Bước sang thế kỷ thứ 21, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở thành
yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi Quốc gia.
Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước nên việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là
nhân tố quyết định. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo
nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ
thuật có trình độ kiến thức chuyên môn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh
tế, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX và kết luận Hội nghị
lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khoá IX nhấn mạnh: “ Phát triển giáo
dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [17, tr 40]. Muốn
cho sự nghiệp CNH-HĐH thành công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt
nhân tố con người. Bởi lẽ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách
con người, là chìa khoá mở cửa vào tương lai, là quốc sách hàng đầu của
chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, là trách nhiệm chung của toàn
Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta, trong đó vai trò của các Trường chuyên
nghiệp, các cơ sở giáo dục đào tạo nghề là rất quan trọng.
Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp có tiềm năng kinh tế lớn nằ m
trong vùng tam giác trọng điểm kinh tế miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng -
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Quảng Ninh. Do vậy tỉnh Quảng Ninh nói riêng và khu vực Đông Bắc Tổ
Quốc nói chung có nhu cầu rất lớn về lực lượng người lao động được đào tạo
nghề. Nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Quảng Ninh hiệ n
có một hệ thống đào tạo nghề nghiệp với 19 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, TCCN,
TCN bao gồm 01 trường Đại học, 02 phân hiệu Đại học, 02 dự án Đại học, 06
trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 02 trường Cao đẳng nghề, 02 trường TCCN,
04 trường trung cấp nghề của Trung ương và điạ phương, 17 trung tâ m
Hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy nghề tư nhân ở các
huyện, thị xã, thành phố tham gia dạy nghề thuộc các lĩnh vực.
Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí là đơn vị trực thuộc Tập Đoàn
công nghiệp xây dựng Việt Nam , Trường có trụ sở đóng tại thị xã Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh. Các ngành nghề đào tạo của trường thuộc nhóm ngành xây
dựng, cơ khí xây dựng. Trong những năm gần đây do tính chất xã hội hoá
giáo dục, trước nhu cầu của cơ chế thị trường và xu thế phát triển của KHCN
xây dựng trong nước cũng như hội nhập Quốc tế. Nhà trường đã xác định mục
tiêu đào tạo trong chiến lược phát triển của mình để đưa trường từ chỗ là một
trường công lập chỉ đào tạo theo kế hoạch Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng
trở thành một Trường đa ngành, đa nghề từ đó từng bước chuyển mình để phù
hợp với yêu cầu thực tế của xã hội.
Cơ chế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đang đặt ra rất
nhiều thách thức đối với mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo của Nhà
trường. Điều quan trọng là làm sao để đào tạo được nguồn nhân lực có chất
lượng vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa đại trà, vừa mũi nhọn, đáp ứng sự phát
triển của nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị
trường lao động, thị trường chất xám, nhất là sức lao động có hàm lượng trí
tuệ cao. Đồng thời, phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị
trường đối với công tác giáo dục đào tạo nghề.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Chất lượng giáo dục trong các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đang là một
“điểm nóng” cần nhiều giải pháp, trong đó giải pháp quản lí tốt quá trình đào
tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh là rất quan trọng. Bởi, quá
trình đào tạo nghề với các khâu của nó nếu được quan tâm thực hiện một cách
đồng bộ mới đem lại chất lượng, hiệu quả.
Những năm qua, mặc dù Trường trung cấp xây dựng Uông Bí đã chú
trọng, chủ động quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng
đào tạo nghề. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của Nhà trường còn tồn tại
một số vấn đề như quá trình quản lí đào tạo nghề chưa đồng bộ từ mục tiêu,
nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ
sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa
đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:" Biện pháp
quản lí đào tạo nghề ở Truờng trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh
" nhằm phân tích để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất một
số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho
Trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh
142 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lí đào tạo nghề ở Truờng trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
XÂY DỰNG UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG
UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Bá Dương
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG
UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60.14.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái nguyên
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Dương
Phản biện 1: ................................................................................
