Dân tộc Tày có một nền văn học khá phát triển so với những dân tộc
khác. Bên cạnh những tác phẩm văn học chữ Hán được ra đời từ rất sớm, đến
đầu thế kỷ XX, văn học Tày đã đánh dấu sự trưởng thành của nhiều gương
mặt như Hoàng Văn Thụ, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết
Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Vi Thị Kim Bình, Y Phương,
Dương Thuấn. Có thể thấy ở mỗi tác giả đều gắn với những hoàn cảnh và
điều kiện xã hội cụ thể, trong đó không thể phủ nhận vai trò góp sức của
nhiều yếu tố khác trong xã hội.
Hầu hết những gương mặt trên là những trí thức sống gắn bó với quê
hương dân tộc mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng hoà
bình, họ sống, lao động, chiến đấu gắn bó với thực tế và nhiều người trong số
đó được học tập đào tạo, bồi dưỡng trở thành văn nghệ sỹ chuyên nghiệp như
Triều Ân, Mã Thế Vinh, Y Phương, Ma Trường Nguyên. Hiện nay chúng ta
đã có một đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số vững vàng về tay nghề và có đóng
góp đáng kể cho nền văn học dân tộc nước nhà. Tro ng số đó Y Phương và
Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày có bản sắc riêng khá tiêu biểu. Họ đã
có những đóng góp quan trọng đối với văn học dân tộc thiểu số nói riêng và
đối với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Nhà thơ Y Phương (1948) bắt đầu đời thơ của mình bằng những bài thơ
đánh giặc dung dị, càng về sau sáng tác của ông càng thể hiện sự đằm chín
trong sáng tác. Y Phương đã xuất bản các tác phẩm: Tiếng hát tháng giêng
(1986), Lửa hồng một góc trời (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996),
Thơ Y Phương (Tuyển tập thơ - 2002).
119 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------***-------------
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
BẢN SẮC TÀY TRONG THƠ Y PHƢƠNG
VÀ DƢƠNG THUẤN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LƢU KHÁNH THƠ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, chu đáo của PGS.TS Lưu Khánh Thơ,
em đã hoàn thành song luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn cô. Xin chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy em trong
thời gian học tập tại trường.
Xin được cảm ơn đến những người thân: gia đình, bạn bè... đã động
viên, giúp đỡ tôi để luận văn được hoàn thành.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Những đóng góp mới của luận văn ....................................................... 5
6. Cấu trúc luận văn................................................................................... 5
Phần II: Nội dung
Chương 1: Thơ Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn trong nguồn mạch văn
hoá dân tộc Tày ................................................................................ 6
1.1. Vài nét về văn hoá vùng Việt Bắc.............................................. ......... 6
1.2. Hành trình sáng tạo của Y Phương và Dương Thuấn............... ......... 12
1.2.1. Nhà thơ Y Phương…………………………………….. ................. 12
1.2.2. Nhà thơ Dương Thuấn……………………………….... ................ 14
1.3. Sự tiếp nhận văn hoá Việt Bắc từ truyền thống dân tộc trong thơ Y Phương
và Dương Thuấn …………………………………………… ................ 16
Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phƣơng diện nội dung trữ tình ... 22
2.1. Hình ảnh thiên nhiên………………………………………… ........... 22
2.2. Hình ảnh con người………………………………………….. .......... 35
2.3. Phong tục, tập quán vùng cao……………………………….. ........... 46
2.4. Các sắc thái tình yêu………………………………………… ........... 63
Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phƣơng diện nghệ thuật .. 75
3.1. Hình ảnh thơ………………………………………………… ........... 75
3.2. Ngôn ngữ……………………………………………………. ........... 90
3.3. Giọng điệu…………………………………………………. ........... 100
Phần III: Kết luận………………………………………………... ............ 109
Phần IV: Tài liệu tham khảo …………………………………… ............ .112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Tày có một nền văn học khá phát triển so với những dân tộc
khác. Bên cạnh những tác phẩm văn học chữ Hán được ra đời từ rất sớm, đến
đầu thế kỷ XX, văn học Tày đã đánh dấu sự trưởng thành của nhiều gương
mặt như Hoàng Văn Thụ, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết
Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Vi Thị Kim Bình, Y Phương,
Dương Thuấn... Có thể thấy ở mỗi tác giả đều gắn với những hoàn cảnh và
điều kiện xã hội cụ thể, trong đó không thể phủ nhận vai trò góp sức của
nhiều yếu tố khác trong xã hội.
