Thán g 12 năm 2008, thế giới t ài ch ính to àn cầu sững sốt khi nghe tin
Lehmon Brother, một trong những ngân h àn g đ ầu tư h àn g đ ầu củ a Mỹ tu yên bố
phá sản. Điều n ày đã châm n gòi cho cuộc khủng hoảng tài chính và su y th oái
kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc đại su y thoái trong thập niên 30 của thế k ỷ 1 9. Sự
sụp đổ củ a các tổ chứ c tài ch ính toàn cầu một thời là niềm kêu hãnh của quốc
gia có nền tài chính hùng mạnh nhất thế giới đem đ ến nhiều thắc mắc cho các
nhà kinh tế th ế giới. Hàng loạt các câu hỏ i, giả th u y ết đ ược đặt nhằm tìm hiểu
nhữn g lý do. Tu y nhiên, khi căn bệnh còn chưa kịp chuẩn đoán thì mức độ lâ y
lan càng th êm nghiêm trọng, kh i mà chín h phủ các nước giàu và nghèo cùng
nhau can thiệp bằng nhiều cách khác nh au để tránh một sự đổ vỡ man g tính d ây
chu y ền xảy ra.
Đến đâ y các nh à kinh tế cũng như những n gười dân nộp thu ế tự hỏi rằng:
sự kiểm soát tính h iệu quả của việc sử dụn g những đồng vốn tại các tổ chức tài
chính trong qu á khứ như thế nào? Các chín h sách kiểm soát độ an toàn hoạt
độn g, mức độ rủ i ro kinh doanh và đầu tư đ ã được theo dõi khoa họ c, chặt chẽ
hay ch ưa? Rất n hiều các câu hỏ i được đ ặt ra trong các k ỳ họp của hội đ ồng
kinh tế quố c gia hoặc khi Cụ c dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều trần trư ớc Quốc
hội.
Tại Việt Nam , mặc dù ảnh hưởng khôn g nhiều từ cuộc khủng hoảng tài
chính to àn cầu (do chúng ta chưa đầu tư vào các sản ph ẩm tài chính phức tạ p
của thế giới) nhưng nền kinh tế nói chung và các tổ ch ức tài chính tron g nước
nói riêng cũng bị ảnh hưởng th eo từ cuộ c su y thoái kinh tế thế giới. Do đó việc
nhìn nh ận lại các cơ chế h ay ch ính sách qu ản lý rủ i ro, quản lý vốn tại các ngân
hàn g thươn g mại cổ p hần là việc cần ph ải làm và nên làm tron g giai đoạn h iệ n
nay kh i mà cả th ế giới đã có n hững tha y đổi trong quan điểm về tái cơ cấu n ền
tài chính toàn cầu cũng như các phư ơng pháp quản lý, đ iều hành kinh tế.
64 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo toàn và phát triển vốn tự có tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tháng 12 năm 2008, thế giới tài chính toàn cầu sững sốt khi nghe tin
Lehmon Brother, một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tuyên bố
phá sản. Điều này đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc đại suy thoái trong thập niên 30 của thế kỷ 19. Sự
sụp đổ của các tổ chức tài chính toàn cầu một thời là niềm kêu hãnh của quốc
gia có nền tài chính hùng mạnh nhất thế giới đem đến nhiều thắc mắc cho các
nhà kinh tế thế giới. Hàng loạt các câu hỏi, giả thuyết được đặt nhằm tìm hiểu
những lý do. Tuy nhiên, khi căn bệnh còn chưa kịp chuẩn đoán thì mức độ lây
lan càng thêm nghiêm trọng, khi mà chính phủ các nước giàu và nghèo cùng
nhau can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để tránh một sự đổ vỡ mang tính dây
chuyền xảy ra.
Đến đây các nhà kinh tế cũng như những người dân nộp thuế tự hỏi rằng:
sự kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng những đồng vốn tại các tổ chức tài
chính trong quá khứ như thế nào? Các chính sách kiểm soát độ an toàn hoạt
động, mức độ rủi ro kinh doanh và đầu tư đã được theo dõi khoa học, chặt chẽ
hay chưa?…Rất nhiều các câu hỏi được đặt ra trong các kỳ họp của hội đồng
kinh tế quốc gia hoặc khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều trần trước Quốc
hội.
