Trước những đòi hỏi ngày càng cao vềchất lượng nguồn nhân lực phục vụcho thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếcủa đất nước ta, mọi người cần phải không
ngừng phấn đấu học tập ; biết phát huy nội lực, thểhiện được bản lĩnh hoạt động cá nhân ; biết
vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, không tưduy và hành động theo những khuôn
mẫu sẵn có. Vì vậy, những phẩm chất và năng lực vềtính tựlực, tính tích cực hoạt động, sựtư
duy sáng tạo của con người cần phải được rèn luyện và bồi dưỡng ngay từkhi còn học ởtrường
phổthông.
Vấn đềnày cũng đã được đưa vào Luật giáo dục ban hành năm 2005. Chương I, Điều 5
vềphương pháp giáo dục nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tựgiác,
chủ động, tưduy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tựhọc, khảnăng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [22, tr.25].
Để đáp ứng mục tiêu này, trong những năm qua, nền giáo dục nước ta có nhiều đổi mới:
từ đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đến đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó,việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được nhiều
nhà giáo dục học nghiên cứu và thửnghiệm. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đềmà chúng
ta chưa thểgiải quyết như:
- Lối truyền thụmột chiều từthầy đến trò vẫn được duy trì ởnhiều nơi và ởcác cấp học.
Các hoạt động tựhọc của học sinh như: tựtìmhiểu kiến thức, tựthao tác thực hành, tựphát
hiện và giải quyết vấn đềkhông được giáo viên chú trọng. Do đó tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức không được phát huy.
- Giảng dạy thiên vềlý thuyết. Nội dung giảng dạy gò bó theo sách giáo khoa. Điều kiện
đểhọc sinh mởrộng kiến thức, ứng dụng kiến thức không được quan tâm. Mối liên hệgiữa
kiến thức vật lý được học ởnhà trường và những ứng dụng của các kiến thức đó trong đời sống,
vì vậy, chỉhình thành một cách mờnhạt.
- Cách đánh giá kết quảhọc tập vẫn được thực hiện theo phương pháp giảng dạy truyền
thống, chủyếu dựa vào kết quảcác bài kiểm tra viết mà không dựa trên những sáng kiến, sáng
tạo của học sinh.
138 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng năng lực tựhọc và liên hệ thực tế của học sinh trong dạy học chương “dòng điện xoay chiều” lớp 12 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN KIM DŨ
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC
VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU”
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô trong tổ Phương Pháp
Giảng Dạy, Khoa Vật Lý, Phòng Khoa Học Công Nghệ Sau Đại
Học trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã khuyến
khích, quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian
học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy TS. Phạm Thế Dân -
người đã trực tiếp khuyến khích, hướng dẫn tôi thực hiện hoàn
thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và trách nhiệm.
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Đốc Sở Giáo
Dục – Đào Tạo tỉnh Tiền Giang, Ban Giám Hiệu các trường PTTH
Dưỡng Điềm, PTTH Đốc Binh Kiều, PTTH Nguyễn Đình Chiểu
tỉnh Tiền Giang, thầy Nguyễn Văn Trí hiệu trưởng trường PTTH
Dưỡng Điềm tạo điều kiện cho việc thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chi Minh tháng 9 năm 2007
Lời cảm ơn
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
THPT Trung học phổ thông
SGK Sách giáo khoa
PPGD Phương pháp giảng dạy
TB Trung bình
Gv Giáo viên
Hs Học sinh
DĐXC Dòng điện xoay chiều
DĐĐH Dao động điều hòa
Cđdđ Cường độ dòng điện
Hđt Hiệu điện thế
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta, mọi người cần phải không
ngừng phấn đấu học tập ; biết phát huy nội lực, thể hiện được bản lĩnh hoạt động cá nhân ; biết
vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, không tư duy và hành động theo những khuôn
mẫu sẵn có. Vì vậy, những phẩm chất và năng lực về tính tự lực, tính tích cực hoạt động, sự tư
duy sáng tạo của con người cần phải được rèn luyện và bồi dưỡng ngay từ khi còn học ở trường
phổ thông.
