:
1- GS. TS Nguyễn Khắc Phi
2- PGS.TS Phạm Quang Long
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Nhà nước họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp. HCM vào hồi …. giờø .... ngày .… tháng …. năm 2011.
Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện:
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM.
Thư viện Khoa học xã hội TP. HCM.
Thư viện Trường Đại học KHXH&NV Tp. HCM
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Văn Minh (1999), Chất văn hóa trong tùy bút Nguyễn Tuân, Luận
văn Thạc sĩ , ĐH KHXH&NV TP. HCM.
2. Trần Văn Minh (2007), Khảo sát một số tiêu chí phân biệt tùy bút với
các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác, Tạp chí Khoa học, số 8, ĐHCT.
3. Trần Văn Minh (2008), Dạy và học văn học văn học Việt Nam hiện đại
từ góc nhìn nguyên hợp: Văn-Sử-Triết bất phân), Kỷ yếu Hội nghị
Khoa học, Đại học Cửu Long.
4. Trần Văn Minh (2008), Thể loại tùy bút trong nền văn học Việt Nam
hiện đại, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện KHXH Việt Nam, số 122.
5. Trần Văn Minh (2009), Phân loại tùy bút, Tạp chí Khoa học Xã hội,
Viện KHXH Việt Nam, số 128.
6. Trần Văn Minh (2009), Dạy tác phẩm tùy bút trong trường THPT, nhìn
từ đặc trưng thể loại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số tháng 6.
7. Trần Văn Minh (2010), So sánh sự hình thành và phát triển của thể loại
tùy bút trong hai nền văn học: văn học Việt Nam và văn học Trung
Quốc, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế tại Trường Đại học
KHXH&NV Tp. HCM .
8. Trần Văn Minh (2010), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại,
giai đoạn 1945-1975, (đồng tác giả), ĐHCT.
1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, tùy bút là một thể loại có đóng
góp đáng kể. Rất nhiều tên tuổi lớn mà phần thành công hơn cả của sự
nghiệp sáng tác được khẳng định bằng tùy bút. Những trang tùy bút đặc
sắc của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Vũ Bằng,
Hồng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Bình
Nguyên Lộc, Băng Sơn,... không chỉ mang tới cho độc giả nhã thú văn
chương mà còn góp phần vun bồi vốn tri thức phong phú về tự nhiên, xã
hội và nghệ thuật. Từ góc nhìn văn học sử, không khó để nhận ra rằng thể
loại này đã có một quá trình hình thành và phát triển với những quy luật
vận động riêng trong quỹ đạo chung của cả nền văn học dân tộc.
Thực tiễn sáng tác sinh động là thế, nhưng về lý luận thì quả có
nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ xung quanh thể loại tùy bút. Các nhà nghiên cứu
luôn mong muốn có được sự tường minh trong thao tác xác định loại hình
và phân loại, hệ thống hóa. Nhưng đó là một điều hết sức khó khăn và
phức tạp vì tính chất trung gian, lưỡng hợp của tùy bút (giữa tự sự với trữ
tình, giữa suy tưởng với xúc cảm, giữa văn xuôi với thơ, giữa yếu tố
khách quan với yếu tố chủ quan) có thể khiến cho mọi cố gắng phân định
rạch ròi đều trở nên bất cập hoặc không thỏa đáng. Hậu quả là, mặc dù
được nhìn nhận như một thể loại văn học, nhưng quan điểm phân loại và
cách hiểu về tùy bút, trên thực tế, hầu như chưa có sự nhất trí cần thiết.
Do chưa có được sự đồng thuận từ cơ sở lý luận nên việc tiếp cận và bình
giá những tác phẩm tùy bút cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp.
