Trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, ẩn
dụ tu từ đã góp phần tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng
ngôn từ. Phải kể tới sự đóng góp của nghệ sĩ dân gian trong ca dao - dân ca,
Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Xuân Diệu
hay Chế Lan trong thơ, đặc biệt là Tố Hữu.
Hơn nửa thế kỉ qua, thơ Tố Hữu trở thành một hiện tượng, một đối
tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu,
phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh
Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử,
các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình
Thi, Hoàng Trung Thông Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn, thơ Tố
Hữu có giá trị đặc sắc trong sự phát triển của nền văn học dân tộc.
123 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HUỆ YÊN
ẨN DỤ TU TỪ
TRONG THƠ TỐ HỮU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HUỆ YÊN
ẨN DỤ TU TỪ
TRONG THƠ TỐ HỮU
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng
THÁI NGUYÊN – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG LUẬN VĂN
5
1.1. Khái niệm về ẩn dụ 5
1.2. Các kiểu ẩn dụ 9
1.3. Đặc điểm của ẩn dụ tu từ 17
1.4. Một số nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu 23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU 29
2.1. Thống kê, phân loại về ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu 29
2.2. Tính chất của hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu 51
Chương 3: CHỨC NĂNG CỦA ẨN DỤ TRONG THƠ TỐ HỮU 60
3.1. Chức năng xây dựng hình tượng 60
3.2. Chức năng biểu cảm 69
3.3. Chức năng thẩm mỹ 75
3.4. Chức năng nhận thức 81
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện
đại, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Suốt
cuộc đời gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông đã thực sự
tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong lòng nhiều thế hệ độc
giả. Ông là người đã đem đến cho công chúng và cũng nhận được từ họ sự
đồng cảm, đồng điệu, đồng tình tuyệt diệu. Tố Hữu là hình ảnh tiêu biểu của
một kiểu nhà thơ mới - nhà thơ trữ tình chính trị. Con đường thơ của Tố Hữu
song hành cùng quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
1.2. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể
thiếu trong vốn văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng. Trong hơn nửa
thế kỉ qua, thơ Tố Hữu luôn có mặt trong chương trình sách giáo khoa Ngữ
văn ở các cấp học. Thơ ông đã "đốt lửa" và "truyền lửa" tới muôn triệu trái
tim bạn đọc. Đồng thời, thơ Tố Hữu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi trong nước cũng như nước ngoài.
Thơ Tố Hữu được nghiên cứu từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau. Tố Hữu
được đánh giá là "nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam hiện
đại" [26, tr. 407].
1.3. Thơ Tố Hữu "bắt rễ sâu và hấp thu sức mạnh trong nguồn mạch
dân tộc, thể hiện sự thống nhất cao độ giữa cách mạng và dân tộc trong hình
thức tươi đẹp của nghệ thuật. Ông tiếp thu được cả hai nguồn thơ ca dân gian
và bác học, đã kế tục sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc, thực hiện sự thống nhất
dân tộc - hiện đại trong nghệ thuật" [26, tr. 407]. Không cố công đi tìm hình
thức biểu hiện trong sự gọt giũa cầu kì hay những kỹ xảo thơ ca mà ông có ý
thức về sự kết hợp giữa dân tộc, truyền thống và hiện đại. Cái hiện đại trong
thơ ông được thể hiện nhuần nhuyễn trên nền truyền thống và dân tộc. Ông rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
dân tộc khi trở về với thơ ca dân gian, với thơ ca yêu nước. Ông quan tâm đến
hình ảnh, ngôn ngữ và nhạc điệu trong thơ.
1.4. Chọn đề tài "Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu", luận văn mong muốn
làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo trong thơ Tố Hữu, đồng thời góp phần nhìn
nhận và đánh giá đầy đủ hơn về những đóng góp của nhà thơ ở phương diện
nghệ thuật. Nghiên cứu "Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu" cũng để làm rõ những
giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của phương thức tu từ mà người
thi sĩ cách mạng này đã từng khai phá và sáng tạo.
