Trong dòng chảy bất tận tự nhiên của đời sống xã hội, nhiều ngành nghề đã ra đời như một mệnh đề tất yếu của cuộc sống. Nếu như sứ mệnh của nghề luật là để bảo vệ công lý, của nghề bác sỹ là cứu sống tính mệnh con người thì báo chí ra đời với trọng trách là “người môi giới thông tin thật thà”. Ngay từ thuở ban sơ, nghề báo đã định hình và phát triển với tính chất, mà theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã nhận định là: “Cùng với sự ra đời của báo chí là sự hiện diện của nghề báo, một nghề thông tin đặc thù với chủ thể thông tin là nhà báo. Ngay từ buổi bình minh của nghề thông tin đặc biệt này, câu hỏi triết học về nghề thông tin đã được xác lập. Đó là câu hỏi CÁI GÌ MỚI” [11, 57]. Trả lời câu hỏi này đó là nhiệm vụ của các nhà báo chân chính ở mọi thời đại, mọi thời điểm. Cốt lõi của nghề báo bao giờ và lúc nào cũng luôn luôn là thông tin và thông tin mà thôi. Với tính chất là thông tin – cốt lõi sợi chỉ đỏ, mục tiêu tiến đến của báo chí chính là sự thật. Sự thật, đó là sức mạnh của báo chí. Sự thật có sức quyến rũ ghê gớm đối với những nhà báo chân chính. Có thể nói, nghề báo gói gọn trong một chữ TIN – thông tin cốt lõi và sự thật để có niềm tin của độc giả.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, với sự ra đời của hàng trăm tờ báo in, báo mạng (chưa kể những trang tin, blog, mạng xã hội) cùng với đó là sự ra đời của nhiều chuyên mục, nhiều sản phẩm thông tin ra đời. Tuy nhiên, chất lượng không phải lúc nào cũng đồng hành với số lượng. Nhiều tin tức được nhắc đi nhắc lại, những bài báo viết hao hao giống nhau tạo nên những sản phẩm truyền thông nhàn nhạt, vô giá trị. Trong khi đó, công chúng ngày nay “khó tính” hơn trong việc lựa chọn thông tin. Muốn sống còn giữa thời đại luôn ngồn ngộn thông tin, ào ạt những bài báo cạnh tranh nhau hàng giờ hàng phút hiện nay, muốn “có danh gì với núi sông” thì rất cần sự đổi mới theo kịp thời đại và đặc biệt cần phải khẳng định bản sắc riêng của mình trong lĩnh vực báo chí hiện đại và khắc nghiệt này.
75 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận chung về phong cách báo chí và thể loại báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy bất tận tự nhiên của đời sống xã hội, nhiều ngành nghề đã ra đời như một mệnh đề tất yếu của cuộc sống. Nếu như sứ mệnh của nghề luật là để bảo vệ công lý, của nghề bác sỹ là cứu sống tính mệnh con người thì báo chí ra đời với trọng trách là “người môi giới thông tin thật thà”. Ngay từ thuở ban sơ, nghề báo đã định hình và phát triển với tính chất, mà theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã nhận định là: “Cùng với sự ra đời của báo chí là sự hiện diện của nghề báo, một nghề thông tin đặc thù với chủ thể thông tin là nhà báo. Ngay từ buổi bình minh của nghề thông tin đặc biệt này, câu hỏi triết học về nghề thông tin đã được xác lập. Đó là câu hỏi CÁI GÌ MỚI” [11, 57]. Trả lời câu hỏi này đó là nhiệm vụ của các nhà báo chân chính ở mọi thời đại, mọi thời điểm. Cốt lõi của nghề báo bao giờ và lúc nào cũng luôn luôn là thông tin và thông tin mà thôi. Với tính chất là thông tin – cốt lõi sợi chỉ đỏ, mục tiêu tiến đến của báo chí chính là sự thật. Sự thật, đó là sức mạnh của báo chí. Sự thật có sức quyến rũ ghê gớm đối với những nhà báo chân chính. Có thể nói, nghề báo gói gọn trong một chữ TIN – thông tin cốt lõi và sự thật để có niềm tin của độc giả.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, với sự ra đời của hàng trăm tờ báo in, báo mạng (chưa kể những trang tin, blog, mạng xã hội) cùng với đó là sự ra đời của nhiều chuyên mục, nhiều sản phẩm thông tin ra đời. Tuy nhiên, chất lượng không phải lúc nào cũng đồng hành với số lượng. Nhiều tin tức được nhắc đi nhắc lại, những bài báo viết hao hao giống nhau tạo nên những sản phẩm truyền thông nhàn nhạt, vô giá trị. Trong khi đó, công chúng ngày nay “khó tính” hơn trong việc lựa chọn thông tin. Muốn sống còn giữa thời đại luôn ngồn ngộn thông tin, ào ạt những bài báo cạnh tranh nhau hàng giờ hàng phút hiện nay, muốn “có danh gì với núi sông” thì rất cần sự đổi mới theo kịp thời đại và đặc biệt cần phải khẳng định bản sắc riêng của mình trong lĩnh vực báo chí hiện đại và khắc nghiệt này.
