Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương
lai của nước nhà, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta,
mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt. Vì
vậy chăm sóc, giáo dục và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho vị thành niên (VTN)
là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Đối với mỗi cá nhân, giai đoạn VTN tuy ngắn nhưng hết sức quan trọng, là
giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm trước
xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng,
hạnh phúc của cha mẹ, là trụ cột của gia đình trong tương lai. Đối với đất nước, thế
hệ VTN hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai, một thế hệ VTN lành mạnh sẽ tạo nên một
thế hệ người chủ đất nước vững mạnh.
Nhờ những thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập, lứa tuổi VTN ở
nước ta hiện nay được sống trong môi trường thuận lợi, điều kiện kinh tế, xã hội và
chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể
chất cho các em, các chỉ số về thể chất được cải thiện rõ rệt so với thế hệ trước. Bên
cạnh đó, các điều kiện về học tập, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa cũng được
nâng cao giúp cho VTN có được sự phát triển mạnh mẽ về tinh thần, tâm sinh lý.
Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thì cơ cấu xã hội
ở nước ta không ngừng biến đổi, các mâu thuẫn xã hội cũng ngày càng gay gắt. Sự
đa dạng hóa về văn hóa và giá trị quan ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và nhận thức
của lứa tuổi VTN, dẫn đến một bộ phận VTN có những sai lệch về nhận thức và
hành vi, nhiều người đã đi vào con đường phạm tội. Tội phạm VTN của nước ta
hiện đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng đe dọa tới sự phát triển bền vững
của toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, thể hiện
trên cả bốn cấp độ:
189 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG VĂN NĂM
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG
NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG VĂN NĂM
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG
NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9.31.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đặng Cảnh Khanh
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
HOÀNG VĂN NĂM
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ............................................................................................................................ 16
1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư
trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài .............................. 16
1.2. Những nghiên cứu trong nước .................................................................... 33
1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đó .............................................................. 37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH
NIÊN ................................................................................................................................ 39
2.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................ 39
2.2. Các lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu đề tài ................................ 48
2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm VTN ...... 58
2.4. Các kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng ở một số
nước trên thế giới ............................................................................................... 62
2.5. Vai trò của cộng đồng truyền thống Việt Nam trong phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN ........................................................................................... 68
2.6. Tiểu kết chương 2: ...................................................................................... 70
Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG NGUY CƠ
PHẠM TỘI CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở QUẬN CẦU GIẤY ........................................... 72
3.1. Thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy .............................................. 72
3.2. Những nguy cơ phạm tội của vị thành niên hiện nay ................................. 83
3.3. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 95
Chương 4: THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI
PHẠM VỊ THÀNH NIÊN TẠI QUẬN CẦU GIẤY CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ........ 96
4.1. Đặc điểm tình hình địa bàn và vai trò của các chủ thể trong phòng
ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy ....................................... 96
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm
VTN của cộng đồng dân cư ............................................................................. 123
4.3. Mô hình phòng ngừa tội phạm vị thành niên tại phường Nghĩa Tân,
quận Cầu Giấy ................................................................................................. 131
4.4. Giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN. ........................................................................................ 137
4.5. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 144
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 151
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 163
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VTN : Vị thành niên
ANTT : An ninh trật tự
CSND : Cảnh sát nhân dân
CSKV : Cảnh sát khu vực
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình diễn biến tội phạm vị thành niên tại Quận Cầu Giấy từ 2004
đến 2016 ........................................................................................................... 72
Bảng 3.2: Cơ cấu tội danh của của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (2004 -2016) .......... 73
Bảng 3.3: Tình hình tội phạm VTN gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ
2011 đến tháng 06/2015 ................................................................................... 74