Phản biện 2: ................................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
họp tại: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái nguyên
Ngày tháng năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ ..... 7
1.1. Khái quát về nghiên cứu vấn đề ............................................................... 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm quản lí, quản lí giáo dục đào tạo ..................................... 9
1.2.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề ....................................................... 19
1.2.3. Quản lí công tác đào tạo nghề ........................................................ 24
1.2.4. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề ............................................ 25
1.2.4.1. Mục tiêu của đào tạo nghề .................................................... 25
1.2.4.2. Nội dung của đào tạo nghề ................................................... 25
1.2.4.3. Phương pháp đào tạo nghề .................................................... 26
1.2.4.4. Hoạt động dạy nghề và học nghề .......................................... 26
1.2.4.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề .............. 27
1.2.5. Chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề ........................... 28
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản lí đào tạo nghề ............. 34
1.3.1. Những yếu tố khách quan. ............................................................. 34
1.3.2. Những yếu tố chủ quan. ................................................................ 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
NGHỀ Ở TRUỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG
BÍ, QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2006-2009............................. 41
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh và truờng
Trung cấp xây dựng Uông Bí ............................................................... 41
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ................... 41
2.1.2. Khái quát về truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh .... 44
2.2. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung cấp xây
dựng Uông Bí, Quảng Ninh .................................................................. 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2.2.1. Thực trạng duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm đảm bảo
chất lượng đào tạo nghề ................................................................. 48
2.2.2. Thực trạng phát triển, đổi mới công tác quản lí đào tạo nghề ................ 52
2.2.2.1. Về mục tiêu đào tạo ............................................................. 52
2.2.2.2. Về nội dung chương trình đào tạo ......................................... 54
2.2.2.3. Về số lượng đội ngũ và trình độ của giáo viên và cán bộ quản lí .. 55
2.2.2.4. Về kế hoạch hoá đào tạo ...................................................... 60
2.2.2.5. Về cơ cấu tổ chức ................................................................ 62
2.2.2.6. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề .................. 65
2.2.2.7. Về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo .................................... 66
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung
cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh .................................................... 66
2.3.1. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề và quản lí phát triển đội
ngũ giáo viên .......................................................................................... 66
2.3.2. Về chất lượng đào tạo nghề hiện nay của nhà trường ..................... 77
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
NGHỀ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG BÍ,
QUẢNG NINH ........................................................................... 84
3.1. Yêu cầu của các biện pháp đề xuất ........................................................ 84
3.2. Một số biện pháp quản lí đề xuất .......................................................... 87
3.2.1. Biện pháp đổi mới quản lí xây dựng phát triển đội ngũ đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lí .................................................... 87
3.2.2. Biện pháp quản lí nhằm huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở
vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo................................... 92
3.2.3. Biện pháp quản lí mục tiêu đào tạo trong xu thế mở rộng qui
mô đào tạo nghề ........................................................................... 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3.2.4. Biện pháp quản lí đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn
với yêu cầu thực tế sản xuất .......................................................... 98
3.2.5. Biện pháp quản lí tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá
kết quả đào tạo nghề .................................................................. 101
3.2.6. Biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh của học
sinh ...................................................................................................................... 104
3.2.7. Biện pháp quản lí việc liên kết đào tạo nghề ............................. 107
3.3. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất......................... 110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 113
I. Kết luận .................................................................................................. 113
II. Khuyến nghị .......................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các tác giả trong nƣớc:
1. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam(2009), Thông báo
Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 2
khoá 8 về Giáo dục đào tạo, Hà Nội
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng(2004), Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây
dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục; Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lí
- Một số lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu tập huấn kiểm định chất lượng
giáo dục TCCN, Hà Nội.
5. Bộ Lao động TBXH (2005), Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH
về việc phê duyệt đề án phát triển dạy nghề đến 2010, Hà Nội.
