Đời sống văn học mỗi thời đại có những dấu ấn của nó đối với tiến trình
chung của văn học mỗi dân tộc. Văn học Việt Nam thếkỉXX đã được tổng
kết nhưng nó không liền một mạch trong bối cảnh tiếp xúc nhưvăn học thời
trung đại. Trong toàn tiến trình của văn học Việt ởthời hiện đại, văn học giai
đoạn 1945 – 1975 diễn tiến trong điều kiện bất thường (chiến tranh giải phóng
dân tộc), lực lượng văn hóa được tiếp xúc cũng khác (văn hóa “phe” xã hội
chủnghĩa). Hoàn cảnh này khác với thời phong kiến và cũng khác cảvới ngót
năm mươi năm đầu thếkỉXX. Ởcác mốc thời gian đã nêu, văn học Việt chấp
nhận sựphụthuộc vào bên ngoài, đến thời kì mới này, chúng ta lại chủ động
tiếp nhận luồng gió mới đến từCách mạng xã hội chủnghĩa Tháng Mười
Nga: văn hóa, văn học hiện thực xã hội chủnghĩa.
Trong phạm vi và nhiệm vụ đặt ra cho mình, văn học hiện thực xã hội
chủnghĩa đã đi đến cùng những tín điều của nó. Vì thếmà nó không tránh
khỏi những vết đổ, những khiếmkhuyết. Thực ra thì mỗi thời kì văn học,
cùng với thế ưu trội của nó, người ta luôn phát hiện thấy những mặt chưa
được, đó nhưlà một quy luật trong đời sống văn học. Văn học giai đoạn 1945
– 1975 của ta cũng thế. Vấn đềnày Trần Ngọc Vượng đã từng đềcập: “Nền
văn học của chúng ta, ởmột ý nghĩa nào đó, được đẩy tới từphía sau, từ
quán tính lịch sử, với cảnhững đặc trưng, nét độc đáo, và cảbởi những
phương diện yếu kém và hạn chếcủa nó” [83, tr.46-47]. Đánh giá một giai
đoạn văn học phải có tiêu chí, chúng tôi đồng tình với các tiêu chí mà Nguyễn
Văn Long đã đềnghịtrong cuốn sách Văn học Việt Nam trong thời đại mới:
- Tác dụng của văn học với thời đại, nói khác đi, là sự đáp ứng của văn
học đối với những đòi hỏi bức thiết của thời đại.
91 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng "con người mới" trong văn xuôi Việt Nam 1945 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________
Đỗ Thị Thùy Dương
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu
Đời sống văn học mỗi thời đại có những dấu ấn của nó đối với tiến trình
chung của văn học mỗi dân tộc. Văn học Việt Nam thế kỉ XX đã được tổng
kết nhưng nó không liền một mạch trong bối cảnh tiếp xúc như văn học thời
trung đại. Trong toàn tiến trình của văn học Việt ở thời hiện đại, văn học giai
đoạn 1945 – 1975 diễn tiến trong điều kiện bất thường (chiến tranh giải phóng
dân tộc), lực lượng văn hóa được tiếp xúc cũng khác (văn hóa “phe” xã hội
chủ nghĩa). Hoàn cảnh này khác với thời phong kiến và cũng khác cả với ngót
năm mươi năm đầu thế kỉ XX. Ở các mốc thời gian đã nêu, văn học Việt chấp
nhận sự phụ thuộc vào bên ngoài, đến thời kì mới này, chúng ta lại chủ động
tiếp nhận luồng gió mới đến từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga: văn hóa, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Trong phạm vi và nhiệm vụ đặt ra cho mình, văn học hiện thực xã hội
chủ nghĩa đã đi đến cùng những tín điều của nó. Vì thế mà nó không tránh
khỏi những vết đổ, những khiếm khuyết. Thực ra thì mỗi thời kì văn học,
cùng với thế ưu trội của nó, người ta luôn phát hiện thấy những mặt chưa
được, đó như là một quy luật trong đời sống văn học. Văn học giai đoạn 1945
– 1975 của ta cũng thế. Vấn đề này Trần Ngọc Vượng đã từng đề cập: “Nền
văn học của chúng ta, ở một ý nghĩa nào đó, được đẩy tới từ phía sau, từ
quán tính lịch sử, với cả những đặc trưng, nét độc đáo, và cả bởi những
phương diện yếu kém và hạn chế của nó” [83, tr.46-47]. Đánh giá một giai
đoạn văn học phải có tiêu chí, chúng tôi đồng tình với các tiêu chí mà Nguyễn
Văn Long đã đề nghị trong cuốn sách Văn học Việt Nam trong thời đại mới:
- Tác dụng của văn học với thời đại, nói khác đi, là sự đáp ứng của văn
học đối với những đòi hỏi bức thiết của thời đại.