Nhiều nhà báo nổi tiếng và thành công nhờ tạo cho mình một phong cách viết rất riêng. Mặc dù bản chất của báo chí là sự thật, thông tin sự thật nhưng việc tạo nên một cách viết, một giọng văn ấn tượng cũng là một điều hết sức cần thiết. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi có những cái na ná nhau, những cái trùng lặp nhau ra đời, thì một phong cách, một tiếng nói riêng thực sự là một điều tốt, một đóng góp vào làng báo chí Việt Nam.
Mỗi thể loại báo chí đều có những đặc điểm của thể loại với những ưu thế và nét độc đáo riêng. Và trong từng miền đất độc đáo ấy, lại có những tên tuổi nhà báo thành công với những tác phẩm báo chí để đời hay những chuyên mục gắn liền với tên tuổi của họ. Trong thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, nếu như phóng sự nổi đình nổi đám với Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân,… thì ở mảnh đất tiểu phẩm – thuộc nhóm thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, ở miền đất giao thoa đặc điểm của văn học và báo chí này đã nảy mầm những phong cách nhà báo độc đáo. Đó là những nhà báo đã tạo nên những hiệu ứng đặc biệt trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng của báo chí như Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo,…Những cây bút viết tiểu phẩm báo chí khá có danh và tiếng này là những điểm sáng trong miền đất tiểu phẩm báo chí, góp phần vào bức tranh muôn màu sắc của báo chí hiện nay. Khóa luận này sẽ đi sâu vào phân tích một trong những tên tuổi đang nổi đình nổi đám, một hiện tượng trong làng báo: nhà báo Lê Thị Liên Hoan với những tiểu phẩm dưới hình thức phỏng vấn phiếm chủ gây chú ý cho công chúng trong thời gian gần đây.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong số khóa luận, luận văn tốt nghiệp tại khoa Báo chí và Truyền thông, cho đến nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu, khảo cứu phong cách một cá nhân nhà báo như phong cách nhà báo Hữu Thọ, phong cách nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, phong cách nhà báo Lý Sinh Sự, v.v… Tuy nhiên, về phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan cho đến nay, chỉ có một luận văn đề cập đến. Đó là luận văn “Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo” của Thạc sỹ Trần Xuân Thân. Trong đó, luận văn của Thạc sỹ Trần Xuân Thân đi vào phân tích và so sánh nhằm làm nổi bật phong cách hài của ba nhà báo. Tuy nhiên “lát cắt” Lê Thị Liên Hoan do được đặt trên bình diện so sánh với hai nhà báo nên chưa đi sâu cụ thể cũng như còn nhiều khía cạnh mới chưa được đề cập đến. Bên cạnh đó, các bài báo viết về chân dung nhà báo Lê Thị Liên Hoan đôi lúc xuất hiện trên một số tờ báo chỉ mang tính chất riêng lẻ, chưa hệ thống. Chính vì thế, khóa luận sẽ tiếp cận phong cách Lê Thị Liên Hoan dưới cái nhìn tổng thể và nhiều góc độ khác qua việc phân tích nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm của tác giả.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là chỉ ra những đặc điểm tạo nên phong cách viết của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, đặc biệt trong thể loại tiểu phẩm. Qua đó, khóa luận hy vọng sẽ góp phần vào cách viết tiểu phẩm, làm thế nào để thể hiện phong cách riêng của người viết tiểu phẩm hiện nay. Đồng thời, cũng chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, rút ra những bài học quý giá khi cầm bút phản ánh hiện thực xã hội, tạo được hiệu ứng dư luận cho những người viết báo.