Hầu hết những gương mặt trên là những trí thức sống gắn bó với quê
hương dân tộc mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng hoà
bình, họ sống, lao động, chiến đấu gắn bó với thực tế và nhiều người trong số
đó được học tập đào tạo, bồi dưỡng trở thành văn nghệ sỹ chuyên nghiệp như
Triều Ân, Mã Thế Vinh, Y Phương, Ma Trường Nguyên... Hiện nay chúng ta
đã có một đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số vững vàng về tay nghề và có đóng
góp đáng kể cho nền văn học dân tộc nước nhà. Trong số đó Y Phương và
Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày có bản sắc riêng khá tiêu biểu. Họ đã
có những đóng góp quan trọng đối với văn học dân tộc thiểu số nói riêng và
đối với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Nhà thơ Y Phương (1948) bắt đầu đời thơ của mình bằng những bài thơ
đánh giặc dung dị, càng về sau sáng tác của ông càng thể hiện sự đằm chín
trong sáng tác. Y Phương đã xuất bản các tác phẩm: Tiếng hát tháng giêng
(1986), Lửa hồng một góc trời (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996),
Thơ Y Phương (Tuyển tập thơ - 2002). Đọc thơ anh ta thấy có sự từng trải
trong cuộc sống, các đề tài mở rộng: có đồng bằng và biển, có phố phường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
sầm uất, có cả thị thành, cả những cuộc chiến đấu anh dũng và cuộc sống
vùng cao bình dị. Thơ Y Phương nặng lòng với đất nước, quê hương.
Cùng với cách viết hiện đại, thông minh, anh viết rất hay về hình ảnh
người phụ nữ đậm chất vùng cao, trong thơ Y Phương thường bắt đầu là kể
bằng giọng rất nhẹ nhàng mà gửi gắm sâu xa. Thơ anh mộc mạc, hồn nhiên và
đậm chất miền núi. Đến thời gian sáng tác sau này chúng ta thấy chất miền
núi, chất Tày vẫn không mất đi mà kết hợp hài hoà với lối tư duy hiện đại tạo
nên những trang thơ bình dị, hồn nhiên, trong sáng và sâu lắng.
Tiếp theo là nhà thơ Dương Thuấn (1959) với các tác phẩm: Cưỡi
ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi (1993), Đi ngược mặt trời (1995), Bà
lão và chích choè (1997), Hát với sông Năng (2001), Mười bảy khúc đảo ca
(2002), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ (2005), Chia trứng
công (2006) và ba tập thơ Tiếng Tày: Lục pjạ hết lùa (1995), Trăng Mã Pí
Lèng (2002), Slip nhỉ tua khoăn (2002). Thơ của anh mang đậm hơi thở của
cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm
hồn nếp nghĩ của dân tộc Tày, những bài ca lao động, phong tục, hội hè, tình
yêu trai gái, tình yêu bản làng, quê hương đất nước.
