Luận án Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế làxu thế khách quan. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX xu thế này phát triển mạnh mẽ đã lôi cuốn ngày càng nhiều các quốc gia tham gia. Bất kỳ quốc gia nào không muốn bị gạt ra ngoài lề của dòng chảy phát triển đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó. Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mà phải tham gia vào quá trình đó, tiến cùng thời đại. ðảng ta với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhậy bén đã quyết tâm tiến cùng thời đại, đề ra chủ trương, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế; chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nhà nước đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của ðảng. Nhờ vậy, nước ta đã từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cho đến nay, nước ta đã quan hệ chính thức với 169 nước, quan hệ buôn bán với 224/255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất cả các nước lớn, các trung tâm kinhtế thế giới; tham gia hiệp hội các nước ðông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tham gia diễn đàn kinh tế Châu Á-TháiBình Dương (APEC); là thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM). Sau 11 năm kiên trì đàm phán ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). ðó là những bước quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập sâu với kinh tế thế giới và khu vực. Nhà nước phải giải quyết một loạt vấn đề: thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế và các cam kết với WTO, chỉcó như vậy, mới tận dụng được những cơ hội do hội nhập mang lại; tham gia tích cực vào sự hình thành AEC; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc ký các hiệp định thương mại tự do song phương; đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hướng thị trường, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO và thông lệ quốc tế để tạo một trong những điều kiện tiên quyết cho hội nhập kinh tế và thực hiện các cam kết; điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện biến đổi trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh 2 của toàn bộ nền kinh tế để hội nhập kinh tế đem lạihiệu quả cao. Giải quyết những vấn đề lớn và phức tạp đó trách nhiệm trước hết thuộc về nhà nước, vì vậy, cần phải nâng cao vai trò của nhà nước đối vớihội nhập kinh tế quốc tế. ðã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay còn chưa thấy một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế thực sự cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tế. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” làm đề tài luận án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA_MaiLanHuong.pdf
- LA_MaiLanHuong_TT.pdf