- Giá trị mà văn học mang đến cho con người ở mọi thời đại, nói cách
khác, là tính nhân loại phổ quát của nó.
- Vai trò của văn học trong tiến trình chung, nghĩa là nó có kế thừa
truyền thống văn học dân tộc, văn học nhân loại để tạo nên chỗ đứng cho
mình một mặt vẫn thúc đẩy văn học đi lên hay không?
Cho đến nay, khi đã ở một thế kỉ mới, giới nghiên cứu văn học cũng đã
giải quyết được vấn đề đánh giá văn học cách mạng Việt Nam trong hai cuộc
chiến lớn ở thế kỉ XX dựa trên những tiêu chí trên, đặc biệt là trong điều kiện
từ sau quá trình Đổi mới văn học (Đại hội VI của Đảng – 1986). Rất nhiều
công trình có giá trị góp tiếng nói tích cực cho việc nhìn nhận những bước đi
của văn học dân tộc.
Tuy nhiên, đánh giá thành tựu của một giai đoạn văn học còn xem xét
đến đóng góp của các thể loại văn học, trên chân dung tinh thần của nó, chân
dung đó không gì khác là hình ảnh con người trên các trang viết. Theo chúng
tôi, con người mới trong văn học cách mạng Việt Nam và văn học Xô-viết có
những điểm riêng biệt cần được ghi nhận lại, nhất là nhìn từ giác độ của
người tiếp cận văn học trong thời bình và dưới góc độ văn hóa. Với tư cách là
một chân dung văn học, con người mới cần được đánh giá như chúng ta đã
từng đánh giá các nhân vật của văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán
giai đoạn trước 1945. Do vậy, tiến hành khảo sát đề tài Ảnh hưởng của văn
học Xô viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong văn
xuôi Việt Nam 1945 – 1975 chúng tôi cũng không nằm ngoài mục đích nhận
chân giá trị của một hình tượng văn học. Có thể người tiếp nhận văn học hôm
nay vẫn còn đánh giá hình tượng bằng việc nhận định những mặt còn tồn tại
của nó nhưng với chúng tôi “con người mới” là một chân dung văn học, nó
cũng có vai trò nhất định đối với việc giúp con người khám phá bản thân,
khám phá cuộc sống, nhất là khi chúng ta đã ở một thời điểm khác của lịch sử
nhân loại.
Vấn đề được mang ra bàn bạc của chúng tôi lại không phải là nhân vật
trong tất cả các thể loại văn học mà chỉ ở phạm vi của văn xuôi. Với chúng
tôi, con người trong văn xuôi cách mạng phong phú hơn, đa diện hơn so với
con người trong thơ ca (mặc dù vẫn phải thừa nhận hai thể loại này có công
không nhỏ đối với quá trình vận động của văn học dân tộc và lịch sử dân tộc).
Với tư cách là một trong những thể loại “chủ lực” của văn học cách mạng dân
tộc ta, văn xuôi khoảng 30 năm đấu tranh chống ngoại xâm đã để lại những
hình tượng đẹp mà ở thời bình này chúng ta cần khám phá lại, cần đúc rút
những kinh nghiệm quý báu (mà trong giới hạn của những cuộc chiến kéo dài
văn học dân tộc không tránh khỏi những vấp váp) cho bước đi tiếp theo, đầy
hứa hẹn hơn của văn chương nước nhà. Trong bối cảnh đã có, ảnh hưởng của
văn học các nước xã hội chủ nghĩa đối với văn chương Việt một thời là không
nhỏ, mà trực tiếp và sâu sắc không thể nào không kể đến văn học Xô-viết.
Do đó, chúng tôi mong muốn qua những điều được bàn bạc, đánh giá
của đề tài, sẽ một lần nữa bình giá một cách khách quan một hình tượng văn
học, đối sánh với thế giới nhân vật của các giai đoạn trước và sau nó để nhận
thấy vị trí, vai trò của nó.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu đã xác định như trên, hai đối tượng được chúng tôi khảo
sát là những tác phẩm văn xuôi Việt Nam 1945 – 1975 và tác phẩm văn xuôi
Xô-viết có cùng cảm hứng, cùng hình tượng.