Rõ ràng cần phải khảo sát tường tận hơn về tùy bút, trước hết ở
phương diện khái niệm, thể loại; rồi trên cơ sở đó mà vạch ra một đường
biên - tất nhiên cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối - giữa tùy bút với các
thể loại văn xuôi nghệ thuật khác. Để tùy bút có cơ sở tồn tại bình đẳng
với những thể loại khác trong đời sống văn học, để không chỉ phân định
thỏa đáng những giá trị vốn có, mà quan trọng hơn là định hướng phù
hợp cho sự vận động phát triển ở tương lai, thiết nghĩ đã đến lúc cần có
sự nghiên cứu đầy đủ về nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển với
những quy luật và thành tựu nổi bật, về đặc điểm nội dung và nghệ thuật
cơ bản của nó.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thể loại tùy bút trong văn học
Việt Nam hiện đại. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những vấn đề lý thuyết
2
về loại thể và lịch sử văn học. Luận án tập trung giải quyết hai nội dung
cơ bản: những vấn đề lý luận xung quanh thể loại tùy bút (khái niệm, loại
hình, đặc trưng nghệ thuật, phân loại), quá trình hình thành, phát triển và
những đặc điểm của nó trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975. Phạm
vi tư liệu nghiên cứu của Luận án bao gồm những tác gia, tác phẩm tùy
bút tiêu biểu trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975. Chúng tôi chọn
khoảng thời gian này để khảo sát thành tựu và đặc điểm của tùy bút vì
những lý do sau đây:
- Ở Việt Nam, mặc dù các tác phẩm ký mang yếu tố tùy bút xuất
hiện khá sớm trong văn học trung đại, nhưng mãi đến trước 1930, vẫn
chưa thể nói rằng tùy bút đã định hình rõ nét thành một thể loại văn xuôi,
có thành tựu đáng ghi nhận. Chỉ từ sau 1930, cùng với sự khởi sắc của
nhiều thể loại hiện đại (như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự,…), tùy
bút mới thực sự đánh dấu sự góp mặt của nó bằng những tên tuổi lớn,
nhiều tác phẩm độc đáo. Do đó, chọn năm 1930 làm mốc khởi đầu một
giai đoạn phát triển của tùy bút Việt Nam là hồn tồn có cơ sở.
- Trải qua thử thách của thực tế sáng tác trong gần nửa thế kỷ,
đến năm 1975, có thể nói diện mạo cơ bản của thể loại tùy bút đã định
hình. Cho nên, đặt vấn đề khảo sát tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975
chính là nhằm mục đích khẳng định một giá trị văn học đã ổn định và
tương đối trọn vẹn ý nghĩa.
Để đảm bảo tính hệ thống và để so sánh nhằm làm nổi bật vấn đề,
chúng tôi không thể không điểm qua những sáng tác mang ngày càng rõ
nét yếu tố tùy bút ở giai đoạn trước năm 1930 cũng như những thành tựu
của thể loại này từ sau 1975. Việc cân nhắc để phân định thể loại cho
những tác phẩm cụ thể, không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1. Xác lập một cách hiểu hợp lý, đầy đủ về khái niệm tùy bút; trên
cơ sở đó, xác định rõ loại hình và đặc trưng thể loại của tùy bút.
3.2. Khái quát những chặng đường phát triển và quy luật vận động
của thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975.
3.3. Khẳng định đóng góp to lớn của thể loại tùy bút, cả về nội dung
và bút pháp nghệ thuật, làm phong phú thêm diện mạo văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3
Tương ứng với hai bình diện chính của đối tượng nghiên cứu là
những vấn đề lý thuyết về loại thể và lịch sử văn học xung quanh thể loại
tùy bút, phần Lịch sử vấn đề của Luận án được trình bày theo hai mảng
cụ thể như sau:
4.1. Về thể loại tùy bút
Trong một khoảng thời gian khá dài, tùy bút chưa có được sự
nghiên cứu thật triệt để. Hầu hết các công trình lý luận - phê bình, các
công trình văn học sử đều dành sự quan tâm nhiều hơn đến đặc điểm và
thành tựu của thể loại ký - một mảng văn xuôi quan trọng ở mọi thời kỳ
phát triển của văn học viết. Tùy bút thường chỉ được nhắc qua như một
tiểu loại giàu chất trữ tình, và tất nhiên, phải chịu sự chi phối từ những
đặc điểm loại hình của ký.