Vấn đề này cũng đã được đưa vào Luật giáo dục ban hành năm 2005. Chương I, Điều 5
về phương pháp giáo dục nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [22, tr.25].
Để đáp ứng mục tiêu này, trong những năm qua, nền giáo dục nước ta có nhiều đổi mới:
từ đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đến đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được nhiều
nhà giáo dục học nghiên cứu và thử nghiệm. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề mà chúng
ta chưa thể giải quyết như:
- Lối truyền thụ một chiều từ thầy đến trò vẫn được duy trì ở nhiều nơi và ở các cấp học.
Các hoạt động tự học của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức, tự thao tác thực hành, tự phát
hiện và giải quyết vấn đề không được giáo viên chú trọng. Do đó tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức không được phát huy.
- Giảng dạy thiên về lý thuyết. Nội dung giảng dạy gò bó theo sách giáo khoa. Điều kiện
để học sinh mở rộng kiến thức, ứng dụng kiến thức không được quan tâm. Mối liên hệ giữa
kiến thức vật lý được học ở nhà trường và những ứng dụng của các kiến thức đó trong đời sống,
vì vậy, chỉ hình thành một cách mờ nhạt.
- Cách đánh giá kết quả học tập vẫn được thực hiện theo phương pháp giảng dạy truyền
thống, chủ yếu dựa vào kết quả các bài kiểm tra viết mà không dựa trên những sáng kiến, sáng
tạo của học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực tự học và liên
hệ thực tế của học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều” làm đề tài nghiên cứu
luận văn.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh trong
dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của
học sinh, đồng thời hiện thực hóa phương châm “Học đi đôi với hành”, tạo mối liên kết giữa
kiến thức được học và vận dụng kiến thức trong đời sống.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 THPT trong quá trình học chương “Dòng
điện xoay chiều”.
2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động học của học sinh nhằm bồi dưỡng năng lực tự học
và liên hệ thực tế trong quá trình dạy và học chương “Dòng điện xoay chiều”.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Việc tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức và giải
quyết những vấn đề liên quan đến thực tế trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” sẽ góp
phần hình thành năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các yếu tố của phương pháp dạy
học có thể giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế trong quá trình dạy học
chương “Dòng điện xoay chiều” của lớp 12 ở một số trường THPT thuộc tỉnh Tiền Giang.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học vật lý theo
hướng bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
2. Nghiên cứu nội dung kiến thức có liên quan đến chương “Dòng điện xoay chiều” và
những kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm vững trước và sau khi học xong chương này.
3. Tìm hiểu thực trạng dạy và học chương “Dòng điện xoay chiều” ở trường THPT. Đánh
giá hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học để phát hiện những khó
khăn của học sinh và nguyên nhân của những khó khăn đó trong quá trình học tập.
4. Biên soạn một số câu hỏi lý thuyết, câu hỏi liên quan thực tế và bài tập của chương
“Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh và giúp học sinh liên kết
được kiến thức đã học với những ứng dụng trong thực tế.
5. Soạn thảo tiến trình dạy học 8 bài của chương “Dòng điện xoay chiều” theo hướng bồi
dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã soạn thảo để xác định mức độ
phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của từng tiến trình đối với việc rèn luyện tính tích cực nhận
thức, tự tìm hiểu vấn đề và liên hệ thực tế của học sinh trong quá trình học tập nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học chương “Dòng điện xoay chiều”.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu lý luận:
- Đọc và tìm hiểu lý luận từ sách, báo, tạp chí, văn bản, nghị quyết để làm sáng tỏ quan
điểm đề tài hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề trong dạy học vật lý nói chung,
trong chương “Dòng điện xoay chiều” nói riêng.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách giáo viên và các tài liệu liên quan, xác
định nội dung các kiến thức mà học sinh cần phải nắm vững từ những kiến thức đã học, để học
sinh có thể tự tìm hiểu và có thể ứng dụng vào những lĩnh vực sâu rộng hơn.