Văn học Xô-viết, bộ phận văn học ra đời sau cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước Nga – Xô-viết 1917 là một bộ phận trong toàn bộ tiến trình văn
học Nga thế kỉ XX. Có thể ngày nay, khi đã có điều kiện tìm hiểu đầy đủ hơn,
người tiếp cận văn học cho rằng nó chỉ có những giá trị cấp thời, so với bộ
phận văn học Nga lưu vong, bộ phận văn học Nga bị cấm đoán dưới thời nhà
nước Xô-viết nhưng gạt bỏ nó, phủ nhận nó thì lại không phải là điều dễ dàng.
Trên thực tế, văn học thời Xô-viết ở Nga (có thể kể từ khi nó được tuyên bố
chính thức vào năm 1934 cho đến lúc nhà nước Xô-viết sụp đổ vào năm
1991) phức tạp, đa phong cách hơn nhiều. Ảnh hưởng của nó đối với văn
chương các nước xã hội chủ nghĩa lại hết sức mạnh mẽ, ngay cả đối với một
số nước phương Tây Tư bản chủ nghĩa cũng thế. Tuy nhiên, do yêu cầu chính
trị một thời, nhiều nước (trong đó có Việt Nam) đã du nhập, học hỏi văn học
Xô-viết một cách cắt xén, bảo thủ khiến cho nó trở nên xơ cứng. Nhưng cũng
phải thừa nhận rằng chính sự du nhập đó đã giúp văn chương các nước đấu
tranh cho hòa bình và tự do của con người một thời đạt được mục tiêu lớn
nhất của mình. Trong số nhiều tác phẩm văn học Xô-viết được dịch ở Việt
Nam ngày trước (phần nhiều là các tác phẩm văn xuôi), hai đề tài lớn đã được
chuyển tải vào trang viết là đề tài chiến tranh giải phóng và đề tài lao động xã
hội chủ nghĩa. Gặp gỡ với văn xuôi Xô-viết, văn xuôi Việt Nam 30 năm bền
bỉ kháng Pháp rồi kháng Mỹ cũng đã tái hiện hình tượng con người thời đại
một cách công phu, đa diện.
Với văn xuôi Việt Nam, từ sau ngày toàn quốc kháng chiến (1946),
những con người mới đã được thể hiện. Chúng tôi gọi các nhân vật văn học
lúc này là những con người mới bởi họ mang một thân phận khác, một cuộc
đời khác, có tự do hơn từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và từ đó về
sau họ luôn ý thức về việc giành lấy từ tay kẻ thù xâm lược cuộc đời của
mình, tự do của mình và hòa bình cho dân tộc mình. Tuy nhiên, trong văn
học, hình tượng con người mới trở nên là đề tài quán xuyến nhất và được tập
trung thể hiện nhiều nhất là từ khi miền Bắc Việt Nam bắt tay vào xây dựng
Chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà.
Trong bối cảnh đó, văn học hai miền Nam-Bắc (đặc biệt là văn học miền Bắc)
đều đã ghi nhận những vẻ đẹp của con người thời chiến và đều học tập từ kinh
nghiệm của văn học Xô-viết, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Cho nên, chúng tôi xác định khu vực tìm hiểu của mình là một số tác
phẩm văn xuôi Xô-viết và Việt Nam (giai đoạn 1945 – 1975) một thời tạo
được tiếng vang của nó đối với độc giả một thời.
