1.1. Trong các nguồn bổ sung từ vựng cho một ngôn ngữ, bên cạnh các phương thức tạo từ mang tính nội lực thì vay mượn với tư cách ngoại lực là một nguồn bổ sung có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, vay mượn từ vựng trở thành hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Có thể nói, hầu như không có vốn từ của một ngôn ngữ nào lại không có các từ ngữ vay mượn. Tuy nhiên, mặc dù là cùng một hiện tượng vay mượn từ ngữ nhưng có sự khác nhau giữa các ngôn ngữ ở lí do vay mượn, nguồn vay mượn (ngôn ngữ cho vay), số lượng từ ngữ vay mượn, con đường vay mượn và cách xử lí các từ ngữ vay mượn, v.v. Ngay trong một ngôn ngữ thì cũng có cách ứng xử khác nhau đối với các từ ngữ vay mượn từ các nguồn ngôn ngữ khác nhau, thậm chí ở các thời kì khác nhau, ở các nhóm xã hội khác nhau đối với cùng một ngôn ngữ đi vay. 1.2. Nằm trong quy luật trên, trong vốn từ vựng của tiếng Việt có một số lượng không nhỏ các từ ngữ vay mượn. Các nguyên nhân về xã hội như chính trị, chiến tranh, giao thương cũng như giao lưu văn hóa và các nguyên nhân về ngôn ngữ như sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác, đã làm cho có sự xuất hiện các từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt. Trong số đó, có một số lượng không nhỏ các đơn vị từ vựng đã được Việt hóa, trở thành những từ ngữ Việt gốc ngoại; một số khác thì vẫn “chân trong chân ngoài”, tức là chỉ được Việt hóa một phần, hoặc được dùng mang tính lâm thời mà chưa Việt hóa. Tạm gác lại vấn đề tiếng Việt lịch sử liên quan đến cội nguồn của tiếng Việt, nhắc đến từ ngữ mượn hiện nay trong tiếng Việt là nhắc đến ba nguồn vay mượn chủ yếu: nguồn từ ngữ mượn từ tiếng Hán mà trung tâm là từ ngữ2 Hán - Việt, nguồn từ vựng mượn từ tiếng Pháp và nguồn từ vựng mượn từ tiếng Anh.
168 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt (từ tư liệu của một số báo mạng tiếng Việt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN MINH HÙNG
TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN
CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TIẾNG VIỆT
(TỪ TƢ LIỆU CỦA MỘT SỐ BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT)
Ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 9229020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN VĂN KHANG
HÀ NỘI - 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử
dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên
các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Minh Hùng
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ............................................................................ 8
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................... 8
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn trên thế
giới ......................................................................................................................... 8
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn ở Việt
Nam và các từ ngữ Anh trên các phương tiện truyền thông ............................... 14
1.1.3. Nhận xét và hướng triển khai của luận án................................................. 24
1.2. Cơ sở lí thuyết của luận án ........................................................................... 26
1.2.1. Cơ sở lí thuyết về vay mượn từ vựng ........................................................ 26
1.2.2. Tổng hợp về từ mượn và từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt .................... 42
1.2.3. Một số vấn đề về chuẩn hóa ngôn ngữ...................................................... 45
1.2.4. Một số vấn đề về báo mạng tiếng Việt...................................................... 51
1.3. Tiểu kết ......................................................................................................... 54
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN MỘT SỐ
BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT .............................................................................. 56
2.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 56
2.2. Đặc điểm về hình thức xuất hiện từ ngữ tiếng Anh trên một số báo mạng
tiếng Việt ............................................................................................................. 57
2.2.1. Sử dụng nguyên dạng từ ngữ tiếng Anh ................................................... 58
2.2.2. Phiên (Phiên chuyển) ................................................................................ 64
2.2.3. Rút gọn âm tiết .......................................................................................... 69
2.2.4. Viết tắt ....................................................................................................... 70
2.2.5. Nhận xét .................................................................................................... 72
2.3. Đặc điểm nghĩa của các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt .... 74
2.3.1. Đặc điểm chung ......................................................................................... 74
2.3.2. Giữ nguyên nghĩa ...................................................................................... 78
2.3.3. Biến động nghĩa ........................................................................................ 79
2.4. Đặc điểm từ loại của các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng .......................... 85