Lựa chọn đề tài "Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn"
chúng tôi mong muốn mang đến cái nhìn toàn diện và hệ thống về các giá trị
nội dung cũng như nghệ thuật của hai nhà thơ Tày tiêu biểu trong giai đoạn
hiện nay, qua đó góp phần làm sáng tỏ sự phong phú, đa dạng của nền thơ
Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Y Phương và Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày, những tác phẩm
của hai nhà thơ này mang bản sắc rất riêng, độc đáo đã thu hút sự quan tâm
của giới nghiên cứu phê bình và của độc giả song những nhận định đánh giá
về sự đóng góp của họ mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nhất định mà
chưa được nghiên cứu xem xét đầy đủ, toàn diện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Hai tác giả đã được nhắc đến qua một số công trình nghiên cứu về
thơ dân tộc thiểu số nhưng còn rất ít: Tuyển tập văn học dân tộc miền núi,
NXB GD, 1998, Nông Quốc Chấn (chủ biên). Tập sách giới thiệu những
gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca dân tộc thiểu số, cung cấp cho bạn đọc
tiểu sử sơ lược, những bài thơ hay và phần lời bình ngắn gọn của các nhà
văn, nhà lý luận phê bình... Trong đó Y Phương đựơc giới thiệu sáu bài Tên
làng, Anh chiến sỹ áo chàm, Em - Cơn mưa rào - ngọn lửa, Người không
thấy thì trời thấy, Phòng tuyến Khau Liêu, Chiếc ba lô; Dương Thuấn
được giới thiệu năm bài Lá Giầu, Đi tìm bóng núi, Ăn theo nước, Cực tình,
Người làm đồng.
Y Phương, Dương Thuấn cũng đã trở thành đối tượng nghiên cứu
qua một số bài viết của các tác giả Trần Mạnh Hảo, Trinh Đường, Vũ Nho,
Bế Kiến Quốc, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Quần Phương, Vân Long... Ngoài ra
còn một số bài viết phê bình trên các báo, tạp chí của các tác giả khác về một
số khía cạnh của thơ Dương Thuấn và Y Phương đặc biệt là thơ viết về quê
hương của hai nhà thơ. Những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu đi
trước là những gợi ý quý báu cho việc triển khai đường hướng nghiên cứu của
chúng tôi. Qua đó chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu, tìm tòi để có những nét phát
hiện mới về hai gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại.
Tế Hanh đã từng viết về Y Phương rằng: "Từ quê hương, Y Phương nói
rộng ra đất nước. Từ số phận của người thân như mẹ, như em, như con, anh
nói đến số phận của dân tộc vùng cao, đến số phận của dân tộc Việt Nam"
Thơ Dương Thuấn lại mang vẻ đẹp riêng, những bài thơ của anh tựa
như những khúc ca, chất núi rừng luôn ngự trị trong thơ anh, ngay cả khi anh
đến với thơ hiện đại. Mỗi bài thơ đều nói về kỷ niệm, phong tục, cảnh sắc quê
hương. Vũ Nho nhận xét rằng: "Thơ Dương Thuấn đã phản ánh, đã lưu giữ
những nét đẹp trong đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc Tày, của những
dân tộc anh em trên vùng cao Việt Bắc".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Điểm lại lịch sử vấn đề nghiên cứu về thơ của Y Phương và Dương
Thuấn, chúng tôi thấy: những bài nghiên cứu, phê bình mới chỉ dừng lại ở
việc nhìn nhận, đánh giá một số tác phẩm của hai nhà thơ này. Hiện nay chưa
có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát một cách có hệ thống về bản
sắc Tày trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn để từ đó khẳng định được vai
trò, vị trí của hai nhà thơ này trong sự phát triển của văn học Việt Nam nói
chung và văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Qua quá trình khảo sát, phân tích
một số tác phẩm thơ của Y Phương và Dương Thuấn, chúng tôi sẽ tiến hành
nghiên cứu và đóng góp thêm ý kiến. Hy vọng luận văn sẽ phần nào góp thêm
một tiếng nói khẳng định những thành tựu của thơ ca dân tộc thiểu số - một
nền thơ đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là toàn bộ những sáng tác
của Y Phương và Dương Thuấn. Nhưng nội dung chính của luận văn tập
trung vào phân tích bản sắc Tày trong thơ Dương Thuấn và Y Phương. Ngoài
ra còn tham khảo một số tập thơ của các tác giả khác như: Nông Quốc Chấn
(Tày); Lò Ngân Sủn (Giáy)... để có sự so sánh, làm rõ hơn các đặc điểm, bản
sắc riêng trong thơ ca dân tộc thiểu số.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để có được cách nhìn toàn diện
- Phương pháp thống kê, so sánh để thấy được những nét bản sắc riêng
của mỗi dân tộc.