Tại Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng không nhiều từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu (do chúng ta chưa đầu tư vào các sản phẩm tài chính phức tạp
của thế giới) nhưng nền kinh tế nói chung và các tổ chức tài chính trong nước
nói riêng cũng bị ảnh hưởng theo từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Do đó việc
nhìn nhận lại các cơ chế hay chính sách quản lý rủi ro, quản lý vốn tại các ngân
hàng thương mại cổ phần là việc cần phải làm và nên làm trong giai đoạn hiện
nay khi mà cả thế giới đã có những thay đổi trong quan điểm về tái cơ cấu nền
tài chính toàn cầu cũng như các phương pháp quản lý, điều hành kinh tế.
Và đây cũng là một trong những lý do mà tôi chọn đề tài này: “ Bảo toàn và
phát triển vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn trong giai đoạn hội nhập kinh tế
toàn cầu và trước sự tác động của cuộc khủng hoãng tài chính thế giới.
Chỉ ra các thực trạng trong công tác kiểm soát và phát triển nguồn vốn tự
có tại các ngân hàng thương mại cổ phần.
Cuối cùng là đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
toàn và phát triển nguồn vốn tự có trong hoạt động của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng được nghiên cứu của đề tài là nguồn vốn tự có trong phạm vi hoạt
động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp phân
tích thống kê, phương pháp quy nạp và kết quả nghiên cứu của một số nhà
nghiên cứu khác.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu làm 03 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ
CÓ CỦA CÁC NHTMCP
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN
TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VN
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO Hiệu quả
CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC
NHTMCP VN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN
TỰ CÓ CỦA CÁC NHTMCP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC NH TMCP
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài
chính là là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện chức năng trung
gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có
thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ
trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương
thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến
bao gồm: ngân hàng, tổ chức công nghiệp/ hiệp hội, tổ chức tín dụng nghiệp
đoàn, đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính và môi giới, các hình thức công ty bảo
hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí. Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ
chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi
nhuận. Ngân hàng phát triển qua nhiều hình thái, theo xu thế ngày càng mở
rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ và ở sự lan rộng
vượt ra ngoài mọi biên giới địa lý. Ngày nay người ta nhắc đến những khái
niệm là ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng đầu tư…Ngân hàng
bán lẻ chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục
vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung và các dịch
vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp , cho vay các các
nhân, các loại thẻ tín dụng…Ngân hàng bán buôn là loại ngân hàng chỉ cung
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là các ngân hàng hoạt động kinh doanh,
thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và
các quy chế, quy định của Ngân hàng nhà nước khi hoạt động. Ngân hàng
thương mại cổ phần có những đặc thù khác biệt với các ngân hàng thương mại
nhà nước và ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương
mại nước ngoài.
1.1.3 Chức năng của NHTMCP
Chức năng tập trung vốn của nền kinh tế: Trong nền kinh tế có những chủ
thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như
vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn
tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền
để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và
cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân
hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho
vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay lại. Thực hiện
được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế, mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền
kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch
có được nó sẽ duy trì hoạt động của mình. Vai trò trung gian này trở nên phong
phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm
trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư, chuyển giao mệnh lệnh trên thị
trường chứng khoán, đảm nhận việc mua trái phiếu công ty…
Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh
toán: Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản
hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Khi các khách hàng gởi tiền vào
ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu
chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá
trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và
không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…)
Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông
và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán…)
đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần
lớn thanh toán được thực hiện qua séc và được thực hiện bằng việc bù trừ thông
qua hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ
quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo
cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển
tiền bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không
sử dụng séc ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng. Họ thanh toán bằng cách
nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực
hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh
chóng.
Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp:
Vào cuối thế kỷ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng
không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng
trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân
hàng. Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống
các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt.
1.2 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI VỐN TỰ
CÓ NHTMCP
1.2.1. Khái niệm vốn tự có: vốn tự có là nguồn vốn ban đầu để một doanh
nghiệp bắt đầu tiến hành quá trình hoạt động. Hay nói các khác vốn tự có là
nguồn vốn riệng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra
trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này quyết
định quy mô hoạt động của một ngân hàng cũng như các khả năng bảo vệ chính
tổ chức sinh ra nguồn vốn này trong suốt quá trình hoạt động.