2.5. Đặc điểm của các cụm từ tiếng Anh trên báo mạng .................................... 87
iv
2.6. Tiểu kết ......................................................................................................... 91
CHƢƠNG 3: TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT
VỚI VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT .................... 93
3.1. Những vấn đề chung về “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” ................. 93
3.1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 93
3.1.2. Khái niệm và nội dung của khái niệm “giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt” .................................................................................................................... 94
3.1.3. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt với chuẩn hóa tiếng Việt ................ 97
3.1.4. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với từ ngữ vay mượn ............... 97
3.1.5. Vấn đề đặt ra về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với từ ngữ vay
mượn .................................................................................................................... 99
3.2. Các văn bản quy định liên quan đến việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong
tiếng Việt ........................................................................................................... 100
3.2.1. Các văn bản quy định .............................................................................. 100
3.2.2. Nhận xét .................................................................................................. 107
3.3. Khảo sát ý kiến xung quanh việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong tiếng
Việt và trên báo mạng tiếng Việt ...................................................................... 111
3.3.1. Giới hạn khảo sát ..................................................................................... 111
3.3.2. Các khảo sát cụ thể .................................................................................. 112
3.3.3. Khảo sát các ý kiến của những người liên quan ..................................... 120
3.4. Nhận xét và kiến nghị đề xuất .................................................................... 136
3.4.1. Nhận xét .................................................................................................. 136
3.4.2. Kiến nghị đề xuất .................................................................................... 138
3.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 143
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................... 163
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 163
PHỤ LỤC
v
CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa 60
Bảng 2.2. Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng có dịch nghĩa 63
Bảng 2.3. Tổng hợp hình thức của từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt
73
Bảng 2.4. Các cụm từ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt 87
Bảng 3.1. Lựa chọn cách viết của các từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt
113
Bảng 3.2. Lựa chọn cách viết của các từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt
114
2. CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa 60
Biểu đồ 2.2. Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng có dịch nghĩa 64
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ sử dụng cụm từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt
88
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ sử dụng cụm từ tiếng Anh trong các chuyên mục
trên báo mạng tiếng Việt
90
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ lựa chọn cách viết của từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt
113
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ lựa chọn cách viết của từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt
115
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong các nguồn bổ sung từ vựng cho một ngôn ngữ, bên cạnh các
phương thức tạo từ mang tính nội lực thì vay mượn với tư cách ngoại lực là
một nguồn bổ sung có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, vay mượn từ vựng
trở thành hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Có thể nói, hầu như không
có vốn từ của một ngôn ngữ nào lại không có các từ ngữ vay mượn. Tuy
nhiên, mặc dù là cùng một hiện tượng vay mượn từ ngữ nhưng có sự khác
nhau giữa các ngôn ngữ ở lí do vay mượn, nguồn vay mượn (ngôn ngữ cho
vay), số lượng từ ngữ vay mượn, con đường vay mượn và cách xử lí các từ
ngữ vay mượn, v.v. Ngay trong một ngôn ngữ thì cũng có cách ứng xử khác
nhau đối với các từ ngữ vay mượn từ các nguồn ngôn ngữ khác nhau, thậm
chí ở các thời kì khác nhau, ở các nhóm xã hội khác nhau đối với cùng một
ngôn ngữ đi vay.
1.2. Nằm trong quy luật trên, trong vốn từ vựng của tiếng Việt có một
số lượng không nhỏ các từ ngữ vay mượn. Các nguyên nhân về xã hội như
chính trị, chiến tranh, giao thương cũng như giao lưu văn hóa và các nguyên
nhân về ngôn ngữ như sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa tiếng Việt với
các ngôn ngữ khác, đã làm cho có sự xuất hiện các từ ngữ nước ngoài trong
tiếng Việt. Trong số đó, có một số lượng không nhỏ các đơn vị từ vựng đã
được Việt hóa, trở thành những từ ngữ Việt gốc ngoại; một số khác thì vẫn
“chân trong chân ngoài”, tức là chỉ được Việt hóa một phần, hoặc được dùng
mang tính lâm thời mà chưa Việt hóa.