1.5. Đã có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá,
nghiên cứu toàn diện hoặc nhiều khía cạnh nội dung, nghệ thuật của thơ Tố
Hữu: phong cách nghệ thuật, tính dân tộc, ngôn ngữ, nhạc điệu... Tuy vậy, ẩn
dụ tu từ trong thơ Tố Hữu cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách hệ
thống và đầy đủ. Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ cố gắng tập trung vào
hướng khảo sát còn để ngỏ này.
2. Lịch sử vấn đề
Trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, ẩn
dụ tu từ đã góp phần tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng
ngôn từ. Phải kể tới sự đóng góp của nghệ sĩ dân gian trong ca dao - dân ca,
Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Xuân Diệu
hay Chế Lan trong thơ, đặc biệt là Tố Hữu.
Hơn nửa thế kỉ qua, thơ Tố Hữu trở thành một hiện tượng, một đối
tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu,
phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh
Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử,
các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình
Thi, Hoàng Trung Thông…Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn, thơ Tố
Hữu có giá trị đặc sắc trong sự phát triển của nền văn học dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Ngoài những nghiên cứu ở góc độ phê bình văn học, thơ Tố Hữu được
nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thi
pháp thơ Tố Hữu, tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện, cách sử dụng ngôn
ngữ, xây dựng hình ảnh...
Trong "Phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu", Nguyễn Văn Hạnh
có viết "Đọc thơ anh thoáng qua dễ không thấy hết được những phát hiện mới
mẻ, độc đáo. Ít thấy kỹ thuật. Thậm chí có những cái quen thuộc, "chung
chung", gần "mòn", "cũ" (…). Nó có chỗ mạnh của nó. Đó cũng là một trong
những chỗ mạnh của văn học dân gian" [23, tr. 843].
Lê Đình Kỵ đã khẳng định tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu qua
cách sử dụng ẩn dụ trong thơ: "Tố Hữu cũng sử dụng rộng rãi lối ví von rất
quen thuộc của ca dao (…). Thông thường thì là ví von gián tiếp hơn, theo lối
mà ngày nay chúng ta gọi là ẩn dụ, nhưng ý vị và cấu trúc thì vẫn rất gần với
ca dao" [38, tr. 801].
Trong cuốn "Những thế giới nghệ thuật thơ", Trần Đình Sử có nhận
xét về thế giới ngôn từ trong thơ Tố Hữu: "Xét về ngôn từ thơ Tố Hữu là cả
một thế giới bùng cháy, tỏa sáng, nẩy nở tột cùng, dâng hiến tột độ (…). Hệ
thống hình ảnh ngôn từ ấy làm cho thơ Tố Hữu thực sự là tiếng thơ nóng bỏng,
sáng ngời, bay bổng, nhiệt huyết" [51, tr. 187]. Cũng trong bài viết này, tác giả
khẳng định "Ngôn từ thơ Tố Hữu mang tính chất hiện thực và cổ điển" [51, tr. 188].
Khảo sát ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu là hướng đi tiếp nối những
công trình đi trước nhằm tìm ra những nét mới mẻ và độc đáo trong thế giới
nghệ thuật của người nghệ sĩ cách mạng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập Thơ Tố Hữu (NXB Văn hóa - thông tin, HN - 2002) gồm các tập
thơ: Từ ấy (1946); Việt Bắc (1954); Gió lộng (1961); Ra trận (1962-1971);
Máu và Hoa (1977); Một tiếng đờn (1992); Ta với Ta (1999). Tất cả tập sách
gồm 7 tập thơ với 284 bài thơ.
Nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Thi pháp học thể loại: vận dụng thi pháp thể loại (thơ trữ tình)
4.2. Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng ẩn dụ tu từ được sử dụng
trong các tập thơ của Tố Hữu. Kết quả thống kê sẽ được phân loại phục vụ cho việc
nghiên cứu định lượng, miêu tả và bàn luận cụ thể về ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích đặc điểm từng kiểu
loại ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét, đánh giá
khái quát những nét độc đáo về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà thơ trong
việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật.