Đề tài hy vọng sẽ góp phần bổ sung cho kiến thức lý luận báo chí về phong cách của các nhà báo hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, khóa luận sử dụng các phương pháp sau.
Phương pháp thống kê: Tổng hợp các loạt bài của Lê Thị Liên Hoan trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010, thống kê về tần suất sử dụng các yếu tố có tính lặp lại trong phong cách viết của nhà báo Lê Thị Liên Hoan về nội dung và hình thức.
Phương pháp phân tích: Phân tích định tính và định lượng dưới góc độ nội dung (như cách chọn chủ đề, đề tài, v.v…) và góc độ hình thức (tít, ngôn ngữ, phương pháp dẫn chuyện, các thủ pháp nghệ thuật, v.v….
Đồng thời, vì nhà báo Lê Thị Liên Hoan chính là đạo diễn Lê Hoàng – một đạo diễn có tên tuổi trong làng điện ảnh Việt Nam, khóa luận sẽ đi vào phân tích và so sánh ảnh hưởng tương tác qua lại giữa hai con người – một con người làm báo và một con người làm đạo diễn và ảnh hưởng về tính cách tác giả trong những tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
Quy chiếu, so sánh với hệ thống lý luận chung về phong cách, đặc điểm thể loại báo chí nhằm bám sát lý luận chỉ ra phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các dữ kiện và rút ra kết luận.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm chỉ ra một cách sâu sát và cụ thể và chính xác về phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, khóa luận đi vào nghiên cứu chuyên mục “Mua vui cũng được một vài trống canh” của nhà báo Lê Thị Liên Hoan trên báo An ninh thế giới Giữa tháng & Cuối tháng từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2010. Chuyên mục tập trung phân tích một cách có hệ thống và ổn định những tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan trong vòng hai năm nhằm có cái nhìn khách quan về phong cách của nhà báo.
Ngoài ra, khóa luận cũng tham khảo các bài tiểu phẩm đăng tải rải rác trên các báo Thể Thao & Văn hóa, Thanh niên… của nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về phong cách báo chí và thể loại báo chí.
Chương 2: Góc nhìn riêng của nhà báo Lê Thị Liên Hoan trong cách tổ chức nội dung dạng bài “Phỏng vấn phiếm chủ”.
(Trên báo An Ninh thế giới Giữa Tháng & Cuối Tháng từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2010)
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ báo chí trong dạng bài “Phỏng vấn phiếm chủ” của nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH BÁO CHÍ
VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ
Chương đầu tiên của khóa luận nhằm tiếp cận một cách khái quát lý luận về phong cách, phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ báo chí. Đồng thời hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của thể loại phỏng vấn và tiểu phẩm báo chí và điểm qua một vài nét về sự giao thoa các thể loại báo chí. Đây là nền tảng cơ sở lý luận thực tiễn cho quá trình phát triển, phân tích phong cách nhà báo ở chương tiếp theo.
1.1 Khái niệm về phong cách và phong cách ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm về phong cách
Trước hết, chúng ta tìm hiểu về thuật ngữ phong cách. Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm này. “Phong cách” được dùng khá nhiều trong địa hạt văn học – nghệ thuật của ngôn từ.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (1999), phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn nào có tài năng có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng đó thể hiện ở tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác.
