Với vô sốcông trình nghiên cứu, phát minh, thành tựu trong lĩnh vực khoa học
ứng dụng, công nghệsinh học ngày càng khẳng định vai trò khoa học mũi nhọn
của mình từnhững năm đầu thếkỷXX đến nay. Và công nghệenzyme - một
nhánh không phải là nhỏbé và đơn giản của cây đại thụcông nghệsinh học - cũng
vì thếmà phát triển rực rỡ. Enzyme được biết đến nhưmột chất xúc tác sinh học
nổi trội bởi khảnăng thúc đẩy vận tốc phản ứng của chúng.
Là một trong ba loại enzyme protease thu nhận từnguồn gốc thực vật (enzyme tinh
chếtừthực vật chỉchiếm khoảng 4% tổng sốenzyme thu nhận từvi sinh vật, động
vật và thực vật) - papain được nhiều người biết đến bởi khảnăng thủy phân cơchất
protein mạnh mẽvà sâu sắc từnhững bài thuốc sửdụng trong dân gian đến những
công trình nghiên cứu đồsộvới các chếphẩm tinh khiết hay bán tinh khiết trích ly
từnhựa trái đu đủxanh. Vì thế, việc papain được ứng dụng rộng rãi trong thực
phẩm và cảlĩnh vực phi thực phẩm nhưy học, công nghiệp thuộc da, công nghệ
xửlý chất thải, cũng không phải là một điều khó hiểu.
Đu đủlà loại cây ăn quảcó nhiều giá trịdinh dưỡng và tác dụng trịliệu. Đối với
nước ta, đu đủkhông phải là nguồn nguyên liệu khan hiếm nhưng lại chưa được
tận dụng tốt đểthu hiệu quảkinh tếcao, phần lớn là sửdụng dạng tươi sống. Vì
vậy, tại sao chúng ta lại không dựa vào thếmạnh ấy mà phát triển chếphẩm
enzyme papain có giá trịthương mại cao?
Tuy nhiên, giống nhưmột sốenzyme khác, hoạt tính xúc tác của papain cũng chịu
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tốcảmôi trường ngoài và nội tại, trong đó nhiệt độvà
pH là hai nhân tố được quan tâm nhiều nhất trong quá trình tinh chếcũng nhưsử
dụng papain trong các lĩnh vực khác nhau. Khảo sát các ảnh hưởng của pH và
nhiệt độlên hoạt tính xúc tác của papain là việc làm cần thiết, tạo cơsởcho việc
ứng dụng papain một cách hợp lý và hiệu quảnhất.
53 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3510 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của ph và nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của enzyme papain trong đu đủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
LÊ TH ANH TH
ẢNH HƯỞNG CỦA pH VÀ NHIỆT ĐỘ
LÊN HOẠT TÍNH XÚC TÁC
CỦA ENZYME PAPAIN TRONG ĐU ĐỦ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
NGUYN TH THU THY
NĂM 2008
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị
Thu Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cũng như truyền
đạt những kiến thức chuyên môn sâu sắc, bổ ích để em có thể hoàn thành tốt đề tài
luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm đã
tận tụy giảng dạy và truyền thụ những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập.
Em chân thành cảm ơn quý thầy cô của bộ môn Sinh Lý- Sinh Hóa và phòng thực
tập Sinh Hóa đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ trang thiết bị cho em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cố vấn học tập Nguyễn Hữu Lộc và tập thể
các bạn lớp Công Nghệ Thực Phẩm K29 đã giúp đỡ và động viên em trong suốt
khóa học qua cũng như thời gian thực hiện đề tài.