3. Lịch sử vấn đề
Giai đoạn văn học chúng tôi xác định và hình tượng nhân vật trung tâm
của nó đã có nhiều công trình bàn bạc, đánh giá. Ở những năm còn trong
không khí sục sôi của hai cuộc chiến của dân tộc, nhất là từ sau chiến thắng
Điện Biên Phủ lịch sử, với nhu cầu cổ vũ cho những thắng lợi khác nhau của
cách mạng Việt Nam, sau đó là khẳng định sức mạnh tinh thần dân tộc, nhiều
bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học nhiều năm liền đã đề cao vai
trò của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, đề cao vẻ đẹp con
người thời chiến. Sau đại thắng mùa xuân 1975, âm hưởng cuộc chiến lớn của
dân tộc còn vang vọng, trước thời kì Đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu đã có
những công trình mang tính chất tổng kết đóng góp của văn học hiện thực xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể kể đến: Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật,
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ, Văn xuôi Việt Nam trên con
đường hiện thực xã hội chủ nghĩa của Phong Lê… Đến khi văn học chuyển
sang thời bình với đúng nghĩa của nó, tinh thần dân chủ được đặt ra, nhiều tác
giả đã hướng đến việc nhìn nhận văn học cách mạng và nhân vật trung tâm
của nó trong thế nhiều chiều, tức là có cả những mặt mạnh và có cả những
hạn chế của nó, đó là cách làm có ý nghĩa. Bởi vì, trong giới hạn của những
cuộc chiến liên tiếp nhiều nhà văn không chuẩn bị tâm thế cầm súng nhưng đã
tự giác cầm súng, điều này đã phần nào “khuôn” lại sức sáng tạo. Mặt khác,
lại cũng nhờ vào không gian sáng tác bất thường đó mà văn học thời chiến đã
hoàn thành nhiệm vụ của nó một cách đáng tự hào. Hướng vào đánh giá văn
học chiến tranh cách mạng trong tư thế đó có một số công trình đáng chú ý
như: Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (1991), Chặng
đường mới của văn học Việt Nam (1998) do Hà Minh Đức chủ biên, 50 năm
văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1996) do Đại học quốc gia
Hà Nội, Trường viết văn Nguyễn Du và Tạp chí Văn nghệ quân đội hợp tác
xuất bản. Đặc biệt với 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám, cuốn sách đã tập hợp một lực lượng lớn các tác giả tham gia bàn luận,
có giới nghiên cứu, có cả những nhà văn mặc áo lính một thời. Vào đầu thế kỉ
XXI, với công trình Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỉ XX (2001) cũng do
Hà Minh Đức chủ biên, người tiếp cận văn học của thế kỉ mới có dịp nhìn
nhận văn học hiện đại Việt Nam trong bức tranh toàn cảnh của nó trong
nhiệm vụ hiện đại hóa văn học, gìn giữ và phát huy truyền thống và cả trong
nhiệm vụ chính trị của nó. Vài năm sau, khoảng năm 2003, hai công trình
đáng chú ý là Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long
và Văn học Việt Nam hiện đại - Lịch sử và lý luận của Phong Lê ra đời;
chúng nhằm vào mục tiêu hoàn thiện một cách nhìn về văn học hiện đại Việt
Nam trong đó có văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các tác giả đã vạch ra
từng chặng đường phát triển của văn học dân tộc ở thế kỉ XX, ghi nhận thành
tựu và hạn chế của nó. Và từ đó đến nay, dường như bàn về văn học cách
mạng Việt Nam cũng chưa đến hồi kết, nhất là trong điều kiện nghiên cứu,
trao đổi, bình luận văn học được mở rộng ở cả phạm vi mạng điện tử như hiện
nay. Không khó để người theo dõi văn học tìm cho mình một bài viết thuộc
phạm trù này trên các trang mạng in-tơ-nét. Tuy nhiên, theo chúng tôi, tất cả
chỉ bàn đến văn học 30 năm ấy với tư cách một nền văn học, ở bề rộng (tức là
ở diện của nó) chứ chưa tìm hiểu nó trong thế giới nhân vật chính của nó (tức
là khai thác điểm) thông qua nhân vật trung tâm của thời đại và với một số thể
loại chủ yếu.
Do vậy, chúng tôi đặt ra cho mình công việc ấy. Thêm vào đó, chúng tôi
xác định một trọng tâm cho mình là con người mới, một hình tượng với tư
cách một chân dung văn học. Các công trình đã nêu đã gợi dẫn cho chúng tôi.
Chúng tôi xem xét con người mới trong lịch sử thế giới các nhân vật văn học
Việt Nam thế kỉ XX trong đó không thể nào không kể đến cảm hứng thời đại
của nó. Một điều có thể nhận thấy là “trong thời đại hiện nay rất khó tìm hình
ảnh quy tụ duy nhất của con người thời đại” (Hà Minh Đức) so với các giai
đoạn văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám. Cho nên chúng tôi thấy là
việc khảo sát sẽ giúp có một hướng đi phù hợp hơn cho văn học trong kỉ
nguyên mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xác định đề tài và mục đích nghiên cứu như trên chúng tôi lựa chọn một
số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội, nghĩa là tìm hiểu đối tượng trong môi
trường phát sinh, vận động của nó và trong những điều kiện xã hội mà nó
tham gia. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, như đã nêu ở trên, đã vận
động khác với trước 1945 và sau 1975. Do vậy, ngược trở lại quá khứ để bình
giá một hiện tượng, chính phương pháp lịch sử - xã hội sẽ giúp ta không lạc
điệu, không áp đặt quan điểm. Thêm nữa, đây đã là phương pháp được thừa
nhận về tính khoa học của nó (Nguyễn Văn Dân trong cuốn sách Phương
pháp luận nghiên cứu văn học đã đề cập vấn đề này).