Như vậy, xét về khái niệm phong cách, tùy theo mỗi con người cụ thể, phong cách có thể tập trung thể hiện ở bất kỳ đặc điểm nào hay một vài yếu tố nào đó trong tác phẩm của mình. Nhưng cần nói đến là phong cách tức là tác giả có những nét riêng, những nét đặc biệt được lặp đi lặp lại tạo nên một màu sắc chỉ có ở tác giả đó. Phong cách ấy có thể bộc lộ ở cách chọn đề tài, ở cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm, trong việc khắc họa hình tượng nhận vật. Phong cách cũng biểu hiện ở thể loại trong ngôn ngữ, phương thức diễn đạt, v.v…nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng:
Thuật ngữ phong cách là một khái niệm chung, khái quát và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, địa hạt khác nhau đặc biệt là trong văn học – nghệ thuật. Nó chỉ ra những nét riêng, những đặc điểm đặc biệt của một con người thể hiện trong các hoạt động, hành động sống. Nó cũng có thể chỉ về nội dung và hình thức của từng sản phẩm trong từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau mà tác giả thể hiện rõ nét dấu ấn cá nhân, cá tính của mình mà không thể trộn lẫn với bất kỳ ai, tạo cho mình một thế đứng vững chắc trong lĩnh vực hoạt động và nhận được sự quan tâm, đánh giá của công chúng.
1.1.2 Phong cách ngôn ngữ
Ngôn ngữ được coi là một công cụ quan trọng trong hoạt động sống của con người, là một phương tiện phục vụ quá trình giao tiếp. Cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ cũng có bước tiến và phân vùng rõ nét. Với các lĩnh vực giao tiếp khác nhau, những tình huống giao tiếp khác nhau, ngôn ngữ được dùng với những chức năng khác nhau nhằm mục đích chuyển tải được ý nghĩa của thông tin mà chủ thể định truyền tải đến khách thể trong quá trình tiếp nhận thông tin.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trên cơ sở nhiều cách phân chia khác nhau của các nhà nghiên cứu, xét thấy trong tình hình ứng dụng ngôn ngữ vào hoạt động sống của con người trong thời nay, có thể chia ngôn ngữ ra 6 phong cách chức năng: Phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách khoa học, phong cách hành chính, phong cách chính luận, phong cách văn chương, phong cách báo chí. [6, 55]
Sáu phong cách ngôn ngữ trên được thực hiện trong cuộc sống, có hiệu quả chức năng và được ứng dụng với ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người ở mọi lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong khóa luận này chỉ đi vào nghiên cứu về một lĩnh vực gắn liền với hoạt động truyền thông đại chúng, một trong những hoạt động phát huy được hiệu quả trong thời đại xã hội công nghệ thông tin hiện nay: phong cách ngôn ngữ báo chí.
1.1.3 Phong cách ngôn ngữ báo chí
Bản thân báo chí hết sức đa dạng về loại hình và phong phú về thể loại. Báo chí bản thân nội tại của nó có quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ rất đa dạng với sự phân chia của nhiều loại hình, thể loại và những ứng dụng vào thực tiễn khác nhau. Với mỗi hoàn cảnh, tình huống truyền thông khác nhau, phong cách ngôn ngữ báo chí được sử dụng theo những chiều hướng riêng biệt.
Trong phong cách ngôn ngữ báo chí, người ta sử dụng tất cả các loại phong cách (khẩu ngữ tự nhiên, khoa học, hành chính, chính luận, văn chương) nhằm tái hiện sinh động, chân thực sự kiện, hiện tượng, con người,… mà nó phản ánh.
Trong luận văn “Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo” [12] tác giả Trần Xuân Thân đã đưa ra quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí như sau:
Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ đặc thù (bao hàm nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ) mà báo chí sử dụng trong hoạt động thông tin về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền tải thông tin bằng các thông điệp báo chí đến với đại chúng một cách nhanh, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa thông tin vừa giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
Phong cách ngôn ngữ báo chí là một biểu hiện đặc thù riêng của phong cách ở lĩnh vực hoạt động báo chí. Nó thể hiện ở khả năng thông tin về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền tải thông tin bằng các thông điệp báo chí đến với đại chúng một cách nhanh, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa thông tin vừa giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
Có thể nói, để khẳng định phong cách của mình, đó là ước mơ của nhiều người cầm bút mà trước hết là nhà văn, nhà báo. Để tạo được phong cách ngôn ngữ cho riêng mình, mỗi tác giả đều phải lao động trên mảnh đất chữ nghĩa để đi tìm cái mới mẻ nhằm tạo ra một con đường đi riêng, chứ không phải đi trên con đường người khác đã đi. Ở lĩnh vực văn chương, Nam Cao đã từng quan niệm: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đã cho. Nó chỉ dung nạp những người biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa, 1943). Trong lĩnh vực báo chí, mặc dù bản chất thông tin nhưng cũng rất cần việc thể hiện một cá tính, của những con người biết “khơi những nguồn chưa ai khơi”, dám thể hiện tiếng nói riêng, cá tính của mình trong việc truyền tải những thông tin khách quan đến cho công chúng.