1.2.2. Chức năng của vốn tự có
Trong hoạt động của một ngân hàng, nguồn vốn có vai trò hết sức quan
trọng. Ngoài việc giúp duy trì hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng,
một ngân hàng với nguồn vốn phong phú giúp tạo nên tính thanh khoản cho
toàn hệ thống tài chính thông qua các kênh phân phối vốn lại trên thị trường,
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của chính phủ trong từng thời kỳ cụ thể cũng như
các chiến lược kinh tế cơ bản của Nhà nước.
Trong tương quan so sách quy mô hoạt động của các ngân hàng trong nước
và các ngân hàng trong khu vực, nguồn vốn là chỉ tiêu so sánh cơ bản giúp
phản ánh sức mạnh, tiềm lực của từng ngân hàng cũng như khả năng chống đỡ
các cú sốc tài chính nếu xảy ra. Từ đó, giúp phân loại, xếp hạng các ngân hàng
với nhau để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế, các nhà
quản lý…đánh giá, lựa chọn, tìm cơ hội đầu tư và giám sát tốt hơn nền tài
chính của quốc gia.
Bởi vì là thành phần cơ bản trong nguồn vốn của ngân hàng nên vốn
tự có đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng chung của nguồn vốn ngân
hàng. Và chức năng của vốn tự có giúp chúng ra có cái nhìn sâu hơn,
cụ thể hơn về chức năng của nguồn vốn. theo đó, bản thân vốn tự có có thêm
các chức năng chính sau đây:
· Chức năng bảo vệ: Trong hoạt đông kinh doanh có rất nhiều rủi ro,
những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng,
đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ
giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho
ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Trong một số trường hợp ngân hàng
mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho
khách hàng. Ngoài ra, do mối quan hệ hỗ tương giữa ngân hàng với
khách hàng, vốn tự có còn có chức năng bảo vệ cho khách hàng không
bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.
· Chức năng hoạt động: Thể hiện ở chổ vốn tự có có thể được sử dụng để
cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng
nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao.
Vì vậy chức năng hoạt đông ở đây cũng chỉ là thứ yếu.
· Chức năng điều chỉnh: Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý
ngân hàng thường hướng vào đó để ban hành những quy định nhằm điều
chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn để xác định tính an
toàn (ví dụ như các ngân hàng không được đầu tư vào tài sản cố định
vượt qúa 50% vốn của ngân hàng). Vốn tự có còn là căn cứ để xác định
và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn
trong kinh doanh.
1.2.3 Phân loại vốn tự có:
Vốn tự có của các ngân hàng thương mại được chia ra làm cấp :
· Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ . Ở VN, vốn cấp 1 về
cơ bản gồm (i) vốn điều lệ, (ii) lợi nhuận giữ lại, (iii) các quỹ dự trữ
được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của các tổ chức tín dụng như
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư
phát triển. Theo Quyết Định 457/2005/QĐNHNN ngày 19/4/2005 của
Ngân hàng Nhà nước, vốn cấp 1 được dung để xác định giới hạn mua,
đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng ( theo quy định hiện hành
là không quá 50%).
· Vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài
của tổ chức tín dụng. Ở VN, vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm (i) phần giá
trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng ( bao gồm 50%
giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định, 40% giá trị tăng thêm đối với
các loại chứng khoán đầu tư), (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ
bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số
công cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tính
dụng (tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro). Tuy nhiên, Quyết
Định 457/2005/QĐNHNN ngày 19/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước
đưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2. Ngoài một số điều kiện khác, tổng
giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng gía trị
trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và các công cụ nợ khác tối đa
bằng 50% vốn cấp 1.
Việc xác định vốn tự có theo hai cấp theo Quyết định 457/2005/QĐNHNN
ngày 19/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước sẽ cho phép các ngân hàng thương
mại trong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của mình vốn
dĩ trước đây phần lớn chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1. Do đó, hiện nay các
tổ chức tín dụng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn tính
trên cơ sở vốn tự có.
