1.1. Sau 1986, đất nước bước vào thời kì Đổi mới trên nhiều lĩnh vực trong đó có
văn học nghệ thuật. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học nước nhà, văn học
các DTTS Việt Nam với tư cách là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu của nền văn
học ấy, đã đạt được một bước tiến dài cả về số lượng và chất lượng. Trong đội ngũ nhà
văn DTTS Việt Nam hiện đại, khu vực MNPB là khu vực có sự phát triển nổi bật hơn cả,
với nhiều gương mặt các nhà văn thuộc nhiều DTTS khác nhau, có những đóng góp đáng
kể ở thể loại tiểu thuyết: Vi Hồng, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Hoàng Luận, Hữu Tiến,
Hoàng Quảng Uyên, Cao Duy Sơn, Chu Thanh Hương (dân tộc Tày), Vương Trung, Cầm
Hùng, Thái Tâm (dân tộc Thái), Hà Trung Nghĩa (dân tộc Mường), Địch Ngọc Lân (dân
tộc Nùng), Lù Dín Siềng (dân tộc Giáy), Mã Anh Lâm (dân tộc Mông)
1.2. Khu vực MNPB là khu vực đặc sắc trong bản đồ các vùng văn hóa Việt
Nam, ở đây có những đặc trưng của một vùng văn hóa hội tụ đầy đủ những tinh hoa
văn hóa độc đáo, dễ khu biệt với các vùng miền khác trên cả nước. Đó là khu vực sinh
sống của đồng bào các DTTS: Tày, Thái, Mông, Nùng, Dao, Mường, Giáy . với bản
sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn đặc trưng của mỗi tộc người. Mỗi nhà văn
là con đẻ của một nền văn hóa, vừa tiếp nhận, hấp thụ vừa bồi đắp, tô điểm thêm cho
nền văn hóa mà họ thuộc về. Bởi vậy, một cách tự nhiên, đời sống văn hóa của đồng
bào đã in dấu vào sáng tác tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB đậm nét và vô
cùng độc đáo. Đây là vùng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến và tích hợp khá rõ giữa
văn hóa của các tộc người cùng sinh sống, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện
đại. Đây cũng là nơi đánh dấu sự ra đời của tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại tiểu
thuyết của đồng bào các DTTS (tiểu thuyết Muối lên rừng của nhà văn dân tộc Tày
Nông Minh Châu) – có ý nghĩa đánh một dấu mốc hoàn thiện trong hành trình phát
triển về mặt thể loại của văn học DTTS; là khu vực tập trung đông nhất những người
cầm bút là đồng bào dân tộc, cũng là khu vực có nhiều kết tinh nghệ thuật nhất cả
nước ở thể loại tiểu thuyết. Nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau
1986 là một việc làm cần thiết một mặt nhằm khẳng định sự nỗ lực vượt bậc của đội
ngũ các nhà văn DTTS MNPB trên hành trình hoàn thiện về thể loại đồng thời khám
phá những nét riêng đặc sắc làm nên gương mặt văn hóa của đồng bào các DTTS
MNPB trong tiểu thuyết của chính họ.
164 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BẾ THỊ THU HUYỀN
TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DÂN TỘC
THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC SAU 1986
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9. 22. 01. 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liẹ ̂u trong
luận án đều đu ̛ợc trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luạ ̂n khoa học của luạ ̂n án
chưa đu ̛ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luạ ̂n án
BẾ THỊ THU HUYỀN
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DTTS: dân tộc thiểu số
MNPB: miền núi phía Bắc
GNVH: góc nhìn văn hóa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 6
1.1. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết của các tác giả DTTS MNPB sau 1986 ........... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ................................................. 14
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài .................................. 21
CHƯƠNG 2. NHỮNG TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ
DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986 ...... 26
2.1. Những tiền đề tự nhiên lịch sử, văn hóa, xã hội khu vực MNPB......................... ... 26
2.2. Diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 ............................... 46
CHƯƠNG 3. HỆ BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN
DTTS MNPB SAU 1986 ................................................................................................ 60
3.1. Giới thuyết về biểu tượng................................................ ....................................... .60
3.2. Hệ biểu tượng về thiên nhiên............................................................................... ... .64
