Luận án Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

Là một trong nh ững đồng b ằn g rộng lớn và phì nhiêu bậc nhất Đông Nam Á và thế giới, ĐBSCL đã trở th ành vùng sản xuất, xuất kh ẩu lươn g thực, thủ y h ải sản và câ y ăn trái nh iệt đới lớn nhất Việt Nam. Hơn thế, nó còn là vùng kinh tế trọn g đ iể m cả n ước, có vị trí qu an trọn g tron g chiến lược phát triển kinh tế, hợp tác đ ầu tư và giao thương với các nước tron g khu vực và thế giới. Quá trình cải cách kinh tế trong nư ớc và hội nhập kinh tế quốc tế mà th ời gian qua đ ã giúp cho các lĩnh vực côn g nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là nông nghiệp ở ĐBSCL đạt được những thành tựu to lớn. Tố c độ tăng trưởng GDP lập nên kỷ lụ c mới, xuất nhập khẩu và thu hú t đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăn g; cơ cấu kinh tế chu yển d ịch dần từ nông n ghiệp tru y ền thống san g côn g nghiệp, thươn g mại dịch vụ và nông n ghiệp côn g nghệ cao; thu nhập bình quân đầu người tăng lên và đời số ng xã hộ i không ngừng được cải th iện ; một số sản ph ẩm nôn g nghiệp, thủ y sản và côn g nghiệp chế biến đ ã trở thành sản phẩm xu ất khẩu chủ lự c đem về nhiều n goại tệ cho các đại phư ơng tron g vùng và cả n ước . Tu y nh iên , qu á trình phát triển kinh tế của ĐBSCL thờ i gian qua cũng bộc lộ khá nhiều yếu kém: tăn g trưởn g xu ất kh ẩu không ổn địn h, còn chứa đựng nh iề u y ếu tố kh ông b ền vững và d ễ bị tổn thư ơng b ởi những cú sốc từ b ên n go ài; sản ph ẩm ch ủ lực còn í t và phát triển chậm, chư a chu y ển dịch th eo hướng tăng hàm lư ợng trí tu ệ và công nghệ cao n ên chưa phát hu y h ết tiềm năng, thế mạnh củ a vùng; năng lực cạnh tranh trong xuất kh ẩu củ a các sản phẩm còn thấp . Theo đ ánh giá của nhiều nhà ngh iê n cứu, sự phát triển kinh tế ­ xã hộ i củ a Đồng b ằn g sôn g Cửu Lon g còn khá b iệt lập , chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các vùng kh ác củ a đ ất nước cũng như quố c t ế. Đồn g thời, sự phát triển của vùng cũng rất thiếu đồng bộ, chưa cân xứng giữa các n gành n ghề, lĩnh vực và giữa các địa phư ơng; phát triển nặng về chiều rộn g, chạ y theo số lượng nên ch ất lượng, hiệu quả và đ ặc biệt là tính cạnh tranh quốc tế không cao Nhữn g hạn chế trên đây xu ất phát từ nhiều ngu y ên nh ân , nhưng n gu y ên nh ân chủ yếu có thể khẳng định là thi ếu vắng nhữn g sản ph ẩm chủ lự c có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn, sứ c cạnh tranh cao và nhất là tạo được động lực thúc đ ẩy khai th ác một cách h iệ u qu ả tài ngu y ên th iên nhiên, lao động và những lợ i thế “trời cho ” mà khôn g một nơi n ào kh ác có được ngoài vùn g đất nầ y . Vấn đề đặt ra ở đâ y là, làm cách nào để ĐBSCL xác định được sản phẩm chủ lực ho ặc hàng hó a, d ịch vụ có tiềm n ăng để tập trung đầu tư phát triển; làm cách nào đ ể cho sản ph ẩm chủ lự c ĐBSCL có thể cạnh tranh ngang ngử a với hàng hóa, d ịch vụ cùn g lo ại trong cả nước và trên thế giới; và làm cách nào đ ể sản ph ẩm chủ lực ĐBSCL khôn g n gừn g p hát triển và phát triển một cách bền vữn g trong môi trường hộ i nh ập và cạnh tranh quố c tế