4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu: Luận văn so sánh cách sử dụng
ẩn dụ tu từ qua các tập thơ của Tố Hữu để làm nổi bật nét mới của các ẩn dụ
tu từ trong quá trình sáng tác của Tố Hữu.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về lý luận: Nghiên cứu ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu góp phần
làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ Tố Hữu nhằm khẳng
định tài năng "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng". Đồng thời, xác định giá trị
của phương tiện tu từ này trong sự phát triển của thơ ca đương đại.
5.2. Về thực tiễn: Từ việc khẳng định những đặc sắc của ẩn dụ tu từ
trong thơ Tố Hữu, thấy được những kinh nghiệm nghệ thuật của nhà thơ như
một truyền thống hòa nhập vào thơ ca đương đại. Nó còn góp phần thúc đẩy
việc tìm hiểu tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ.
6. Cấu trúc của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Những vấn đề liên quan đến nội dung luận văn.
Chương 2: Đặc điểm ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu.
Chương 3: Chức năng của ẩn dụ trong thơ Tố Hữu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN NỘI DUNG LUẬN VĂN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ẨN DỤ
1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu ẩn dụ
Vấn đề ẩn dụ luôn được đặt ra và nghiên cứu từ nhiều cấp độ khác
nhau của truyền thống học thuật riêng biệt như các học thuyết của triết học,
tâm lý học, phong cách học, ngôn ngữ học và gần đây là dụng học và ngôn
ngữ học tri nhận. Trong các công trình nghiên cứu thuộc về ngôn ngữ học
truyền thống, ẩn dụ thường chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trong phần từ vựng
học và tu từ học với qun điểm coi nó là một phương thức phát triển nghĩa mới
của từ (ẩn dụ từ vựng) hoặc là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ).
Lý thuyết về ẩn dụ có một lịch sử lâu dài và đầy sóng gió, bắt đầu từ
triết học thời Hi Lạp cổ đại với tên tuổi của triết gia Aristotle - một trong
những người thầy triết học. Ông đã xem ẩn dụ là hình thức trang trí trong
ngôn ngữ nghệ thuật và hùng biện bằng phương thức chuyển nghĩa từ giống
đến loài, từ loài sang giống hoặc dựa trên cơ sở tương tự.
Ở Trung Hoa cổ đại, trong các công trình nghiên cứu của các học giả,
ẩn dụ thể hiện qua khái niệm tỉ (chỉ cách ví von, bóng gió) và ẩn chứa trong
lời diễn khởi đầu của các bài dân ca sau này được ghi lại trong tác phẩm Kinh
Thi nổi tiếng.
Thời hiện đại, ẩn dụ cũng xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu
của các nhà ngôn ngữ trên thế giới như R. Jakobon, J.Cohen, P. Ricoeur,
Samuel Levin và sau này là G. Lakoff và Mark Tumer,... ở những góc độ
nghiên cứu khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý về ẩn dụ
của các nhà Việt ngữ học, các nhà nghiên cứu văn học. Đáng chú ý là các
công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn
Tu, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Tồn, …
1.1.2. Các quan niệm về ẩn dụ
1.1.2.1. Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của từ
Ẩn dụ là nét độc đáo của ngôn ngữ tự nhiên. Ẩn dụ được nghiên cứu
trong rất nhiều lĩnh vực theo những góc độ và những cách thức khác nhau.