3.3. Hệ biểu tượng về con người................................................................................. ... .77
3.4. Hệ biểu tượng về văn hóa xã hội.......................................................................... .. .92
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VĂN HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986 ..................................... 111
4.1. Nghệ thuật sử dụng huyền thoại ............................................................................. 111
4.2. Nghệ thuật sử dụng các motif................................................................................. 119
4.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ................................................................................ 130
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 151
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Sau 1986, đất nước bước vào thời kì Đổi mới trên nhiều lĩnh vực trong đó có
văn học nghệ thuật. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học nước nhà, văn học
các DTTS Việt Nam với tư cách là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu của nền văn
học ấy, đã đạt được một bước tiến dài cả về số lượng và chất lượng. Trong đội ngũ nhà
văn DTTS Việt Nam hiện đại, khu vực MNPB là khu vực có sự phát triển nổi bật hơn cả,
với nhiều gương mặt các nhà văn thuộc nhiều DTTS khác nhau, có những đóng góp đáng
kể ở thể loại tiểu thuyết: Vi Hồng, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Hoàng Luận, Hữu Tiến,
Hoàng Quảng Uyên, Cao Duy Sơn, Chu Thanh Hương (dân tộc Tày), Vương Trung, Cầm
Hùng, Thái Tâm (dân tộc Thái), Hà Trung Nghĩa (dân tộc Mường), Địch Ngọc Lân (dân
tộc Nùng), Lù Dín Siềng (dân tộc Giáy), Mã Anh Lâm (dân tộc Mông)
1.2. Khu vực MNPB là khu vực đặc sắc trong bản đồ các vùng văn hóa Việt
Nam, ở đây có những đặc trưng của một vùng văn hóa hội tụ đầy đủ những tinh hoa
văn hóa độc đáo, dễ khu biệt với các vùng miền khác trên cả nước. Đó là khu vực sinh
sống của đồng bào các DTTS: Tày, Thái, Mông, Nùng, Dao, Mường, Giáy. với bản
sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn đặc trưng của mỗi tộc người. Mỗi nhà văn
là con đẻ của một nền văn hóa, vừa tiếp nhận, hấp thụ vừa bồi đắp, tô điểm thêm cho
nền văn hóa mà họ thuộc về. Bởi vậy, một cách tự nhiên, đời sống văn hóa của đồng
bào đã in dấu vào sáng tác tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB đậm nét và vô
cùng độc đáo. Đây là vùng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến và tích hợp khá rõ giữa
văn hóa của các tộc người cùng sinh sống, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện
đại. Đây cũng là nơi đánh dấu sự ra đời của tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại tiểu
thuyết của đồng bào các DTTS (tiểu thuyết Muối lên rừng của nhà văn dân tộc Tày
Nông Minh Châu) – có ý nghĩa đánh một dấu mốc hoàn thiện trong hành trình phát
triển về mặt thể loại của văn học DTTS; là khu vực tập trung đông nhất những người
cầm bút là đồng bào dân tộc, cũng là khu vực có nhiều kết tinh nghệ thuật nhất cả
nước ở thể loại tiểu thuyết. Nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau
1986 là một việc làm cần thiết một mặt nhằm khẳng định sự nỗ lực vượt bậc của đội
ngũ các nhà văn DTTS MNPB trên hành trình hoàn thiện về thể loại đồng thời khám
phá những nét riêng đặc sắc làm nên gương mặt văn hóa của đồng bào các DTTS
MNPB trong tiểu thuyết của chính họ.
2
1.3. Nghiên cứu văn học từ từ GNVH trong những năm gần đây đã trở thành một
xu hướng nghiên cứu văn học được giới nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu văn học từ
GNVH là một hướng nghiên cứu liên ngành, phù hợp với xu thế thời đại, đem lại những
khả năng mới, những khám phá mới cho khoa học văn học nói riêng, khoa học xã hội nói
chung, ngày càng khẳng định được những ưu điểm của nó. Tiếp cận văn học từ GNVH
hướng tới mục tiêu khám phá các giá trị văn học không chỉ trên bình diện hình tượng mà
từ chiều sâu văn hóa của các hình tượng văn chương, vốn là một trong những giá trị căn
bản của tác phẩm văn học. GNVH là một hướng nghiên cứu tỏ ra phù hợp và có nhiều lợi
thế khi nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 – bộ phận văn học
hình thành và phát triển trên một vùng văn hóa vào loại đặc sắc của nước nhà, được viết
bởi chính những người con DTTS - những “sứ giả văn hóa” (Dương Thuấn) của chính
cộng đồng dân tộc mà họ thuộc về.