pdf139 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1  PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài  Là một trong những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu bậc nhất Đông Nam Á và thế  giới, ĐBSCL đã trở thành vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, thủy hải sản và cây ăn trái  nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Hơn thế, nó còn là vùng kinh tế trọng điểm cả nước, có vị trí  quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước  trong khu vực và thế giới. Quá trình cải cách kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc  tế mà  thời  gian qua đã giúp  cho  các  lĩnh vực công nghiệp, dịch  vụ  và đặc biệt  là nông  nghiệp ở ĐBSCL đạt được những  thành tựu to lớn. Tốc độ  tăng trưởng GDP  lập nên kỷ  lục mới, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng; cơ cấu kinh  tế chuyển dịch dần từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp, thương mại dịch vụ và  nông nghiệp công nghệ cao;  thu nhập bình quân  đầu người  tăng  lên và đời  sống xã hội  không ngừng được cải thiện; một số sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế  biến đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem về nhiều ngoại tệ cho các đại phương  trong vùng và cả nước…. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của ĐBSCL thời gian qua  cũng bộc  lộ  khá nhiều  yếu  kém:  tăng  trưởng  xuất  khẩu  không ổn  định,  còn  chứa đựng  nhiều  yếu  tố  không bền  vững  và dễ bị  tổn  thương bởi  những  cú  sốc  từ bên ngoài;  sản  phẩm chủ lực còn ít và phát triển chậm, chưa chuyển dịch theo hướng tăng hàm lượng trí  tuệ và công nghệ cao nên chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng; năng lực cạnh  tranh trong xuất khẩu của các sản phẩm còn thấp…. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên  cứu, sự phát triển kinh tế ­ xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long còn khá biệt lập, chưa có  sự gắn kết chặt chẽ với các vùng khác của đất nước cũng như quốc tế. Đồng thời, sự phát  triển của vùng cũng rất  thiếu đồng bộ, chưa cân xứng giữa các ngành nghề,  lĩnh vực và  giữa các địa phương; phát  triển nặng về chiều  rộng, chạy  theo số  lượng nên chất  lượng,  hiệu quả và đặc biệt là tính cạnh tranh quốc tế không cao…  Những hạn chế trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ  yếu có thể khẳng định là thiếu vắng những sản phẩm chủ lực có khả năng tạo ra giá trị gia  tăng lớn, sức cạnh tranh cao và nhất là tạo được động lực thúc đẩy khai thác một cách hiệu  quả tài nguyên thiên nhiên, lao động và những lợi  thế “trời cho” mà không một nơi nào  khác có  được ngoài vùng đất nầy. Vấn đề đặt ra ở đây  là,  làm cách nào để ĐBSCL xác  định được sản phẩm chủ lực hoặc hàng hóa, dịch vụ có tiềm năng để tập trung đầu tư phát 2  triển;  làm cách nào để cho sản phẩm chủ lực ĐBSCL có thể cạnh tranh ngang ngửa với  hàng hóa, dịch vụ cùng loại trong cả nước và trên thế giới; và làm cách nào để sản phẩm  chủ lực ĐBSCL không ngừng phát triển và phát triển một cách bền vững trong môi trường  hội nhập và cạnh tranh quốc tế…  Từ sự phân tích trên đây cho thấy, việc nhanh chóng nghiên cứu để tìm ra những  sản phẩm chủ lực, giữ vai trò chủ đạo đồng thời tạo ra cú đột phá mạnh mẽ cho phát triển  kinh tế ĐBSCL trong tương lai gần cũng như lâu dài là yêu cầu khách quan và bức thiết ở  thời điểm hiện nay. Và, đây cũng  chính  là  lý do mà  tác giả  chọn đề  tài: “Xác định sản  phẩm  chủ  lực  và  phát  triển  sản  phẩm chủ  lực  Đồng bằng  sông Cửu  Long  đến  năm  2020” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của bản thân.  2.  Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên nghiên cứu của luận án  2.1. Mục tiêu nghiên cứu  Luận án tập trung vào nghiên cứu 3 mục tiêu cơ bản sau đây:  1) Hệ thống tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện thực tế và  tính đặc thù của ĐBSCL để làm cơ sở đánh giá, xét chọn sản phẩm chủ lực thống nhất cho  toàn vùng.  2) Danh mục các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL đến năm 2020.  3) Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển một cách bền vững sản phẩm chủ lực  ĐBSCL trong thời gian tới.  2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án  Để đạt được các mục tiêu nêu trên,  luận án sẽ tập trung thực hiện xuyên suốt các  nhiệm vụ trọng tâm như sau:  1) Nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết về sản phẩm chủ lực và vận dụng nó để làm  sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận cũng như thực tiễn trong việc đánh giá, xét chọn và  phát triển sản phẩm chủ lực của ĐBSCL từ nay đến năm 2020.  2) Phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường, tiềm năng và lợi thế phát triển sản phẩm  chủ lực cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm chủ lực ĐBSCL để từ đó xây dựng Hệ  thống tiêu chí đánh giá, xét chọn sản phẩm chủ lực vùng từ nay đến năm 2020.  3) Trên cơ sở Hệ thống tiêu chí, tiến hành phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những  hàng hóa hội đủ điều kiện hoặc có triển vọng để hình thành Bảng danh mục sản phẩm chủ  lực ĐBSCL từ nay đến năm 2020. 3  4) Phân tích, đánh giá những thành tựu cũng như tồn tại, hạn chế trong thực tế xét  chọn và phát triển sản phẩm chủ lực ĐBSCL thời gian qua để từ đó đề xuất các giải pháp  khắc phục nhằm phát triển hơn nửa sản phẩm chủ lực của vùng trong tương lai lâu dài .  3.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án  3.1.  Đối tượng nghiên cứu  Đối  tượng nghiên  cứu  của  luận  án  là  các  sản phẩm  hàng hóa và dịch  vụ  chủ  lực  mang đặc  trưng  cho  lợi  thế,  tiềm năng và gắn  chặt  với quá  trình phát  triển  kinh  tế  của  vùng, đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm chủ lực của Đồng  bằng sông Cửu Long giai từ nay đến năm 2020.  2.2.  Phạm vi nghiên cứu  Đối với hàng hóa, dịch vụ: Các loại hàng hóa, dịch vụ đã, đang và có triển vọng  phát triển để tham gia thị trường và giữ vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế  vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020  Đối với địa bàn nghiên cứu: Ngoài các tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng sông  Cửu Long, khi nghiên cứu nhu cầu thị  trường  thì phạm vi nghiên cứu được mở rộng  ra  nhiều tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.  4.  Tổng quan tài liệu nghiên cứu  Phát triển cụm công nghiệp gắn với phát triển vùng  lãnh thổ và địa phương, hoặc  phát  triển ngành hoặc sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương, từ lâu đã có nhiều  công trình trong và ngoài nước nghiên cứu, nhiều tài liệu, lý thuyết đề cập tới. Tuy nhiên,  nghiên cứu xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực cho một vùng kinh  tế như ĐBSCL thì hầu như chưa được nghiên cứu bao giờ. Vì vậy, quá trình nghiên cứu,  Luận án chỉ tiếp cận được với các tài liệu có nội dung gần với chủ đề đặt ra.  4.1. Tài liệu nước ngoài  1)  Thuyết  lợi  thế  cạnh  tranh  quốc  gia  của  M.Porter  (1990).  