Cần Thơ, ngày …tháng…năm 2008
Sinh viên thực hiện
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang iii
TÓM LƯỢC
Với nền nông nghiệp phát triển lâu đời và phong phú như nước ta, có thể nói việc
cung ứng các loại nguyên liệu trái cây không phải là khan hiếm về cả số lượng
cũng như chất lượng; và đu đủ là loại cây ăn quả khá phổ biến, thân thuộc với
người dân trên khắp đất nước. Tuy nhiên, đu đủ chỉ chủ yếu được sử dụng cho tươi
sống nên giá trị kinh tế vẫn chưa cao vì thời gian bảo quản tương đối ngắn. Sự ra
đời chế phẩm enzyme papain bán tinh khiết và tinh khiết (một loại protease) thu
nhận từ nhựa đu đủ xanh được xem như một phương pháp tích cực nhằm thúc đẩy
giá trị của cây đu đủ vốn lâu đời này. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành khảo sát khả
năng trích ly enzyme từ nhựa đu đủ xanh và yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, pH) ảnh
hưởng đến hoạt tính xúc tác phản ứng thủy phân protein (casein) của papain trong
khoảng nhiệt độ từ 30oC - 60oC, pH = 5,5 - 8,0. Từ đó có thể tìm ra được quy luật
và nhiệt độ, pH thích hợp để enzyme thể hiện hoạt tính cao nhất.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, có khả năng trích ly và tinh chế chế phẩm enzyme
papain bán tinh khiết từ nhựa đu đủ xanh ở dạng bột mịn, trắng có độ ẩm thấp và
bảo quản lạnh đông (-20 oC ) trong quá trình sử dụng.
Có sự tương tác qua lại giữa nhiệt độ và pH môi trường lên hoạt tính xúc tác của
enzyme papain.
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang iv
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................i
DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................. vii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................1
1.1 Giới thiệu chung ......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................2
2.1 Giới thiệu về cây đu đủ ..........................................................................................2
2.2 Giới thiệu về papain trong đu đủ...........................................................................3
2.2.1 Cấu tạo và hoạt tính............................................................................................3
2.2.2 Cơ chế hoạt hóa và kìm hãm...............................................................................5
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng .........................................................................................6
2.3 Giới thiệu về phản ứng thủy phân của papain .....................................................8
2.4 Giới thiệu về cơ chất casein ...................................................................................9
2.5 Phương pháp xác định hoạt tính papain (phương pháp Kunitz)......................11
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...12
3.1 Phương tiện nghiên cứu........................................................................................12
3.1.1 Địa điểm, thời gian thực hiện ...........................................................................12
3.1.2 Nguyên liệu .......................................................................................................12
3.1.3 Hóa chất thí nghiệm..........................................................................................12
3.1.4 Thiết bị thí nghiệm ............................................................................................12
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................12
3.2.1 Phương pháp trích ly papain từ nhựa đu đủ.....................................................12
3.2.2 Phương pháp tinh chế papain bằng cồn ...........................................................13
3.2.3 Phương pháp chuẩn bị casein 1% ....................................................................14
3.3 Bố trí thí nghiệm....................................................................................................15
3.3.1 Thí nghiệm trích ly papain và tinh chế papain .................................................15
3.3.2 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đến hoạt tính của papain...15
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang v
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................17
4.1 Trích ly và tinh chế papain...................................................................................17
4.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của pH và nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của chế
phẩm enzyme papain bán tinh khiết..........................................................................18
4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của chế phẩm enzyme papain bán
tinh khiết.....................................................................................................................18
4.2.2 Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính xúc tác của chế phẩm enzyme papain bán tinh
khiết ..........................................................................................................................20
4.2.3 Ảnh hưởng tương tác của pH và nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của chế phẩm
enzyme papain bán tinh khiết.....................................................................................23
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................26
5.1 Kết luận .................................................................................................................26
