Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, lớp nhà văn là người dân tộc thiểu
số đã xuất hiện và trưởng thành với nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực
cuộc sống ở vùng quê của họ. Một trong các tác giả tiêu biểu đó là nhà văn
Triều Ân. Ông là một trong mười sáu nhà văn dân tộc th iểu số đầu tiên có
mặt trong cuốn Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb Văn
hóa dân tộc – 1988). Gần 50 năm cầm bút, sáng tác và nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào Triều Ân cũng có những tác phẩm để lại
dấu ấn rõ nét trong đời sống văn học và văn hóa dân tộc ở các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Ông bắt đầu con đường văn học của mình bằng thơ và
đoạt giải nhì cuộc thi thơ 1960 – 1961 do Tạp chí Văn nghệ tổ chức với bài
thơ Quê ta anh biết chăng?. Bên cạnh thơ, Triều Ân còn viết văn xuôi.
Truyện ngắn Bên bờ suối tiên của ông đã được giải nhì cuộc thi truyện
ngắn của Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc (1962). Đến nay, ngoài 8 tập thơ tiếng
Việt và 1 tập thơ tiếng Tày, Triều Ân đã xuất bản năm tập truyện ngắn:
Tiếng hát rừng xa (Nxb Văn học – H.1969), Tiếng khèn A Pá (Nxb Tác
phẩm mới – H.1980), Như cánh chim trời (Nxb Kim Đồng – 1982),
Đường qua đèo mây (Nxb Văn nghệ Cao Bằng – 1988) và Xứ sương mù
(Nxb Văn học – H.2000). Vào thập niên chín mươi của thế kỉ XX, Triều
Ân lại tìm đến thể loại tiểu thuyết, và chỉ trong vòng mười năm ông đã cho
ra mắt ba cuốn tiểu thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thùy
(1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000). Những sáng tác tiêu biểu của ông đã
được tập hợp trong cuốn Tuyển tập thơ văn Triều Ân (Nxb Văn học –
H.2006). Với những hoạt động sáng tạo và nghiên cứu văn học phong phú
trên nhiều phương diện, có thể nói Triều Ân là một trí thức, một nhà nghiên
cứu, một văn nghệ sỹ tiêu biểu của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số
nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, một số nhà
nghiên cứu, phê bình văn học đã quan tâm đến mảng văn học dân tộc và
miền núi. Song các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chủ yếu tập trung vào
sáng tác của những nhà văn người Kinh mà tên tuổi đã nổi tiếng, quen
thuộc trong đời sống văn học viết về đề tài miền núi. Trong khi đó, một bộ
phận không nhỏ các nhà văn người dân tộc thiểu số với những thành tựu và
cống hiến xứng đáng cho nền văn học nước nhà, đặc biệt với văn học thiểu
số, lại ít được nghiên cứu, giới thiệu rộng rãi. Do vậy việc tìm hiểu nghiên
cứu về văn học miền núi, nhất là với những sáng tác do chính các tác giả
người miền núi viết trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc gia và quốc tế
hiện nay là việc làm có ý nghĩa cấp thiết. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài:
Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân
128 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ VI
BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ VI
BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS - TS NGUYỄN BÍCH THU
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Nguyễn Bích Thu, nhà văn
Triều Ân đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và nghiên cứu
khoa học – Quan hệ quốc tế, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo Viện Văn học, Trường Trung học
phổ thông Cao Bình cùng bạn bè và những người thân trong gia đình đã tạo
mọi điều kiện tốt đẹp để giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Hoàng Thị Vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 5
4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 5
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 7
Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRIỀU ÂN ............................................................ 7
1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc ................................................................ 7
1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam .................................. 7
1.1.2. Đặc điểm văn hóa dân tộc (Tày, Dao) ................................. 10