Porter  cho  rằng,  các lý thuyết phát  triển truyền  thống như  lợi  thế  tuyệt đối của Adam Smith và lợi  thế  so  sánh của David Ricardo  xem nền kinh  tế như  là  sự “định hướng bởi  yếu  tố nguồn  lực”.  Tức,  lợi  thế  của một  quốc  gia  trong  thương mại  quốc  tế  được  xác  định bởi  các  yếu  tố  nguồn lực như đất đai,  tài nguyên thiên nhiên,  lao động và qui mô dân số địa phương vì  chúng  tạo  ra chi phí  thấp. Tuy nhiên,  theo Porter  thì  "sự  thịnh vượng của quốc gia được  tạo ra chứ không phải được thừa kế", nên cần có sự tập trung đầu tư mạnh mẽ để nâng cao  hiệu quả thông qua cải thiện năng suất lao động hoặc sáng tạo ra các sản phẩm với giá trị 4  độc đáo. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công khi vận dụng tư tưởng này của Porter  và các lý  thuyết cạnh  tranh khác vào việc xác định  lợi  thế cạnh  tranh để phát  triển cụm  chuyên môn hóa và sản phẩm chủ lực [20], [21].  2) Lý  thuyết  cụm phát  triển  của M. Porter  (1990). Ban  đầu, Porter  cung  cấp  các  nguyên lý cụm cho các cụm quốc gia và quốc tế nhưng sau đó đã nhận ra sự thích hợp cho  các cụm vùng kinh tế trong nội bộ quốc gia. Porter cho rằng, một cụm được xem là có lợi  thế so sánh nếu sản phẩm, năng suất và tốc độ tăng trưởng cao hơn các cụm khác. Ở cấp  vùng, các chính sách phát triển cụm được hỗ trợ bởi các cơ quan phát  triển vùng và gắn  với  các  chiến  lược  phát  triển  địa  phương.  Trong  trường  hợp  này,  sự  tiếp  cận  cụm  về  nguyên tắc được sử dụng như là công cụ phát triển về ngành sản phẩm và không gian liên  kết hoạt động của ngành sản phẩm đó. Từ năm 1990, nhiều quốc gia trên thế giới đã vận  dụng  thành  công  lý  thuyết  này  vào  lựa  chọn và  phát  triển  ngành/sản  phẩm  chủ  lực  tập  trung theo không gian địa lý (Porter 1990) hoặc [48].  3) Sự phát triển của khái niệm cụm ­ Kinh nghiệm hiện tại và triển vọng, Christian  H. M. Ketels (2003). Ketels đã trình bày khung khái niệm về cụm (cluster) của Michael  M. Porter, các loại hình cụm, sự tiến hóa cuả cụm và cụm với hiệu quả kinh tế. Ngoài ra,  Ketels cũng nói đến những phát hiện trong thực nghiệm đối với cụm, cụm dựa trên chính  sách phát triển kinh tế và xem đây như là mô hình phát triển kinh tế mới. Thông qua công  trình nghiên cứu này, Ketels đã mở rộng hơn về khái niệm cụm so với khái niệm ban đầu  của Michael M. Porter và qua đó, giúp mọi người hiểu đúng và đầy đủ hơn tầm quan trọng  của cụm đối với phát triển kinh tế địa phương trong môi trường cạnh tranh toàn cầu [48].  4) Lý thuyết điểm trung tâm của Christaller (1933). Lý thuyết này cho rằng, vùng  nông thôn chịu lực hút của thành phố và coi thành phố là cực hút và hạt nhân của sự phát  triển. Từ đó, đối tượng đầu tư có trọng điểm cần được xác định trên cơ sở nghiên cứu mức  độ thu hút và ảnh hưởng của một trung tâm và cũng sẽ xác định bán kính vùng tiêu thụ các  sản phẩm của trung tâm. Trong giới hạn bán kính vùng tiêu thụ, xác định giới hạn của thị  trường ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi trong việc cung cấp hàng hoá của trung tâm.  Lý thuyết này được Alosh (Đức) bổ sung. Điểm đáng chú ý của lý thuyết điểm trung tâm  là xác định được quy luật phân bố không gian tương ứng giữa các điểm dân cư, từ đó có  thể áp dụng quy hoạch các điểm dân cư trên lãnh thổ mới khai thác [45].  