2. Điều tra khảo sát:
Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh ở trường
THPT. Lập phiếu điều tra khảo sát, phân tích kết quả khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ tình hình
dạy học phần dao động điện nói chung và chương “Dòng điện xoay chiều” nói riêng.
3. Thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành giảng dạy ở trường THPT theo phương án đã soạn thảo, nhằm khẳng định tính
khả thi của việc lựa chọn phương pháp dạy học, các biện pháp sư phạm đã sử dụng với mục
đích bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
So sánh, phân tích kết quả học tập và hoạt động học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng (Lớp không giảng dạy theo phương án đã soạn) để đánh giá thực nghiệm sư phạm, từ đó
rút ra kết luận của đề tài.
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC
VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ CỦA HỌC SINH
1.1 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH.
1.1.1 Mục đích và ý nghĩa của hoạt động dạy và học vật lý theo hướng tự học của
học sinh.
Chúng ta thường rất tự hào về truyền thống “hiếu học” của cha ông chúng ta. Nói đến
“hiếu học” là nói đến tính ham học hỏi và tự giác học hỏi, biết tự vượt qua được mọi khó khăn
để tìm lấy tri thức và chiếm lĩnh tri thức. Ngày xưa khi chưa có các tiện nghi về trường lớp, cơ
sở vật chất như ngày nay và đội ngũ những người làm thầy còn rất ít thì đã có rất nhiều người
thành công trong học vấn bằng việc tự học, tự tìm tòi nghiên cứu. Nêu điều này để thấy rằng
không nhất thiết học sinh phải đến lớp và người dạy phải đứng trên bục giảng thì quá trình lĩnh
hội tri thức mới diễn ra, quá trình này có thể diễn ra ở bất cứ đâu: có thể trên lớp cũng có thể
ngoài lớp và dưới nhiều hình thức dạy và học khác nhau: có mặt thầy hoặc không có mặt thầy.
Quá trình học tập mà người thầy chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, còn người học làm chủ
các hoạt động tìm tòi, tư duy để hiểu và nắm vững kiến thức là quá trình tự học.
Một trong những mục tiêu của nền giáo dục nước ta là bồi dưỡng cho con người có tinh
thần khai phá, năng lực tự mưu sinh để trở thành con người tự lực, thích ứng với sự biến đổi
của xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh có vai trò rất quan trọng trong quá
trình giáo dục nhận thức của học sinh. Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh được thể hiện
qua các quá trình:
- Bồi dưỡng cho học sinh có ý thức tự giác, có thái độ tích cực trong học tập, biết nhận
thức vấn đề qua quá trình tư duy.
- Giúp học sinh tự tạo ra cho mình nhu cầu, động cơ, hứng thú trong học tập, nâng cao ý
chí và huy động sức lực vượt qua những khó khăn để tiếp thu tri thức, rèn luyện những kỹ năng,
kỹ xảo trong thao tác thực hành.
- Rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc độc lập, thói quen tự học, tự nghiên cứu
khoa học.
Năng lực tự học tiềm ẩn trong mọi người và là cơ sở để con người có thể học trên nhiều
lĩnh vực và học suốt đời. UNESCO đã nhấn mạnh trong báo cáo của mình: “Để thích ứng được
với những biến chuyển nhanh chóng của xã hội hiện đại, mọi người đều cần phải học tập suốt
đời. Học tập suốt đời được hiểu là quá trình học tập xuyên suốt cả đời người, ở nhà trường, gia
đình và xã hội, cả chương trình giáo dục chính quy lẫn chương trình giáo dục không chính quy,
trong đó mỗi cá nhân thu nhận và tích lũy được tri thức, kỹ năng, thái độ và trải nghiệm trong
cuộc sống của mình. Nhân tố quyết định để có thể học tập suốt đời là năng lực tự học, năng lực
tư duy và năng lực hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề”[23, tr.10].