Tạm gác lại vấn đề tiếng Việt lịch sử liên quan đến cội nguồn của tiếng
Việt, nhắc đến từ ngữ mượn hiện nay trong tiếng Việt là nhắc đến ba nguồn
vay mượn chủ yếu: nguồn từ ngữ mượn từ tiếng Hán mà trung tâm là từ ngữ
2
Hán - Việt, nguồn từ vựng mượn từ tiếng Pháp và nguồn từ vựng mượn từ
tiếng Anh.
1.3. Tiếng Anh hiện nay đang nổi lên với tư cách là ngôn ngữ giao tiếp
quốc tế với trên 85% thông tin trên thế giới bằng ngôn ngữ này. Nhất là từ
đầu thế kỷ XXI đến nay, tiếng Anh đang như một cơn lốc tràn vào tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới và theo đó là các từ ngữ Anh được sử dụng trong các
ngôn ngữ. Tiếng Việt cũng nằm trong vòng xoáy đó. Các từ ngữ tiếng Anh
xuất hiện ngày một nhiều, liên tục và đi vào mọi ngõ ngách của đời sống tiếng
Việt hiện nay.
Một trong những lí do cơ bản để cho từ ngữ tiếng Anh được sử dụng
nhiều trong tiếng Việt hiện nay là vai trò của truyền thông, trong đó có báo
mạng (hay còn gọi là báo online). Điều đáng chú ý là, vì báo mạng là báo cập
nhật tin tức nhanh nhất cho nên cách tiếp nhận và xử lí thông tin nói chung,
trong đó có việc xử lí ngôn ngữ, cụ thể là các từ ngữ mượn (tiếng Anh) cũng
chịu áp lực của thời gian đưa tin (nhanh nhất) và không gian đưa tin (không
gian mạng). Đây là lí do dẫn đến nhiều cách tiếp nhận và xử lí khác nhau đối
với các từ ngữ tiếng Anh. Hệ quả là, các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trong
tiếng Việt ở nhiều dạng biến thể như biến thể cách viết, biến thể cách đọc,
biển thể cách dùng. Đây chính là lí do chúng tôi chọn “Từ ngữ tiếng Anh trên
các phương tiện truyền thông tiếng Việt (từ tư liệu của một số báo mạng tiếng
Việt)” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ tiếng
Anh trên các báo mạng hiện nay, đồng thời lí giải các nhân tố ngôn ngữ - xã
hội tác động đến việc sử dụng chúng. Từ đó, luận án góp phần vào nghiên cứu
vấn đề từ ngữ mượn nói riêng, tiếp xúc ngôn ngữ nói chung từ góc độ ngôn
3
ngữ học xã hội; góp phần vào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn
hóa tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận án đề ra nhiệm vụ như sau:
2.1. Tổng quan có đánh giá, nhận xét những nội dung nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án;
2.2. Xây dựng cơ sở lí thuyết để làm cơ sở triển khai luận án;
2.3. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng, đặc điểm của các từ ngữ tiếng
Anh được sử dụng trên một số báo mạng;
2.4. Nghiên cứu, khảo sát thái độ ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội đối
với việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh được dùng trên các báo mạng;
2.5. Lí giải và đề xuất kiến nghị việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên
các báo mạng gắn với việc giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt.
3. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp sau:
3.1. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học.