5) Một nghiên cứu về các chỉ số năng lực cạnh tranh, G. Arzu INAL (2003). Trong  bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng và sự quan tâm ngày càng sâu sắc của các 5  giới, đặc biệt các nhà sản xuất kinh doanh đến chiến lược cạnh tranh hiệu quả, nhiều nhà  nghiên cứu đã cố gắng xác định khả năng cạnh tranh và phát triển các chỉ số định lượng  thích hợp để đo lường sức mạnh cạnh tranh. Với sự nỗ lực của mình, G. Arzu INAL đã  nghiên cứu,  tổng hợp và đưa ra 16 chỉ số có thể đo lường năng lực cạnh tranh của quốc  gia, địa phương hay vùng lãnh thổ. Trong đó, có nhiều chỉ số thích hợp cho việc đo lường  năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ làm cơ sở xây dựng tiêu chí xác định hàng hóa,  dịch vụ chủ lực của địa phương [47].  Ngoài các tài tiệu trên, nhiều tài liệu khác cũng có nội dung liên quan vần đề này  được  tác  giả  tham  khảo  như:  “Regional  innovation  systems  (RIS)  in  China  của  Jon  Sigurdson”  đăng  trên  Working  Paper  No  195,  July  2004  [49];  “Sustaining  the  Green  Revolution in India” của S. Nagarajan [50]; “Economic contributios of Thailand’s creative  industries”, đăng trên tạp chí Fiscal Policy Institute 2009 [47]; “Koji – The key product in  Japanese  alcoholic  beverages  and  fermented  foods,  Tokyo  University  of  Agriculture  Sedagaya­ku,  Tokyo,  Japan  [54];  “Identifying  and  assessing  the  factors  that  influence  cluster’s competitiveness  in Oregon, and some  initial  suggestions”, Luận án Tiến sĩ  của  Sam Gi Hong  (2007) [52]....Nhìn chung các  tài  liệu này đều nhấn mạnh đến vai  trò của  phát triển cụm ngành sản phẩm trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia và đề  xuất các chính sách hỗ trợ để cụm phát triển một cách bền vững.  4.2 Tài liệu trong nước  1) Luận án Tiến sĩ “Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các  tỉnh  vùng Bắc  Trung bộ”  của Nguyễn  Hồng  Lĩnh  (2007). Luận  án  đã  vận  dụng  các  lý  thuyết  liên  quan, đặc biệt  là mô hình  kim cương  của M. Porter để phân  tích  tìm  ra  các  nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn  các tỉnh Bắc Trung bộ. Trên cơ sở xử lý các số liệu thu thập từ báo cáo thống kê và khảo  sát  thực tế; rút kinh nghiệm phát  triển ngành công nghiệp chế biến ở một số nước Đông  Nam Á  và  dựa  trên  tiềm năng,  lợi  thế  của  vùng, Luận  án  đã  xác  định  các ngành  công  nghiệp chế biến nông, lâm sản chủ lực để phát triển trên địa bàn Bắc Trung bộ [9].  2) Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia dến năm 2020 của Chính phủ. Theo  Chương  trình,  sẽ  hình  thành  và  phát  triển  hàng  hóa mang  thương hiệu  Việt Nam  bằng  công nghệ tiên tiến, có năng lực cạnh tranh cao về tính mới, chất lượng, giá thành dựa trên  việc khai thác lợi thế so sánh các nguồn lực trong nước. Trong đó, giai đoạn 2010 – 2015  phải hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm dựa trên công nghệ tiên tiến và do các 6  doanh nghiệp khoa học và công nghệ sản xuất; giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng qui mô sản  xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm được xây dựng ở giai đoạn 2010 – 2015, mở rộng  thị trường, tăng cường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên trường  quốc tế [24].  3) Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001 –  2005 của Bộ Khoa học­Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) với  chủ đề “ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm  chủ lực”. Mục đích của Chương trình là nhằm gia tăng kim ngạch và chuyển dịch cơ cấu  xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng  công nghệ cao cũng như thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ.  