Một trong những yếu tố quan trọng đối với với phong cách ngôn ngữ báo chí là sự chế định của những chệch chuẩn đối với phong cách ngôn ngữ nhà báo. Việc sử dụng chệch chuẩn trên báo chí đồng nghĩa với việc nhà báo đạt được một sự sáng tạo về phương diện thể hiện. Không phải ở bất kỳ bài báo nào và không phải tất cả các thể loại báo chí đều cho phép nhà báo có cơ hội bộc lộ tài năng sáng tạo này. PGS.TS Vũ Quang Hào đã nhận định rằng “Mảnh đất tươi tốt nhất cho chệch chuẩn nảy mầm là phóng sự, ký chân dung, tiểu phẩm, bài phản ánh, giới thiệu và nhất là tùy bút báo chí”. [6, 50]
Việc sử dụng chệch chuẩn có vai trò chủ yếu trong việc làm nên phong cách ngôn ngữ nhà báo. Nói cách khác, nhà báo càng sáng tạo được nhiều chệch chuẩn và càng đi theo nhiều kiểu chệch chuẩn thì phong cách ngôn ngữ càng rõ nét. Có thể nói, một nhà báo có phong cách tức là họ đã có những chệch chuẩn ngôn ngữ nhất định ở lĩnh vực thể loại của họ. Chệch chuẩn ngôn ngữ không có nghĩa là đi chệch khỏi quỹ đạo của ngôn ngữ trong sáng, của cái đúng và phù hợp, nó vẫn giúp công chúng hiểu được một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất nhưng đồng thời tạo nên những hiệu quả bất ngờ thú vị khiến công chúng nhớ mãi.
“Như vậy, trong mối quan hệ giữa chệch chuẩn và phong cách rõ ràng là có sự tương tác hai mặt. Một mặt chệch chuẩn chế định sự hình thành phong cách nhà báo, giúp độc giả nhìn thấy “hơi văn” là có thể nhận ra tác giả; mặt khác, phong cách nhà báo là yếu tố khẳng định sự cần thiết và vai trò của việc sáng tạo chệch chuẩn trong quá trình tạo lập văn bản tác phẩm báo chí” (PGS.TS Vũ Quang Hào) [6, 27].
1.2 Thể loại phỏng vấn
Theo “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS.TS Đinh Văn Hường [7], thể loại phỏng vấn là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội đang quan tâm, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định, được đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể thấy, định nghĩa, khái niệm về phỏng vấn rất phong phú, đa dạng. Cũng như định nghĩa về các thể loại báo chí khác, định nghĩa về phỏng vấn là một định nghĩa “mở” phù hợp với sự phát triển của bản thân thể loại báo chí và sáng tạo của người làm báo. Đây là một trong những thể loại dễ nhận diện và rõ nhất trên các loại hình báo chí. Dưới đây là một số đặc trưng cơ bản của thể loại phỏng vấn:
Phỏng vấn là một cuộc hỏi - đáp giữa người này với người khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp về một số vấn đề, sự kiện nào đó mà xã hội quan tâm. Có thể nói một trong những điểm khó nhất khi làm phỏng vấn là đặt câu hỏi.
Để cuộc phỏng vấn thành công, nhà báo thường chọn những người “có thẩm quyền”, “có tiếng tăm”, có “vị trí xã hội” để hỏi nhằm khai thác thông tin cung cấp cho công chúng. Do vậy, thông tin trong bài phỏng vấn các đối tượng đó thường có độ tin cậy, sức thuyết phục, trách nhiệm và cả giá trị pháp lý cao.