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................27
PHỤ LỤC 1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH..............................................v
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................ viii
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
1 Cây đu đủ thu lấy nhựa .................................................................................... 2
2 Cấu trúc không gian của papain....................................................................... 4
3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của papain........................................... 7
4 Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính của enzyme .................................................. 7
5 Quy trình trích ly và tinh chế papain bán tinh khiết....................................... 14
6 Quy trình chuẩn bị dung dịch casein.............................................................. 14
7 Chế phẩm enzyme papain bán tinh khiết........................................................ 18
8 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hoạt tính xúc tác của chế phẩm enzyme papain
bán tinh khiết trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau................................... 21
9 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hoạt tính xúc tác của chế phẩm enzyme papain bán
tinh khiết trong các điều kiện pH khác nhau.................................................. 23
10 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hoạt tính xúc tác của chế phẩm enzyme papain
bán tinh khiết ở điều kiện pH 5,5 và 8,0 ........................................................ 24
11 Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng tương tác của nhiệt độ xử lý và pH lên hoạt tính
của chế phẩm enzyme papain bán tinh khiết trong nhựa đu đủ ..................... 26
12 Quy trình thí nghiệm xác định hoạt tính của papain ........................................ vi
13 Đường chuẩn Tyrosine .................................................................................... vii
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
1 Thành phần dinh dưỡng của đu đủ có trong 304 g nguyên liệu....................... 3
2 Thành phần acid amin trong papain................................................................. 4
3 Thành phần các acid amin có trong casein .................................................... 10
4 Sự thay đổi hoạt tính của enzyme (Tu/mg) theo nhiệt độ .............................. 20
5 Sự thay đổi hoạt tính của enzyme (Tu/mg) theo nhiệt độ ứng với từng pH... 20
6 Sự thay đổi hoạt tính của enzyme (Tu/mg) theo pH ...................................... 22
7 Sự thay đổi hoạt tính của enzyme (Tu/mg) theo pH ứng với từng nhiệt độ... 22
8 Hoạt tính enzyme (Tu/mg) ở các mẫu xử lý nhiệt độ và pH khác nhau ....... 25
9 Kết quả thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý và pH môi
trường lên hoạt tính xúc tác của chế phẩm enzyme papain .......................... viii
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang 1
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung
Với vô số công trình nghiên cứu, phát minh, thành tựu trong lĩnh vực khoa học
ứng dụng, công nghệ sinh học ngày càng khẳng định vai trò khoa học mũi nhọn
của mình từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay. Và công nghệ enzyme - một
nhánh không phải là nhỏ bé và đơn giản của cây đại thụ công nghệ sinh học - cũng
vì thế mà phát triển rực rỡ. Enzyme được biết đến như một chất xúc tác sinh học
nổi trội bởi khả năng thúc đẩy vận tốc phản ứng của chúng.
Là một trong ba loại enzyme protease thu nhận từ nguồn gốc thực vật (enzyme tinh
chế từ thực vật chỉ chiếm khoảng 4% tổng số enzyme thu nhận từ vi sinh vật, động
vật và thực vật) - papain được nhiều người biết đến bởi khả năng thủy phân cơ chất
protein mạnh mẽ và sâu sắc từ những bài thuốc sử dụng trong dân gian đến những
công trình nghiên cứu đồ sộ với các chế phẩm tinh khiết hay bán tinh khiết trích ly
từ nhựa trái đu đủ xanh. Vì thế, việc papain được ứng dụng rộng rãi trong thực
phẩm và cả lĩnh vực phi thực phẩm như y học, công nghiệp thuộc da, công nghệ
xử lý chất thải,…cũng không phải là một điều khó hiểu.
Đu đủ là loại cây ăn quả có nhiều giá trị dinh dưỡng và tác dụng trị liệu. Đối với
nước ta, đu đủ không phải là nguồn nguyên liệu khan hiếm nhưng lại chưa được
tận dụng tốt để thu hiệu quả kinh tế cao, phần lớn là sử dụng dạng tươi sống. Vì
vậy, tại sao chúng ta lại không dựa vào thế mạnh ấy mà phát triển chế phẩm
enzyme papain có giá trị thương mại cao?
Tuy nhiên, giống như một số enzyme khác, hoạt tính xúc tác của papain cũng chịu
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố cả môi trường ngoài và nội tại, trong đó nhiệt độ và
pH là hai nhân tố được quan tâm nhiều nhất trong quá trình tinh chế cũng như sử
dụng papain trong các lĩnh vực khác nhau. Khảo sát các ảnh hưởng của pH và
nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của papain là việc làm cần thiết, tạo cơ sở cho việc
ứng dụng papain một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trích ly và tinh chế papain bán tinh khiết từ nhựa đu đủ xanh cũng như khảo sát
những tác động, ảnh hưởng của pH và nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của papain đối
với cơ chất casein. Từ đó, hiểu được quy luật biến thiên về hoạt tính của papain
theo sự thay đổi của pH và nhiệt độ, nhằm ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm
và phi thực phẩm khác.