- Thi pháp học nhằm nghiên cứu hình thức nghệ thuật, chỉ rõ những đặc
trưng cơ bản của mỗi tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Qua đó nhằm xác định một cách khoa học những đóng góp của Y Phương
và Dương Thuấn trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số nói
riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Về mặt lí luận, luận văn của chúng tôi hy vọng sẽ có đóng góp trong
việc phát huy và bảo tồn những giá trị truyền thống của bản sắc dân tộc trong
thơ ca hiện đại.
5. Những đóng góp mới của luận văn:
Nghiên cứu "Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn"
chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cái nhìn hệ thống và toàn diện về nội dung và
nghệ thuật trong sự nghiệp thơ ca của hai nhà thơ tiêu biểu này.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
- Chương 1: Thơ Y Phương, Dương Thuấn trong nguồn mạch văn hoá
dân tộc.
- Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phương diện nội dung trữ tình.
- Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phương diện nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
THƠ Y PHƢƠNG, DƢƠNG THUẤN
TRONG NGUỒN MẠCH VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY
1.1. Khái quát về văn hoá vùng Việt Bắc
Trong cuốn Từ điển bách khoa Xô viết đã đưa ra cách hiểu về văn hoá
như sau: “Văn hoá là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được con
người sáng tạo ra và phát triển theo lịch sử, khác với các đối tượng tự nhiên”
[53;16].
Trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam tác giả Trần Ngọc Thêm cũng
nhận định “ Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt đông thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [44;10].
Hoặc nếu từ cách tiếp cận hệ thống người ta có thể xem văn hoá gồm có 4
thành tố cơ bản như: “Văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức cộng đồng, văn
hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hoá ứng xử với môi trường xã
hội” [53;40].
Từ những căn cứ trên ta có thể hiểu văn hoá có rất nhiều nghĩa. Nó có
thể chỉ trình độ học vấn, chỉ nếp sống, chỉ sự phát triển của xã hội ở một giai
đoạn nào đó trong lịch sử. Còn hiểu theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất
cả những sản phẩm vật chất, tinh thần như: nhà cửa, các công cụ lao động, các
sản phẩm được sử dụng trong đời sống sinh hoạt… các phong tục tín ngưỡng,
lối sống lao động, ứng xử… Chính vì thế mà văn hoá đã trở thành đối tượng
đích thực cho văn học phản ánh, khai thác.
Như vậy ta có thể khẳng định văn hoá hay bản sắc văn hoá của dân tộc
nói chung được thể hiện trong không gian văn hoá, khu vực địa lý, văn hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
của quốc gia mình. Văn hoá hay bản sắc văn hoá Việt Nam cũng như vậy. Nó
được hình thành trong khu vực địa lý, không gian văn hoá của Đông Nam Á.
Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh cũng đã khẳng định: “Bản sắc văn hoá hay cốt
cách văn hoá, căn cước văn hoá là cái độc đáo của từng chủ thể văn hoá,
phân biệt một cách tổng thể nền văn hoá này với nền văn hoá khác. Bản sắc
văn hoá, cốt cách văn hoá, căn cước văn hoá do những nguyên nhân nhiều
mặt và rất sâu xa tạo nên, được hình thành và bồi đắp lâu dài, liên tục biến
đổi rất chậm chạp qua hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Về bản sắc
văn hoá, không thể đáng giá hơn kém, mà phải đi sâu tìm hiểu, lí giải trân
trọng, chấp nhận sự độc đáo khác biệt” [12;301-302].