6. Bộ Lao động TB&XH(2006), Quyết định số 76/2006/QĐ-BLĐTBXH
Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường
TCN, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”, Hà Nội.
7. Bộ Lao động TB và XH(2008), Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề
Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH, Hà Nội.
8. Chính phủ (2001), Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về
việc Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010".
9. Chính Phủ (2002), Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt
quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2002-2010, Hà Nội.
10. Chính phủ(2005), Nghị quyết số 139/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao
động về dạy nghề, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11.
Chính phủ (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg của Chính phủ về
việc Phê duyệt "Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo
đến năm 2010".
12. Nguyễn Bá Dương(1999), Tâm lí học cho người lãnh đạo. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TƯ
khoá VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17. Bùi Minh Hiền(Chủ biên 2009): Quản lí giáo dục (in lần 2). Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, Hà Nội
18. Học viện hành chính Quốc gia (1992), Giáo trình quản lý hành chính
Nhà nước; Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Hộ-Đặng Quốc Bảo (1997), Khái lược về Khoa học quản
lí. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
20. Nguyễn Hùng chủ biên (2008), Sổ tay Tư vấn Hướng nghiệp và chọn
nghề. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
21. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí.
Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
22. Trần Kiểm (1990): Quản lý giáo dục và quản lý trường học; Viện khoa
học giáo dục; Hà Nội.
23. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
24. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo
dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
25. Nguyễn Kì - Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lí luận quản lí
giáo dục. Trường CB QLGD và đào tạo TƯ 1-Bộ giáo dục, Hà Nội.
26. GS Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 1. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Luật Giáo
dục số 38/2005/ QH 11, Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Luật Dạy
nghề số 76/2006/QH11, Hà Nội.
29. GS Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận
quản lí giáo dục. Trường CB quản lí giáo dục đào tạo TƯ 1, Hà Nội.
30. GS Nguyễn Ngọc Quang (1999), Dân chủ hoá quản lí trường phổ
thông. Nội san Trường CB QLGD và đào tạo trung ương 1, Hà Nội.
31. Trần Quốc Thành (2004), Khoa học quản lý đại cương; Đề cương bài
giảng dành cho học viên cao học, chuyên ngành Quản lí, khoa tâm lý
giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.
32. TS Nguyễn Thị Tính(2007), Bài giảng Đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục, Khoa Tâm lí giáo dục, Trường ĐH Sư phạm, Thái Nguyên.
33. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lí, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
34. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng
Việt. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
35. GS. TS Hồ Văn Vĩnh(Chủ biên) (2004), Giáo trình khoa học quản lí.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
B. Các tác giả nƣớc ngoài:
36. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
37. D.V Khuđômixki (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa
học giáo dục, Hà Nội.
38. Fredrick Winslow Taylor (1911), Những nguyên tắc khoa học của quản
lí.
39. Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề
cốt yếu về quản lý; Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
40. M.I. Kônđakôp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lí giáo dục
quốc dân - Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo trung ương, Hà
Nội.
41. Thomas J. Robbins-Wayned Morryn (1999), Quản lí và kỹ thuật quản
lí. Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BGD&ĐT : Bộ giáo dục và đào tạo
CB : Cán bộ
CBQL : Cán bộ quản lí
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNV : Công nhân viên
CSVC : Cơ sở vật chất
CĐN : Cao đẳng nghề
CTMT : Chương trình mục tiêu
ĐTN : Đào tạo nghề
GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KHCN : Khoa học công nghệ
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KTXH : Kinh tế xã hội
TCXD : Truờng Trung cấp xây dựng
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
TCN : Trung cấp nghề
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ thứ 21, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở thành
yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi Quốc gia.
Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước nên việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là
nhân tố quyết định. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo
nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ
thuật có trình độ kiến thức chuyên môn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh
tế, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX và kết luận Hội nghị
lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khoá IX nhấn mạnh: “ Phát triển giáo
dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [17, tr 40]. Muốn
cho sự nghiệp CNH-HĐH thành công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt
nhân tố con người. Bởi lẽ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách
con người, là chìa khoá mở cửa vào tương lai, là quốc sách hàng đầu của
chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, là trách nhiệm chung của toàn
Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta, trong đó vai trò của các Trường chuyên
nghiệp, các cơ sở giáo dục đào tạo nghề là rất quan trọng.
Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp có tiềm năng kinh tế lớn nằm
trong vùng tam giác trọng điểm kinh tế miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng -
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Quảng Ninh. Do vậy tỉnh Quảng Ninh nói riêng và khu vực Đông Bắc Tổ
Quốc nói chung có nhu cầu rất lớn về lực lượng người lao động được đào tạo
nghề. Nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Quảng Ninh hiện
có một hệ thống đào tạo nghề nghiệp với 19 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, TCCN,
TCN bao gồm 01 trường Đại học, 02 phân hiệu Đại học, 02 dự án Đại học, 06
trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 02 trường Cao đẳng nghề, 02 trường TCCN,
04 trường trung cấp nghề của Trung ương và điạ phương, 17 trung tâm
Hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy nghề tư nhân ở các
huyện, thị xã, thành phố tham gia dạy nghề thuộc các lĩnh vực.
Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí là đơn vị trực thuộc Tập Đoàn
công nghiệp xây dựng Việt Nam, Trường có trụ sở đóng tại thị xã Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh. Các ngành nghề đào tạo của trường thuộc nhóm ngành xây
dựng, cơ khí xây dựng. Trong những năm gần đây do tính chất xã hội hoá
giáo dục, trước nhu cầu của cơ chế thị trường và xu thế phát triển của KHCN
xây dựng trong nước cũng như hội nhập Quốc tế. Nhà trường đã xác định mục
tiêu đào tạo trong chiến lược phát triển của mình để đưa trường từ chỗ là một
trường công lập chỉ đào tạo theo kế hoạch Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng
trở thành một Trường đa ngành, đa nghề từ đó từng bước chuyển mình để phù
hợp với yêu cầu thực tế của xã hội.
Cơ chế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đang đặt ra rất
nhiều thách thức đối với mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo của Nhà
trường. Điều quan trọng là làm sao để đào tạo được nguồn nhân lực có chất
lượng vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa đại trà, vừa mũi nhọn, đáp ứng sự phát
triển của nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị
trường lao động, thị trường chất xám, nhất là sức lao động có hàm lượng trí
tuệ cao. Đồng thời, phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị
trường đối với công tác giáo dục đào tạo nghề.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Chất lượng giáo dục trong các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đang là một
“điểm nóng” cần nhiều giải pháp, trong đó giải pháp quản lí tốt quá trình đào
tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh là rất quan trọng. Bởi, quá
trình đào tạo nghề với các khâu của nó nếu được quan tâm thực hiện một cách
đồng bộ mới đem lại chất lượng, hiệu quả.
Những năm qua, mặc dù Trường trung cấp xây dựng Uông Bí đã chú
trọng, chủ động quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng
đào tạo nghề. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của Nhà trường còn tồn tại
một số vấn đề như quá trình quản lí đào tạo nghề chưa đồng bộ từ mục tiêu,
nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ
sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa
đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:" Biện pháp
quản lí đào tạo nghề ở Truờng trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh
" nhằm phân tích để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất một
số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho
Trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác quản lí hoạt động
đào tạo nghề nói chung, nghiên cứu thực trạng công tác quản lí quá trình đào
tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh nói riêng.
Luận văn đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lí quá trình đào tạo
nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng
Uông Bí, Quảng Ninh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tay
nghề phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc quản lí quá trình đào tạo nghề có
liên quan đến chất lượng đào tạo trong trường nghề.
3.2. Khảo sát thực trạng quản lí quá trình đào tạo nghề ở Truờng Trung
cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở Trường Trung cấp xây dựng
Uông Bí, Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2006 đến 2009.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí,
Quảng Ninh còn có một số mặt bất cập và hạn chế bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan.
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí quá trình đ