1.2. Sáng tác của Triều Ân trong dòng chảy của văn học các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ........................................................... 22
1.2.1. Đôi nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại ................................................................................................ 22
1.2.2. Sáng tác của Triều Ân ......................................................... 23
Chƣơng 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG
VĂN XUÔI TRIỀU ÂN................................................................................... 34
2.1. Phƣơng diện phong tục tập quán ................................................ 34
2.1.1. Văn hoá Tày, Dao qua lễ hội, chợ phiên ............................. 35
2.1.2. Văn hóa Tày, Dao qua hôn nhân ......................................... 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.3. Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi của đồng bào Tày,
Dao ............................................................................................... 44
2.1.4. Văn hoá Tày, Dao trong tổ chức đời sống cộng đồng .......... 47
2.2. Phƣơng diện nghề thủ công và trang phục ................................ 54
2.2.1. Nghề thủ công ..................................................................... 54
2.2.2. Vẻ đẹp trang phục ............................................................... 58
2.3. Văn hóa Tày, Dao qua y học dân tộc ......................................... 63
2.4. Dấu ấn văn hóa Tày, Dao ở phƣơng diện đời sống văn nghệ,
tín ngƣỡng và tâm hồn ....................................................................... 70
2.4.1. Đời sống văn nghệ .............................................................. 70
2.4.2. Đời sống tín ngưỡng ........................................................... 80
2.4.3. Đời sống tâm hồn ................................................................ 80
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN
SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN ........................................ 85
3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ..................................................... 85
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................... 97
3.2.1. Đặc tả ngoại hình nhân vật ................................................. 97
3.2.2. Xây đựng nhân vật đa diện ................................................ 101
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ...................................................... 106
3.3.1. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi ............................... 107
3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ ..................................................... 111
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, lớp nhà văn là người dân tộc thiểu
số đã xuất hiện và trưởng thành với nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực
cuộc sống ở vùng quê của họ. Một trong các tác giả tiêu biểu đó là nhà văn
Triều Ân. Ông là một trong mười sáu nhà văn dân tộc thiểu số đầu tiên có
mặt trong cuốn Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb Văn
hóa dân tộc – 1988). Gần 50 năm cầm bút, sáng tác và nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào Triều Ân cũng có những tác phẩm để lại
dấu ấn rõ nét trong đời sống văn học và văn hóa dân tộc ở các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Ông bắt đầu con đường văn học của mình bằng thơ và
đoạt giải nhì cuộc thi thơ 1960 – 1961 do Tạp chí Văn nghệ tổ chức với bài
thơ Quê ta anh biết chăng?. Bên cạnh thơ, Triều Ân còn viết văn xuôi.
Truyện ngắn Bên bờ suối tiên của ông đã được giải nhì cuộc thi truyện
ngắn của Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc (1962). Đến nay, ngoài 8 tập thơ tiếng
Việt và 1 tập thơ tiếng Tày, Triều Ân đã xuất bản năm tập truyện ngắn:
Tiếng hát rừng xa (Nxb Văn học – H.1969), Tiếng khèn A Pá (Nxb Tác
phẩm mới – H.1980), Như cánh chim trời (Nxb Kim Đồng – 1982),
Đường qua đèo mây (Nxb Văn nghệ Cao Bằng – 1988) và Xứ sương mù
(Nxb Văn học – H.2000). Vào thập niên chín mươi của thế kỉ XX, Triều