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hoá Nông Quốc Chấn đã nhận định về văn
hoá và bản sắc văn hoá Việt Nam một cách cụ thể hơn: “Bản sắc văn hoá Việt
Nam bao gồm nhiều nét đặc trưng. Có những nét chung trong văn hoá người
Việt (còn gọi là người Kinh). Có những nét riêng trong văn hoá các dân tộc
thiểu số. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao động, cách sống, cách kiến
trúc, nhà cửa, cách ứng xử giữa người với người… những nét riêng ấy không
mâu thuẫn với nét chung; Nó đang có sự hài hoà”. Từ những cách hiểu trên,
ta có thể khẳng định rằng: Bản sắc văn hoá là cái bất biến, tuy nhiên nó mang
tính tương đối cố định. Mỗi dân tộc mỗi quốc gia đều có văn hoá, bản sắc văn
hoá riêng. Trong quá trình giao lưu văn hoá nó cũng tạo nên một số nét tương
đồng giữa các dân tộc, các vùng, các quốc gia… Các dân tộc ít người ở Việt
Nam cũng vậy, mặc dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau, thuộc các ngữ hệ
khác nhau, trình độ phát triển xã hội chênh lệch nhau những trong quá trình
chung sống lâu dài đã tạo ra những đặc điểm chung thống nhất, tồn tại bên
cạnh những đặc trưng riêng của từng dân tộc. Những nét đặc trưng văn hoá ấy
được thể hiện khác nhau, nhưng trước hết là ngôn ngữ dân tộc, bởi nó là
phương tiện mà thơ ca dùng để phản ánh và biểu hiện văn hoá và bản sắc văn
hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Nói đến Việt Bắc, chúng ta sẽ hình dung đến một vùng trung du rừng
núi trùng điệp trong những năm kháng chiến chống Pháp, với những trận đánh
đã đi vào lịch sử đấu tranh của nước nhà. Mảnh đất anh hùng đã đóng góp sức
người, sức của lớn lao trong việc đánh bại thực dân Pháp, đặc biệt là sự thất
bại thảm hại sau cùng của chúng trên đất nước Việt Nam.
Việt Bắc là nơi mà Tố Hữu từng viết:
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Cư dân chủ yếu là người Tày và Nùng. Qua nhiều thời kỳ lịch sử, có
nhiều người Việt lên vùng núi sinh sống hoà nhập vào cuộc sống của họ nên
giữa dân tộc Tày - Việt đã để lại nhiều nét sâu đậm trong văn hoá Tày ở Việt
Bắc. Cư dân Việt Bắc sinh sống rải rác ở hầu hết các tỉnh thượng du và trung
du Bắc Bộ vì thế họ có điều kiện phát triển nông nghiệp (làm ruộng, trồng hoa
màu) và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà..) ngoài ra còn có nhiều nguồn lợi từ lâm
sản quý giá và nguồn khoáng sản phong phú vô tận. Trong số dân tộc thiểu số
ở Việt Bắc thì người Tày là dân tộc thiểu số đông nhất, với số dân hơn một
triệu người. Người dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc đóng vai trò chủ yếu trong
lịch sử Việt - Trung và chính vận mệnh của họ trải qua quá trình lịch sử lâu
đời đã hình thành địa hình biên giới hai nước. Lịch sử đời sống của họ phản
ánh chính sách và tư tưởng của chính quyền hai nước từ thời tự chủ cho đến
ngày nay. Việt Bắc và cư dân nơi đây là một “nửa” phần tạo thành con người
và đất nước Việt Nam. Tầm quan trọng của vùng đất này cũng tương tự như
đất tổ Hùng Vương và Kinh Bắc ở đồng bằng về phương diện tâm linh và văn
hoá. Cũng chính vì vậy mà Việt Bắc có những nét bản sắc văn hoá riêng, nó
được thể hiện qua những điểm sau:
Về ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và viết) dân ca, then, mo, cổ tích, tục
ngữ…). đây là phương tiện mà bất cứ nền văn học của dân tộc nào cũng dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
nó làm phương tiện để diễn đạt. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định người
Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Đồng bào Tày không có chữ viết riêng.