Phương pháp này dùng để thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên
một số báo mạng tiếng Việt, chỉ ra số lượng cũng như tần suất xuất hiện của
chúng. Cụ thể: tiến hành thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên một số
báo mạng nhưng không phải bằng cách ghi lại các từ ngữ đơn lẻ mà ghi trọn
vẹn cả câu, tức là ngữ cảnh xuất hiện của chúng. Việc ghi bối cảnh xuất hiện
như vậy sẽ giúp cho việc giải thích vì sao các từ ngữ tiếng Anh này lại được
xuất hiện (do tiếng Việt chưa có từ biểu thị hay xuất hiện với tư cách là một
thuật ngữ mang tính quốc tế hay nhằm nhấn mạnh,...). Đồng thời, việc ghi
trọn vẹn ngữ cảnh sẽ giúp cho việc giải thích lí do vì sao từ ngữ tiếng Anh
này lại xuất hiện ở dạng nguyên dạng, từ ngữ tiếng Anh kia lại xuất hiện ở
4
dạng biến thể như phiên âm, có khi là xuất hiện vừa ở dạng phiên âm vừa
nguyên dạng,...
3.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học.
Phương pháp này dùng để miêu tả đặc điểm về hình thức (hình thái, cấu
trúc) cũng như đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trên
một số báo mạng tiếng Việt. Cụ thể: các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo
mạng tiếng Việt có giữ nguyên hình thái cấu trúc như trong nguyên ngữ hay
đã thay đổi theo đặc điểm cấu trúc hình thái của từ tiếng Việt; các từ ngữ
tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng tiếng Việt có giữ nguyên nghĩa như trong
tiếng Anh hay đã thay đổi và mức độ của sự thay đổi trong nội bộ một từ cũng
như giữa các từ ngữ với nhau.
3.3. Phương pháp điều tra của ngôn ngữ học xã hội.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 3 để xem xét “thái
độ ngôn ngữ”, hay nói một cách giản dị là ý kiến của người đọc/độc giả đối
với việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng.
- Sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi mở thăm dò ý kiến của người sử
dụng đồng ý hay phản đối, thích hay không thích cách sử dụng các từ ngữ
tiếng Anh trên báo mạng.
- Thực hiện phỏng vấn sâu để có được câu trả lời rõ ràng cũng như nêu
được lí do về ý kiến của người sử dụng đối với các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện
trên báo mạng.
Cùng với các phương pháp nêu trên, luận án còn sử dụng một số
phương pháp và các thủ pháp quen thuộc trong nghiên cứu như diễn, dịch,
quy nạp. Luận án cũng sử dụng cách tiếp cận liên ngành, các tri thức về văn
hóa, xã hội để nghiên cứu việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng.
4. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu
Đối tượng là các từ ngữ tiếng Anh được dùng trên một số báo mạng hiện nay.
5
Phạm vi và tư liệu được giới hạn trong một số trang báo như Dân trí,
Vnexpress, Báo mới và một số báo mạng khác từ năm 2013 trở lại đây.
Sở dĩ chúng tôi tập trung vào ba tờ báo mạng này là vì: đây là những tờ
báo mạng thuần túy, tức là không có báo giấy đi kèm nên các bài viết trong ba
tờ báo này ít nhiều không chịu ảnh hưởng của báo giấy. Tuy nhiên, cũng khó
tránh khỏi điều này. Chẳng hạn, Báo mới là tờ đưa tin khá tổng hợp, dẫn từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau, nên rất có thể có một số bài “có nguồn gốc”
từ báo giấy.