Ân lại tìm đến thể loại tiểu thuyết, và chỉ trong vòng mười năm ông đã cho
ra mắt ba cuốn tiểu thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thùy
(1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000). Những sáng tác tiêu biểu của ông đã
được tập hợp trong cuốn Tuyển tập thơ văn Triều Ân (Nxb Văn học –
H.2006). Với những hoạt động sáng tạo và nghiên cứu văn học phong phú
trên nhiều phương diện, có thể nói Triều Ân là một trí thức, một nhà nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
cứu, một văn nghệ sỹ tiêu biểu của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số
nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, một số nhà
nghiên cứu, phê bình văn học đã quan tâm đến mảng văn học dân tộc và
miền núi. Song các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chủ yếu tập trung vào
sáng tác của những nhà văn người Kinh mà tên tuổi đã nổi tiếng, quen
thuộc trong đời sống văn học viết về đề tài miền núi. Trong khi đó, một bộ
phận không nhỏ các nhà văn người dân tộc thiểu số với những thành tựu và
cống hiến xứng đáng cho nền văn học nước nhà, đặc biệt với văn học thiểu
số, lại ít được nghiên cứu, giới thiệu rộng rãi. Do vậy việc tìm hiểu nghiên
cứu về văn học miền núi, nhất là với những sáng tác do chính các tác giả
người miền núi viết trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc gia và quốc tế
hiện nay là việc làm có ý nghĩa cấp thiết. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài:
Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây, văn học dân tộc và miền núi đã được giới
nghiên cứu, phê bình quan tâm chú ý. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn
học đã có những ý kiến nhận xét, đánh giá về các tác giả văn học hiện đại
người dân tộc thiểu số và mảng văn học miền núi. Trong đó, có khá nhiều
công trình, bài viết đề cập đến sự nghiệp sáng tác cùng những đóng góp của
nhà văn Triều Ân với văn học dân tộc và miền núi nói riêng và văn học
đương đại nói chung. Đặc biệt ở cuộc Hội thảo khoa học về nhà văn
Hoàng Triều Ân được tổ chức tại Cao Bằng ngày 12 tháng 11 năm 2007,
giới nghiên cứu, phê bình văn học đã có những bản tham luận đánh giá xác
đáng về sự nghiệp sáng tác của ông. PGS – TS Đỗ Thị Hảo đã viết: “Thật
khó có thể xếp Hoàng Triều Ân hay gọi ông là “nhà” gì? Vì tác phẩm của
ông quá nhiều; lại cực kỳ phong phú về thể loại” [50, tr.171]. PGS – TS Lã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Nhâm Thìn lại xác định cụ thể: “Nói đến Hoàng Triều Ân là nói đến “ba
nhà” trong một nhà: nhà văn, nhà thơ, nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học. Ở
“nhà” nào Hoàng Triều Ân cũng có những đóng góp, làm phong phú, làm
giàu có thêm nền văn học các dân tộc ít người nói riêng, nền văn học nước
nhà nói chung” [50, tr.104 ]. PGS – TS Mai Hương khẳng định: “Triều Ân
đến với bạn đọc trước hết bằng những trang thơ, và trong tình cảm của độc
giả, anh trước hết là một nhà thơ miền núi ít nhiều có phong cách riêng
(...). Triều Ân đã khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ chung của
dân tộc” [50, tr.44 ].
“Nhưng Triều Ân không chỉ làm thơ – ông còn là một người viết văn
xuôi có hạng” [37]. PGS – TS Nguyễn Văn Long khi nghiên cứu về văn
xuôi Triều Ân đã đưa ra nhận xét: “Trong lĩnh vực văn xuôi, có thể nói cây
bút Hoàng Triều Ân đã có những đóng góp thật đáng kể, làm đầy đặn và
phong phú hơn cho sáng tác văn xuôi của các dân tộc thiểu số. Đóng góp
ấy càng đáng quý trong tình hình văn học các dân tộc thiểu số vẫn thường
mạnh về thơ mà đội ngũ viết văn xuôi còn chưa đông đảo, nếu không nói là
còn khá thưa thớt” [50, tr.40].
Bên cạnh sáng tác thơ văn, Triều Ân còn làm công tác nghiên cứu, sưu
tầm văn học, văn hóa. Đánh giá về công việc này của Triều Ân, nhà văn
Dương Thuấn từng khẳng định: “Có thể nói Triều Ân là một người có công
đối với lĩnh vực sưu tầm gìn giữ vốn văn học dân gian của người Tày (...).
Muốn nhận định về ông một cách hoàn hảo thì phải đánh giá đúng cả hai
mặt sáng tác và sưu tầm nghiên cứu của ông, nếu không sẽ nhìn nhận về
Triều Ân một cách phiến diện, không đánh giá xác đáng một con người có
nhiều cống hiến như ông” [50, tr.183].