1.4. Bản thân người nghiên cứu là một người con dân tộc Tày luôn yêu mến và
tự hào về những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông; đồng thời là một người
nghiên cứu và giảng dạy văn học tại một trường đại học thuộc khu vực MNPB; tôi
mong muốn những nghiên cứu của bản thân sẽ trau dồi thêm những kiến thức và năng
lực cần thiết cho một người giáo viên trên hành trình sự nghiệp của mình. Những
nghiên cứu của ngày hôm nay là tiền đề cho những dự định, những khát vọng lớn hơn
trong tương lai nhằm khẳng định, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học, văn hóa của
cộng đồng các DTTS tại quê nhà.
Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết của các nhà văn
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa” làm đề tài nghiên
cứu trong luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 từ góc
nhìn văn hóa nhằm chỉ ra cái nhìn độc đáo và dấu ấn văn hóa tộc người trong tư duy
nghệ thuật của họ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, phác thảo tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS
MNPB sau 1986, phác thảo lịch sử nghiên cứu văn học từ GNVH, từ đó đưa ra những
đánh giá khách quan cũng như hướng tiếp cận của đề tài.
3
Thứ hai, phân tích những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội cùng những
tác động, những ảnh hưởng của chúng vào đời sống văn hóa, bản sắc văn hóa của đồng
bào các DTTS MNPB; nghiên cứu chủ thể văn hóa (cộng đồng các DTTS MNPB) trên
các phương diện vũ trụ quan, nhân sinh quan và căn tính văn hóa nổi bật của các tộc
người thiểu số MNPB từ góc nhìn nhân học văn hóa nhằm khám phá đặc trưng tư duy
sáng tạo cũng như tâm lí tiếp nhận của đồng bào; phác họa diện mạo tiểu thuyết của
các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 từ đó đánh giá sự nỗ lực và trưởng thành của đội
ngũ nhà văn.
Thứ ba, phác họa, mô tả và lí giải hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của
các nhà văn DTTS MNPB sau 1986; phân tích ý nghĩa văn hóa của các biểu tượng gắn
với truyền thống và đặc trưng văn hóa các tộc người.
Thứ tư, nghiên cứu một số phương thức nghệ thuật nhằm biểu đạt văn hóa
trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB: nghệ thuật sử dụng huyền thoại, nghệ
thuật sử dụng các motif và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng của các nhà
văn DTTS MNPB – tạo nên dấu ấn độc đáo về văn hóa vùng miền, văn hóa tộc người
trong sự cộng sinh với lịch sử, phong tục và tín ngưỡng dân gian.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tiểu thuyết của các nhà văn DTTS
MNPB sau 1986. Bên cạnh đó, luận án còn nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, lịch sử,
xã hội, văn hóa của các cộng đồng DTTS MNPB cùng với chủ thể văn hóa – các tộc
người thiểu số MNPB - như những tiền đề quan trọng góp phần kiến tạo và sáng tạo
các nội dung văn hóa, ý nghĩa văn hóa trong tiểu thuyết.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do số lượng tác phẩm khảo sát khá phong phú nên luận án, một mặt cố gắng bao
quát về diện, mặt khác, tập trung vào điểm, đi sâu nghiên cứu những tác phẩm có chất
lượng nghệ thuật cao, tiêu biểu cho tiểu thuyết DTTS MNPB từ 1986 đến nay. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, về cơ bản, luận án dựa vào hướng tiếp cận văn hóa để lí
giải, cắt nghĩa thành tựu cũng như giới hạn của tiểu thuyết DTTS MNPB thời kì đổi mới
chứ không có tham vọng nghiên cứu tất cả mọi vấn đề của bộ phận tiểu thuyết này.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp hệ thống
4
Phương pháp này được vận dụng để luận án có cái nhìn hệ thống, toàn diện về
thể loại tiểu thuyết của các tác giả DTTS MNPB sau 1986 từ GNVH.
4.2. Phương pháp so sánh
Nhằm bước đầu tìm ra sắc thái văn hóa độc đáo giữa những sáng tác tiểu thuyết
của các nhà văn thuộc các tộc người khác nhau; sự khác biệt về sắc thái văn hóa trong
tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 với giai đoạn trước đó; sự khác
biệt về sắc thái văn hóa trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB với tiểu thuyết
của các tác giả DTTS ở các vùng miền khác trong cả nước.
4.3. Phương pháp liên ngành văn hóa học
Đây là phương pháp chủ đạo, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình triển khai luận
án. Phương pháp này vận dụng một số tri thức liên ngành: nhân loại học, triết học,
phân tâm học, ngôn ngữ học, lịch sử, tôn giáo để giải thích văn học bằng những
truyền thống văn hóa, mã văn hóa, hoạt động văn hóa Phương pháp này tạo nên cái
nhìn bao quát, toàn diện về vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này trở thành công cụ
đắc lực khi giải mã văn học, giúp người đọc thấy được mối quan hệ giữa văn học với
các ngành khoa học khác. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng cách đọc liên văn bản,
cách phân tích diễn ngôn nhằm chỉ ra những biểu hiện chiều sâu của văn hóa trong tác
phẩm văn học, cắt nghĩa những biểu hiện văn hóa từ tâm thức của cộng đồng dân tộc.