Nội dung chủ yếu của Chương trình  là nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển công nghệ về giống cây trồng và vật nuôi có  năng suất, chất  lượng cao, chống chịu  sâu bệnh…; xây dựng các mô hình  thâm canh và  sản xuất công nghiệp  trong nuôi  trồng nông,  lâm,  thủy hải  sản  theo hướng bền vững và  bảo vệ môi trường sinh thái...[1]  4) “Quy chế đánh giá, xét chọn và hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực  Thành phố Hà Nội”. Theo Qui chế này, cơ sở xác định sản phẩm công nghiệp chủ lực của  Thành phố là các  tiêu chí gồm sức cạnh tranh trên thị  trường trong và ngoài nước; được  tạo ra trên các dây chuyền thiết bị có trình độ công nghệ ngang tầm khu vực, phù hợp với  trình độ sản xuất trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của  Thành phố, đảm bảo năng lực sản xuất và môi  trường bền vững; tạo ra mức tăng trưởng  cao, ổn định; hoặc  thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ  lực, đóng góp tỷ  trọng  lớn vào  tổng  GDP  công  nghiệp.  Qui  trình  xét  chọn  có  4  bước:  đề  xuất  doanh  nghiệp  tham  gia  Chương trình; khảo sát sản phẩm công nghiệp;  tổ chức đánh giá, xét chọn và công nhận  sản phẩm chủ lực...[17].  5) Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hồ Chí  Minh giai  đoạn  2002  –  2005”. Theo Chương  trình này, Hệ  thống  tiêu  chí  lựa  chọn  sản  phẩm chủ lực và xây dựng bảng tự đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi sản phẩm đăng  ký tham gia chương trình đã ra đời cùng với việc triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp tham  gia chương trình trên năm lĩnh vực:  thiết kế sản phẩm và lựa chọn công nghệ, nâng cao  trình độ quản lý của doanh nghiệp, tiếp thị, đào tạo nhân lực, tài chính thông qua các hoạt  động hướng dẫn, tư vấn hay môi giới doanh nghiệp với nhà tư vấn có năng lực và uy tín,  giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lực về khoa học và tài chính của thành phố [2]. 7  Ngoài ra, Luận án  còn  tham khảo nhiều  tài  liệu chương trình phát triển sản phẩm  chủ  lực  tương  tự của các địa phương khác cũng như hội  thảo, hội nghị,...  liên quan đến  vấn đề phát triển sản phẩm chủ lực nói chung, như: “Xác định hàng hóa,  dịch vụ chủ lực  Tp Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020”; “Đánh giá thực trạng và định hướng  phát  triển công nghiệp,  tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề quận Bình Thủy  (Tp Cần Thơ) giai đoạn 2011 – 2015,  tầm nhìn đến năm 2020” và các bài viết khác của  các tác giả đăng tải trên tạp chí, báo, trang web  trong nước và quốc tế có liên quan. Tuy  nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận cũng  như thực tiễn việc xác định và phát triển các sản phẩm công, nông, nghiệp và thủy sản chủ  lực thuộc vùng ĐBSCL. Với Luận án này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu và giải quyết vấn  đề bức xúc đó nhằm góp phần phát triển nền kinh tế ĐBSCL một cách bền vững.  5. Tính mới của Luận án  So với các công trình nghiên cứu cũng như chương trình phát  triển sản phẩm chủ  lực của các địa phương đã nêu trên, Luận án này có những điểm mới cơ bản sau:  1) Hoàn thiện hơn về mặt cơ sở lý luận đối với sản phẩm chủ lực cũng như phương  pháp xác định sản phẩm chủ  lực để vận dụng vào giải quyết các vấn đề có  tính  lý luận  cũng như thực tiễn trong việc xác định sản phẩm chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long  đến năm 2020.  