Có thể nói quá trình tự học là quá trình đòi hỏi học sinh hoạt động nhiều nhất cả trí óc lẫn
tay chân, đặc biệt là hoạt động trí óc. Việc động não nhiều sẽ tập cho học sinh quen dần với tác
phong làm việc độc lập và việc tự mình phải đưa ra được câu trả lời cho vấn đề đang tìm hiểu
sẽ giúp các em hai điều: một là ghi nhớ kiến thức lâu dài mà không phải mất nhiều thời gian
đọc đi, đọc lại để thuộc lòng; hai là hình thành trong ý thức các mối liên hệ giữa vấn đề đang
tìm hiểu với những vấn đề khác đã biết, nhờ đó có thể vận dụng nó vào thực tiễn một cách hiệu
quả.
Sự tự hỏi mình trong quá trình tự học cũng có thể mất nhiều thời giờ, và cho dù không
đạt kết quả, vẫn rất bổ ích vì đó là một quá trình rèn luyện tư duy và nhân cách, đồng thời cũng
là một quá trình mà kiến thức hay vấn đề dù chưa tìm ra câu trả lời, nhưng cũng chớm hình
thành trong đầu óc những khái niệm ban đầu, giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu khi được thầy
giải đáp. Vì có sự chuẩn bị tốt, học sinh sẽ đặt được nhiều câu hỏi có giá trị với người dạy, sẽ
không có những câu hỏi ngây ngô hoặc không biết hỏi gì, tạo một không khí học tập sinh động
trong giờ lên lớp.
Người học tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với các bạn dưới sự hướng dẫn của thầy để tự
mình chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình, do đó có hứng thú và động cơ học
tập. Để tự giải quyết hiệu quả một vấn đề, người học phải có nhiều hoạt động ngoài nhà trường
như thu thập thông tin, tham khảo tư liệu từ sách, báo, mạng Internet và từ bạn bè, từ những
người hiểu biết hơn xung quanh mình. Từ đó, hình thành ở các em những kỹ năng giao tiếp con
người, giao tiếp xã hội, biết tự đánh giá để phân biệt đúng sai một vấn đề và dần hình thành
được nhân cách con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo.
Vật lý học ở trường phổ thông là môn học cung cấp những kiến thức nhằm giải thích các
hiện tượng tự nhiên, tìm ra những quy luật của tự nhiên để cuối cùng vận dụng nó vào việc cải
tạo tự nhiên nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển loài người. Người học vật lý có thể xem
như người tham gia vào nghiên cứu khoa học, và cho dù những nghiên cứu khoa học này chỉ ở
tầm mức cơ bản thì vẫn cần có sự nỗ lực tìm tòi, tự hoạt động sáng tạo của người tham gia. Như
vậy, bồi dưỡng năng lực tự học vật lý cho học sinh phổ thông cũng đồng nghĩa với việc dọn
đường cho các em chuẩn bị bước vào nghiên cứu khoa học sau này.
Tất cả những lý thuyết của vật lý đều xuất phát từ quá trình thí nghiệm hoặc được xây
dựng trên cơ sở các thí nghiệm. Chính vì vậy, người học vật lý phải biết tự hoạt động, cả hoạt
động trí óc lẫn hoạt động chân tay thì mới thu nhận được kiến thức đầy đủ. Ngay như các thí
nghiệm trên lớp, nếu chỉ để thầy thực hiện, trò thụ động quan sát thì người học mất cơ hội trải
qua những thử thách, những tình huống phức tạp trong quá trình thí nghiệm, mà qua đó thể hiện
được năng lực thực hành, năng lực xử lý tình huống, đồng thời nắm vững vấn đề hơn, phát hiện
được nhiều điều lý thú, nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo.