Do nguồn tư liệu được thu thập trên các báo mạng số lượng khá lớn nên
chúng tôi tiến hành thu thập theo cách chọn mẫu chủ ý có kết hợp với ngẫu
nhiên. Cụ thể: theo quan sát của chúng tôi, các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện
trên báo mạng tập trung vào một số lĩnh vực lớn như: khoa học công nghệ, thể
thao, kinh doanh, giáo dục, giải trí, du lịch. Vì thế, cùng với việc thống kê
theo chiều rộng, chúng tôi tập trung vào thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất
hiện thường xuyên trong một số chuyên mục này.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả của việc khảo sát, nghiên cứu các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện
trên báo hiện nay góp phần vào lí luận tiếp xúc ngôn ngữ và hệ quả của sựu
tiếp xúc này. Như đã biết, thế giới hiện nay có xu hướng là thế giới của đa
ngữ do quá trình toàn cầu hóa, trong đó di dân là một tác nhân quan trọng.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau. Khi các
ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì hệ quả của chúng là rất lớn, tác động không
chỉ đến hệ thống cấu trúc của mỗi ngôn ngữ mà còn đến cả các vấn đề của
giao tiếp. Nếu như trước đây, ngôn ngữ học cấu trúc luận chỉ chú ý đến các
nội dung của cấu trúc hệ thống thì ngày nay, ngôn ngữ trong sử dụng được
6
đặc biệt chú ý. Vì thế, thiết nghĩ kết quả nghiên cứu khảo sát từ ngữ tiếng Anh
được sử dụng trên báo mạng tiếng Việt góp phần minh chứng, làm rõ thêm
một số vấn đề lí thuyết này.
Kết quả này cũng góp phần vào lí luận của ngôn ngữ học xã hội, tức là,
sự tác động của nhân tố xã hội đối với việc sử dụng ngôn ngữ. Đối với xã hội
hiện nay thì đó là nhân tố toàn cầu hóa với vai trò của tiếng Anh đối với tất cả
các ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng. Một cách cụ thể hơn, toàn cầu
hóa đang góp phần mở rộng chức năng của tiếng Anh, theo đó, các yếu tố của
tiếng Anh, trong đó có từ vựng đang tác động mạnh vào các ngôn ngữ trên thế
giới.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp
phần chỉ ra được hiện trạng sử dụng tiếng Anh trong tiếng Việt hiện nay, nhất
là trong lĩnh vực truyền thông. Việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, các từ ngữ
tiếng Anh nói riêng trên các phương tiện truyền thông có tác động mạnh đến
việc sử dụng ngôn ngữ của toàn xã hội. Vì thế, kết quả khảo sát này làm rõ
thêm đặc điểm sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt ở các phong cách
khác nhau với các mức độ khác nhau; từ đó, định hướng cho việc tiếp thu từ
ngữ nước ngoài mà chủ yếu là từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt gắn với việc
giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt: xử lí từ ngữ tiếng Anh trên các
phương tiện truyền thông; xử lí từ ngữ tiếng Anh trong từ điển.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
được cấu trúc thành 3 chương:
7
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của
luận án
Chương này, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ vay
mượn, xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án. Các nội dung lí thuyết tập trung
vào lí thuyết vay mượn từ vựng và chuẩn hóa ngôn ngữ liên quan đến việc xử
lí, tiếp nhận từ ngữ nước ngoài trong ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói
riêng. Đồng thời, chương này cũng dành một phần giới thiệu về đặc trưng và
đặc điểm ngôn ngữ của báo mạng nói chung, trong đó có các báo mà luận án
thống kê tư liệu.
Chƣơng 2. Đặc điểm từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt
Chương này, từ tư liệu thống kê được tiến hành phân loại, tổng hợp các
từ ngữ mượn từ tiếng Anh; chỉ ra thực trạng cách dùng chúng trên các trang
báo này từ các góc độ ngữ âm - chính tả, ngữ nghĩa, từ loại; chỉ ra các biến
thể từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng hiện nay, đồng thời lí giải lí do của việc
xử lí chúng.
Chƣơng 3. Từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng với việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt
Chương này khảo sát ý kiến hay nói theo cách của ngôn ngữ học xã hội
là thái độ ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội đối với việc sử dụng từ ngữ nước
ngoài trên báo mạng. Từ việc phân tích những cái “được”, “mất” của mỗi
cách sử dụng, luận án đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng từ ngữ tiếng
Anh trên báo mạng nói riêng, trong tiếng Việt nói chung.
8
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn
trên thế giới
a. Khẳng định “có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới hoàn toàn
không có các từ mượn", các nhà nghiên cứu cho rằng, khi các ngôn ngữ tiếp
xúc với nhau thì tất phải vay mượn của nhau. Sự vay mượn có thể diễn ra ở
mọi bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ở mọi cấ