Trước kia họ học chữ Hán sau chuyển sang chữ Quốc ngữ bởi chữ Quốc ngữ
mang nhiều thuận tiện hơn trong khi viết và sáng tác thơ, văn. Thời kỳ trước
cách mạng tháng Tám họ dùng chữ Hán trong việc làm văn tự, mua bán ruộng
đất và ngày nay ở nhiều địa phương dùng trong việc cúng bái. Về mặt ngữ pháp
tương đối giống tiếng Kinh (vị trí của chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ, …), về
thanh điệu cũng tương đối giống với tiếng Kinh (tiếng Tày có năm thanh điệu,
riêng thanh ngã ~ là không có)… Tuy nhiên trong ngôn ngữ, chữ viết dân tộc
Tày có một số đặc điểm khác với tiếng Kinh ở chỗ Ví dụ:
Người Kinh nói: Chuồng gà, chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng ngựa.
Người Tày phải nói: Lậu cáy, coọc mu, lảng vài, tàu mạ.
Tiếng chuồng phải dịch 4 tiếng Tày: lậu cáy, cọoc mu, lảng, tàu để sử
dụng trong từng trường hợp. Một số chữ cái mà tiếng Kinh ít dùng thì tiếng
Tày lại hay dùng như: f - fầy, fột, fạ…; j - phja Boóc, pja, pjoot, pjá, phjắc…
Hoặc một số chữ cái đi liền nhau tạo thành một âm tiết kép như: oo - boóc,
loỏng, noọng …; oô - Lồng toồng…; âư - nâư, tẩư, nẩư… thì ngôn ngữ Tày
lại hay dùng một cách phổ biến. Cũng như tiếng Kinh ở trong Nam, ngoài
Bắc, tiếng Tày ở Bắc Kạn cũng có ba vùng có giọng nói khác nhau, bản thân
người Tày gọi là giọng nói mềm (ón), cứng (kheng) và nặng (nắc):
Ví dụ: Phát âm hai từ thon thư (học chữ)
Vùng Bắc Bạch Thông và Ngân Sơn, Chợ Rã: Slon slư
Vùng thị xã Bắc Kạn, Na Rỳ, Chợ Đồn: Thon thư;
Vùng Đông Nam Chợ Mới: Ton tư.
Trong quá trình phát triển, người Tày đã và đang được bổ sung, sử
dụng nhiều từ vựng thuộc nhóm Hán - Việt và từ thuần Việt. Nhóm từ vựng
trong hệ thống tiếng nói thống nhất của cả nước đã tạo thuận lợi cho người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Tày phát triển ngôn ngữ. Có thể khẳng định rằng, so với các dân tộc anh em
khác, người Tày có thể tự hào về sự phong phú từ vựng trong ngôn ngữ dân tộc.
Về trang phục: Y phục cổ truyền của người Tày làm từ sợi vải bông tự
dệt, nhuộm chàm, ít hoạ tiết thêu thùa, trang trí. Người phụ nữ mặc váy, mặc
quần, áo cánh ngắn bên trong và áo dài bên ngoài, ngang eo được cuốn buộc
thêm một dải vải chàm, khăn đội đầu của người phụ nữ Tày giống như khăn
mỏ quạ của người phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn trang phục
của Nam thì giản dị hơn: áo sơ mi rộng xẻ hai bên sườn, cổ áo tròn may nội
viền vào trong. Quần thì may ống lửng ngang bắp chân, cạp luồn chun hoặc
dây vải. Còn giày dép người Tày trước đây xỏ cà kiệc (đó là loại dép được
làm từ cây tre mai bổ đôi, được dùi lỗ để lấy slai