Hơn nữa, vì tính logic khoa học, người học vật lý phải cùng tham gia vào quá trình tìm
hiểu thì mới cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của nội dung bài học. Có những định luật vật lý mà các
nhà khoa học đã phải mất nhiều năm để tìm ra và hiểu nó thì không thể trong một khoảnh khắc
được nghe người dạy trình bày là người học cảm nhận được tấ cả.
Muốn giải quyết hiệu quả một vấn đề vật lý đôi khi đòi hỏi người tham gia giải quyết
phải đúc kết từ những kinh nghiệm bản thân, phải phối hợp nhiều kỹ năng cá nhân đã được rèn
luyện. Người tham gia giải quyết vấn đề vật lý hay người học vật lý không thể trông đợi hoàn
toàn vào kinh nghiệm và kỹ năng của người khác, vì nếu thế thì bản thân người học sẽ không
thể hiện được vai trò hữu ích gì trong cộng đồng và sẽ không có được những kinh nghiệm và kỹ
năng gì cho bản thân để sau này có thể tiếp tục thực hiện công việc khác. Những kinh nghiệm
và kỹ năng của người khác chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ.
Việc nắm vững kiến thức vật lý còn đòi hỏi học sinh phải biết tư duy, và để tư duy thì
cần phải có thời gian. Đối với học sinh giỏi, thời gian để tư duy có thể ngắn, các em có thể tiếp
thu kiến thức ngay tại lớp, nhưng đối với học sinh trung bình-khá, mà học sinh dạng này lại
chiếm đa số, thì thời gian cần lâu hơn, các em hầu như không tiếp thu một cách trọn vẹn kiến
thức tại lớp. Một tiết học vật lý ở trường phổ thông hiện nay là 45 phút cho một bài học. Nếu
trừ ra thời gian chuẩn bị tiết học của giáo viên, trừ ra thời gian kiểm tra kiến thức cũ thì thời
gian cho một bài học mới chỉ còn khoảng từ 37 đến 38 phút. Trong khoảng thời gian ngắn như
vậy, để hình thành một khái niệm vật lý mới trong nhận thức của các em từ chưa biết đến biết là
điều hết sức khó khăn. Nên chăng cần có sự chuẩn bị trước, nghĩa là học sinh phải tự mình tìm
hiểu vấn đề ở nhà trước khi đến lớp. Sự chuẩn bị trước, ít hay nhiều cũng tạo ra được một nền
tảng cơ bản của khái niệm trong nhận thức, có như vậy thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ diễn ra
nhanh chóng hơn, phù hợp với thời gian tiết học hơn.
Từ các phân tích trên chúng ta thấy rằng để học tốt môn vật lý, học sinh phải biết tự học,
tự tìm hiểu vấn đề trước khi nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy.
Như vậy, tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người
trong qua trình học hỏi thường xuyên của cả cuộc đời. Quá trình tự học diễn ra đúng quy luật
của hoạt động nhận thức. Kiến thức tự học là kết quả của hứng thú, của tìm tòi, của lựa chọn,
của định hướng ứng dụng. Kiến thức tự học bao giờ cũng vững chắc, bền lâu, thiết thực và
nhiều sáng tạo. Tự học nên được xem là một vấn đề then chốt của giáo dục và đào tạo, đồng
thời cũng là một vấn đề có ý nghĩa văn hóa, khoa học, xã hội và chính trị sâu sắc. Đề cao tự học
trong bối cảnh hiện nay của đất nước và thế giới là một cách nhìn vừa thực tế, vừa có ý nghĩa
chiến lược. Đặc biệt, việc đề cao tự học đối với học sinh phổ thông là việc làm hết sức cần thiết
góp phần khắc phục tình trạng học thụ động, học vẹt hiện nay của các em. Nhìn chung tự học là
lối học tiết kiệm được nhiều thì giờ nhất mà hiệu quả cao nhất về cả ba mặt kiến thức, tư duy và
nhân cách.