4.1.1. Có thể nhận ra hai kiểu quan niệm vừa tương đồng vừa có chỗ
chưa nhất trí với nhau xung quanh vấn đề loại hình của tùy bút: a- Tùy
bút là một tiểu loại văn xuôi giàu chất trữ tình, thuộc thể loại ký; b- Tùy
bút là một thể loại văn xuôi phái sinh từ ký, thuộc loại trữ tình.
Xếp tùy bút vào hệ thống tiểu loại của ký, các nhà nghiên cứu muốn
khẳng định vai trò của tự sự như là yếu tố thứ nhất, có ý nghĩa làm nền
trong những tác phẩm thuộc thể loại này. Đó là quan niệm của: Trần Đình
Sử (trong Từ điển thuật ngữ văn học - 1992), Nguyễn Văn Hạnh (trong
Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ - 1998), Hồng Ngọc Hiến (trong
Văn học…gần & xa - 2003), Lê Dục Tú (trong Văn học Việt Nam thế kỷ
XX - Phan Cự Đệ chủ biên - 2004). Quan niệm này khá phổ biến và
không ít nhà nghiên cứu đã mặc nhiên thừa nhận tùy bút là một dạng, một
tiểu loại giàu chất trữ tình của thể loại ký. Nhưng trong tùy bút việc kể
chuyện, thuật sự đâu phải là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ;
do đó, làm sao có thể căn cứ vào một yếu tố không mang tính bản chất để
phân định thể loại? Trữ tình mới là mục đích chính yếu, là cứu cánh nghệ
thuật trong tùy bút.
Khác hẳn với quan niệm nêu trên, một số nhà nghiên cứu xếp dứt
khốt tùy bút vào loại trữ tình. Đó là quan niệm của: Nguyễn Xuân Nam
(trong Lý luận văn học – 1987), Trần Thanh Hà (trong Tam diện tùy bút
– 2007), Nguyễn Thành Thi (trong Văn học – thế giới mở - 2010),…
Kiểu quan niệm này tuy có vẻ khắc phục được những hạn chế của việc
xếp tùy bút vào hệ thống các tiểu loại của thể loại ký - một biến thể của
loại tự sự - nhưng lại rất khó tránh khỏi một cực đoan khác.
4
4.1.2. Do chưa được xác định rõ ràng đặc trưng thể loại từ cơ sở lý
thuyết, nên công việc khảo sát, bình giá những tác phẩm tùy bút cụ thể đã
gặp không ít trở ngại. Có khi sự chệch choạc bộc lộ ngay từ khâu phân
định thể loại. Ví dụ: thường, người ta quen gọi Hà Nội băm sáu phố
phường của Thạch Lam là tùy bút, nhưng cũng có lúc nó được xem là bút
ký (Đinh Quang Tốn) hoặc “một thứ biên khảo song có nhiều tính chất
nghệ thuật” (Phạm Thế Ngũ). Các nhà nghiên cứu cũng khá vất vả trong
việc xác định ranh giới giữa tùy bút với các tiểu loại khác của ký (nhất là
bút ký). Trong sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao, (đều
do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ấn hành năm 2007), phần khái niệm về thể
loại và định hướng tiếp cận các tác phẩm tùy bút chưa được trình bày thật
sáng rõ, nhất quán (“bài ký thực chất thuộc thể tùy bút”, “tùy bút thuộc
thể ký”). Trong quyển Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập một (Nguyễn
Văn Đường chủ biên), các tác giả cũng tỏ ra lúng túng, nhầm lẫn khi định
nghĩa về tùy bút: “Tùy bút: một loại bút ký ghi chép người thật việc thật,
không có cốt truyện, đặc biệt in đậm cảm xúc chủ quan của người viết,
đậm chất trữ tình”.