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây đu đủ
Họ đu đủ (danh pháp khoa học: Caricaceae, đồng
nghĩa: Papayaceae) là một họ thực vật có hoa thuộc
bộ Cải (Brassicales), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt
đới Trung, Nam Mỹ và châu Phi, là một trong những
loài Caricaceae được trồng phổ biến ở vùng nhiệt
đới, bán nhiệt đới. Chúng là các loài cây bụi hay cây
gỗ nhỏ thân xốp và mập, thường xanh, tuổi thọ thấp,
cao tới 5-10m và không có cành, nhiều loài có quả ăn
được. Cụm hoa mọc ở nách lá, kiểu xim hoa. Lá hình
chân vịt hay xẻ thùy, mọc so le. Lá và quả xanh chứa
nhựa mủ màu trắng. Quả mọng, lớn. Hạt có nội nhũ
nhiều dầu. Gần đây đu đủ được trồng nhiều chủ yếu
để lấy nhựa nhằm tinh chế enzyme papain có giá trị
thương mại cao hơn đu đủ tiêu thụ dạng tươi. Đu đủ
được xem là thực phẩm rất giàu vitamin C, A, E, K,
các hợp chất folate và muối.
Ở Việt Nam, đu đủ được biết đến rất lâu bởi các tác dụng của nó trong việc chữa
trị những bệnh thông thường như về đường tiêu hóa, chăm sóc sắc đẹp, đau lưng,
viêm dạ dày mãn tính, ho do phế hư, tỳ vị hư nhược, chữa gai cột sống,… rất tốt.
Ngoài ra, đu đủ là thực phẩm chứa nhiều carotenoids, chất này có khả năng chống
oxy hóa mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư,
tăng sức đề kháng cho cơ thể nói chung và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng,
giúp da tươi nhuận.
Trong y học cổ truyền Nam Mỹ, đu đủ được đánh giá có hiệu lực trị bệnh tiểu
đường, hen suyễn và chống ký sinh trùng đường ruột và điều trị hiệu quả bệnh ho
lao nếu dùng đều đặn trong thời gian dài.
(Nguồn: - 25k)
Đu đủ là cây trồng quen thuộc và được trồng khắp nơi ở Việt Nam nhưng do chủ
yếu được tiêu thụ dạng tuơi sống như thực phẩm hằng ngày nên giá trị kinh tế rất
thấp, trái cây thu hoạch lúc chín nên thời gian sử dụng và bảo quản không cao. Tuy
nhiên, gần đây một số vùng thuộc miền Trung như Đắc Lắc được sự hỗ trợ của
chương trình hợp tác với vương quốc Bỉ, trồng đu đủ để thu enzyme papain nên có
bước phát triển khá cao, tạo thu nhập cho người dân và nguồn papain dồi dào cho
sinh học ứng dụng.
Hình 1: Cây đu đủ thu lấy nhựa
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang 3
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của đu đủ có trong 304 g nguyên liệu
(Nguồn:
2.2 Giới thiệu về papain trong đu đủ
2.2.1 Cấu tạo và hoạt tính
i Cấu tạo
Nhựa đu đủ xanh là một hỗn hợp gồm nhiều protease như: papain, chymopapain A
(gốc amino acid cuối là glutamic acid), chymopapain B (gốc amino acid cuối là
tyrosine), proteinase III, proteinase IV, thiolprotease, trong đó papain là protease
có hàm lượng cao nhất, khoảng 95% tổng hàm lượng protease có trong nhựa và có
ý nghĩa quan trọng nhất.
Có thể nói, tùy theo từng phương pháp phân tích mà số lượng acid amin có được
trong phân tử papain có thể khác nhau. Nếu theo nghiên cứu của Hill và Smith,
papain được cấu tạo từ 185 acid amin thì khi phân tích bằng tia X hiện đại hơn,
papain lại chứa đến 212 acid amin, được ổn định bởi 3 cầu nối disufua hình thành
từ 6 gốc cystein ở vị trí 22-63, 56-95, 153-200, ba cầu nối này không có chức năng
sinh học mà chỉ tăng tính chất bền vững của cấu trúc phân tử và một nhóm -SH tự
do ở vị trí 25, trọng lượng phân tử khoảng 23406 Da. Nó có bộ ba xúc tác tạo
thành bởi ba acid amin: cystein-25, histidine-159, asparagine-158.
Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng Đơn vị
Nước
Năng lượng
Cacbohydrat
Xơ
Tro
Calcium
Magie
Postassium
Sodium
Vitamin C
Folate
Vitamin A
Vitamin E
Vitamin K
270,043
118,56
29,822
5,472
1,854
72,960
30,4
781,28
9,12
187,872
115,52
863,36
3,405
7,0
g
kcal
g
g
g
mg
mg
mg
mg
mg
mcg
IU
mg
mg
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang 4
Theo tác giả Nguyễn Đức Lượng, thành phần acid amin trong papain đu đủ như
sau:
Bảng 2: Thành phần acid amin trong papain
Amino acid Số lượng
Alanine 13
Arginine 10
Aspartic acid 17
Haft – cystine 6
Glutamic acid 17
Glycine 23
Histidine 2
Isoleucine 10
Leucine 10
Lycine 9
Phenylalanine 4
Proline 9
Serine 11
Threonine 7
Tryptophan 5
Tyrosine 17
Valine 15
Methionine 0
(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2004)
Cấu trúc không gian của phân tử papain có dạng cầu
với kích thước: 26 x 48 x 36 A0, mạch chính bị gấp
lại thành hai phần riêng biệt bởi một khe. Trung tâm
hoạt động chính nằm trên khe này, nhóm sulfhydryl
hoạt động của cystein 25 nằm bên trái khe và nhóm
histidine 159 nằm bên phải khe.
Tâm hoạt động của papain gồm có nhóm -SH của
cystein 25 và nitrogen bậc 3 của histidine 159. Bên
cạnh đó nhóm imidazole của His 159 cũng liên kết
với Asp 175 bởi liên kết hydrogen. Vùng tâm
hoạt động của papain chứa mạch polypeptide với
các acid amin là:
Lys-Asp-Glu-Gly-Ser-Cys-Gly-Ser-Cys
(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2004)
Hình 2: Cấu trúc không gian của papain
Luận văn Tốt nghiệp K29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trang 5
ii Hoạt tính
Khoảng pH thích hợp để papain hoạt động là 6,0 - 8,0. Nhiệt độ thích hợp để hoạt
động tùy vào từng cơ chất khác nhau và có thể duy trì hoạt tính đến 600C. Một
điều cần lưu ý là khoảng pH và nhiệt độ tối thích của papain sẽ không cố định mà
thay đổi tùy vào nguồn thu nhận, cơ chất phản ứng, cách thức trích ly và tinh chế
papain; ứng với mỗi nguồn nguyên liệu và phương pháp tinh chế mà ta sẽ thu được
các chế phẩm enzyme có khoảng pH, nhiệt độ hoạt động thích hợp khác nhau.
Papain thủy phân protein, đóng vai trò vừa là một endopeptidase vừa là một
exopeptidase. Các endopeptidase thủy phân protein chủ yếu thành peptide.
R R R R
(-NH-CH-CO-NH-CH-CO-)n +(HOH) (-NH-CH-COOH-)i +(H2N-CH-CO-)k
Trong đó: i + k = n
Các exopeptidase thủy phân peptide chủ yếu thành acid amin
R R R R
(-NH-CH-CO-NH-CH-CO-)n +(HOH) n’H2N-CH-COOH +(H2N-CH-CO-)k’
Trong đó: n’ + k’ = n
So với các protease có nguồn gốc từ động vật hoặc vi sinh vật khác, papain có khả
năng thuỷ phân sâu hơn, vì vậy nó được dùng để thủy phân tiếp các liên kết
peptide còn lại sau khi đã thủy phân bằng trypsin hay chymotrypsin. Khả năng
thủy phân cơ chất của papain còn phụ thuộc vào trạng thái của cơ chất, tức là có
biến tính hay không. Nếu cơ chất bị biến tính thì papain có khả năng thủy phân sâu
hơn.
(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2004)