1.1.2 Hoạt động tự học vật lý của học sinh.
Theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn: “Cốt lõi của học là tự học” và “… khi nói tự học là chỉ
xét riêng nội lực ở người học”[40, tr.60]. Như vậy, học sinh ôn bài ở nhà là một hoạt động tự
học, phải suy nghĩ trả lời câu hỏi của thầy là một hoạt động tự học, tự tra cứu sách vở để giải
đáp thắc mắc của chính bản thân cũng là một hoạt động tự học. Có nhiều hình thức hoạt động
tự học khác nhau nhưng nhìn chung, ta có thể phân ra hai dạng hoạt động tự học, đó là: tự học
có sự hướng dẫn của thầy và tự học hoàn toàn.
1.1.2.1 Tự học có sự hướng dẫn của thầy.
Trong tự học có sự hướng dẫn của thầy, giáo viên phải dạy cho người học cách tìm lấy
kiến thức và làm chủ kiến thức. Nhưng vì sao phải dạy cho người học tìm lấy và làm chủ kiến
thức ? Đó là vì những nhân tố quyết định sự thành công trong dạy và học theo hướng tự học mà
giáo viên phải giúp học sinh những điều sau đây:
Chọn lọc kiến thức: Kiến thức khoa học nói chung và kiến thức vật lý nói riêng là
một biển kiến thức mênh mông và hiển nhiên là mới lạ và khó hiểu đối với học sinh. Do mục
tiêu học và thời gian học của một khóa học hay một cấp, bậc học mà người học không thể thu
nhận hết tất cả các kiến thức hoặc đi sâu tìm hiểu một kiến thức nào đó, nghĩa là phải có sự
chọn lọc, vấn đề nào đang cần và vấn đề nào chưa cần.
Nắm bắt kiến thức: Để thâm nhập vào một vấn đề vật lý nào đó cần có sự gợi ý ban
đầu của giáo viên, nghĩa là cần có sự hỗ trợ nhất định từ người thầy. Bản thân học sinh, nhất là
các em không phải là học sinh giỏi, thường không thể tự tìm hiểu sâu nội dung vấn đề bằng
hình thức tự đọc các tài liệu hay sách giáo khoa. Mức độ nhận thức ý nghĩa một câu nói, một
câu phát biểu còn tùy thuộc vào năng lực trí tuệ của các em. Khi đọc qua một định nghĩa vật lý,
một khái niệm vật lý hay một định luật vật lý, học sinh có thể gặp phải một trong những khó
khăn sau:
- Không nắm được câu phát biểu hàm chứa bao nhiêu ý và ý nào là ý chính, ý nào là ý
phụ.
- Không hiểu được ngữ nghĩa của những từ và cụm từ mang tính chuyên môn như: pha
dao động, tác dụng tương hỗ, cộng hưởng, ….
- Không hình dung được hiện tượng vì chưa từng thấy những biểu hiện của hiện tượng
trong thực tế như: hiện tượng giao thoa sóng.
Khi đó, người dạy sẽ bằng những câu hỏi dẫn dắt giúp người học khám phá vấn đề và
nắm bắt nó.
Tạo niềm tin khoa học: Cho dù trên cơ sở suy luận, người học có thể nhận thức được
sự đúng đắn của một vấn đề vật lý, tuy nhiên vẫn cần có sự củng cố niềm tin. Những yếu tố
giúp người học củng cố niềm tin bao gồm: sự trùng khớp với suy luận của bạn bè, kết quả từ thí
nghiệm và sự khẳng định của người dạy. Chỉ khi có niềm tin thì người học mới thực sự làm chủ
kiến thức.
Định hướng hoạt động: Muốn việc tự học đạt hiệu quả cao thì người học cần có một
phương pháp hoạt động tự học hợp lý. Nếu người học hoạt động không theo một phương pháp
nào sẽ dẫn đến tình trạng lẩn quẩn, lúng túng trong quá trình tự tìm hiểu vấn đề. Hoạt động có
phương pháp vừa mang lại lợi ích cho cá nhân vừa mang lại lợi ích ch