4.1.3. Về đặc điểm nghệ thuật nổi bật, hầu hết các ý kiến đều thừa nhận
rằng tùy bút là một thể loại văn xuôi nghệ thuật hết sức tự do, phóng túng
và giàu chất trữ tình; ở đó, cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ luôn được
bộc lộ rõ nét, sinh động. Đó là các ý kiến của: Vương Trí Nhàn (trong
Nguyễn Tuân và thể tùy bút - 1997), Lý Lan (trong Miên man tùy bút -
2007), Trần Thanh Hà (trong Tam diện tùy bút - 2007), Nguyễn La
(trong Cái tôi trong tùy bút - 2008),… Ngồi đặc điểm về chủ thể sáng
tạo, những bình diện nội dung và nghệ thuật khác của tùy bút (đề tài, cảm
hứng, nhân vật, kết cấu, dung lượng, giọng điệu, ngôn ngữ) hầu như ít
được các nhà nghiên cứu đề cập tới.
* Thực tế nghiên cứu cho thấy, sẽ trở nên cứng nhắc và khiên cưỡng nếu
cố tình quy tùy bút vào một trong hai loại: tự sự hoặc trữ tình. Tự sự
không chỉ là phương tiện và trữ tình chưa hẳn là mục đích duy nhất của
các sáng tác tùy bút. Cái tôi của nhà văn xuất hiện trong tùy bút không chỉ
để giãi bày cảm xúc mà còn để kể chuyện, tâm tình, đối thoại, suy
tư,…Vậy thì tùy bút thuộc loại hình văn học nào, đâu là những đặc trưng
thể loại và để phân loại tùy bút phải căn cứ vào những tiêu chí nào? Thiết
nghĩ, đó là những vấn đề thực sự mang ý nghĩa khoa học, cần được quan
tâm nghiên cứu triệt để hơn.
4.2. Về tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975
5
Do chưa có những công trình nghiên cứu quy mô, hệ thống, nên
các ý kiến, nhận định về tiến trình của tùy bút ở Việt Nam thường xuất
hiện lẻ tẻ, rải rác trong các bài báo, tạp chí và những công trình nghiên
cứu văn học sử nói chung. Mặt khác, một khi quan niệm cho rằng tùy bút
là một tiểu loại của ký đã và đang được nhiều người thừa nhận thì tìm ra
những ý kiến, nhận định riêng về nó là điều không dễ dàng. Vì thế, những
phát biểu, đánh giá về ký nói chung đôi khi cũng góp phần tăng cường
tính hệ thống cho việc nghiên cứu quá trình phát triển của tùy bút.
4.2.1. Tùy bút là một thể loại văn xuôi phái sinh từ ký. Thể loại ký phát
triển rất mạnh trong văn học trung đại Việt Nam. Cho nên, những tác
phẩm ký mang hơi hướng, dáng dấp tùy bút đã thấy xuất hiện từ trước thế
kỷ XX. Nhưng tùy bút, với cách hiểu là một thể loại văn xuôi hẳn hoi như
hiện nay, thì chưa có. Ở chặng đầu của công cuộc hiện đại hóa nền văn
học Việt Nam (1900 - 1930), mặc dù tùy bút chưa tách ra khỏi thể loại ký
nhưng chất trữ tình đã dần đậm đà hơn và bản ngã của người viết cũng
bộc lộ rõ nét hơn. Đây được xem là thời kỳ chuyển dạ, là giai đoạn cuối
của quá trình sinh thành một thể loại văn học. Các ý kiến của Vương Trí
Nhàn (trong Nguyễn Tuân và thể tùy bút - 1997), Nguyễn Văn Hạnh
(trong Chuyện văn, chuyện đời – 2004), Lê Dục Tú (trong Văn học Việt
Nam thế kỷ XX - Phan Cự Đệ chủ biên - 2004),… đã khẳng định điều đó.