- Phương pháp hệ thống, tức là đi tìm hiểu đối tượng trong những hệ
thống chứa nó. Đối tượng mà chúng tôi xác định ở trên có nhiều cấp độ và
được đặt trong những hệ thống khác nhau. Trước hết là cấp độ thể loại: các
tác phẩm được chọn là các phẩm thuộc thể loại văn xuôi. Thứ đến là cấp độ
đề tài: đề tài chiến đấu và đề tài lao động xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo là cấp
độ hình tượng: hình tượng con người mới. Các hệ thống đã xác định đều nằm
trong phạm vi phản ánh của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
và Xô-viết ở một thời đoạn nhất định.
- Phương pháp so sánh, tìm hiểu hai nền văn học có cùng phương pháp
sáng tác cũng chính là đi tìm điểm giao nhau giữa chúng. Phương pháp so
sánh giúp định vị một hiện tượng. Thêm vào đó, nằm trong dụng ý đánh giá
hình tượng “con người mới” trong văn xuôi cách mạng Việt Nam, chúng tôi
còn mong muốn từ các kết quả so sánh để đi đến khẳng định đặc trưng của
khuynh hướng sáng tác một thời của văn học dân tộc mà có lẽ từ đó về sau
không thể tìm ở một giai đoạn khác. Ở đó, văn học sử đã ghi nhận dấu ấn
riêng trong cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ Việt Nam trong hai cuộc chiến
thần thánh là cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi.
Các phương pháp trên luôn được đặt trong quá trình phân tích, bình giá,
điều tra, đối chiếu để góp phần làm sáng tỏ cách nhìn đối với một hình tượng
văn học trong quá khứ.
5. Đóng góp của luận văn
Lật lại một vấn đề không mới, chúng tôi nhận thấy công trình chưa thực
sự là một công trình hoàn toàn mới. Tuy nhiên, khi xác định bàn bạc về hình
tượng con người mới chúng tôi nhận thấy đã làm được một số việc hữu ích
sau:
- Góp thêm một cách nhìn của người tiếp nhận văn học ở thế kỉ XXI về
mặt mạnh và hạn chế của hình tượng nhân vật qua đối sánh với thế giới các
nhân vật văn học của hai giai đoạn trước và sau nó. Theo đó, chúng tôi khẳng
định con người mới cũng là một chân dung văn học, cùng với nó, thế giới các
nhân vật trong văn học dân tộc là một vườn hoa nhiều sắc để người đọc có thể
thưởng thức, khám phá.
- Tiến hành đối sánh với hai giai đoạn văn học khác về môi trường tiếp
xúc với văn học cách mạng là để làm sáng rõ đóng góp lớn lao của văn học
cách mạng Việt Nam đối với lịch sử và văn học dân tộc, điều mà nhiều công
trình, hoặc chỉ đối sánh với văn chương thời thuộc Pháp, hoặc chỉ đối sánh
với văn chương đương đại Việt Nam trong cuộc vươn mình ra bên ngoài.
- Bày tỏ niềm mong muốn về những đóng góp thực sự đỉnh cao hơn của
văn chương Việt mà chính văn học quá khứ là một kinh nghiệm vô giá cho
tương lai văn học dân tộc. Điều này có lần nhà nghiên cứu Phong Lê đã trăn
trở: “Văn học Việt Nam thế kỉ XX quả có những đóng góp thật lớn và quý giá
cho cộng đồng dân tộc và văn hóa dân tộc. Nhưng cũng đã đến lúc cần tính
đến những đóng góp cho nhân loại. Cần nâng tiếng nói dân tộc được kết tinh
trong tiếng nói văn học ra thế giới…” [35, tr.71].