Trên thế giới, người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về ẩn dụ là
Aristotle trong cuốn Thi học. Trong tác phẩm này, Aristotle đã nói rằng ẩn dụ
là sự áp dụng cho một sự vật nào đó một cái tên mà cái tên này vốn thuộc về
một sự vật khác hoặc là từ loại cho đến chủng hoặc từ chủng cho đến loại, từ
loại nhỏ sang loại nhỏ khác dựa vào sự đồng dạng. Aristotle đã phát biểu lý
thuyết về phép so sánh rút gọn, lý thuyết về bản chất so sánh rút gọn của ẩn
dụ. Theo đó, ẩn dụ được xem như một phần so sánh được rút gọn bằng cách
loại bỏ từ so sánh "như là", "là" v.v...Chẳng hạn, theo Aristotle, ẩn dụ người
là chó sói là một phép rút gọn từ một phép so sánh người giống như là một
con chó sói (so sánh trong tiếng Việt: mặt hoa là rút gọn từ phép so sánh: Mặt
(người) tươi như hoa).
Trong các sách nghiên cứu ẩn dụ trong và ngoài nước, cho đến nay, ẩn
dụ thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm
giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau. Theo A.A.Refor-matxkij thì
"ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là "sự chuyển đổi", là trường hợp chuyển nghĩa
điển hình nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự
vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động v.v..." [Dẫn theo 59, tr. 1]. Theo
Ju. X. Xtepanov thì "Bản thân từ Meta phora từ tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là
"sự chuyển nghĩa" và " khi một từ, tuy vẫn còn liên hệ với biểu vật mới, thì
hiện tượng ngôn ngữ đó là ẩn dụ" [Dẫn theo 60, tr. 1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Các nhà ngôn ngữ học trong nước cũng có quan điểm tương tự. Nguyễn
Văn Tu cho rằng:
Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên gọi của một sự vật
khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó
chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, theo tưởng
tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật
mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián
tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các vật khác nhau [63, tr. 159].
Đỗ Hữu Châu cũng quan niệm: "Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện
tượng này bằng tên gọi của một sự vật hiện tượng khác, giữa chúng có mối
quan hệ tương đồng". [7, tr. 54]. Sau này, trong công trình Từ vựng - ngữ
nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu giải thích một cách cụ thể hơn: "Cho A là một
hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X
(tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức
lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào
đó giống nhau" [8, tr. 145].
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: "Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự
giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau" [21, tr. 162].
Đào Thản đã giải thích khá rõ ràng, cụ thể khái niệm ẩn dụ trong mối
quan hệ với sự so sánh: "Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống
nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chức năng của hai đối
tượng. Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và
phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh" [53, tr. 143].
Theo quan điểm của Nguyễn Đức Tồn thì bản chất của ẩn dụ là: "phép
thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này
sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa
chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng" [61, tr. 8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Lần đầu tiên, trong sự phân tích ẩn dụ trong quan hệ với so sánh,
Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra một cách cụ thể, rõ ràng cái mà lâu nay người ta
vẫn nói ẩn dụ là so sánh ngầm. Và thực chất "về lôgic, chỉ có sự đồng nhất
hoặc tương đồng hoàn toàn giữa các sự vật thì mới cho phép có thể dùng cái
này để thay thế cái kia được (cũng giống như nguyên tắc thay thế phụ tùng,
máy móc trong khoa học kỹ thuật" [60, tr. 5].
1.1.2.2. Ẩn dụ là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ)
Cù Đình Tú cho rằng: "Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên
gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở mối
quan hệ liên tưởng về nét tươnghs hiểu của đồng giữa hai đối tượng" [65, tr. 179].
Đinh Trọng Lạc quan niệm:
Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa
trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc
tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) A
được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động tính
chất) B có tên gọi được dùng chuyển sang cho A [34, tr. 52].
Theo Nguyễn Thái Hòa: "Phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa
của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét
nghĩa tương đồng" [36, tr. 194].
Hữu Đạt cũng quan niệm:
Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận
văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng
để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật,
hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Như vậy, thực chất của phép ẩn
dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên
cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc[13, tr. 302].