2) Từ cơ sở lý thuyết đã xây dựng, Luận án đưa ra bộ tiêu chí xác định sản phẩm  chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020 với 2 hệ thống đánh giá, xét  chọn sản phẩm hàng hóa chủ lực và sản phẩm dịch vụ chủ lực. Các hệ thống này vừa bảo  đảm các điều kiện cần, vừa bảo đảm đảm điều kiện đủ; vừa có tiêu chí định lượng và vừa  có tiêu chí định tính; đầy đủ hơn, thực tế hơn nhưng đơn giản, dễ thực hiện hơn.  3) Cũng với cơ sở lý thuyết đã hoàn thiện, Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho  việc công nhận sản phẩm chủ lực ĐBSCL đối với các sản phẩm đã từ lâu giữ vị trí chủ lực  một cách tự nhiên do lợi thế đặc thù của vùng như lúa gạo, trái cây và thủy sản. Thông qua  đó, Luận án cũng chứng minh tính chủ lực không thể chối cải của các sản phẩm này bằng  một số chỉ tiêu định lượng quan trọng.  4) Dựa trên Bộ tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực đã xây dựng, Luận án thực hiện  việc xem xét, tính toán và cân nhắc đối với từng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có triển  vọng  trong  vùng để  từ đó  lập  ra bảng Danh mục những sản  phẩm chủ  lực ĐBSCL đến  năm 2020. 8  5) Trên cơ sở lý luận và thực tiễn xác định và phát triển sản phẩm chủ lực ĐBSCL  thời gian qua cũng như quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển  sản phẩm chủ lực của  vùng thời gian tới, Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp chủ yếu, khả thi và đồng bộ  nhằm hỗ trợ các sản phẩm chủ lực phát triển một cách bền vững đến năm 2020.  6.  Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu của đề tài  6.1 Phương pháp tiếp cận vấn đề  Để tiếp cận vấn đề, tác giả thực hiện thông qua các phương pháp chủ yếu như:  +  Tiếp cận hệ  thống: Trong quá  trình nghiên cứu xác định  sản phẩm chủ  lực của  Đồng bằng sông Cửu Long, những loại hàng hóa, dịch vụ không có tính đặc thù hoặc tính  đặt  thù không cao,  tác giả đặt chúng trong mối quan hệ hỗ tương với hàng hóa, dịch vụ  cùng  loại  trong cả nước. Nghĩa  là  xem hàng hóa, dịch  vụ đó  của Đồng bằng  sông Cửu  Long như là một bộ phận hữu cơ trong mối quan hệ tổng thể của cả nước.  + Tiếp cận logic: Từ việc nghiên cứu, thu thập các dữ liệu, thông tin thông qua tài  liệu, sách báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng để xây dựng các mô hình lý thuyết  về sản phẩm chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long, xem đây là giả thuyết để làm cơ sở  chứng minh cho tính đúng đắn của nó hoặc loại trừ nó.  + Các phương pháp hỗ  trợ  khác:  Sử dụng  các  phương pháp mô hình hóa,  sơ  đồ  hóa, phương pháp  thống kê, phương pháp hồi qui  tuyến  tính…, đặc biệt  trong phân  tích  cạnh tranh sẽ áp dụng mô hình kim cương (diamond model) của Michael M. Porter để xác  định lợi thế cạnh tranh ngành hàng.  6.2 Phương pháp nghiên cứu định tính  Để thực hiện đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp định tính để thu  thập phân tích và diễn giải dữ liệu nhằm mục đích khám phá các nhân tố và mối quan hệ  đến tính chủ lực của hàng hóa, dịch vụ. Việc sử dụng cơ sở dữ liệu này chủ yếu là để xây  dựng  cơ  sở  lý  thuyết một cách  khoa học và khách quan  về  sản phẩm chủ  lực. Công  cụ  được sử dụng phổ biến t
Tài liệu liên quan