Ngoài ra một điều đáng lưu ý là: các tổ chức tín dụng phải trừ ra khỏi vốn
tự có của mình (i) toàn bộ phần giá trị giảm đi của các tài sản cố định hay các
chứng khoán đầu tư do định giá lại, (ii) tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ
chức tín dụng khác, (iii) phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu
tư, doanh nghiệp vượt mức 15% vốn tự có, và (iv) lỗ kinh doanh kể cả các
khoản lỗ luỹ kế.
1.3 CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ CỦA
CÁC NHTMCP
1.3.1 Nguồn bên ngoài
·Phát hành cổ phiếu thường:
Ưu điểm: Không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu
thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm
làm ăn thua lỗ. Phương pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả
năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.
Nhược điểm: Chi phí cao và có thể làm loãng quyền sở hữu ngân hàng
(Dulution), giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu (Earning per share), làm giảm
tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà ngân hàng có thể tận dụng.
·Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn:
Ưu điểm: Không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát
ngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.
Nhược điểm: Cổ tức phải trả cho các cổ đông là gánh nặng tài chính trong
những năm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên
mỗi cổ phiếu.
·Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn tối thiểu 7 năm):
Ưu điểm: Chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng.
Đây là phương pháp hiệu qủa vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng
trên thị trường.
Nhược điểm: Phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi đến hạn, lãi trả cho
trái phiếu là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính.
Ngân hàng còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ nguồn bên ngoài
khác như bán tài sản và thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu...
1.3.2 Nguồn bên trong:
Chủ yếu do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong
năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.
Ưu điểm: Không tốn kém chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng
và không phải hoàn trả. Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào
thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động vốn.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều
đặn. Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của cổ đông.
Phương pháp này phụ thuộc vào:
· Chính sách cổ tức của ngân hàng: Chính sách này cho biết ngân hàng
cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để tăng vốn phục vụ cho mở rộng
kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ đông.
Ta có:
Mức thu nhập giữ
lại
Tỷ lệ thu nhập
giữ lại
(Lợi nhuận không
chia)
=
Thu nhập sau thuế
Tổng giá trị
cổ tức Tỷ lệ chi
trả cổ tức = Thu nhập sau
thuế
Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽ
chậm, dẫn đến giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản.
Ngược lại, nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông
dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng bị giảm.
· Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ: Một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn
nội bộ lý tưởng phải đáp ứng cả hai yêu cầu: Một là, ngân hàng tăng
trưởng được tài sản có (đặc biệt là các khoản cho vay); hai là, không làm
suy giảm quá mức tỷ số vốn/tài sản của ngân hàng.
Ở VN, các tổ chức tín dụng có thể dùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng
vốn điều lệ của mình theo Quyết định 797/2002/QĐNHNN ngày 29 tháng 07
năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký ban hành. Theo
đó, tại điều 22 có sửa đổi lại như sau: “Vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại
cổ phần có thể được tăng bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc được bổ sung
từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đánh giá lại tài sản cố định và các quỹ khác
theo quy định của pháp luật nhưng phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua
và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực
hiện.”
Kết luận chương 1
Qua phần trình trong chương 1 cho chúng ta cái nhìn cơ bản về những khái
niệm, đặc điểm, chức năng của các ngân hàng thương mại cổ phần. Gắn liền
với quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại thì nguồn
vốn tự có ban đầu là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì thế các khái quát về công
tác bảo toàn và phát triển vốn tự có giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan
trọng của nhân tố cơ bản này. Và từ đây giúp chúng ta có những hiểu biết ban
đầu về các đối tượng được đưa ra nghiên cứu trong chương này trước khi đi sâu
vào các thực trạng đang tồn tài ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT
TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
HỆ THỐNG NHTMCP VN:
Cho đến nay, ngành ngân hàng nước ta đã trải qua 59 năm (1951 đến nay)
xây dựng và phát triển, với nhiều chặng đường gay go và phức tạp nhưng
vẫn ổn định và phát triển tốt. Đặc biệt là chặng đường từ năm 1986 cho đến
nay, chặng đường đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng VN.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng
chính phủ) ký quyết định số 218/CT ngày 3.7.1987 cho làm thử việc chuyển
hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh Xã hộ chủ nghĩa
HCN (làm thử đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987, Hà Nội, Gia Lai...), sau
đó tổng kết và Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT
ngày 26.3.