Bên cạnh việc khẳng định vị thế sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu của
Triều Ân, giới học thuật còn đánh giá cao tính dân tộc và bản sắc văn hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
trong các sáng tác của ông. Nhà văn Lâm Tiến khi bàn về bản sắc văn hóa
dân tộc trong sáng tác của Triều Ân khẳng định ông là người “hiểu biết sâu
rộng và phong phú về văn hóa dân gian, về phong tục tập quán và sinh
hoạt đồng bào miền núi”, và “sống trong dân tộc, đồng hành với dân tộc
nên con người và cuộc sống đồng bào miền núi được thể hiện trên trang
viết thật gần gũi, thân mật” [50, tr.92,93]. Còn PGS – TS Mai Hương đã
phát hiện: “dù ở thể loại nào: thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết, đọc trang
viết của Triều Ân người đọc đều có cảm giác được khám phá những điều
mới mẻ và thú vị (...). Có thể nói sự xuất hiện khá đậm đặc những phong
tục, tập tục, những nét quen thuộc trong đời sống sinh hoạt trong tác phẩm
cuả Triều Ân, cho thấy công phu đi sâu tìm hiểu và sự thuộc hiểu đời sống,
truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc vùng cao của
Triều Ân. Chính những điều đó đã mang đến sự sinh sắc cho trang viết của
nhà văn” [50, tr.217,218]. PGS – TS Bích Thu cũng đã ghi nhận: “qua các
trang tiểu thuyết của Triều Ân, miền nước non Cao Bằng đã hiển hiện ngày
càng rõ nét với cảnh sắc, con người, phong tục tập quán, với những buồn
vui, may rủi, tốt xấu, hay dở đan xen trong cộng đồng dân cư, thôn bản các
dân tộc ít người mà suy cho cùng, đó cũng là bức tranh thu nhỏ của xã hội
Việt Nam đương đại” [50, tr.56]. Có thể tổng kết, đánh giá về bản sắc văn
hóa trong sáng tác của Triều Ân bằng ý kiến của GS – TS Mai Quốc Liên:
“đó là những cống hiến vô giá không những cho văn hóa dân tộc ông mà
cho cả văn hóa dân tộc nước nhà. Ông xứng đáng là nhà văn hóa, người
đại diện có thẩm quyền cho văn hóa dân tộc Tày anh em” [22, tr.5,6].
Thế nhưng do nhiều yếu tố khách quan cho đến nay vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về sáng tác văn học của Triều
Ân, đặc biệt là ở góc độ bản sắc văn hóa. Do vậy chúng tôi tìm được
khoảng trống để thực hiện đề tài. Các ý kiến của người đi trước về sáng tác
của Triều Ân nói chung và văn xuôi nói riêng là những gợi dẫn bổ ích và
quý báu giúp chúng tôi trong quá trình tiếp cận và triển khai đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn lựa chọn một số truyện ngắn, tiểu thuyết của Triều Ân in trong
tập truyện ngắn Xứ sương mù (Nhà xuất bản Văn học, H.2000) và Tuyển
tập thơ văn Triều Ân (Nhà xuất bản Văn học, H.2006) làm đối tượng
nghiên cứu cho đề tài
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu: Bản sắc dân tộc Tày, Dao trong văn
xuôi Triều Ân trên các khía cạnh: Phong tục tập quán; nghề thủ công và
trang phục; khả năng y học dân tộc; đời sống văn nghệ, tín ngưỡng và đời
sống tâm hồn.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm đạt được các mục đích sau:
- Có cái nhìn tổng thể và khái quát về bản sắc của dân tộc thiểu số Tày,
Dao. Từ đó thấy bản sắc dân tộc được phản ánh trong các tác phẩm văn học
viết về đề tài miền núi nói chung và trong văn xuôi của Triều Ân nói riêng.
- Chỉ ra những biểu hiện cụ thể bản sắc dân tộc Tày, Dao trong văn
xuôi Triều Ân trên phương diện nội dung cũng như nghệ thuật. Qua đó
khẳng định thành tựu, đóng góp của Triều Ân với văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học đương đại nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu tác gia văn học
- Phương pháp thống kê hệ thống
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm ba chương:
Chƣơng một: Vài nét về bản sắc văn hóa dân tộc và sự nghiệp sáng tác
của nhà văn Triều Ân.