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 90 trang. Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (5
trang), Thư mục tham khảo (7 trang), nội dung luận văn được xây dựng từ
03 chương:
Chương 1: SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC HIỆN THỰC XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (21 trang). Với chương này, chúng tôi đặt
nhiệm vụ đi tìm hiểu lại lịch trình của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
với tư cách là phương pháp sáng tác ra đời trong lòng các nước XHCN mà
nước Nga – Xô-viết là trụ cột. Học tập văn học Xô-viết, văn học Việt Nam
cũng đã chọn cho mình một hướng đi trong điều kiện bất ngờ, bất thường của
cuộc đấu tranh cách mạng. Cả hai nền văn học có cùng một nhiệm vụ chính
trị đã ý thức cao về việc xác định hình tượng nhân vật trung tâm. Từ đây, luận
văn chuẩn bị cho việc hình thành chương thứ hai và cũng tạo cơ sở cho việc
đánh giá ở chương ba.
Chương 2: HÌNH TƯỢNG “CON NGƯỜI MỚI” TRONG VĂN HỌC
HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1945 – 1975 QUA MỘT
SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI TIÊU BIỂU (31 trang). Đây là chương thực
hành việc đối sánh một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của Việt Nam được
sáng tác theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa với một số tác phẩm
văn xuôi Xô-viết mà nó chịu ảnh hưởng. Bằng công việc này, chúng tôi chỉ ra
điểm gặp gỡ về nội dung và cách thức xây dựng hình tượng của các tác giả,
tác phẩm. Quan niệm rằng lấy đối tượng được ảnh hưởng để đối chiếu với đối
tượng chịu ảnh hưởng để thấy sức ảnh hưởng cho nên chúng tôi nghiêng vấn
đề về một số tác phẩm một thời của văn học Việt Nam tạo được sự quan tâm
của dư luận. Từ đó, chúng tôi dẫn dắt vấn đề đến chương còn lại.
Chương 3: NHÌN NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH TƯỢNG “CON
NGƯỜI MỚI” TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 1945 – 1975 (16 trang).
Xem xét một hình tượng văn học trong quá khứ vốn lại là hình tượng ra đời
trong nhu cầu bức thiết của cuộc đấu tranh cách mạng, cho nên sẽ không tránh
khỏi thiếu sót. Do vậy, nhìn nhận và đánh giá “con người mới” chúng tôi tiến
hành đặt trong thế so sánh với các hình tượng văn học các giai đoạn trước và
sau nó để có thể bình giá, cho ý kiến một cách khách quan. Với những ưu trội
và bất cập của nó, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã phát huy vai
trò ra sao, để lại bài học gì cho văn học các giai đoạn sau nó? Chúng tôi
hướng đến khẳng định sức đóng góp lớn lao của văn học thời chiến nhưng
cũng lưu ý về việc đúc rút những kinh nghiệm cho bước đi hiện tại của văn
học nước nhà.
Chương 1
SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC HIỆN THỰC
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1. Khái lược về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
Tìm hiểu bất kì một nền văn học, một hiện tượng văn học nào cũng phải
đặt trong dòng chảy của thời đoạn mà nó tồn tại. Trong lịch sử văn học nhân
loại, mỗi giai đoạn, mỗi thời kì có những dòng văn học và phương pháp sáng
tác riêng đóng vai trò chủ đạo.
Ở mỗi thời đại và tùy vào bước đi của mỗi quốc gia, văn học dự phần
tích cực vào việc thay đổi diện mạo đời sống tinh thần. Cho đến trước thế kỉ
XX, văn học Việt Nam đi trong xu thế chung của khu vực là chủ nghĩa Cổ
điển. Đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa Hiện thực phê phán và chủ nghĩa Lãng
mạn phương Tây đã vào Việt Nam, đưa văn học nước ta gia nhập quỹ đạo văn
học hiện đại thế giới.
Đêm trước của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, trong địa hạt
văn chương, ở thế kỉ XIX, nhất là từ những năm 40 trở đi, nhu cầu miêu tả
cuộc sống như chính nó vốn có đã được các nhà văn đặt ra bằng các sáng tác
theo khuynh hướng hiện thực và với cảm hứng phê phán. Ở đó, các nhà văn
đặt ra vấn đề tái tạo đời sống “trong những hình thức của bản thân đời sống”
và văn học thế giới đã ghi nhận những tên tuổi sáng giá của dòng văn học
hiện thực như Bandắc, Gôgôn, L. Tônxtôi, Đốtxtôiépxki v.v… Đến giữa thế
kỉ XX, lịch sử nhân loại chuyển mình, việc tồn tại hệ thống xã hội chủ nghĩa
đối trọng với tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời dòng chủ