Bảng 3.4: Tiêu chí về giá trị sống của vị thành niên hiện nay tại quận Cầu Giấy (%) ............. 83
Bảng 3.5: Nhu cầu cấp bách nhất đối với vị thành niên hiện nay (%) ............................ 84
Bảng 3.6: Cảm nhận khi xem các phim có nhiều hành vi bạo lực (%) ........................... 86
Bảng 3.7: Nguồn thông tin về tội phạm VTN được thu nhận từ đâu trong cả nước (%) ............ 88
Bảng 3.8: Những việc VTN thường làm trong thời gian rỗi trong cả nước (%) ............ 89
Bảng 3.9: Hoạt độngtrong thời gian rỗi của VTN tại Cầu Giấy (%) .............................. 90
Bảng 3.10: Các hành động sai lệch mà vị thành niên trong cả nước nói rằng đã
thực hiện (%) .................................................................................................... 92
Bảng 3.11: Các hành vi sai phạm VTN đã từng thực hiện tại quận Cầu Giấy (%) ............. 93
Bảng 4.1: Đặc điểm tình hình địa bàn theo đánh giá của VTN (%) ............................... 96
Bảng 4.2: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và các hành vi phạm tội của
VTN (Kiểm định Gamma) ............................................................................... 99
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về người mà VTN tâm sự nhiều nhất (%) ........................ 100
Bảng 4.4: Mức độ tương tác với nhóm bạn bè của VTN (%) ....................................... 101
Bảng 4.5: Về các địa điểm mà VTN hay lui tới (%) ..................................................... 102
Bảng 4.6: Tương quan giữa liên kết bạn bè và các hành vi phạm tội của vị thành
niên (Tương quan gamma G) ......................................................................... 104
Bảng 4.7. Mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể tại cộng động của VTN (%) ....... 106
Bảng 4.8: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể và các hành
vi phạm tội của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................ 109
Bảng 4.9. Đánh giá của VTN về hoạt động các tổ chức xã hội trong việc phòng
ngừa tái phạm (%) .......................................................................................... 111
Bảng 4.10. Mức độ tương tác của quan hệ láng giềng theo đánh giá của VTN (%) ........... 113
v
Bảng 4.11: Tương quan giữa liên kết xóm giềng và các hành vi phạm tội của vị
thành niên (Tương quan gamma G) ............................................................... 114
Bảng 4.12: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và hoạt động của người dân
trong cộng đồng ............................................................................................. 116
Bảng 4.13: Mức độ tương tác của quan hệ họ hàng theo đánh giá của VTN (%) ........ 117
Bảng 4.14: Tương quan giữa liên kết họ hàng và các hành vi phạm tội của vị
thành niên (Tương quan gamma G) ............................................................... 118
Bảng 4.15: Tương quan giữa giới tính và các hành vi phạm tội của VTN (%) ............ 120
Bảng 4.16: Tương quan giữa tuổi và hành vi phạm tội (%) ......................................... 121
Bảng 4.17: Tương quan giữa hoạt động thường xuyên và các hành vi sai phạm
của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................................... 122
vi
DANH MỤC HỘP
Trang
Hộp 1: Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với hành vi phạm tội của VTN ...... 98
Hộp 2: Nguyên nhân người dân chưa tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội
phạm 128
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Cơ cấu tội danh của tội phạm vị thành niên của cả nước............................ 75
Hình 3.2: Cơ cấu tội phạm theo giới tính của quận Cầu Giấy từ năm 2004 - 2016 ........ 76
Hình 3.3. Cơ cấu về độ tuổi tội phạm VTN quận Cầu Giấy từ 2004 – 2016 (%) ....... 77
Hình 3.4: Tội phạm vị thành niên phân theo nhóm tuổi của cả nước (%) .................. 77
Hình 3.5: Trình độ học vấn của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (%) .......................... 78
Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích và sở thích xem phim ảnh trong tội
phạm vị thành niên (%) ................................................................................ 79
Hình 3.7: Đánh giá của vị thành niên về chất lượng cuộc sống của thanh thiếu
niên hiện nay so với thế hệ cha/ anh trước đây ............................................ 85
Hình 3.8: Tâm trạng của vị thành niên khi được hỏi về hoàn cảnh đất nước hiện
nay (%) ......................................................................................................... 85
Hình 3.9: Nguồn thông tin về tội phạm VTN khảo sát tại Cầu Giấy (%) ................... 88
Hình 4.1. Đánh giá của VTN về thực trạng xây dựng và thực hiện các quy định
riêng đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng (%) ......................................... 97
Hình 4.2: Mức độ tham gia các nhóm trên mạng xã hội của VTN ........................... 102
Hình 4.3. Đánh giá của VTN về phong trào Đoàn ở cơ sở ....................................... 130
Hình 4.4: Mô hình phòng ngừa tội phạm VTN của phường Nghĩa Tân ................... 132
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương
lai của nước nhà, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta,
mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt. Vì
vậy chăm sóc, giáo dục và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho vị thành niên (VTN)
là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Đối với mỗi cá nhân, giai đoạn VTN tuy ngắn nhưng hết sức quan trọng, là
giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm trước
xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng,
hạnh phúc của cha mẹ, là trụ cột của gia đình trong tương lai. Đối với đất nước, thế
hệ VTN hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai, một thế hệ VTN lành mạnh sẽ tạo nên một
thế hệ người chủ đất nước vững mạnh.