Chƣơng hai: Những biểu hiện của bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân
Chƣơng ba: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện bản sắc dân tộc
trong văn xuôi Triều Ân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1:
VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRIỀU ÂN
1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc
1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam
Ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về
khái niệm “Văn hóa”. Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc cho rằng: “Văn
hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một
tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người
này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện
rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy
nhất, biểu hiện thành một kiến thức lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc
người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay các tộc người khác” [46,
tr17]. Giáo sư - Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm xác định cụ thể: “Văn hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [52, tr10]. Nhà nhân loại học
phương Tây E.B.Taylo lại định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao
gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục,
những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một
thành viên của xã hội” [61, tr8].
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa nhưng các
định nghĩa đó vẫn xoay quanh vấn đề tương đối thống nhất: Văn hóa là một
trong những giá trị đặc trưng về vật chất, tinh thần được con người sáng tạo
ra trong sự phát triển của dân tộc. Trong luận văn “Dấu ấn văn hóa người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Mông trong tác phẩm “Đồng bạc trắng hoa xòe” và “Vùng biên ải” của
Ma Văn Kháng”, tác giả Ma Thị Hiên đã phân tích sâu sắc định nghĩa của
Taylo, chúng tôi tán thành và sử dụng định nghĩa này cho luận văn của
mình. Bởi đây quả là một khái niệm tóm lược được hầu hết các thành tố,
các nội dung tạo thành văn hóa đó là tri thức hiểu biết, là tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, phong tục tập quán, pháp luật … mà con người có được khi
sống trong cộng đồng xã hội, và trong mối quan hệ xã hội mang tính tổng
hòa. Hơn nữa, như chúng ta đã biết: “Văn hóa và văn học có mối quan hệ
mật thiết bởi trước hết văn học có thể coi là một bộ phận nằm trong chỉnh
thể của nó là văn hóa, mỗi nhà văn khi sáng tạo tác phẩm của mình đều
phải dựa trên một nền tảng rộng lớn là văn hóa dân tộc và văn hóa nhân
loại. Có thể coi văn học là một tấm gương vừa phản chiếu, vừa thu nhỏ bộ
mặt văn hóa của từng thời đại vào trong đó. Đặc biệt văn học sẽ kết tinh
toàn bộ các phương diện của văn hóa vào trong thế giới nghệ thuật của
mình. Sự kết tinh cao độ nhất nằm trong các hình tượng nhân vật và số
phận của chúng” [29, tr20].
Như vậy, mỗi quốc gia sẽ có nền văn hóa riêng và mỗi dân tộc cũng
sẽ có bản sắc văn hóa của riêng mình. Trên đất nước Việt Nam có hơn 50
dân tộc anh em cùng chung sống, trong nền văn hóa đa dân tộc đó, mỗi dân
tộc anh em đều lưu giữ những nét bản sắc văn hóa của riêng dân tộc mình.
Vậy bản sắc dân tộc là gì? “Bản sắc là sự lan tỏa tự nhiên trong sắc thái tư
duy, ngôn ngữ, trong tâm hồn, trí tuệ, trong phong tục, cung cách, hành vi,
ứng xử, trong lề thói, tập tục, trong văn chương, nghệ thuật, và trong toàn
bộ các giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của con người. Bản sắc
dân tộc trong mọi sắc thái là sự lan tỏa một cách tự nhiên không ai gò ép
được, nhưng nó phải gắn liền với ý thức dân tộc và tự khẳng định qua thử
thách của thời gian, nếu không qua giao lưu và mở rộng văn hóa, bản sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
sẽ bị biến đổi, mất đi những gì tinh túy nhất của dân tộc. Do đó các nhà
nghiên cứu trên thế giới đã từng đưa ra những ý kiến thống nhất gọi bản
sắc văn hóa dân tộc là một thứ căn cước, một chứng minh thư của riêng
một dân tộc” [60, tr78]. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng khẳng
định: “Bản sắc là những nét riêng biệt, độc đáo của một dân tộc thể hiện
trong nền văn hóa, nghệ thuật trong phong tục tập quán, trong đời sống
muôn màu của dân tộc ” [26, tr.11]. Chính bởi xác định được vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của văn hóa, bản sắc dân tộc nên chủ trương, đường lối
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là “Xây dựng một nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Việc đề cao bản sắc dân tộc là một hành động thiết thực trong công
cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam trong thời đại hiện