4.4. Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát các tác phẩm tiểu
thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 nhằm có những cứ liệu xác đáng cho
các luận điểm.
4.5. Tiếp cận thi pháp học
Đây là phương pháp được sử dụng để khám phá những phương thức nghệ
thuật chủ yếu nhằm biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB
sau 1986.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đề tài Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
từ góc nhìn văn hóa lần đầu tiên khảo sát hệ thống tiểu thuyết của các nhà văn DTTS
MNPB sau 1986 từ góc độ văn hóa một cách hệ thống, chuyên sâu qua các bình diện:
những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội; những đặc trưng của chủ thể văn hóa
như những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cội nguồn văn hóa cho tiểu thuyết của
các nhà văn DTTS MNPB.
5
Khảo sát, hệ thống hóa và giải mã hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của các
nhà văn DTTS MNPB sau 1986 dựa trên những đặc trưng văn hóa của khu vực
MNPB, từng vùng văn hóa nói chung và bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộc
nói riêng.
Nghiên cứu một số phương thức nghệ thuật thể hiện và chuyển tải ý nghĩa văn
hóa, thông điệp văn hóa trong tác phẩm của các nhà văn.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình có ý nghĩa lí luận trong việc khảo sát, hệ thống hóa
những công trình nghiên cứu văn học trong và ngoài nước từ góc nhìn văn hóa, từ đó
đưa ra quan điểm, góc nhìn riêng soi chiếu từ hệ thống biểu tượng và các phương thức
nghệ thuật nhằm biểu đạt văn hóa đặc thù.
Luận án là công trình đầu tiên hệ thống hóa một cách tương đối đầy đủ về tiểu
thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986; nghiên cứu, khám phá các tác phẩm
tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB từ một góc nhìn mới mẻ và phù hợp: GNVH
thông qua hệ thống biểu tượng và một số phương thức nghệ thuật nhằm biểu đạt văn
hóa của các nhà văn; qua đó thấy được dấu ấn văn hóa, gương mặt văn hóa của cộng
đồng các DTTS MNPB. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi giảng dạy
mảng văn học DTTS cho giảng viên và sinh viên các trường cao đẳng, đại học.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án được tổ chức
thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và diện mạo tiểu
thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
Chương 3. Hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu
số miền núi phía Bắc sau 1986
Chương 4. Một số phương thức biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyết của các nhà
văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết của các tác giả dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc sau 1986
1.1.1. Những nghiên cứu có tính chất tổng quát
So với việc nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại nói chung thì những nghiên
cứu dành cho mảng văn học DTTS trong đó có mảng tiểu thuyết của các nhà văn
DTTS còn tương đối khiêm tốn. Thực tế, chưa có những công trình chuyên biệt nghiên
cứu về tiểu thuyết của các nhà văn dân DTTS MNPB mà mới chỉ xuất hiện những
công trình nghiên cứu có nhận xét, đánh giá chung về văn học, văn xuôi miền núi mà
tiểu thuyết là một phần trong đó.