Trong phỏng vấn, nhà báo hay tòa soạn không tự quyết định được bài phỏng vấn mà còn phải có sự đồng ý hợp tác của người được phỏng vấn (đối tác). Tức là phải có sự thỏa thuận, hợp tác của hai bên. Chính vì thế, một yếu tố quan trọng và khác biệt của thể loại phỏng vấn chính là ở chỗ ở các thể loại khác, nhà báo ở thế chủ động, tạo ra tác phẩm ngay sau khi có đủ nguyên liệu cần thiết, trong khi ở thể loại phỏng vấn cần sự hợp tác của nhân vật đối tượng được phỏng vấn. Thông tin trong bài phỏng vấn để cung cấp cho công chúng không phải do nhà báo cung cấp mà do đối tác (người được phỏng vấn) cung cấp. Nhà báo đóng vai trò gợi mở, dẫn dắt môi giới trung gian giữa tòa soạn – người được phỏng vấn với công chúng. Điều đó cho thấy trong phỏng vấn, nhà báo không phải hỏi cho mình và hỏi cho biết mà là hỏi cho người thứ ba (công chúng) để rộng đường dư luận.
Có thể thấy, qua những đặc trưng, phỏng vấn có những ưu thế nhất định với những nét riêng, nó là một trong những phương thức tốt nhất để làm truyền thông giữa người với người trong xã hội. Phỏng vấn ra đời và phát triển một cách khách quan do nhu cầu tự thân của báo chí cũng như yêu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội. Từ chỗ coi phỏng vấn chỉ là “sự ghi chép đơn giản, máy móc” các câu hỏi và câu trả lời, các nhà nghiên cứu lý luận báo chí học và người làm phỏng vấn thực tiễn đã đi đến thừa nhận tính chất tinh vi và sinh động của nó. Phỏng vấn trở thành thể loại “khó tính” bởi không phải phóng viên nào cũng thực hiện thành công. Bởi phỏng vấn là một cuộc đấu trí đặc biệt giữa người biết (tức là đối tượng được phỏng vấn) và một người muốn biết (phóng viên) thông qua nghệ thuật đặc câu hỏi khéo léo và cách thức trả lời của đối tượng được phỏng vấn để làm nổi bật lên sự việc cần thể hiện.
Không chỉ thế, phỏng vấn cũng được dùng trong các thể loại khác như một phương thức hiệu quả để khai thác thông tin. Có thể nói rằng, phỏng vấn là một thể loại thông tấn mang trong mình những đặc tính riêng biệt, và một trong những phương thức tốt nhất để làm truyền thông giữa người với người trong xã hội.
1.3 Thể loại tiểu phẩm báo chí
Một biểu hiện của phong cách ngôn ngữ báo chí thể hiện trong thể loại báo chí chính luận nghệ thuật là thể loại tiểu phẩm báo chí - phản ánh các sự kiện thời sự bằng phương pháp biện luận, châm biếm hài hước nhằm phê phán cái xấu, cái tiêu cực cũng như những mặt hạn chế trong xã hội. Cùng với các thể loại báo chí khác, thể loại tiểu phẩm đã làm cho đời sống báo chí linh hoạt, uyển chuyển, thông tin đa dạng, và đặc biệt phù hợp với yêu cầu ngày cao của công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin thời đại ngày nay.
Tiểu phẩm khai sinh vào cuối thế kỷ XVII, là con đẻ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Có thể nói, với hình thức xuất hiện là các bài văn ngắn, có tính châm biếm, tiểu phẩm có sức công phá của một thứ vũ khí đặc biệt – vũ khí dư luận, tiểu phẩm là tiếng nói của giai cấp cách mạng, tiếng nói của khuynh hướng vận động tích cực hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấp, những thế lực cản trở bánh xe lịch sử..
Tiểu phẩm đã trở thành vũ khí chiến đấu được “ưa chuộng”. Các nhà hoạt động cách mạng từ Các Mac, Ph. Ăng ghen, V.I Lê Nin đến Goocki, Lỗ Tấn và Hồ Chí Minh, Ngô Tất T