4.2.2. Từ 1930 đến 1945, diện mạo và thành tựu độc đáo của thể loại tùy
bút mới thực sự được khẳng định. Ở bài viết Nguyễn Tuân, tên tuổi còn
mãi với thể tùy bút (1997), qua việc phân tích cặn kẽ những tiền đề từ
thực tiễn văn học và tâm lý xã hội, Vương Trí Nhàn đã cho thấy sự ra đời
của thể loại tùy bút nói chung và sáng tác của Nguyễn Tuân nói riêng vào
thập niên 30 của thế kỷ XX là một hiện tượng tất yếu, mang tính lịch sử.
Trong Luận án Tiến sĩ về Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân (2004), ở
phần điểm qua tiến trình tùy bút Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng Hà có nhận
định: “Cho đến cuối thập niên thứ ba của thế kỷ XX, những tác phẩm tùy
bút thực sự mang hơi thở lẫn dáng dấp hiện đại bắt đầu xuất hiện”. Trong
Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Lê Dục Tú đặc biệt ghi nhận đóng góp của
thể loại ký vào giai đoạn văn học 1930 - 1945, với tùy bút là một trong hai
“dạng” chủ yếu. Trong Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Văn học với
đề tài Thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam 1930 – 1945 (Trường đại
học KHXH & NV Tp. HCM - 2006), Nguyễn Thị Bích Thủy đã tập trung
tìm hiểu những đặc điểm và thành tựu của tùy bút Việt Nam thời kỳ đầu.
Ở phần Lời nói đầu quyển Du ký Việt Nam (Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và
giới thiệu – 2007), các tác giả đã khẳng định sự hiện diện của thể loại tùy
6
bút, góp phần làm nên diện mạo văn xuôi Việt Nam hiện đại từ đầu thế
kỷ XX. Trong Văn học – thế giới mở, khi khảo sát quá trình tương tác
giữa các thể loại văn học từ 1932 đến 1945, Nguyễn Thành Thi cũng
khẳng định vị trí xứng đáng của tùy bút trong hệ thống thể loại văn xuôi
thời kỳ hiện đại.
Các tác gia, tác phẩm tùy bút tiêu biểu ở thời kỳ này như Nguyễn
Tuân với Chiếc lư đồng mắt cua, Tùy bút I, Tùy bút II, Tóc chị Hồi;
Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường, Xuân Diệu với Phấn
thông vàng, Trường ca, Chế Lan Viên với Vàng sao, Đinh Gia Trinh với
Hồi vọng của lý trí,…cũng đã có được sự quan tâm đáng kể từ các nhà
nghiên cứu.
4.2.3. Từ 1945 đến 1975, trong bối cảnh chiến tranh vệ quốc khốc liệt, là
một thể loại linh hoạt, đa năng, tùy bút nhanh chóng thích nghi với yêu
cầu mới của hồn cảnh lịch sử. Cái tôi trữ tình trong tùy bút đã mang dáng
dấp sử thi và mạch cảm xúc trở nên đậm đà màu sắc lãng mạn. Ở bài viết
Diện mạo văn học Việt Nam 1954 – 1975 (1999), Lã Nguyên xác định rõ
vị trí của tùy bút trong sự phong phú, đa dạng về thể loại của nền văn học
Cách mạng. Trong Văn học Việt Nam hiện đại, vấn đề - tác giả (2005),
Mã Giang Lân cũng khẳng định: trong văn học 1945 -1975, ba thể loại
chính có nhiều thành tựu hơn cả là ký, truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong
các công trình nghiên cứu văn học sử và các tập tiểu luận phê bình, các
tác giả, tác phẩm tùy bút tiêu biểu ở giai đoạn này cũng thường được đề
cập như những đóng góp đầy ý nghĩa cho nền văn học dân tộc.
* Nhìn chung, đóng góp của thể loại tùy bút để làm nên sự phong phú và
đa dạng cho diện mạo văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là trong khoảng
thời gian từ 1930 đến 1975, đã được thừa nhận. Tuy nhiên, từ thực tế
nghiên cứu có thể nhận ra không ít điểm chưa thỏa đáng, cần khảo sát
tường tận hơn. Thứ nhất, mặc dù không thể phủ nhận mối liên hệ phái
sinh với thể loại ký, nhưng rất cần phải tách ra, xem xét tùy bút như một
thể loại độc lập. Chỉ khi nào những thành tựu của tùy bút được xếp theo
một hệ thống riêng thì lúc đó mới có đủ cơ sở để rút ra những nhận định
xác đáng về quy luật vận động, phát triển và đặc điểm của thể loại. Thứ
hai, bao giờ cũng vậy, nói đến tùy bút Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới
Nguyễn Tuân. Sáng tác của Nguyễn Tuân được xem là đỉnh cao, là mẫu
mực cho thể loại tùy bút. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Một mình cụ
Nguyễn, dù tài ba và uyên bác đến đâu, cũng khó lòng dựng lên một lâu
đài tùy bút nguy nga trong văn học hiện đại như thế. Do đó, cần phải ghi
7
nhận đóng góp của thể loại tùy bút đối với nền văn học dân tộc một cách
công bằng và đầy đủ hơn.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Những phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa phương pháp luận:
Phương pháp lịch sử, phương pháp loại hình.
Những phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa thao tác cụ thể:
Phương pháp mô tả, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
6.1. Luận án nêu rõ những điểm chưa thống nhất trong cách hiểu khái
niệm, xác định loại hình và đặc trưng nghệ thuật của thể loại tùy bút; từ
đó, xác lập một quan niệm mới về loại hình của tùy bút trong văn học.
6.2. Bước đầu đặt ra vấn đề phân loại tùy bút trên cả hai phương diện: lý
thuyết thể loại và lịch sử văn học.
6.3. Khảo sát tình hình phát triển và thành tựu của tùy bút Việt Nam qua
ba chặng đường: 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975. Điểm qua những
tác gia, tác phẩm tùy bút tiêu biểu. Lập danh mục tác phẩm tùy bút được
sáng tác trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1975.
6.4. Khái quát đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của những sáng tác
tùy bút từ 1930 đến 1975, từ đó, khẳng định sự góp mặt xứng đáng của
thể loại này trong văn học Việt Nam hiện đại.
7.CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm tổng cộng 232 trang, trong đó có 197 trang chính văn.
Dung lượng cụ thể của các phần như sau:
* MỞ ĐẦU (23 trang)
* CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý thuyết về thể loại tùy bút (29 trang)
* CHƯƠNG 2: Quá trình phát triển của tùy bút Việt Nam
từ 1930 đến 1975 (77 trang)
* CHƯƠNG 3: Đặc điểm của tùy bút Việt Nam
từ 1930 đến 1975 (65 trang)
* KẾT LUẬN (4 trang); PHỤ LỤC (14 trang)
8
* TÀI LIỆU THAM KHẢO (234 tài liệu); PHỤ CHÚ (1 trang)
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THỂ LOẠI TÙY BÚT
1.1. Về khái niệm “tùy bút”
1.1.1. Có vẻ như cách hiểu đơn giản: tùy bút là những trang văn xuôi ở
đó nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy - lâu nay dễ được nhiều người
thừa nhận nhất. Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng đây là cách hiểu chưa
thỏa đáng, tiềm ẩn không ít mâu thuẫn. Nếu coi tùy bút là một cách viết
hoặc một kiểu bút pháp thì chỉ mới dừng lại ở mức độ bên ngồi, chưa đi
sâu vào bản chất của đối tượng. Tùy bút còn là một thể loại văn học mang
những nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật biểu hiện, đủ sức tồn tại
ngang hàng với những thể loại văn xuôi nghệ thuật khác.
1.1.2. Từ góc nhìn từ nguyên học có thể tìm thấy những giả thiết đáng tin
cậy, góp phần vào việc xác định khái niệm và phân định loại hình của tùy
bút. Vào buổi sơ khai của việc phân loại, một số nhà lý luận Trung Quốc
(Lưu Hiệp, Nhan Diên Chi) chia văn chương thành 2 loại: loại có vần là
Văn và loại không vần là Bút. Từ nguồn gốc phương Đông, tùy bút đã
được xác định l