Nhờ những thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập, lứa tuổi VTN ở
nước ta hiện nay được sống trong môi trường thuận lợi, điều kiện kinh tế, xã hội và
chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể
chất cho các em, các chỉ số về thể chất được cải thiện rõ rệt so với thế hệ trước. Bên
cạnh đó, các điều kiện về học tập, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa cũng được
nâng cao giúp cho VTN có được sự phát triển mạnh mẽ về tinh thần, tâm sinh lý.
Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thì cơ cấu xã hội
ở nước ta không ngừng biến đổi, các mâu thuẫn xã hội cũng ngày càng gay gắt. Sự
đa dạng hóa về văn hóa và giá trị quan ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và nhận thức
của lứa tuổi VTN, dẫn đến một bộ phận VTN có những sai lệch về nhận thức và
hành vi, nhiều người đã đi vào con đường phạm tội. Tội phạm VTN của nước ta
hiện đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng đe dọa tới sự phát triển bền vững
của toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, thể hiện
trên cả bốn cấp độ:
2
Một là, số vụ phạm tội của VTN tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ tội phạm VTN
trong cấu trúc tội phạm cả nước cũng tăng lên. Trong 6 năm từ 2000 – 2006 xảy ra
59.300 vụ, giai đoạn 2007 – 2013, số vụ án do người VTN gây ra đã tăng lên 63.600
vụ chiếm 20% tổng số vụ án hình sự [149]. Tính trung bình mỗi năm nước ta có
khoảng 10.000 vụ với 15.000 đối tượng (bình quân mỗi ngày xảy ra 30 vụ với 40 đối
tượng).
Hai là, phạm vi tội danh tăng lên, hình thức phạm tội cũng nghiêm trọng
hơn, ngày càng mang tính bạo lực, manh động, có tổ chức. Nếu như trước kia VTN
chủ yếu phạm các tội như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cướp giật thì ngày
nay tỷ lệ phạm các tội cướp tài sản, hiếp dâm, buôn bán ma túy, giết người ngày
càng tăng, nhiều vụ án nghiêm trọng do người VTN gây ra gây kinh hoàng và bức
xúc trong dư luận xã hội.
Ba là, địa bàn ngày càng mở rộng. Tội phạm VTN trước đây chủ yếu xảy ra
ở các đô thị, các khu vực kinh tế phát triển, hiện nay xảy ra hầu hết các khu vực từ
thành thị tới nông thôn, kể cả những vùng núi xa xôi, hẻo lánh.
Bốn là, tuổi đời ngày càng trẻ hóa. Trước đây tội phạm VTN chủ yếu xảy ra ở
trong nhóm tuổi từ 16 – 18 tuổi, ngày nay tội phạm VTN ngày càng trẻ hóa, tội phạm
dưới 14 tuổi ngày càng tăng thậm chí xuất hiện cả các băng nhóm tội phạm “nhí”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm của VTN. Trước đây chúng
ta thường chú trọng đến nguyên nhân từ gia đình và nhà trường, tuy nhiên nhiều vấn
đề của gia đình, nhà trường sẽ không giải quyết được nếu không có sự can thiệp của
cộng đồng. Cộng đồng là xã hội thu nhỏ đối với VTN, là môi trường quan trọng để
VTN tiếp nhận quá trình xã hội hóa, vì vậy việc phòng ngừa, ngăn chặn loại tội
phạm này cần phải xuất phát từ cơ sở, có sự tham gia của cộng đồng dân cư nơi
VTN sinh sống mới có thể góp phần giải quyết tận gốc vấn đề. Trên thế giới hiện
nay, các nước đang ngày càng đề cao vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng
ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, nhiều nước như Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản,
Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề này, không chỉ hình
thành hệ thống lý luận phong phú mà đã xây dựng nhiều mô hình phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN dựa vào cộng đồng thành công.
3
Ở nước ta, đặc thù là một nước nông nghiệp cổ truyền, các thiết chế xã hội
mang tính truyền thống như hương ước, quy ước của làng xã nông thôn và các tổ
chức quần chúng đóng vai trò quan trọng và tích cực trong quản lý và phát triển
cộng đồng, trong đó bao gồm vấn đề phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.
Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay các quan hệ xã hội truyền
thống bị giảm sút, việc khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống của cộng
đồng nhằm phát triển xã hội và phòng ngừa tội phạm VTN nói riêng cần được
quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận như trên, nghiên cứu “Vai trò
của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành
niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)” có tính cấp thiết, có
ý nghĩa đối với việc nâng cao nhận thức khoa học và thực tiễn, hy vọng đây là
điểm bổ khuyết trong tư duy xã hội học nói chung và vấn đề đấu tranh, phòng
chống tội phạm VTN nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn
tội phạm VTN ở đô thị hiện nay thông qua nghiên cứu trường hợp quận Cầu giấy,
Hà Nội; từ đó xây dựng căn cứ khoa học cho việc quản lý và xây dựng các giải pháp
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của VTN dựa vào cộng đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của cộng đồng trong phòng
ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.
- Đánh giá thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy và các nguy cơ phạm tội
mà VTN đang phải đối mặt hiện nay.
- Làm rõ vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng của
cộng động dân cư và các yếu tố ảnh hưởng.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa
và ngăn chặn tội phạm VTN
- Khách thể nghiên cứu: Nhóm VTN; nhóm tội phạm VTN đang bị giam giữ,
cải tạo tập trung trong trường giáo dưỡng; tội phạm VTN đang cải tạo tại cộng
đồng, tội phạm VTN sau cải tạo tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ chính quyền,
đoàn thể, giáo viên, phụ huynh học sinh và cư dân tại địa bàn quận Cầu Giấy.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Giới hạn nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hoạt động của
các tiểu hệ thống của cộng đồng, bao gồm: quan hệ láng giềng, quan hệ họ hàng,
nhóm bạn, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức tôn giáo, nhóm
liên kết khác (không bao gồm gia đình và nhà trường) trong việc tăng cường sự cố
kết giữa VTN với cộng đồng và giảm thiểu các nguy cơ, ngăn ngừa VTN đi vào con
đường phạm tội. Hành vi phạm tội của VTN trong luận án này là các hành vi tội
phạm truyền thống, không bao gồm các hành vi phạm tội phi truyền thống như tội
phạm công nghệ cao.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện theo hướng tiếp cận khoa học tổng hợp liên ngành, dựa
trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, trên cơ sở
lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Hướng tiếp cận Xã hội học đã giúp cho đề tài thâm nhập thực tế, nắm bắt
được những biểu hiện và diễn biến phức tạp xung quanh chủ đề tội phạm VTN.
Hướng tiếp cận tội phạm học và tâm lý học giúp hiểu biết sâu sắc hơn về những đặc
trưng nhận thức tư tưởng, tâm lý tội của lứa tuổi VTN.
Là một đề tài xã hội học, nghiên cứu vận dụng các lý thuyết sai lệch xã hội,
lý thuyết sinh thái học xã hội và lý thuyết kiểm soát xã hội làm cơ sở lý luận cho
việc xem xét, đánh giá thực trạng vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy.
5
4.2. Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu
* VTN đang đối mặt với những nguy cơ phạm tội nào?
* Cộng đồng thực hiện vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN như
thế nào?
* Giải pháp nào tăng cường vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của
cộng đồng.
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: VTN hiện nay đang phải đối mặt với những nguy cơ phạm tội
như: giảm sút các liên kết xã hội, thiếu định hướng giá trị, sai lệch về nhận thức, lối
sống có nhiều yếu tố tiêu cực, lui tới đến các khu vực được cảnh báo, tham gia các
tệ nạn xã hội.
Giả thuyết 2: Cộng đồng dân cư thông qua các hoạt động của các chủ thể
nhằm tăng cường mức độ gắn kết giữa VTN với cộng đồng và tăng cường mạng
lưới giám sát tại cộng đồng để phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm.
Giả thuyết 3: Cộng đồng thông qua các nhóm giải pháp cải thiện môi trường
kinh tế xã hội, xây dựng tổ chức, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và tăng
cường mạng lưới giám sát tại cộng đồng để nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng
ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm.
4.4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu,
nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính để thu thập thông tin phục vụ mục
tiêu nghiên cứu.
4.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
- Tác giả luận án đã thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu,
bao gồm những bài viết, công trình khoa học, các ấn phẩm, các đề tài nghiên cứu
về chủ đề t