Có thể kể đến công trình Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (NXB
Văn hóa dân tộc, 1988) với các bài viết về 16 nhà văn, nhà thơ DTTS, trong đó có một
số tác giả tiểu thuyết: Triều Ân, Nông Minh Châu, Vi Hồng. Các bài viết đã chỉ ra
những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của mỗi nhà văn, với
những thành công và hạn chế. Với 4 cuốn sách nghiên cứu, lí luận phê bình: Văn học
các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999),
Văn học và miền núi (2002), Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011), Lâm Tiến là
nhà nghiên cứu dành nhiều tâm sức cho văn học các DTTS. Trong các công trình của
mình, Lâm Tiến đã khảo sát và phân tích kĩ lưỡng đối tượng mà ông đặc biệt quan
tâm: nền văn học của các DTTS, từ đó phác thảo khái quát diện mạo nền văn học hiện
đại của họ; phân tích những ảnh hưởng theo chiều hướng tiếp thu văn học dân gian của
các tác giả DTTS hiện đại; chỉ ra những biểu hiện khác nhau của các nhà văn DTTS
khi sử dụng chất liệu truyền thống là văn học dân gian để thấy được những nét riêng
biệt, đặc sắc của từng người. Đồng thời, ông cũng đưa ra lý do giải thích vì sao, văn
xuôi các DTTS chưa thực sự phát triển trong giai đoạn đầu, do rất ít các nhà văn DTTS
phát biểu về quan điểm sáng tác của mình, cũng như chưa có được những bài phê bình
và tiểu luận về văn học. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định văn xuôi các DTTS đã tạo
cho mình những sắc thái riêng khá đặc sắc. Bên cạnh đó, Lâm Tiến cũng chỉ ra một số
hạn chế về nghệ thuật: đơn giản trong cốt truyện, kết cấu, nhân vật thiếu cá tính, tác
phẩm thiếu khả năng hư cấu nên ranh giới giữa truyện và kí không rõ rệt... “Tầm tư
duy của nhà văn cũng chưa cao hơn nhân vật, cho nên chưa hòa vào từng nhân vật và
thế giới riêng của nó, bằng tiết tấu của chính nó” [122; tr.220]. Trong bài Một mảng
văn học đặc sắc (in trong Văn học và miền núi), Lâm Tiến có nêu ra những điểm theo
ông vừa là mặt mạnh, vừa là hạn chế của một số tác giả văn xuôi DTTS, khẳng định
những thành công nhất định với cái riêng mang bản sắc dân tộc trong sáng tác của Vi
Hồng, Cao Duy Sơn Theo ông, tác phẩm của Vi Hồng rất đậm bản sắc văn hóa dân
7
tộc Tày nhưng lối nói ví von truyền thống được dùng quá nhiều, làm cho truyện nặng
nề, phát triển chậm và có phần đơn điệu.
Trong cuốn Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một số đặc
điểm, nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung – Cao Thị Hảo (NXB Đại học Thái
Nguyên, 2011) đã có những nghiên cứu bao quát trên diện rộng về văn học dân tộc
thiểu số Việt Nam nói chung (Chương 1: Khái quát về văn học dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại) và nghiên cứu riêng về mảng văn xuôi (Chương 2: Văn xuôi dân tộc
thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một số đặc điểm cơ bản) cũng như phần viết
riêng về tác giả Vi Hồng – một cây bút tiểu thuyết tiêu biểu của MNPB (Lời văn
nghệ thuật – Một phương diện đặc sắc trong tiểu thuyết của Vi Hồng in trong
Chương 4: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu).
Những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ trực tiếp đề cập mối quan tâm
đặc biệt với văn học DTTS đã được tổ chức. Ngày 18/11/2011, tại thành phố Lạng Sơn,
Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam đã tổ chức hội thảo Văn học dân tộc
thiểu số với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kì đổi mới. Hội thảo
đã nhìn lại quá trình hình thành và phát triển văn học các DTTS nói chung, văn xuôi các
DTTS nói riêng, khẳng định những đóng góp quan trọng của văn học DTTS trong sự
nghiệp văn học chung của cả nước, mỗi trang viết của các nhà văn là tiếng nói tự hào, là
sự kết tinh văn hóa mỗi tộc người trên đất nước Việt Nam. Đồng thời, nhiều ý kiến xác
đáng được đặt ra trong hội thảo: Làm thế nào để việc tăng về số lượng người viết cũng
đồng thời với tăng các tác phẩm có giá trị cao? Viết như thế nào để không bị lạc hậu, lỗi
thời?... Ngày 12/4/2014, Hội thảo khoa học quốc gia Ngôn ngữ và văn học vùng Tây
Bắc diễn ra tại Trường Đại học Tây Bắc, thành phố Sơn La. Nhiều báo cáo tại hội thảo
đã trực tiếp bàn về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong nghiên cứu và giảng dạy văn
học DTTS: Ảnh hưởng của văn học dân gian trong loại hình tự sự dân tộc Thái thời kì
hiện đại (Nguyễn Thị Hải Anh), Tăng cường nghiên cứu và giảng dạy văn học địa
phương – Một trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa vùng Tây Bắc (Nguyễn Thị Thu Hoài) Ngày 15/5/2014, Viện Văn học tổ
chức Hội thảo khoa học toàn quốc Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi
mới và hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề về vẻ đẹp, thành tựu, sự đóng góp, đội ngũ,
những hạn chế, khúc mắc của văn học các DTTS trong sự phát triển đời sống văn học
nước nhà đã được trình bày. Đặc biệt, vấn đề truyền thống và hiện đại trong văn học
DTTS lại một lần nữa được đặt ra với n