Theo Nguyễn Đức Tồn, ẩn dụ tu từ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi
cảm, gợi hình và giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt. Cho nên có thể
gọi nó là ẩn dụ lâm thời hay ẩn dụ tu từ. (…) Ẩn dụ lâm thời hay ẩn
dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng, do vậy mới có khả năng cùng chỉ
một đối tượng nhưng mỗi người lại có thể có cách diễn đạt bằng
hình ảnh ẩn dụ khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau [61, tr. 4].
Như vậy, qua những cách hiểu và định nghĩa nêu trên, có thể thấy
rằng, trong Việt ngữ học, ẩn dụ ẩn dụ được xem xét theo hai góc độ. Thứ
nhất, ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của đơn vị
từ vựng dựa vào mối tương đồng giữa sự vật - đối tượng. Theo góc độ này, ẩn
dụ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Thứ hai, ẩn dụ là một biện pháp
tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người. Ở góc
độ này, ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học, được coi là biện
pháp tu từ (ẩn dụ tu từ). Với tư cách là biện pháp tu từ, ẩn dụ tu từ được khảo
sát trong những ngữ cảnh cụ thể, gắn liền với văn bản. Nếu tách khỏi văn
cảnh thì giá trị ngữ nghĩa của nó sẽ không còn tồn tại.
1.2. CÁC KIỂU ẨN DỤ
1.2.1. Quan niệm của Đỗ Hữu Châu
Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ có các kiểu sau đây:
+ Ẩn dụ hình thức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức
giữa các sự vật. Ví dụ, những ẩn dụ trong các từ chân trong chân bàn, chân
núi, chân tường, từ mũi trong mũi thuyền, mũi đất, mũi dao; từ cánh trong
cánh buồm, cánh đồng, cánh quạt...là những ẩn dụ chỉ hình thức.
+ Ẩn dụ chỉ cách thức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách
thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng.Ví dụ, nắm tư tưởng, cắt hộ
khẩu chỉ rõ cách thức nhận thức tư tưởng, cách thức chuyển hộ khẩu cũng
giống như cách chúng ta cắt, nắm một sự vật vật lí cụ thể nào đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
+ Ẩn dụ chức năng là những ẩn dụ dựa dựa vào sự giống nhau về chức
năng giữa các sự vật. Ví dụ, các ẩn dụ chức năng như chốt trong giữ chốt, cửa
trong cửa sông, cửa rừng.
+ Ẩn dụ kết quả là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động
của các sự vật đối với con người.Ví dụ, ấn tượng nặng nề là muốn nói tới tác
động của ấn tượng đối với lí trí, tình cảm của chúng ta cũng giống như một
vật nào đó có trọng lượng lớn mà chúng ta phải mang, phải gánh, làm chúng
ta cử động khó khăn, đi đứng chậm chạp, không nhẹ nhàng, thanh thoát.
Trong những ẩn dụ kết quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt,
đó là những ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để
gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những "cảm giác"của trí
tuệ, tình cảm. Ví dụ, chua, ngọt, mặn, cay, chát... là những cảm giác vị giác
được dùng để gọi các cảm giác thính giác nói chua loét, lời nói ngọt ngào,
nói cay quá...
Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải
bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều ẩn dụ không chỉ một mà
thường là một số nét nghĩa cùng tác động. Ví dụ, trong những từ như: mũi,
chân cả hai nét nghĩa hình dáng và vị trí phối hợp với nhau tạo nên các nét
nghĩa ẩn dụ của chúng (trong chân bàn thì có nét nghĩa hình dáng nhưng
trong chân núi thì chủ yếu là nét nghĩa vị trí).
1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp
Theo Nguyễn Thiện Giáp, ẩn dụ có các kiểu sau:
+ Ẩn dụ hình thức. Ví dụ, Bướm, loài côn trùng có cánh bay. Cái mắc
áo có hình con bướm cũng được gọi là bướm. Mũi là bộ phận có đặc điểm
nhọn, nhô ra. Phần đất nhô ra cũng được gọi là mũi đất.
+ Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng
khác. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
(Vũ Đình Liên)
+ Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất